Phát huy giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiên nay

92 1.7K 3
Phát huy giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiên nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN …………………. LÊ THỊ NGUYỆT PHÁT HUY GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Triết học Hà Nội – 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN …………………. LÊ THỊ NGUYỆT PHÁT HUY GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành triết học Mã số: 60.22.03.01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Anh Tuấn Hà Nội – 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nêu trong Luận văn là trung thực, các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Học viên thực hiện Luận văn Lê Thị Nguyệt MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1. GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY 8 1.1. Một số vấn đề lý luận về đạo đức và phát huy giá trị đạo đức truyền thống 8 1.1.1. Các khái niệm “đạo đức”, “giá trị” và “giá trị đạo đức” 8 1.1.2. Giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam 20 1.1.3. Phát huy giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam 33 1.2. Một số vấn đề lý luận chung về toàn cầu hóa 36 1.2.1. Khái niệm toàn cầu hóa 36 1.2.2. Tác động tích cực của toàn cầu hóa 39 1.2.3. Tác động tiêu cực của toàn cầu hoá 42 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY 48 2.1. Thực trạng phát huy giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và những vấn đề đặt ra 48 2.1.1. Phát huy giá trị đạo đức truyền thống yêu nước 48 2.1.2. Phát huy giá trị đạo đức truyền thống đoàn kết và nhân ái 53 2.1.3. Phát huy giá trị đạo đức truyền thống cần cù, sáng tạo trong lao động 57 2.1.4. Phát huy giá trị đạo đức truyền thống hiếu học 60 2.1.5. Một số vấn đề đặt ra trong phát huy giá trị đạo đức truyền thống trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay 65 2.2. Giải pháp phát huy giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa 68 2.2.1. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật tạo điều kiện phát huy tốt các giá trị đạo đức truyền thống 68 2.2.2. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc phát huy giá trị đạo đức truyền thống trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay 70 2.2.3. Đổi mới nội dung và phương thức giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho toàn xã hội 72 2.2.4. Xây dựng chính sách cụ thể phát huy giá trị đạo đức truyền thống 74 KẾT LUẬN 79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một dân tộc có bề dày lịch sử, đã trải qua biết bao biến động lớn nhưng vẫn hiên ngang giữ vững chủ quyền và phát triển. Vị trí địa lý gần như nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu với nhiều nước trên thế giới, nhưng đó cũng chính là những khó khăn của dân tộc ta trong việc chống chọi với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt và chống lại những kẻ xâm lược hung bạo, hùng mạnh nhất trên thế giới. Vì vậy, muốn tồn tại và phát triển Việt Nam không còn cách nào khác là phải khơi dậy và phát huy nội lực của mình một cách mạnh mẽ. Trong những thời khắc gian khó và đầy thử thách của lịch sử dân tộc, giá trị đạo đức truyền thống vừa là kết quả vừa là động lực của quá trình đấu tranh đầy cam go đó. Chính những giá trị đạo đức ấy đã thúc đẩy tinh thần đấu tranh vượt qua mọi chông gai thử thách để nhân dân ta xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam được như ngày hôm nay. Cũng chính điều đó đã làm nên nét riêng biệt của dân tộc Việt Nam được bạn bè quốc tế công nhận với lòng ngưỡng mộ và khâm phục sâu sắc. Đạo đức là hình thái ý thức xã hội do tồn tại xã hội quy định đồng thời cũng chịu sự tác động của các hình thái ý thức xã hội khác. Những giá trị đạo đức truyền thống của Việt Nam tuy mang tính ổn định bền vững nhưng cũng không phải là nhất thành bất biến, mà thường xuyên vận động và biến đổi theo dòng lịch sử. Vì vậy, khi lịch sử bước sang trang mới thì những giá trị đạo đức truyền thống cũng biến đổi và cần phải được nhận thức lại, lựa chọn cho phù hợp điều kiện hiện tại. Điều đó sẽ làm cho hệ thống giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc ngày càng phát triển phong phú, đa dạng, góp phần tích cực vào sự phát triển đời sống xã hội của chúng ta. Việt Nam hiện nay đang trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, nhân dân ta đang ra sức xây dựng một xã hội tiến bộ, công bằng, dân chủ và văn minh. 2 Để thực hiện thành công sự nghiệp đó, một mặt, chúng ta cần hướng tới xác lập đạo đức mới, xã hội chủ nghĩa nhằm đưa đến cho con người những điều tốt đẹp nhất ngay trong từng bước đi tới tương lai đó. Mặt khác, cũng cần hướng ra bên ngoài để hội nhập, học hỏi kinh nghiệm nhằm thực hiện tốt hơn công cuộc xây dựng xã hội mới. Chúng ta hội nhập thế giới trong bối cảnh toàn cầu hóa đang diễn ra như một cơn lốc cuốn hút tất cả các dân tộc xích lại gần nhau hơn. Đây là một xu thế tất yếu, khách quan phù hợp quy luật của thời đại mà không một quốc gia nào có thể đứng ngoài vì đứng ngoài đồng nghĩa với việc sẽ tụt hậu. Toàn cầu hóa đã đem đến cho tất cả các nước đặc biệt là các nước đang phát triển những cơ hội to lớn trên mọi mặt của đời sống xã hội. Nhưng mặt khác nó cũng đặt ra những thử thách không nhỏ, mà một trong số đó chính là sự xâm nhập, lai căng dẫn đến phá vỡ những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, làm cho các dân tộc yếu thế không còn là chính mình nữa. Như mọi quốc gia khác, Việt Nam cũng chịu sự quy định của xu thế toàn cầu hóa đó. Vì vậy, trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội, văn hóa thì đạo đức xã hội của chúng ta cũng có nhiều biến động theo chiều hướng tích cực thể hiện ở việc con người trong xã hội đang trở nên bình đẳng với nhau hơn, quan tâm, đùm bọc nhau hơn, có xu hướng xích lại gần nhau hơn Bên cạnh đó mặt trái của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế cũng đang tác động mạnh mẽ đến đời sống đạo đức xã hội của chúng ta như tình trạng “đồng tiền lên ngôi, lối sống vụ lợi, vị kỷ, thực dụng, tôn thờ các giá trị vật chất, các tiện nghi tiêu dùng và hưởng lạc, sự trỗi dậy của chủ nghĩa cá nhân cực đoan đã lấn át và làm xói mòn các giá trị tinh thần, làm hủy hoại đạo đức, nhân cách” [50, 11] và cũng chính “hiện trạng đạo đức suy thoái gây nhức nhối cho xã hội, làm cho lòng dân không yên, xã hội tiềm ẩn những mất ổn định. An ninh xã hội và an toàn cuộc sống bị đe dọa” [50, 113]. 3 Vì vậy, vấn đề đặt ra với chúng ta hiện nay là làm thế nào để trong quá trình hội nhập chúng ta không bị hòa tan, cũng như không đánh mất những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, mà ngược lại thông qua hội nhập với khu vực và thế giới chúng ta không chỉ tiếp thu những nét đẹp đạo đức mới của nhân loại, mà còn có thể vẫn giữ gìn, kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống của ông cha, làm cho chúng trở thành động lực đưa đất nước vươn lên một tầm cao mới. Đây thực sự là vấn đề cấp bách lôi cuốn sự qua tâm của nhiều cấp, nhiều ngành, và cũng khiến các nhà nghiên cứu trăn trở, suy nghĩ để tìm ra hướng giải quyết cho phù hợp với điều kiện hiện nay. Vì những lý do đó tác giả đã lựa chọn vấn đề Phát huy giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay làm đề tài nghiên cứu trong luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề giá trị truyền thống nói chung và giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam nói riêng đã được nhiều tác giả với nhiều công trình quan tâm nghiên cứu. Tiêu biểu phải kể đến công trình của tác giả Trần Văn Giàu (1980), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam [14]. Trong công trình này tác giả đã đề cập đến cơ sở hình thành, nội dung và những biểu hiện của các giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc, trong đó chủ yếu là những giá trị đạo đức. Gần 30 năm qua đất nước ta đã thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây chính là mảnh đất màu mỡ để các nhà nghiên cứu khai thác các đề tài về giá trị truyền thống nói chung và giá trị đạo đức truyền thống nói riêng. Tiêu biểu cần kể đến công trình do tác giả Phạm Minh Hạc chủ biên (1996), Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa [16]. Công trình đã đề cập đến những vấn đề cơ bản về truyền thống, cơ sở hình thành cùng những nội dung cơ bản của truyền thống Việt Nam và phát huy vai trò của truyền thống trong nhân tố con người phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện 4 đại hóa. Công trình nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn, Phạm Văn Đức, Hồ Sỹ Quý đồng chủ biên (2001), Tìm hiểu giá trị văn hóa truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa [4], đã phản ánh rõ những nét cơ bản về giá trị và giá trị truyền thống được thể hiện trong mối quan hệ giữa văn hóa truyền thống với sự phát triển trong đó nhấn mạnh vị thế chủ thể của văn hóa nội sinh trong hội nhập, khai thác những yếu tố tích cực của Nho giáo Việt Nam phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tiếp đến, công trình nghiên cứu Mấy vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay [5] do các tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn và Nguyễn Văn Phúc đồng chủ biên (2003), đã đề cập đến những tác động của kinh tế thị trường đối với những giá trị đạo đức truyền thống, vai trò của đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường và đề xuất một số giải pháp xây dựng đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay. Trong cuốn sách Đạo đức xã hội ở nước ta hiện nay: Vấn đề và giải pháp [50] của Viện khoa học Xã hội Việt Nam do các tác giả Nguyễn Duy Quý và Hoàng Chí Bảo chủ biên (2006), đã gióng lên những hồi chuông cảnh báo thực trạng xuống cấp nghiêm trọng của đạo đức xã hội Việt Nam hiện nay. Với những tác động của kinh tế thị trường và sự mở rộng giao lưu quốc tế, đạo đức xã hội Việt Nam hiện nay đã có biến đổi thuận như: Sự bình đẳng trong xã hội, tự do dân chủ của con người được tăng lên. Bên cạnh đó cuốn sách nêu lên những hạn chế, những điều đáng lo ngại là đạo đức gia đình và xã hội, đạo đức trong các ngành, các lĩnh vực đang rất sa sút như lối sống chạy theo đồng tiền, sự tha hóa đạo đức của một bộ phận cán bộ công chức nhà nước, tình trạng tội phạm gia tăng Điều đó đang gây ra những bức xúc cho xã hội, những lo lắng cho người dân. Trên cơ sở phân tích sâu sắc thực trạng đạo đức xã hội Việt Nam hiện nay, các tác giả đã nêu lên giải pháp như tăng cường nghiên cứu giảng dạy đạo đức trong xã hội, nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức trong gia đình ở Việt Nam, để khắc phục những hạn chế thiếu sót trên. 5 Như vậy, các công trình trên đây chủ yếu tập trung nghiên cứu quá trình hình thành giá trị truyền thống và đạo đức truyền thống, sự chuyển đổi đạo đức truyền thống trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và trong điều kiện kinh tế thị trường mà chưa chú ý nhiều đến sự biến động các giá trị truyền thống, đặc biệt là phát huy các giá trị đạo đức truyền thống trong bối cảnh toàn cầu hóa nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Toàn cầu hóa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội là một vấn đề lớn và mang tính thời sự, vì vậy đã không ít các sách báo, công trình khoa học đề cập đến ở nhiều góc độ tiêu biểu khác nhau. Toàn cầu hóa - những vấn đề lý luận và thực tiễn [41] của tác giả Lê Hữu Nghĩa và tác giả Lê Ngọc Tòng đồng chủ biên (2004). Đây là kết quả nghiên cứu của đề tài KX.08.01 về xu thế toàn cầu hóa trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI, gồm có 27 chuyên luận tập trung làm rõ các vấn đề về đặc điểm, bản chất của toàn cầu hóa, tính hai mặt của toàn cầu hóa đối với phát triển kinh tế của các quốc gia và tác động của toàn cầu hóa đến các mặt chính trị, xã hội, văn hóa ở các nước. Công trình Toàn cầu hóa - cơ hội và thách thức đối với các nước đang phát triển [52] của tác giả Đường Vinh Sường (2004) được thực hiện trên cơ sở phân tích, tổng hợp các đặc trưng cơ bản của toàn cầu hóa kinh tế, những cơ hội và thách thức đặt ra với các nước đang phát triển đồng thời có sự liên hệ với Việt Nam trong quá trình đổi mới. Ngoài ra còn có công trình nghiên cứu của tác giả như Nguyễn Văn Thanh (2003) chủ biên, Những mảng tối của toàn cầu hóa [54]. Như vậy, các công trình nghiên cứu về toàn cầu hóa ở trên đây chủ yếu tập trung nghiên cứu sự tác động của toàn cầu hóa đối với vấn đề kinh tế trong khi đó các vấn đề xã hội khác, nhất là vấn đề giá trị đạo đức truyền thống ít được đề cập đến. Đứng trước tác động của toàn cầu hóa đối với các vấn đề của quốc gia những năm gần đây đã diễn ra nhiều cuộc hội thảo quốc tế lớn bàn về vấn đề giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống của các dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Tiêu biểu là công trình (2002) Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hóa [3] do Nguyễn Trọng Chuẩn và Nguyễn Văn Huyên [...]... đạo đức truyền thống Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa, từ đó đề xuất một số giải pháp phát huy giá trị đạo đức truyền thống ở Việt Nam hiện nay Nhiệm vụ: - Làm rõ các khái niệm đạo đức, giá trị, giá trị đạo đức, giá trị đạo đức truyền thống và toàn cầu hóa, phân biệt với văn hóa, giá trị văn hóa truyền thống - Làm rõ khái niệm phát huy giá trị đạo đức truyền thống - Phân tích thực trạng của việc phát. .. nghiên cứu Đối tượng: Phát huy giá trị đạo đức truyền thống Phạm vi: Luận văn nghiên cứu chủ yếu tập trung trong lĩnh vực đạo đức ở Việt Nam, đặc biệt là lựa chọn một số giá trị đạo đức truyền thống cần phát huy trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay 6 Đóng góp của luận văn Luận văn tập trung phân tích thực trạng và một số vấn đề đặt ra cho việc phát huy giá trị đạo đức truyền thống trong bối cảnh toàn. .. gìn và phát huy những những giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam đồng thời bước đầu đề xuất một số giải pháp nhằm giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay Tuy nhiên, các công trình trên đây phần lớn tập trung nghiên cứu giá trị truyền thống của dân tộc nói chung ít đề cập đến vấn đề phát huy giá trị đạo đức truyền thống trong bối cảnh toàn cầu hóa, đặc... Phân tích thực trạng của việc phát huy giá trị đạo đức truyền thống trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay và những vấn đề đặt ra - Đề xuất một số giải pháp phát huy giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay 6 4 Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận: Luận văn được thực hiện dựa trên quan điểm triết học Mác Lênin về đạo đức, về mối liên hệ giữa tồn tại xã... thể hơn, giá trị văn hóa truyền thống là những giá trị thuộc về tư tưởng, lối sống, chuẩn mực đạo đức được cộng đồng thừa nhận và bảo tồn gìn giữ từ đời này sang đời khác Như vậy, giá trị đạo đức truyền thống chỉ là một phần của giá trị văn hóa truyền thống Các giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam cần phát huy hiện nay là: yêu nước; đoàn kết; cần cù, sáng tạo trong lao động; nhân ái và truyền thống hiếu... và hiện tại trong khi những chuẩn mực là những giá trị mà con người hướng tới trong hiện tại và tương lai Như vậy, giá trị văn hóa đối lập với giá trị tự nhiên và bao gồm tất cả các loại giá trị đạo đức, giá trị kinh tế, giá trị pháp lý, giá trị toán học , vì mọi giá trị và hệ giá trị do con người sáng tạo ra đều thuộc văn hóa cả rồi” [57, 100] 1.1.2 Giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam Bất cứ một... xây dựng đạo đức mới của con người Việt Nam hiện nay và có thể dùng làm tài liệu tham khảo giảng dạy và học tập môn đạo đức học 8 Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương 4 tiết 7 CHƢƠNG 1 GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY 1.1 Một số vấn đề lý luận về đạo đức và phát huy giá trị đạo đức truyền thống 1.1.1... cái bên trong đang bị thiếu hụt, giá trị đạo đức truyền thống sẽ là cơ sở vững chắc cho sự vận động của xã hội cho sự phát triển bền vững của một dân tộc Theo tác giả Trần Văn Giàu trong cuốn Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam thì giá trị đạo đức truyền thống là cốt lõi của hệ giá trị tinh thần của dân tộc Hễ nói đến giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc là nói đến các truyền thống: ... toàn cầu hóa hiện nay Từ thực trạng đó đề xuất một số giải pháp cụ thể để giải quyết những vấn đề tồn tại, góp phần phát huy hơn nữa giá trị đạo đức truyền thống trong giai đoạn hiện nay 7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Ý nghĩa lý luận: Luận văn góp phần làm rõ giá trị đạo đức truyền thống và vấn đề phát huy các giá trị đó trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên... mang giá trị, miễn là sự vật ấy thực sự có ý nghĩa khách quan và được các thành viên trong xã hội thừa nhận, coi là cái có vị trí quan trọng trong đời sống và cần đến như một nhu cầu thực sự Giá trị được phân thành nhiều loại giá trị tinh thần, giá trị vật chất, giá trị xã hội * Khái niệm giá trị đạo đức Trong đạo đức học, giá trị được xem xét trong phạm vi đời sống đạo đức của con người Giá trị đạo đức . NAM TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY 48 2.1. Thực trạng phát huy giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và những vấn đề đặt ra 48 2.1.1. Phát huy giá trị đạo đức. đức , giá trị và giá trị đạo đức 8 1.1.2. Giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam 20 1.1.3. Phát huy giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam 33 1.2. Một số vấn đề lý luận chung về toàn cầu hóa. 1. GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY 8 1.1. Một số vấn đề lý luận về đạo đức và phát huy giá trị đạo đức truyền thống 8 1.1.1. Các khái niệm đạo đức ,

Ngày đăng: 07/07/2015, 09:45

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan