Quan điểm của John Dewey về dân chủ trong giáo dục Luận văn ThS. Triết học

106 1.7K 8
Quan điểm của John Dewey về dân chủ trong giáo dục  Luận văn ThS. Triết học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN HOÀNG THỊ THÚY AN QUAN ĐIỂM CỦA JOHN DEWEY VỀ DÂN CHỦ TRONG GIÁO DỤC LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Triết học Hà Nội – 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN HOÀNG THỊ THÚY AN QUAN ĐIỂM CỦA JOHNDEWEY VỀ DÂN CHỦ TRONG GIÁO DỤC Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Triết học Mã số: 60.22.03.01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Vũ Hảo Hà Nội – 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, do chính tôi thực hiện, không trùng lặp với bất cứ một công trình nào được công bố trong thời gian gần đây. Các tài liệu tham khảo được sử dụng để thực hiện luận văn có nguồn gốc rõ ràng, tài liệu trích dẫn đảm bảo tính trung thực và chính xác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm Hà Nội, ngày tháng năm 2014 Tác giả Hoàng Thị Thúy An LỜI CẢM ƠN Luận văn được thực hiện và hoàn thành với sự giúp đỡ và hướng dẫn của các thầy, cô trong khoa Triết học, Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc Gia Hà Nội; bạn bè, người thân trong gia đình và các cán bộ nghiên cứu tại Viện Triết học, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô trong khoa Triết học, Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, đồng nghiệp và ban lãnh đạo Viện Triết học đã luôn quan tâm, động viên, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn; qua đó giúp tôi có cơ hội tập dượt với công tác nghiên cứu về lĩnh vực mà tôi tâm huyết. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Vũ Hảo, giảng viên khoa Triết học, trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, người đã tận tâm chỉ dẫn tôi trong suốt quá trình xây dựng đề cương và hoàn thành luận văn này. Trong quá trình luận giải và phân tích quan điểm của John Dewey về dân chủ và giáo dục cũng như giá trị của nó đối với cải cách giáo dục Việt Nam, chắc chắn luận văn không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy, cô, bạn bè đồng nghiệp để tôi hoàn thiện, nâng cao chất lượng luận văn, tiếp tục nghiên cứu nâng cao hiệu quả tư duy lý luận nhằm đóng góp cho thực tiễn. Xin chân thành cảm ơn. Hà Nội, ngày tháng năm 2014 Tác giả Hoàng Thị Thúy An MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1: NHỮNG ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ CHO SỰ RA ĐỜIQUAN ĐIỂM CỦA JOHN DEWEY VỀ DÂN CHỦ TRONG GIÁO DỤC 11 1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội cho sự ra đời quan điểm của J. Dewey về dân chủ trong giáo dục 11 1.2. Những tiền đề tƣ tƣởng cho sự ra đời quan điểm của J.Dewey về 17 dân chủ trong giáo dục 17 1.2.1. Tư tưởng triết học của chủ nghĩa Hegel mới 17 1.2.2. Lý luận hoài nghi – niềm tin của Charles Sanders Peirce 21 1.2.3. Quan điểm của William James về kinh nghiệm 24 1.2.4. Quan điểm của W. Humboldt về giáo dục 27 1.3. Khái lƣợc về cuộc đời, sự nghiệp của J. Dewey và triết học 30 chính trị - xã hội của ông 30 1.3.1. J. Dewey: con người và tác phẩm 30 1.3.2. Khái lược triết học chính trị - xã hội của J. Dewey 35 CHƢƠNG 2: NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA QUAN ĐIỂM JOHN DEWEY VỀDÂNCHỦ TRONG GIÁO DỤC VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ CỦA NÓ 45 2.1. Khái niệm “dân chủ” và “giáo dục” trong triết học chính trị - xã hội của J.Dewey45 2.1.1. Khái niệm “dân chủ” trong triết học chính trị - xã hội của J.Dewey 45 2.1.2. Khái niệm “giáo dục” trong triết học chính trị - xã hội của J. Dewey 51 2.2. Quan điểm về dân chủ trong giáo dục và giáo dục dân chủ 56 2.2.1. Về dân chủ trong giáo dục 56 2.2.2. Về giáo dục dân chủ 66 2.3. Trƣờng học thực nghiệm – mô hình thực hiện dân chủ trong giáo dục 72 2.4. Những giá trị và hạn chế của quan điểm J.Dewey về dân chủ trong giáo dục 84 KẾT LUẬN 92 DANH MỤC TÀI LIỆUTHAM KHẢO 94 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong lịch sử tư tưởng nhân loại, tư tưởng giáo dục là một trong những lĩnh vực được quan tâm và nghiên cứu nhiều. Bởi vì giáo dục phản ánh tầm nhìn cũng như mục tiêu và chiến lược phát triển của từng quốc gia, từng dân tộc, đồng thời, giáo dục cũng có vai trò quyết định trong việc đào tạo những công dân tương lai có khả năng thay đổi vận mệnh đất nước. Theo Nghị quyết số 29 – NQ/TW ngày 4/11/2013 của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, mục tiêu tổng quát của giáo dục nước nhà là ―giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân‖ [81]. Vì vậy, nhằm thực hiện được mục tiêu đó, Đảng và Nhà nước ta đã xác định việc ―kế thừa, phát huy những thành tựu, phát triển những nhân tố mới, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của thế giới‖ [81] là rất quan trọng. Trên tinh thần đó, trong quá trình hướng sự quan tâm và tìm hiểu của mình tới những mô hình giáo dục thành công trên khắp thế giới, tác giả luận văn đặc biệt quan tâm tới quan điểm về dân chủ trong giáo dục của Mỹ trong những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, đặc biệt là tư tưởng của John Dewey (1859 – 1952). Thứ nhất, John Dewey là một trong những nhà sư phạm hàng đầu thế giới, đồng thời cũng là người có ảnh hưởng không nhỏ tới hệ thống giáo dục phương Tây được UNESCO công nhận. Trọng tâm trong tư tưởng giáo dục của ông là những phân tích về dân chủ trong giáo dục. Nền giáo dục mang tính chất dân chủ đã tạo ra bước đột phá trong lĩnh vực giáo dục cũng như chính trị - xã hội tại nước Mỹ những năm đầu thế kỷ XX. Với mô hình trường học thực nghiệm được phát triển dựa trên khung lý luận về dân chủ trong giáo dục, tư tưởng của Dewey đã tác động mạnh mẽ tới hệ thống giáo dục công của nước Mỹ. Đồng thời, nó cũng tạo nên bước ngoặt trong phong trào tiến bộ, làm nên thời đại vàng của giáo dục Mỹ. Tên tuổi của Dewey trở thành thần tượng của nhiều thế hệ tri thức Mỹ. Richard Rorty (1931 – 2007) từng tuyên bố: ―John Dewey chính là triết gia mà tôi ngưỡng mộ nhất, tôi được vinh hạnh coi mình là học trò‖ [4, tr. 119]. Noam Chomsky (1928 - ) khẳng 2 định, John Dewey ―là người có ảnh hưởng lớn đến cuộc đời mình‖ [4; tr.119]. Với những nỗ lực của mình trong quá trình truyền bá giá trị dân chủ và thực hiện hoài bão canh tân giáo dục, Dewey xứng đáng được công nhận là nhà triết học và cải cách giáo dục lớn của nước Mỹ. Thứ hai, các tác phẩm lớn của John Dewey như Nhà trường và xã hội (1899), Cách ta nghĩ (1909), Dân chủ và giáo dục (1916), Kinh nghiệm và giáo dục (1938) đã đặt nền móng vững chắc cho tư tưởng giáo dục tiến bộ không chỉ trong nước Mỹ mà còn ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là Phần Lan. Nhấn mạnh đặc biệt tầm quan trọng của nhà trường và giáo dục nhà trường trong tiến trình phát triển xã hội, Dewey khẳng định, nhà trường phải là nơi trẻ em được tập dượt cuộc sống của một xã hội dân chủ với lý tưởng đề cao tự do và phẩm giá của con người, tính đa dạng trong cá tính và năng lực cá nhân nhằm hòa nhập tốt hơn vào nền văn hóa chung của nhân loại. Những trải nghiệm giáo dục xuất phát từ quan niệm về dân chủ trong giáo dục sẽ giúp các cá nhân trở thành những công dân tích cực của xã hội, tham gia đóng góp tài năng và sức lực của mình vào sự nghiệp xây dựng một đất nước, đồng thời chủ động trong đời sống của riêng mình. Đây là điều mà thế hệ trẻ Việt Nam rất cần học tập và trang bị cho bản thân. Không những vậy,tháng 9 năm 2014, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đã công bố Báo cáo về Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2013 – 2014 (The Global Competitiveness Report 2013 – 2014) 1 . Theo báo cáo này, chỉ số về chất lượng của hệ thống giáo dục Việt Nam, đặc biệt là về giáo dục và đào tạo đại học chỉ xếp hạng thứ 95 trên tổng số 148 quốc gia và chất lượng quản lý trường học đứng thứ 125. Điều này cho thấy những thành quả bước đầu trong quá trình đổi mới giáo dục như tỷ lệ mù chữ giảm, phổ cập giáo dục tiểu học thành công, chi ngân sách cho giáo dục tăng…là chưa đủ. Trên thực tế, chất lượng và hiệu quả giáo dục ở Việt Nam 1 Báo cáo về Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2013 – 2014 (The Global Competitiveness Report 2013 – 2014) là báo cáo về năng lực cạnh tranh của 148 quốc gia trên thế giới được xếp hạng dựa trên 12 tiêu chí chính nhằm đánh giá khả năng cung cấp mức độ thịnh vượng cho dân chúng ở các quốc gia khác nhau, trong đó, báo cáo này cũng công bố chỉ số cạnh tranh quốc gia nhằm đo lường khuynh hướng của các thể chế, chính sách, những nhân tố tạo thành trạng thái hiện thời và giới hạn cho tăng trưởng quốc tế của các quốc gia trên thế giới. 3 còn thấp, đội ngũ lao động không đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Chúng ta cần những cải cách mạnh mẽ và hiệu quả hơn nhằm cải thiện chất lượng đào tạo và quản lý trong giáo dục. Để làm được điều đó, việc nghiên cứu lý luận giáo dục là yêu cầu cấp thiết nhằm tìm ra những giá trị bổ khuyết cho những hạn chế của giáo dục Việt Nam. Với những lý do trên, tác giả đã chọn Quan điểm của John Dewey về dân chủ trong giáo dục làm đề tài luận văn. 2. Tình hình nghiên cứu Chúng ta có thể chia những tư liệu, công trình nghiên cứu về tư tưởng của John Dewey nói chung, và tư tưởng dân chủ trong giáo dục của ông nói riêng làm ba mảng chính: (1) những tài liệu về triết học phương Tây hiện đại nói chung và triết học thực dụng Mỹ nói riêng; (2) các tài liệu về tư tưởng triết học của John Dewey và (3) những tài liệu, công trình liên quan trực tiếp tới đề tài – quan điểm về dân chủ gắn với cải cách giáo dục của John Dewey. Mảng tư liệu thứ nhất là những tài liệu về triết học phương Tây hiện đại nói chung và triết học thực dụng Mỹ nói riêng. Một trong những công trình đáng chú ý về lịch sử triết học nói chung và triết học phương Tây hiện đại nói riêng phải kể đến đó là cuốn giáo trình Lịch sử triết học (1998) do GS.TS Nguyễn Hữu Vui chủ biên. Tập thể các tác giả đã trình bày có hệ thống về các trào lưu cũng như triết gia lớn của triết học phương Tây. Tuy nhiên, do mục đích của mình, công trình chưa trình bày cụ thể và chi tiết về từng trào lưu triết học, hơn nữa, những nhận định về các học thuyết triết học, đặc biệt là các học thuyết phương Tây hiện đại chưa thực sự phù hợp với bối cảnh hội nhập hiện nay. Bên cạnh đó, chúng ta có thể kể đến cuốn Lịch sử triết học phương Tây hiện đại (2008) của tác giả Bùi Đăng Duy và Nguyễn Tiến Dũng. Các tác giả cũng đã đưa ra góc nhìn tổng quan về tình hình phát triển của triết học phương Tây qua các thời kỳ. Cuốn Triết học phương Tây hiện đại (2010) của tác giả Trung Quốc Lưu Phóng Đồng do Lưu Khánh Trường dịch đã cung cấp những tài liệu có tính hệ thống về triết học phương tây hiện đại, khảo sát đa dạng các xu hướng triết học phương tây. Tuy nhiên, văn bản gốc là tiếng nước 4 ngoài, lại không có những chú thích cụ thể về thuật ngữ và nguyên tác đã gây khó khăn cho độc giả khi muốn kiểm tra tính đúng đắn của thông tin. Bên cạnh những công trình về triết học phương Tây hiện đại, triết học thực dụng cũng là một trong những mảng đề tài được nhiều học giả Việt Nam quan tâm hiện nay. Đáng chú ý là cuốn Triết học Mỹ (2012) của Bùi Đăng Duy và Nguyễn Tiến Dũng. Trong công trình này, các tác giả đã trình bày những trào lưu triết học chính của Mỹ từ những năm đầu thế kỷ XX đến nay, trong đó có triết học thực dụng. Các tác giả đã cố gắng trình bày khái quát các tư tưởng cơ bản của ba đại diện tiêu biểu của triết học thực dụng là C.S.Peirce, W.James và J.Dewey, đồng thời chỉ ra mối liên kết giữa các tư tưởng này và ảnh hưởng của chúng tới đời sống học thuật và văn hóa tinh thần chung của người Mỹ. Trong luận văn Thạc sĩ Triết học Triết học thực dụng (2011), tác giả Trần Thị Nhàn đã trình bày một cách có hệ thống những tư tưởng, phạm trù triết học cơ bản của triết học thực dụng, chẳng hạn như: chân lý, kinh nghiệm, tự do, dân chủ và đưa những đánh giá về chúng. Tuy nhiên, các tài liệu mà tác giả tiếp cận để viết luận văn này chủ yếu là tài liệu thứ cấp, khiến người đọc khó kiểm chứng thông tin được trích dẫn. Ngoài ra, một số những bài báo trong nước về triết học thực dụng có thể kể đến như ―Chủ nghĩa thực dụng qua một số đại biểu của nó‖ (1997) của Nguyễn Hào Hải, Tạp chí Triết học, số 4 (98), ―Triết học Mỹ với việc thiết lập nền tảng triết học cho khoa học‖ (2002) của Nguyễn Tiến Dũng, Tạp chí Triết học, số 2 (129) cũng cung cấp thêm cho chúng ta những tư liệu bổ ích về triết học thực dụng. Trong các công trình bằng tiếng Anh liên quan đến mảng tư liệu thứ nhất có thể kể đến cuốn Chủ nghĩa thực dụng và triết học cổ điển Mỹ (Pragmatism and classical American philosophy) (1999) được tác giả John S.Tuhr biên tập. Nội dung chính của tác phẩm đề cập đến triết học Mỹ với những ý nghĩa lịch sử cũng như ý nghĩa đương đại của nó, qua đó thể hiện thái độ phê phán đối với xã hội đương thời về vấn đề cấp thiết liên quan đến sự phát triển của nước Mỹ trong tương lai. Cuốn sách này đồng thời cung cấp những bài giới thiệu, bình luận, nhận xét, đánh giá của các 5 học giả hàng đầu về triết học Mỹ nói chung và triết học thực dụng nói riêng, chọn lọc trích một số bài viết quan trọng của các triết gia đại diện cho trào lưu triết học thực dụng Mỹ như Charles S.Peirce, William James, Josiah Royce, George Santayana, John Dewey và George Herbert Mead. Bên cạnh đó, tác phẩm cũng đặt triết học thực dụng – dòng triết học cổ điển Mỹ bên cạnh các xu hướng như chủ nghĩa nữ quyền, tư tưởng Mỹ - Ấn, chủ nghĩa tự nhiên và chủ nghĩa hiện thực, qua đó giúp độc giả có cách nhìn tổng quan và toàn diện về sự phát triển của triết học Mỹ. Cuốn Hy vọng dân chủ: Chủ nghĩa thực dụng và Chính trị sự thật (Democratic Hope: Pragmatism and the Politics of Truth) (2005) của tác giả Robert Westbrook đã trình bày khái quát về tư tưởng của các triết gia thực dụng tiêu biểu thông qua các tác phẩm của J.Dewey, W.James và C.Peirce. Đồng thời, công trình cũng chú ý tới sự trỗi dậy của triết học thực dụng hiện nay qua những hậu duệ như Richard Rorty, Hilary Putnam…và một số triết gia có ảnh hưởng khác trong tư tưởng chính trị học đương đại Hoa Kỳ. Chuyên trang ―Triết học Mỹ‖ (American philosophy) được đăng tải trên website Bách khoa toàn thư triết học (Internet Encyclopedia Philosophy) đã cung cấp cách nhìn lịch sử cụ thể và toàn diện về triết học Mỹ nói chung và triết học thực dụng nói riêng, đặt triết học thực dụng trong mối liên hệ với những tư tưởng tiền đề cũng như những ảnh hưởng của nó tới các tư tưởng sau này. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của bài báo, các tư tưởng của chủ nghĩa thực dụng chỉ được đề cập đến một cách khái lược từ góc độ triết học, chưa được luận giải một cách thấu đáo và có hệ thống. Mảng thứ hai gồm những tư liệu về triết học của John Dewey, một trong ba đại diện tiêu biểu của triết học thực dụng. Hiện nay, một số công trình về triết học của John Dewey của giới nghiên cứu trong nước có thể kể đến như luận văn Thạc sĩ Triết học Triết lý giáo dục của J. Dewey trong “Dân chủ và giáo dục” (2011) của Thân Thị Hạnh. Trong luận văn này tác giả đã phân tích những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến sự hình thành triết lý giáo dục của Dewey, luận giải những nội dung cơ bản của triết lý giáo dục đó được [...]... của John Dewey về dân chủ trong giáo dục + Làm rõ những nội dung cơ bản của quan điểm của John Dewey về dân chủ trong giáo dục + Đưa ra một số nhận định về giá trị và hạn chế của quan điểm của John Dewey về dân chủ trong giáo dục 9 4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những tư tưởng cơ bản của John Dewey về dân chủ trong giáo dục Phạm vi nghiên cứu của luận văn là tư... những luận điểm cơ bản trong triết học Dewey như mối quan hệ giữa triết học và giáo dục học, triết lý giáo dục của John Dewey và đề xuất một số kiến nghị cho việc áp dụng triết lý giáo dục này vào dạy và học ngữ văn trong trường trung học phổ thông Bên cạnh đó, trong phần tư liệu nước ngoài, trước hết, chúng ta phải kể đến, cuốn John Dewey và Liên tưởng đạo đức: Chủ nghĩa thực dụng trong đạo đức học (John. .. (2007) làm chủ biên lại bao gồm những bài bình luận, đánh giá của các học giả hiện nay về triết học giáo dục của John Dewey giới hạn trong tác phẩm Dân chủ và giáo dục (Education and Democracy) Những bài bình luận chuyên sâu về Dân chủ và giáo dục được tuyển chọn đưa vào tác phẩm này đã giúp độc giả hiểu sâu sắc hơn về tác phẩm này, một trong những tác phẩm điển hình thể hiện triết học giáo dục của Dewey. .. hiện trong tác phẩm Dân chủ và giáo dục và đưa ra một số giá trị và hạn chế của triết lý giáo dục của Dewey trong bối cảnh cải cách giáo dục Việt Nam hiện nay Nhóm tác giả Quách Lê Công và Hà Lê Dũng trong bài báo Triết lý giáo dục của John Dewey trong tác phẩm ―Kinh nghiệm và tự nhiên‖ trên Tạp chí khoa học và công nghệ, trường ĐH Khoa học Huế (02/ 2014) đã tập trung luận giải triết lý giáo dục của. .. thực tiễn của luận văn Ý nghĩa lý luận: Luận văn góp phần giới thiệu một cách có hệ thống về nội dung và phương thức thực hiện dân chủ trong giáo dục của John Dewey, bước đầu chỉ ra những giá trị, hạn chế chủ yếu trong tư tưởng đó, từ đó đóng góp thêm tri thức vào mảng nghiên cứu về Dewey – triết học giáo dục cũng như triết học chính trị xã hội của ông tại Việt Nam Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn mong muốn... và chủ nghĩa Darwin xã hội đã thể hiện tinh thần trọng khoa học và ý thức về cái tôi của người Mỹ Chính bối cảnh kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học ấy đã ảnh hưởng không nhỏ tới sự ra đời triết học chính trị - xã hội của Dewey nói chung và sự phát triển những suy tư về dân chủ trong giáo dục của ông nói riêng 16 1.2 Những tiền đề tƣ tƣởng cho sự ra đời quan điểm của J .Dewey về dân chủ trong giáo dục. .. Tinh thần cải cách giáo dục của Humbolt đã giúp Dewey định hình nên vai trò và tầm quan trọng của một nền giáo dục dân chủ với tư tưởng nền tảng về tự do học thuật và đề cao thái độ tự học, coi trọng học vấn của công dân 1.3 Khái lƣợc về cuộc đời, sự nghiệp của J Dewey và triết học chính trị - xã hội của ông 1.3.1 J Dewey: con người và tác phẩm John Dewey (1859 – 1952) là nhà triết học thực dụng lớn... vụ của luận văn - Mục đích nghiên cứu: mục đích nghiên cứu của luận văn là phân tích làm rõ quan điểm của John Dewey về dân chủ trong giáo dục, từ đó đưa ra một số đánh giá về giá trị và hạn chế của quan niệm này - Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện được mục đích trên thì luận văn đã tập trung giải quyết những vấn đề sau: + Phân tích những điều kiện và tiền đề tư tưởng cho sự ra đời quan điểm của John. .. liên quan trực tiếp đến đề tài – quan điểm của John Dewey về dân chủ trong giáo dục Phần tư liệu tiếng Việt về tư tưởng dân chủ trong giáo dục của Dewey vẫn chưa được đề cập trong các công trình chuyên khảo cũng như giáo trình, bài báo và có thể nói đây còn là mảng trống Tuy nhiên, tài liệu tiếng nước ngoài lại tương đối phong phú Trong số này, phải kể đến cuốn 7 Tuyển tập Dewey (The essential Dewey) ... ĐỜI QUAN ĐIỂM CỦA JOHN DEWEY VỀ DÂN CHỦ TRONG GIÁO DỤC 1.1.Điều kiện kinh tế - xã hội cho sự ra đời quan điểm của J Dewey về dân chủ trong giáo dục Những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, nước Mỹ đã trải qua những thay đổi to lớn Đất nước dần phát triển và trưởng thành, những biến đổi về tình hình kinh tế đã kéo theo nhiều đổi thay trên các lĩnh vực chính trị, văn hóa, xã hội và khoa học Thời điểm . niệm giáo dục trong triết học chính trị - xã hội của J. Dewey 51 2.2. Quan điểm về dân chủ trong giáo dục và giáo dục dân chủ 56 2.2.1. Về dân chủ trong giáo dục 56 2.2.2. Về giáo dục dân chủ. nội dung cơ bản của quan điểm của John Dewey về dân chủ trong giáo dục. + Đưa ra một số nhận định về giá trị và hạn chế của quan điểm của John Dewey về dân chủ trong giáo dục. 10 4. Đối. cứu của luận văn là những tư tưởng cơ bản của John Dewey về dân chủ trong giáo dục. Phạm vi nghiên cứu của luận văn là tư tưởng về dân chủ trong giáo dục cu ̉ a John Dewey và giới hạn trong

Ngày đăng: 07/07/2015, 09:24

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan