THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHO CHIẾN lược MARKETING MIX của THẺ FLEXICARD

33 435 0
THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHO CHIẾN lược MARKETING MIX của THẺ FLEXICARD

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG o0o “THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHO CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX CỦA THẺ FLEXICARD” Họ và tên : Vũ Khánh Ly Mã sinh viên : A13036 Giáo viên hướng dẫn : Th.s Vũ Thị Tuyết Môn học : Marketing ngân hàng HÀ NỘI – 2012 LỜI MỞ ĐẦU Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,để tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp phải thực hiện hạch toán kinh doanh, lấy thu bù chi sao cho thu nhập cao nhất, chi phí bỏ ra ít nhất mà vẫn đảm bảo việc sản xuất kinh doanh của mình có lãi. Vận dụng những kiến thức đã học trong nhà trường để đưa vào đơn vị sản xuất kinh doanh, cùng với sự giúp đỡ của phòng kế toán công ty TNHH DOME đã giúp em thấy rằng giữa lý thuyết và thực tế vẫn là một khoảng cách. Vì vậy nếu chỉ có lý thuyết mà không có thực tế thì không thể hiểu được một cách sâu sắc những gì mà lý thuyết đã nêu ra. Để hiểu và đánh giá được tầm quan trọng của công tác kế toán tài chính đối với một doanh nghiệp cụ thể thì không thể chỉ học trên sách vở mà phải quan sát thực tế tại doanh nghiệp đó. Quá trình thực tập tại công ty TNHH DOME đã cho em được thực hành trong một môi trường bổ ích, thực tế, là một môi trường để áp dụng lý thuyết một cách hiệu quả nhất. Thời gian được thực tập là khoảng thời gian rất quan trọng đối với mỗi sinh viên sắp tốt nghiệp ra trường. Qua thời gian tìm hiểu thực tế tại công ty, em đã nắm vững một số lý thuyết cơ bản và kiến thức tổng quan về công ty, thấy được ý nghĩa thực tiễn của công tác tổng hợp số liệu, trên cơ sở những kiến thức đã được học tập và nghiên cứu ở trường, cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ kế toán công ty, em đã hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp này. Báo cáo thực tập tốt nghiệp gồm những nội dung chính như sau: Phần 1: Quá trình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) DOME. Phần 2 : Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH DOME. Phần 3: Nhận xét và kết luận. PHẦN 1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN DOME 1 Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Giới thiệu về công ty Tên công ty: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN (TNHH) DOME Địa chỉ: Số 10 Phố Yên Thế, Quận Tây Hồ, Hà Nội Số điện thoại: (844) 38436070 Số fax: (844) 38436070 Email: sale@dome.com.vn Mã số thuế: 0100235502 Quá trình hình thành của công ty Đã từ lâu, đối với các sứ quán và các công ty nước ngoài tại Việt Nam, công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) DOME được biết đến như là một công ty thiết kế và trang trí nội thất uy tín hàng đầu. Điểm mạnh của DOME là công ty kết hợp được các chuyên gia thiết kế và quản lý trình độ quốc tế với đội ngũ công nhân lành nghề và dàn nhân viên bán hàng được đào tạo chuyên nghiệp. Ngoài ba cửa hàng bán lẻ ở Hà Nội, DOME còn xuất khẩu đồ trang trí nội thất và đồ dùng gia đình sang Mỹ, Úc, Châu âu và các nước lân cận Châu Á. Được thành lập năm 1993, bắt đầu từ một nhóm kỹ sư nhỏ là những chuyên gia thiết kế của Úc và Việt Nam, ban đầu định hướng hoạt động của công ty là ở thị trường nội thất trong nước. Bắt đầu bằng những dự án nhỏ như thiết kế, trang trí nội thất cho nhà riêng của Giám đốc công ty Telstra, một công ty viễn thông của Úc, hay trang trí văn phòng của Motorola tại Hà Nội, công ty đã dần dần gây được lòng tin của khách hàng, được khách hàng tín nhiệm, giới thiệu bạn bè… Cùng với thời gian công ty đã phát triển thành công ty nội thất có uy tín trên thị trường bằng sự tận tâm với khách hàng và với một triết lý kinh doanh “ luôn giữ chữ tín” công ty đã và đang phát triển ổn định và nhanh chóng. Các dịch vụ của DOME DOME cung cấp các dịch vụ bao gồm: 1. Dịch vụ thiết kế nội thất, giúp khách hàng lựa chọn phong cách và nguyên liệu cho phù hợp với mục đích sử dụng và yêu cầu thẩm mỹ. 2. Sản xuất và lắp đặt toàn bộ trang thiết bị nội thất từ đồ gỗ, sofa, mành rèm đến thảm trải sàn, đèn, ga gối đệm và các chi tiết trang trí khác để hoàn thiện một không gian nội thất.Các dự án tiêu biểu - Các công trình thương mại: khách sạn Hilton, nhà hàng Wild Rice, nhà hàng Four Seasons Hà Nội, nhà hàng Moon River, khu nhà May Fair, khu villa Tây Hồ. - Các công trình nhà ở: nhà ở của các đại sứ như Australia, Canada, Hoàng gia Đan Mạch, Hoàng gia Hà Lan, Giám đốc ngân hàng Thế giới tại Việt Nam. 1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH DOME Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH DOME Ban Giám Đốc Giám Đốc Phó Giám Đốc Phòng kinh doanh Phòng lắp đặt & quảng cáo Phòng kế toánPhòng nhân sự & quản lý Showroom Phòng thiết kế Kho (Nguồn: Phòng nhân sự và quản lý ) Ghi chú: Mối quan hệ trực tuyến Mối quan hệ phối hợp 1.3 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận 1.3.1 Giám đốc - Đứng đầu bộ phận quản lý của công ty, chịu trách nhiệm toàn bộ mọi hoạt động kinh doanh của công ty theo giấy phép kinh doanh hành nghề cho phép. Đồng thời là người đại diện cho quyền lợi và nghĩa vụ của toàn công ty, chịu trách nhiệm trước nhà nước, cơ quan chủ quản và công ty về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Giám đốc có những quyền và nghĩa vụ - Quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hàng ngày của công ty. - Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư xuất nhập khẩu của công ty. - Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty. - Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý của công ty. 1.3.2 Phó Giám đốc - Là người giúp việc cho giám đốc đồng thời thường xuyên phối hợp với Giám đốc kiểm tra, đôn đốc các cán bộ, công nhân viên trong công ty, thực hiện thắng lợi chỉ tiêu của công ty. Nhiệm vụ của Phó giám đốc là tham mưu giúp việc cho Giám đốc những biện pháp cụ thể trong kinh doanh, quản lý để sản xuất kinh doanh có hiệu quả. - Phó giám đốc được Giám đốc công ty phân công công việc cụ thể và được ủy quyền giải quyết một số công việc, có trách nhiệm thực hiện tốt nhiệm vụ đuợc phân công trong kinh doanh, quản lý để sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Thường xuyên báo cáo Giám đốc tình hình thực hiện công việc. Phó giám đốc khi đi công tác có trách nhiệm tổ chức điều hành công việc trong thời gian được ủy nhiệm, ủy quyền và phải báo cáo kết quả công việc trong thời gian phụ trách với Giám đốc khi đi công tác về. 1.3.3 Bộ phận kinh doanh: gồm phòng kinh doanh nội địa và phòng xuất nhập khẩu - Có nhiệm vụ nắm bắt nhu cầu thị trường để xây dựng và tổ chức các phương án kinh doanh trong nước và xuất khẩu hiệu quả, đảm bảo các nguồn hàng hóa có chất lượng tốt, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. - Thực hiện các công việc về thương mại nhằm tiêu thụ tối đa lượng sản phẩm của công ty sản xuất ra. - Thực hiện công tác nghiên cứu thị trường và đề ra các chiến lược cho công ty. - Phối hợp với các đơn vị của Công ty để hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. - Thiết lập và quản lý mạng lưới phân phối, đề xuất các phương án, mạng lưới bán hàng, các hình thức quảng cáo, khuyến mại nhằm đẩy mạnh lượng tiêu thụ. 1.3.4 Thủ kho - Là người chịu trách nhiệm theo dõi việc nhập xuất kho hàng hoá đồng thời có trách nhiệm bảo quản hàng hoá trong kho. 1.3.5 Các showroom - Thực hiện việc bán hàng, nộp tiền hàng ở đơn vị cho thủ quỹ, thủ quỹ vào sổ quỹ tiền mặt hàng ngày, kế toán lấy số liệu vào sổ sau đó báo cáo cho lãnh đạo để xem xét hàng tồn kho nhiều hay ít. - Các phòng ban thực hiện các chức năng nghiệp vụ của công ty theo phân công, tham mưu cho lãnh đạo các lĩnh vực do phòng ban mình phụ trách, hoạt động phối hợp đồng bộ với các phòng ban khác trong công ty tạo tiến độ trong công việc và hiệu quả trong các lĩnh vực hoạt động. - Tùy theo từng lĩnh vực mình phụ trách, các phòng ban có những kế hoạch, chiến lược cụ thể góp phần nâng cao hiệu quả quản lý công việc. 1.3.6 Bộ phận thiết kế - Khảo sát hiện trạng, kiểm tra thiết kế. - Thiết kế công năng sử dụng, tìm phong cách chủ đạo. - Thiết kế màu sắc, vật liệu, trang thiết bị. - Giám sát thi công. 1.3.7 Bộ phận lắp đặt và quảng cáo - Triển khai lắp đặt, thi công công trình theo bản thiết kế - Thực hiện quản lý khối lượng, chất lượng, tiến độ công trình, quản lý công tác an toàn, thực hiện các công việc bảo hành, bảo dưỡng sản phẩm mà công ty cung cấp cho khách hàng. - Tập hợp, báo cáo cho Giám đốc ý kiến phản hồi của khách hàng về sản phẩm và dịch vụ mà công ty cung ứng, qua đó ban lãnh đạo công ty sẽ nghiên cứu những chiến lược cụ thể để cung cấp cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ hoàn hảo, tin cậy nhất. 1.3.8 Bộ phận kế toán tài vụ: phòng kế toán gồm có 3 người - Đứng đầu là kế toàn trưởng : kiêm chức vụ thủ quỹ của công ty, thực hiện quản lý kế toán tài chính của đơn vị theo đúng quy định của nhà nước, mở và ghi chép các loại sổ sách kế toán của đơn vị, cùng bộ phận kinh doanh lên kế hoạch tài chính cho các hoạt động của đơn vị, hàng tháng phải báo cáo kết quả thu chi tài chính cho giám đốc quản lý tài sản, vật tư, tiền vốn của đơn vị cũng như của công ty, không để thất thoát thua lỗ, thực hiện nghiêm túc chế độ kế toán thống kê. - Kế toán thanh toán nội địa: thu nhập báo cáo chi tiết, tập hợp chi phí giá thành nguyên vật liệu đầu vào, theo dõi tình hình mua bán sản phẩm trong nước, ghi chép kịp thời chính xác các số lượng, chất lượng, giá cả vật tư trong việc nhập và xuất kho. - Kế toán xuất khẩu: thanh toán và hạch toán chính xác các nghiệp vụ liên quan đến xuất khẩu và thanh toán quốc tế, kiểm tra tính pháp lý của các chứng từ thanh toán quốc tế, theo dõi thanh toán ngoại tệ giữa hai bên và với ngân hàng. Sơ đồ 1.2 Sơ đồ tổ chức phòng kế toán Kế toán trưởng Kế toán thanh toán nội địa Kế toán xuất khẩu (Nguồn phòng nhân sự & quản lý) 1.3.9 Các thông tin khác Hình thức kế toán: nhật kí chung - Năm tài chính: các niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào 31 tháng 12 hàng năm. Chế độ kế toán áp dụng: công ty áp dụng chế độ kế toán Doanh nghiệp Việt Nam ban hành theo quyết định số 15/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của bộ trưởng bộ tài chính. - Nguyên tắc ghi nhận tiền và các khoản tương đương tiền: Phương pháp chuyển các đồng tiền khác theo tỷ giá của ngân hàng nhà nước Việt Nam tại thời điểm ghi sổ. PHẦN 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH DOME 2.1 Khái quát về ngành nghề kinh doanh của công ty TNHH DOME 2.1.1 Ngành nghề kinh doanh - Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty TNHH DOME là thiết kế và trang trí nội thất, sản xuất kinh doanh và xuất khẩu đồ gỗ phục vụ cho thiết kế và đồ nội thất gia đình, văn phòng, nhà hàng, khách sạn, các khu nghỉ dưỡng… [...]... tiêu dùng bình chọn của báo The Guide, một tờ báo của Thời báo kinh tế Việt Nam tổ chức 2.2 Quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH DOME Trong mười năm xây dựng và phát triển, công ty TNHH DOME đã lắp đặt và thi công nhiều công trình lớn và nhỏ Để đạt được những thành công như hiện tại công ty luôn chú trọng đến chiến lược tạo uy tín và niềm tin với khách hàng của công ty Để làm được... là cơ sở vật chất cần thiết để giúp cho doanh nghiệp có thể thực hiện các phương án kinh doanh của mình, đồng thời tài sản và nguồn vốn là yếu tố quan trọng hàng đầu của mỗi doanh nghiệp và mỗi công ty, là tiền đề cơ sở vất chất đảm bảo sự ra đời và phát triển của mỗi doanh nghiệp Từ bảng cân đối kế toán của hai năm 2009-2010 ta thấy Tình hình tài sản Tổng tài sản của công ty năm 2010 tăng 604.295.457... 2009 là công ty đã thực hiện tốt chiến lược kinh doanh, đồng thời cho thấy sự nỗ lực của công ty trong việc mở rộng thị trường thông qua việc xuất khẩu hàng hóa sang các nước châu Âu và các nước châu Á lân cận ( phần lớn là đồ nội thất trang trí từ gỗ ) Đây là một dấu hiệu mừng cho thấy được nguyên nhân của việc tăng doanh thu trong hai năm 2009 – 2010 là số lượng dịch vụ công ty thực hiện nhiều hơn... nhiều giải pháp trang trí linh hoạt, những vật liệu phù hợp và đa dạng DOME còn mang đến một phong cách độc đáo với các mẫu mới nhất ở Phương Tây Lịch sử của DOME với hơn 100 dự án lớn và hơn 300 khách hàng là các công ty quốc tế với hơn 2000 khách hàng khác đã khẳng định rõ khả năng và kinh nghiệm của công ty.Gần dây nhất tháng 3/2004, ban giám đốc và tập thể nhân viên DOME vinh dự được nhận giải “Nhà... trị tài sản hiện có của công ty theo cơ cấu tài sản, nguồn vốn và cơ cấu nguồn hình thành của các tài sản đó Thông qua bảng cân đối kế toán có thể nhận xét, nghiên cứu và đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty Trên cơ sở đó, có thể phân tích tình hình sử dụng vốn, khả năng huy động nguồn vốn vào quá trình sản xuất kinh doanh của công ty Dưới đây là bảng cân đối kế toán của Công ty TNHH DOME... thiết kế Chất lượng các công trình và các bản thiết kế luôn được đảm bảo Chính điều đó đem lại sự hài lòng nhất cho khách hàng và càng làm đẹp thêm hình ảnh của công ty Sau đây là trình tự tư vấn thiết kế cho khách hàng, một sản phẩm dịch vụ của công ty 2.2.1 Mô tả đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh chung của công ty Sơ đồ 2.1.Quy trình nhận hàng, tư vấn thiết kế và thi công Đặt hàng Báo giá Bàn... hóa và ngôn ngữ Ngoài ra, công ty cũng nên mở những lớp đào tạo trình độ cũng như ngoại ngữ cho nhân viên để phục vụ cho việc trình bày ý tưởng, hợp tác, hỗ trợ nhau trong công việc - Điều chỉnh số lượng lao động ở văn phòng và các cửa hàng bán lẻ một cách hợp lý để tránh tình trạng nhàn rỗi việc của nhân viên tại văn phòng chính và quá tải tại các cửa hàng bán lẻ, trưng bày Điều này cũng giúp cho. .. thu nhập và nâng cao đời sống cho người lao động 2.3.2 Tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản của công ty: Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của công ty tại một thời điểm nhất định Bảng cân đối kế toán có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý công ty Số liệu trên bảng cân đối kế toán cho biết... tiến hành thực hiện - Bước 5: Sau 10 ngày kể từ khi hợp đồng thiết kế được ký kết, khách hàng sẽ cùng kiến trúc sư xem xét các bản vẽ ở mức độ chi tiết, trình bày giải pháp kết cấu và ý tưởng thiết kế Nếu có khúc mắc, kiến trúc sư sẽ cùng khách hàng đưa ra những giải pháp thay thế - Bước 6: Công ty tiến hành đặt hàng sản phẩm hoặc sản xuất sản phẩm, tiến hành thi công lắp đặt theo ý tưởng của bản thiết...- Ngoài ra công ty còn sản xuất và lắp đặt toàn bộ trang thiết bị nội thất từ đồ gỗ, sofa, mành rèm, thảm trải sàn, các loại đèn trang trí, chăn ga gối đệm và các chi tiết nội thất khác để hoàn thiện một không gian nội thất - Dịch vụ quản lý dự án: Hợp đồng hành chính, liên lạc khách hàng hoặc giám sát dự án 2.1.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty - Thị trường kinh doanh: Mở cửa . o0o “THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHO CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX CỦA THẺ FLEXICARD Họ và tên : Vũ Khánh Ly Mã sinh viên : A13036 Giáo viên hướng dẫn : Th.s Vũ Thị Tuyết Môn học : Marketing. tối đa lượng sản phẩm của công ty sản xuất ra. - Thực hiện công tác nghiên cứu thị trường và đề ra các chiến lược cho công ty. - Phối hợp với các đơn vị của Công ty để hoàn thành nhiệm vụ sản. doanh của công ty theo giấy phép kinh doanh hành nghề cho phép. Đồng thời là người đại diện cho quyền lợi và nghĩa vụ của toàn công ty, chịu trách nhiệm trước nhà nước, cơ quan chủ quản và công

Ngày đăng: 07/07/2015, 08:14

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan