ĐỀ CƯƠNG NGÔN NGỮ HỌC ĐẠI CƯƠNG

5 2.2K 48
ĐỀ CƯƠNG NGÔN NGỮ HỌC ĐẠI CƯƠNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ CƯƠNG NGÔN NGỮ HỌC ĐẠI CƯƠNG A. Các câu hỏi ôn tập 1. Khái niệm về đơn vị cấu tạo. Nêu rõ cách phân loại đơn vị cấu tạo từ. Các phương thức cấu tạo từ cơ bản trong các ngôn ngữ, nêu rõ cách phân loại từ theo phương thức cấu tạo. 2. Các quan niệm khác nhau về ý nghĩa của từ. Rút ra quan niệm hợp lý. Trình bày rõ các thành phần nghĩa của từ trong ngôn ngữ. 3. Thế nào là ý nghĩa ngữ pháp. Phân biệt giống khác giữa ý nghĩa ngữ pháp với ý nghĩa của từ. 4. Thế nào là một phạm trù ngữ pháp? Nêu rõ phạm trù ngữ pháp cơ bản trong các ngôn ngữ, ví dụ. 5. Thế nào là quan hệ ngữ pháp, phân chia, trình bày đặc điểm các quan hệ ngữ pháp, tính tầng bậc, sơ đồ B. Cấu trúc đề thi - Gồm 2 câu, 1 câu ngắn 1 câu dài - Bài làm trong 90 phút C. Trả lời câu hỏi ôn tập Câu 1: Khái niệm đơn vị cấu tạo từ. Nêu rõ cách phân loại đơn vị cấu tạo từ. Các phương thức cấu tạo từ cơ bản trong các ngôn ngữ. Nếu rõ cách phân loại theo cấu tạo.  Khái niệm về đơn vị cấu tạo từ : Đơn vị cấu tạo từ là hình vị (morpheme, từ tố) là đơn vị nhỏ nhất có ý nghĩa và giá trị ngữ pháp. • VD : teacher gồm teach_er, ăn/uống, xe/đạp…. • Hình vị là đơn vị cơ sở cấu tạo từ nên nó là đơn vị hiển nhiên luôn tồn tại trong ngôn ngữ.  Phân loại hình vị :  Dựa vào khả năng hoạt động của hình vị mà chia hình vị ra thành hình vị tự do và hình vị hạn chê: • Hình vị tự do : hình vị có khả năng xuất hiện như một từ độc lập. VD : ăn, uống, nhà, cửa, xe… • Hình vị hạn chế : hình vị ko có khả năng độc lập, phụ thuộc vào hình vị khác. VD : ing, er, s…  Dựa vào ý nghĩa của hình vị mà chia ra thành hình vị chính tố và hình vị phụ tố: • Hình vị chính tố : hình vị mang tính từ vựng, có lien hệ với thực tế khách quan, có tính độc lập cao • Hình vì phụ tố : hình vị không mang ý nghĩa từ vựng, chỉ có ý nghĩa ngữ pháp hay ý nghĩa bổ sung VD : book_s, cat_s  Phương thức cấu tạo từ : là các quy chế, quy trình xử lý hình vị để tạo ra từ  Phương thức từ hóa hình vị : chuyển loại hình vị thành từ, các từ đơn âm tiết VD : nhà, xe, mặc, cây, bàn…. Chỉ có chính tố mới có khả năng từ hóa  Phương thức tổ hợp 2 hay nhiều hình vị (phức hóa hình vị): là phương thức cấu tọa từ quan trọng, tác động vào 1 số hình vị để tạo ra các từ mới. • Phương thức phụ gia : là phương thức phụ thuộc vào phụ tố và từ gốc tạo thành từ mới, phụ tố có thể đứng sau ha y đứng trước. VD : unhappy, replay… • Phương thức ghép : ghép các gốc từ với nhau tạo thành từ mới VD : black -> blackboard, ăn -> ăn mặc, sân + bay = sân bay…. • Phương thức láy : là phương thức lặp lại 1 phần hay hoàn toàn hình vị ban đầu để tạo thành từ mới VD : trắng – trăng trắng, mát – mát mẻ, đẹp – đẹp đẽ…. o Căn cứ vào số lượng các âm tiết , từ láy chia thành : Láy đôi (mấp mô, ào ào, trăng trắng, xinh xinh…) Láy ba (sạch sành sanh, tẻo tèo teo, khít khìn khịt…) Láy tư (từ đc tạo nên từ từ láy đôi như khấp khểnh – khấp kha khấp khểnh, bồi hồi – bồi hổi bồi hồi, vội vàng – vội vội vàng vàng…) o Trong láy đôi lại chia ra thành nhiều loại láy khác nhau căn cứ vào bô phận âm tiết của hình vị : láy bộ phận, láy âm (bì bõm, mấp mô), láy vần (lao xao, lầm rầm), láy hoàn toàn (ào ào, xanh xanh, xinh xinh)  Phân loại từ theo cấu tạo a. Từ đơn : là những từ chỉ đc cấu tạo bằng 1 hình vị theo phương thức từ hóa hình vị. VD : ăn, học, đẹp…. b. Từ phức : là những từ mà cấu tạo của nó gồm 2 hay nhiều hơn 2 hình vị và chia ra thành nhiều kiểu  Từ phái sinh : là từ phức đc tạo ra do ghép các căn tố với phụ tố cấu tạo từ. VD : player, homeless…  Từ ghép : là từ đc tạo ra từ phương thức ghép các căn tố. VD : classroom, nhà cửa, quần áo… Căn cứ vào mối quan hệ giữa các hình vị mà từ ghép chia ra:  Từ ghép đẳng lập : ăn uống, cha mẹ, nhà cửa, xinh đẹp….  Từ ghép chính phụ : có 1 hình vị chính và 1 hình vị phụ thuộc vào hình vị chính. VD : ăn mày, cao vút, …. c. Từ láy : những từ tạo ra bằng phương thức láy Câu 2: Các quan niệm khác nhau về ý nghĩa của từ. Rút ra quan niệm hợp lý. Trình bày rõ các thành phần nghiã của từ trong ngôn ngữ Có 5 quan niệm về ý nghĩa của từ  QN1 : Coi nghĩa của từ là những sự vật hiện tượng mà từ gọi tên  QN2 : Coi nghĩa của từ là khái niệm hay biểu tượng sự vật gọi tên  QN3 : Coi nghĩa của từ là mối quan hệ đc tạo nên giữa hình thức ngữ âm của từ với khái niệm, biểu tượng của từ gọi ra trong khái niệm sử dụng ngôn ngx của con người  QN4 : Nghĩa của từ tạo ra bởi các quan hệ đồng nhất hay đối lập giữa các ngôn ngữ  QN5 : Nghĩa của từ tạo bởi chức năng của từ như miêu tả, thẩm mĩ, mà các từ có nghĩa khác nhau → Nhận xét : Nhìn chung có thể chia thành 2 khuynh hướng - Cho nghĩa của từ là một bản thể nào đó mà đó có thể là sự vật hiện tượng khách quan, khái niệm trong tâm lý tư duy. - Cho nghĩa của từ là mối quan hệ nào đó như từ với sự vật gọi tên, từ với khái niệm chức năng gọi tên. Cả 2 khuynh hướng trên nói đc nghĩa của từ nhưng không thể hiện đầy đủ bản chất của từ đó. - Từ trong ngôn ngữ là 1 loại tín hiệu, đã là tín hiệu thì gồm 2 mặt CBĐ (cái biểu đạt) và CĐBĐ (cái đc biểu đạt). Đối với CĐBĐ là nội dung ý nghĩa, CBĐ là hình thức của từ - Bản chất của tín hiệu là một thực thể vật chất, đại diện cho cái gì đó nằm ngoài bản thân của chính thực thể - Trong lịch sử loài người, khi con người tạo ra các từ thì con người thì bây giờ con người cũng dùng một hình thức âm thanh nhất định để hướng tới hay gợi ra một sự vật, hiện tượng có thực hay không có thực trong khách quan nhưng đc con người nhận thức. Theo cách lý giải thì từ không thể là chính sự vật hay hiện tượng hay từ cũng ko thể là bản thân khái niệm từ đã gợi ra mà từ là mối liên hệ hình thức với những cái gợi ra hay đại diện nêu trên là quan niệm hợp lý, khoa học của từ, đc cá nhà ngôn ngữ học trên thế giới thừa nhận và sử dụng. Các thành phần nghĩa của từ  Nghĩa biểu vật (nghĩa sở chỉ) - Đc tạo nên bởi mối quan hệ của từ với các sự vật biểu thị ở ngoài thực thế khách quan. Đối tượng biểu thị là một sự vật cụ thể hay trừu tượng. - Tất cả các đối tượng từ biểu thị gọi là cái biểu vật - Nghĩa biểu vật có đặc điểm: + Gọi tên sự vật 1 cách khái quát. Nghĩa của từ gọi tên 1 loạt sự vật, ko chỉ đích danh vật. + Nghiã biểu vật bắt nguồn từ thực tế khách quan nhưng lại biểu thị ko trùng khít với các sự vật ngoài thực tế. + Trong thực tế, các sự vật, hiện tượng bao giờ cũng tồn tại dưới dạng cá thể, nghĩa biểu vật của từ bao giờ cũng phản ánh thuộc tính chung.  Nghĩa biểu niệm (nghĩa sở biểu) - Là quan hệ của từ với cái biểu hiện của nó - Nghĩa biểu niệm có đặc điểm: + Nghĩa biểu niệm liên hệ với khái niệm, ý niệm biểu tượng, tức là kết quả của quá trình nhận thức, hình thành trên cơ sở nghĩa biểu vật. + Phản ánh khái niệm biểu tượng, bản thân nghĩa biểu niệm ko phải khái niệm, chỉ là mối quan hệ giữa từ, ko thể đồng nhất khái niệm với nghĩa biểu niệm. + Cấu trúc nghĩa biểu niệm của từ tương đương với nhau trong ngôn ngữ khác nhau, cùng 1 từ trong ngôn ngữ khác nhau thì ko giống nhau. VD : lửa - fire  Nghĩa cấu trúc - Là thành phần đc tạo bởi từ với các từ khác trong ngôn ngữ, đc thể hiện trên 2 trục liên tưởng.  Nghĩa ngữ dụng - Là thành phần đc tạo nên bởi từ với người sử dụng ngôn ngữ. Khi dùng ngôn ngữ, trên cơ sở nghiã biểu vật luôn luôn nằm trong môi trường văn hóa của từ, có đặc trưng văn hóa khác nhau, nhận thức tình cảm khác nhau, vì thế cùng 1 từ, có ý nghĩa khác nhau trong ngôn ngữ khác nhau. - Do đặc trưng văn hóa nên khó định nghĩa đc từ khi sử dụng. - Biểu thị sự đánh giá về con người, về nội dung, ý nghĩa của từ, trong ngôn ngữ khác nhau, người ta dùng các phương tiện khác nhau. Câu 3: Thế nào là ý nghĩa ngữ pháp. Phân biêt ý nghĩa ngữ pháp với ý nghĩa của từ Khái niệm ý nghĩa ngữ pháp - Có tính khái quát cao hơn ý nghĩa từ vựng - Sự khái quát thể hiện trong đời sống thực tế. Sự khái quát của ý nghĩa ngữ pháp là sự khái quát của chính các đơn vị trong hệ thống ngôn ngữ. - Phải đc thể hiện ra bằng các phương tiện ngữ pháp. - Là loại ý nghĩa chung cho hàng loạt các đơn vị ngôn ngữ và đc thể hiện ra bằng các phương tiện ngữ pháp nhất định. Phân biệt ý nghĩa từ vựng với ý nghĩa ngữ pháp - Ý nghĩa từ vựng là ý nghĩa của riêng từng từ, là kết quả của quá trình khái quát hóa, trừu tượng hóa từ hàng loạt sự vật, hiện tượng cùng loại trong thế giới khách quan, nên từ trở thành tên gọi chung cho 1 loạt sự vật, hiện tượng cùng loại. - Ý nghĩa ngữ pháp là ý nghĩa chung cho hàng loạt từ, tên gọi ko liên hệ trực tiếp với sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan. Nó chỉ khái quát hóa mặt ngữ pháp của hàng loạt từ - Ý nghĩa từ vựng phản ánh mặt nội dung thực tế của từ, ý nghĩa ngữ pháp phản ánh mặt ngữ pháp của từ. Câu 4: Thế nào là 1 phạm trừ ngữ pháp. Nêu rõ phạm trù nội dung cơ bản trong các ngôn ngữ, ví dụ Khái niệm phạm trù ngữ pháp - Là thuật ngữ của triết học vận dụng trong ngôn ngữ học, phạm trù đc hiểu là 1 ý nghĩa khái quát bao trùm lên ý nghĩa riêng cụ thể trên cơ sở khái quát những mặt chung nhất, khái quát nhất của từ. - Sự tồn tại của 1 ý nghĩa ngữ pháp nào đó khi nó đc đặt trong mối quan hệ thống nhất và đối lập với ít nhất 1 ý nghĩa ngữ pháp khác. VD: phạm trù giống có giống cái >< giống đực, phạm trù thới có thời hiện tại >< thời quá khứ…. - Mặc dù các ý nghĩa đối lập nhưng lại có mặt thống nhất. VD: số ít >< số nhiều -> số…. - Mỗi ý nghĩa ngữ pháp chung lại có 2 ý nghĩa ngữ pháp bộ phận đối lập nhau, mỗi ý nghĩa ngữ pháp bộ phận luôn đc thể hiện trong 1 phạm trù nhất định  Phạm trù ngữ pháp là 1 thể thống nhất của nhiều ý nghĩa đối lập nhau đc thể hiện ra ở những dạng thức đối lập nhau. Các phạm trù ý nghĩa ngữ pháp - Phạm trù Số + Trong các ngôn ngữ, có 3 phạm trù số ứng với 3 phạm trù cơ bản số của danh từ, động từ, tính từ. + Phạm trù số của tính từ : biểu thị mối quan hệ của tính chất diễn ra ở tính từ với 1 hay nhiều sự vật. VD : trong tiếng Nga, danh từ số nhiều đi với tính từ số nhiều, danh từ số ít thì lại có tính từ số ít. Novaja kniga (1 quyển sách mới) Novie kniga (những quyển sách mới) + Phạm trù số của động từ: biểu thị mối quan hệ của hoạt động, trạng thái diễn ra ở động từ với 1 hay nhiều sự vật. VD: trong tiếng Anh, động từ phụ thuộc vào chủ ngữ - Phạm trù Giống + Là phạm trù ngữ pháp của danh từ, danh từ thuộc giống khác nhau thì dạng thức khác nhau - Phạm trù Cách - Phạm trù Ngôi - Phạm trù Thời - Phạm trù Thể - Phạm trù Thức - Phạm trù Dạng Câu 5: Thế nào là quan hệ ngữ pháp, phân chia, trình bày đặc điểm các quan hệ ngữ pháp, tính tầng bậc, sơ đồ  Khái niệm Quan hệ ngữ pháp: Trong mỗi ngôn ngữ, mỗi đơn vị là tổng hòa các mỗi quan hệ của nó với các đơn vị khác nhau. Về phương diện ngữ pháp, mỗi đơn vị ngôn ngữ thể hiện mặt ngữ pháp, nhờ 2 quan hệ : Quan hệ ngang, kết hợp với liên tương; Quan hệ dọc, tuyến tính (ngữ đoạn). Trong 2 quan hệ nói trên, quan hệ liên tưởng là mối quan hệ xác định giá trị với các yếu tố khác mà có thể thay thế nó. Mối quan hệ ngữ đoạn là mối quan hệ ngang thì xác định giá trị lâm thời của từng yếu tố ngôn ngữ tại 1 vị trí cụa thể trong ngôn ngữ, chính là chức năng ngữ pháp của từng đơn vị ngôn ngữ đảm nhiệm trong lời nói. Như vậy, quan hệ ngữ pháp là mối quan hệ hình tuyến giữa các từ để tạo ra tổ hợp từ, câu vận dụng độc lập trong chuỗi lời nói.  Phân loại: Có 3 loại quan hệ ngữ pháp, quan hệ đẳng lập; quan hệ chính phụ; quan hệ chủ vị - Quan hệ đẳng lập: là quan hệ giữa các yếu tố, đơn vị ngôn ngữ, k phụ thuộc vào nhau, bình đẳng với nhau về ngữ pháp trong đoạn o Đẳng lập liên hợp : các từ, đơn vị ngôn ngữ nối với nhau o Đẳng lập lựa chọn: 2 yếu tố nêu lên thì chỉ có 1 yếu tố thành hiện thực nhưng khả năng thành hiện thực là bình đẳng với nhau o Đẳng lập giải thích: các yếu tố nêu ra thì yếu tố ngay sau làm nhiệm vụ giải thích cho yếu tố đứng ngay trc o Đẳng lập qua lại: các đơn vị ngôn ngữ qua lại bằng cách logic chặt chẽ, người ta dùng các cặp quan hệ từ như càng ngày càng lớn hay càng ngày càng xinh…. - Quan hệ chính phụ: là quan hệ phụ thuộc 1 chiều giữa 2 thành tố, có 1 thành tố chính có 1 thành tố phụ, ví dụ: đẹp đẽ, đẹp lắm… - Quan hệ chủ vị: giữa các thành tố phụ thuộc lẫn nhau nhưng lại có tính biện chứng, tương tác với nhau, trong đó thành tố này là tiền đề cho sự tồn tại của thành tố kia. Chức vị cú pháp yếu tố này là do yếu tố kia mang lại.  Nhận xét: Ba loại quan hệ trên thẻ hiện 3 kiểu quan hệ ngữ pháp bình đẳng, 1 chiều, 2 chiều… Tất cả các ngôn ngữ đi vào hoạt động đều thuộc 1 trong 3 loại quan hệ trên.  Tính tầng bậc, sơ đồ Để miêu tả quan hệ ngữ pháp, người ta thường dùng phương pháp sơ đồ, chủ yếu là sơ đồ giá nến, nhờ vậy mà việc thể hiện quan hệ ngữ pháp trở nên dễ thực hiện khi phân tích ngữ pháp câu. Phân tích theo mô hình này, gồm 2 bước: - Phân tích các quan hệ ngữ pháp trong câu thành nhiều bậc khác nhau, từ bậc câu đến bậc từ - Dùng sơ đồ giá nến theo trình tự từ từ đến câu Đẳng lập Chính phụ Chủ vị . Mối quan hệ ngữ đoạn là mối quan hệ ngang thì xác định giá trị lâm thời của từng yếu tố ngôn ngữ tại 1 vị trí cụa thể trong ngôn ngữ, chính là chức năng ngữ pháp của từng đơn vị ngôn ngữ đảm nhiệm. vị khác nhau. Về phương diện ngữ pháp, mỗi đơn vị ngôn ngữ thể hiện mặt ngữ pháp, nhờ 2 quan hệ : Quan hệ ngang, kết hợp với liên tương; Quan hệ dọc, tuyến tính (ngữ đoạn). Trong 2 quan hệ nói. Dạng Câu 5: Thế nào là quan hệ ngữ pháp, phân chia, trình bày đặc điểm các quan hệ ngữ pháp, tính tầng bậc, sơ đồ  Khái niệm Quan hệ ngữ pháp: Trong mỗi ngôn ngữ, mỗi đơn vị là tổng hòa các

Ngày đăng: 07/07/2015, 07:55

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan