Tư tưởng triết học của J.P. Sartre trong tác phẩm Ruổi ( Les Mouches)

103 731 4
Tư tưởng triết học của J.P. Sartre trong tác phẩm Ruổi ( Les Mouches)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN VƢƠNG VĂN TÍN TƢ TƢỞNG CỦA J. P. SARTRE TRONG TÁC PHẨM “RUỒI” (LES MOUCHES) LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC Chuyên ngành: Triết học Mã số: 60 22 03 01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN ĐÌNH TƢỜNG Hà Nội - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dƣới sự hƣớng dẫn của PGS. TS Nguyễn Đình Tƣờng. Các nhận định nêu ra trong luận văn là kết quả nghiên cứu nghiêm túc, độc lập của bản thân tác giả luận văn trên cơ sở tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu khoa học và bản dịch tác phẩm “Ruồi” đã đƣợc công bố. Luận văn đảm bảo tính khách quan, trung thực và khoa học Học viên Vương Văn Tín LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới PGS. TS Nguyễn Đình Tƣờng – ngƣời thầy đã giúp đỡ và hƣớng dẫn em rất tận tình trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu. Em cũng xin chân thành cảm ơn những ý kiến nhận xét thiết thực của thầy – cô phản biện đã giúp cho đề tài đƣợc hoàn thiện hơn. Cuối cùng là những tình cảm biết ơn chân thành em xin đƣợc gửi tới toàn thể các thầy cô trong khoa Triết học đã tạo điều kiện cho em đƣợc học tập, rèn luyện và hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này Hà Nội, tháng 1 năm 2015 Học viên Vương Văn Tín 1 MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU 3 B. NỘI DUNG 11 Chương 1.ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ RA ĐỜI TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC . 11 J. P. SARTRE TRONG TÁC PHẨM “RUỒI” 11 1.1. Điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội – văn hoá cho sự hình thành tƣ tƣởng triết học của J P. Sartre 11 1.2. Tiền đề lý luận cho sự ra đời tƣ tƣởng triết học J. P. Sartre 15 1.2.1. Triết học đời sống 16 1.2.2. Hiện tượng luận của Husserl 20 1.2.3. Tư tưởng triết học hiện sinh của M. Heidegger và K. Jaspers 25 1.3. Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của J. P. Sartre và tác phẩm “Ruồi” 37 1.3.1. Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của J. P. Sartre 37 1.3.2. Tác phẩm “ Ruồi” 40 Kết luận chƣơng 1 42 Chương 2. NHỮNG TƢ TUỞNG TRIẾT HỌC CƠ BẢN CỦA J. P. SARTRE TRONG TÁC PHẨM “RUỒI” 44 2.1. Tƣ tƣởng bản thể luận của J. P. Sartre 44 2.1.1. Tồn tại tự nó và tồn tại cho nó 44 2.1.2. Hiện sinh 56 2.2. Tƣ tƣởng đạo đức học của J. P. Sartre 62 2.2.1. Tự do – xuất phát điểm của đạo đức học hiện sinh của J. P. Sartre 62 2.2.2. Tiêu chuẩn về Thiện – Ác 66 2.2.3. Quan niệm về tha nhân 69 2 2.3. Quan niệm hiện sinh về lịch sử và nhân học hiện sinh của J. P. Sartre 73 2.3.1. Quan niệm hiện sinh về lịch sử của J. P. Sartre 73 2.3.2. Nhân học hiện sinh của J. P. Sartre 81 2.4. Những giá trị và hạn chế của tƣ tƣởng triết học J. P. Sartre trong tác phẩm “ Ruồi” 87 Kết luận chương 2 91 C. KẾT LUẬN 93 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 95 3 A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam đang trên con đƣờng hội nhập với nên văn hoá thế giới. Ở đây vừa phải tiếp thu những tinh hoa văn hoá của nhân loại đồng thời phổ biến văn hoá dân tộc ra với thế giới đã trở thành một yêu cầu tất yếu. Trong sự đa dạng của các nền văn hoá thế giới nổi bật lên nền văn hoá phƣơng Tây đã hình thành và phát triển từ rất sớm mà thành quả nổi bật của nó là một nền văn minh kỹ thuật nâng cao chất lƣợng đời sống xã hội. Tồn tại xã hội có những thay đổi căn bản về mọi mặt. Sự thay đổi này không ngoại trừ lĩnh vực triết học. Triết học là lĩnh vực thuần khiết và trong sáng nhất phản ánh tồn tại mọi mặt của sự biến đổi. Các nhà triết học phƣơng Tây hiện đại đều đi tìm những phƣơng hƣớng khác nhau để lý giải đâu là những căn nguyên bản thể. Triết học phƣơng Tây hiện đại lấy con ngƣời làm đối tƣợng trung tâm. Với nhiều trào lƣu mới ra đời nhƣ: Phân tâm học, chủ nghĩa Tômát mới, trƣờng phái Frankfurt, Hiện tƣợng luận, chủ nghĩa Hiện sinh Ở đây triết học đi khám phá những góc khuất của con ngƣời mà triết sử trƣớc đây, triết gia đã vô tình hay hữu ý gác qua một bên để khám phá cái lý trí mà hiền nhân coi là vạn năng, với tham vọng thông qua đó có thể thâu tóm đƣợc toàn bộ vũ trụ này. Nhƣng rồi, ngƣời ta dần nhận ra đƣợc cái phần duy lý ấy của con ngƣời cũng không giúp cho cuộc sống nhân sinh con ngƣời bớt đi nỗi khổ đau trần thế. Sự khủng hoảng đó bộc lộ rõ trong thế kỷ XX với hai cuộc chiến tranh tàn khốc là chiến tranh thế giới thứ nhất, thứ hai và nhiều cuộc chiến tranh cục bộ, nội chiến đã diễn ra, đẩy con ngƣời vào cái chết và sự sợ hãi. Tồn tại của con ngƣời thật mong manh và vô lý, thật đáng “Buồn nôn”, “Phi lý” nhƣờng nào. Câu hỏi Con ngƣời là gì ? mà Kant đặt ra, bây giờ đƣợc thay bằng: Tôi là ai ?. Câu hỏi ấy đƣợc đặt ra thành vấn đề căn bản trong tâm thức mỗi một con ngƣời có lƣơng tâm, đòi hỏi ở triết gia phải đƣợc giải quyết theo những cách thức nhất định thông qua những kinh nghiệm cụ thể của con ngƣời cụ thể. 4 Những vấn đề lớn của triết học truyền thống nhƣ; bản thể luận, nhận thức luận, đạo đức học, nghệ thuật…vốn mang trong nó những hạn chế nhất định. Bởi hậu quả của tham vọng mong muốn giải thích tất cả mọi hiện tƣợng để đi tới một bản chất minh xác nhƣ toán học, logic hình thức làm, đã không thực hiện đƣợc. Những công trình nghiên cứu đó đã phác hoạ một bản đồ triết học trải rộng, bao la, xuyên qua mấy nghìn năm lịch sử. Nhƣng thực tế thì chính thành quả này lại ngày càng bao la hơn, xa hơn, so với tham vọng ban đầu, thách thức ngày một lớn hơn đối với tồn tại ngƣời. Yêu cầu bây giờ phải tìm lại cái phần thiếu xót kia mới mong mơ mộng tới một chân lý hoàn toàn. Các công trình nghiên cứu về chủ nghĩa hiện sinh vô cùng đồ sộ, những công trình ấy hầu nhƣ đã bóc trần đƣợc hầu hết các mặt, cạnh, góc của chủ nghĩa hiện sinh trên phƣơng diện văn bản học. Thực tế thì chủ nghĩa hiện sinh là một: Tâm tính xác định của con ngƣời phƣơng Tây hiện đại. Vậy thì dù ở phƣơng Tây hay phƣơng Đông thì hoạt động tinh thần luôn là vấn đề khó lý giải nhất nếu không muốn thừa nhận là huyền bí. Triết học của J. P. Sartre là một trong những trào lƣu triết học hiện đại ảnh hƣởng sâu rộng tới quần chúng nhân dân bởi nó là sự phản ứng thiết thực, hiện hữu của đời sống con ngƣời khủng hoảng. Ông là một trong những ngƣời trụ cột chính của phong trào hiện sinh nói chung và hiện sinh Pháp nói riêng. Bản thân Sartre là một triết gia có sức quấn hút trong giới thanh ,thiếu niên. Những quan điểm triết học của ông đã động chạm tới tâm tính xác định của bộ phận ngƣời tƣơi trẻ, mới mẻ này. Ông nhƣ là ngƣời cha đỡ đầu, ngƣời dẫn đƣờng cho một thế hệ ngƣời cảm nhận đƣợc sự mong manh của cuộc đời bởi cái chết, bệnh tật, trật tự, luân lý…đang đe doạ. Những sáng tác của Sartre rất đồ sộ và đa dạng nhiều thể loại: luận thuyết triết lý; hồi ký; tiểu luận văn nghệ hay chính trị; kịch có luận đề, phản ánh nhiều góc độ khác nhau của đời sống xã hội.Trong đó kịch có luận đề là một trong những thể loại sở trƣờng và có đóng góp quan trọng cho nghệ thuật, triết 5 học nhân loại. Vở kịch “Ruồi” là một sáng tác đầu tay của ông mang trong nó nhiều giá trị triết học cơ bản nhƣ: Bản thể luận, đạo đức học, triết học lịch sử, nhân học hiện sinh…, đƣa triết học vào mọi tầng lớp nhân dân. Mỗi nhân vật và lời thoại trong “Ruồi” đều mang lại cảm xúc, ƣu tƣ…về thân phận làm ngƣời. Con ngƣời theo ông đều có thể là trở thành cái mà mình muốn thông qua một hành động đích thực theo quy luật nội tại của cảm xúc. Con ngƣời hoàn toàn tự do vì chính con ngƣời tuỳ theo hoàn cảnh mà có cách ứng xử phù hợp với chính mình và tha nhân. Nhân vật chính của vở kịch là Orextơ đã phát hiện ra bản chất tự do của thân phận làm ngƣời để thông qua đó dậy cho dân chúng thành bang Argox biết đƣợc sự thiêng liêng đó của con ngƣời, thức tỉnh những con ngƣời đang chìm đắm trong trật tự và nguỵ tín bằng một hành động đích thực nhƣ là hình thức dấn thân của tự do mà sự biểu hiện của nó chính là một sự lựa chọn của riêng mình. Với những lý do trên đây tôi chọn đề tài “Tƣ tƣởng triết học của J. P. Sartre trong tác phẩm “Ruồi” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. (Kịch “Ruồi” đã đƣợc dịch giả Châu Diên dịch và năm 2006 đƣợc nhà xuất bản sân khấu phát hành). 2. Tình hình nghiên cứu Chủ nghĩa hiện sinh nói chung và triết học hiện sinh của J. P. Sartre nói riêng đã đƣợc đông đảo các học giả trên thế giới cũng nhƣ Việt Nam biết tới. Tuy nhiên ở nƣớc ta do đặc thù chính trị, những tác phẩm của Sartre trong một thời gian dài của lịch sử chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Gần đây do yêu cầu của thời ký đổi mới, hội nhập với nền văn hóa thế giới đã đƣợc quan tâm nghiên cứu rộng hơn, vì vậy các tác phẩm của Sartre hầu nhƣ đã đƣợc dịch hết sang tiếng Việt. Trần Thái Đỉnh trong tác phẩm “Triết học hiện sinh”(1967). Nxb Văn học, 2012 đã phân tích nhiều quan điểm về bản thể luận của J. P. Sartre. Với một ngòi bút sâu sắc, với kinh nghiệm bản thân tác giả. Trần Thái Đỉnh coi J. P. Sartre là 6 một tác gia chƣớng nhất đƣơng thời. Theo tác giả, Sartre đã có một vũ trụ quan vô thần, tất cả là phi lý. Các tƣ tƣởng căn bản của Sartre nhƣ “ Tha nhân ”, Dự phóng”, “ Tồn tại tự nó” “Tồn tại cho nó”…đƣợc trình bày cô đọng có sức cuốn hút trên cơ sở tính ý hƣớng (Dự phóng) nguyên lý căn bản của hiện tƣợng học. Ngoài ra ông còn làm rõ hơn quan niệm về cái nhìn nhƣ là những vấn đề cơ bản về tha nhân. Song, những quan niệm ấy đều là những mâu thuẫn không có sự hoà hợp và kết luận “đời là những đam mê vô ích”. Lê Thành Trị với: Lược khảo “Hiện tượng luận về hiện sinh” xuất bản năm 1974 đã tập trung vào những vấn đề cơ bản mà triết học J. P. Sartre quan tâm: Ý thức, tha nhân, thƣợng đế…Lê Thành Trị khẳng định bản thể luận của Sartre đều tiến tới hƣ vô. Lê Thành Trị đã vạch ra những quan điểm cơ sở để Sartre coi vấn đề tồn tại ngƣời mới là đáng nghiên cứu. Đó là quan điểm có một ý thức siêu hiện tƣợng tồn tại, cái tạo nên ý hƣớng tính. Qua phân tích ý thức Sartre thấy trong nhận thức của mình ý thức là trực tiếp, ý thức là kích thƣớc hữu siêu hiện tƣợng của chủ thể. Trên cơ sở đó, Sartre nhìn nhận mọi cái khác con ngƣời chỉ nhƣ là một dụng cụ, một ảo tƣởng của con ngƣời. Dƣới cái nhìn phê phán, tác giả Đỗ Đức Hiểu trong cuốn “Phê phán văn học hiện sinh chủ nghĩa”( Nxb. Văn học, Hà Nội 1978) đã trình bày những nguồn gốc, triết gia, quan điểm cơ bản của chủ nghĩa hiện sinh. Trong công trình phê phán này tác giả đã có những đánh giá về vai trò và vị trí của J. P. Sartre trong phong trào hiện sinh. Về quan điểm tự do trong tƣ tƣởng của mình ông đã trích dẫn những luận cứ tƣ tƣởng có trong tác phẩm “Ruồi”. Ngoài ra tác giả còn trình bày các phạm trù chính nhƣ: Tha nhân, Cái phi lý, Hư vô, Buồn nôn, Lo âu. Về tác phẩm Ruồi, Tác giả, Trần Thiện Đạo trong cuốn sách mang tựa đề “ Từ chủ nghĩa hiện sinh tới thuyết cấu trúc”(Nxb. Tri thức, 2001) đã trình bày hầu hết các góc độ của trƣớc tác Ruồi và tác giả Sartre. Tuy nhiên công trình của ông mới chỉ dừng lại ở tính văn học, chƣa đƣa ra đƣợc những quan điểm cơ bản 7 nhất về tƣ tƣởng triết học một cách thật sự rõ ràng. Đáng chú ý hơn là Trần Thiện Đạo còn chỉ ra những điểm sai trong cách dịch của Phùng Thăng. Tác giả: Nguyễn Vũ Hảo, Đỗ Minh Hợp, trong “Giáo trình triết học phương Tây hiện đại” (Khoa triết học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Trƣờng Đại học khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội, năm 2009). J. P. Sartre đƣợc nhìn nhận nhƣ là một ngƣời đi tiên phong phát triển chủ nghĩa hiện sinh. Với những tƣ tƣởng nhƣ: Bản thể luận, đạo đức học, quan niệm về hiện sinh lịch sử, quan niệm về thực tiễn, quan hệ giữa cái chung, cái riêng và cái đơn nhất, nhân học hiện sinh, khái niệm chỉnh thể hoá. Những vấn đề đƣợc trình bày thật sự trở thành cơ sở để đi vào những tác phẩm cụ thể của J. P. Sartre. Tạp chí triết học số 11/2005 đăng tải bài viết của tác giả Đỗ Minh Hợp “ Tư tưởng đạo đức của J. P. Sartre”. Tác giả tập trung phân tích khái niệm về tự do trên cơ sở coi hiện sinh là hƣ vô, là lựa chọn trong tình huống cụ thể. Đây là nguyên lý cần quán triệt khi nghiên cứu tƣ tƣởng đạo đức học của J. P. Sartre. Theo tác giả tự do là một lựa chọn và tạo nên những khả năng của mình, phân biệt tồn tại với cái hiện hữu. Ông đã đƣa ra định nghĩa tự do là sự tự chủ lựa chọn. Trong đó tự do gắn liền với trách nhiệm, phù hợp với lƣơng tâm. Tuy nhiên trách nhiệm đó gắn với tồn tại của ngƣời là sợ hãi, lo âu trƣớc mỗi tự do lựa chọn của mình. Tác giả đã phân biệt tự do theo nghĩa triết học và tự do theo nghĩa luật học. Đây là những tƣ tƣởng cơ bản về đạo đức học của J. P. Sartre. Đặng Hữu Toàn trong bài viết: “Về chủ nghĩa hiện sinh vô thần của J. P.Sartre” in trong cuốn “Những vấn đề triết học phương tây thế kỷ XX” ( kỷ yếu hội thảo quốc tế, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007). Theo tác giả, J. P. Sartre lấy tự do của con ngƣời làm trung tâm xuất phát điểm của mọi quan điểm về đạo đức học, là phạm trù để phân biệt tồn tại ngƣời với cái hiện hữu. Tự do là bản chất của mọi hành vi con ngƣời, hành vi khởi thuỷ của mọi tồn tại, là khả năng tồn tại duy nhất của con ngƣời. Với tự do của mình con ngƣời tạo nên bản chất của chính mình. Lựa chọn là khả năng vinh quang của con ngƣời hiện sinh, bởi [...]... tƣởng triết học của J P Sartre thông qua tác phẩm “Ruồi” Trên cơ sở đó tìm hiểu tình hình triết học phƣơng Tây hiện đại nói chung và triết học J P Sartre nói riêng; trình bày những tƣ tƣởng triết học của Sartre, phát huy những giá trị tích cực và hạn chế trong tác phẩm “Ruồi” 7 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn Lý luận: Luận văn làm sáng tỏ các tƣ tƣởng triết học của J P Sartre trong tác. .. mặt với mặt trái của thành tựu khoa học kỹ thuật trong xã hội đầu thế kỷ XX Trong sự ra đời của triết học Sartre có sự ảnh hƣởng của các tƣ tƣởng triết học hiện sinh của M Heidegger và K Jaspers M Heidegger ( 1889 – 1976 ) là một trong những đại biểu sáng lập ra chủ nghĩa hiện sinh và cũng đƣợc xem là một trong các triết gia có tƣ tƣởng khó hiểu nhất trong lịch sử triết học Ông là triết gia có suy... và phạm vi nghiên cứu Đối tư ng Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là những tƣ tƣởng triết học cơ bản của J P Sartre trong tác phẩm “Ruồi” Phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu, phân tích một số nội dung cơ bản của tƣ tƣởng triết học J P Sartre trong tác phẩm “Ruồi” nhƣ: tƣ tƣởng bản thể luận, tƣ tƣởng đạo đức học, quan niệm hiện sinh về lịch sử, nhân học hiện sinh 6 Đóng góp của luận văn Luận văn nghiên... quát về cuộc đời, sự nghiệp của J P Sartre và tác phẩm “Ruồi” Thứ ba, làm rõ những nội dung tƣ tƣởng triết học cơ bản của J.P Sartre trong tác phẩm “Ruồi” Thứ tư, đƣa ra đánh giá những giá trị và hạn chế của tƣ tƣởng triết học J.P Sartre trong tác phẩm “Ruồi” 4 Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận: Luận văn dựa trên cơ sở thế giới quan của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa... tạo nên sự hình thành, phát triển của các tƣ tƣởng triết học Tƣ tƣởng triết học của J P Sartre cũng không đƣợc ra đời từ hƣ vô mà nó cũng đƣợc hình thành trên cơ sở những học thuyết triết học khác của các bậc tiền bối của ông nhƣ: S Kierkegaard, M Heidegger, K Jaspers, E Huserl và nhiều trào lƣu triết học chống chủ nghĩa duy lý khác trong thời kỳ phát triển của triết học phƣơng Tây hiện đại 1.1 Điều... hội của con ngƣời phƣơng Tây hiện đại phản tƣ theo nhiều hƣớng khác nhau Trong đó, triết học đời sống, hiện tƣợng học và triết học hiện sinh của M Heidegger và K Jasper đóng vai trò là những nguần gốc trực tiếp cho sự ra đời và phát triển của tƣ tƣởng triết học J P Sartre 1.2 Tiền đề lý luận cho sự ra đời tƣ tƣởng triết học J P Sartre Bất cứ trào lƣu triết học nào ra đời cũng có những cơ sở tƣ tƣởng của. .. quan niệm chính của J P Sartre về triết học có trong các tác phẩm cơ bản nhƣ “ Buồn nôn”, “Tồn tại và thời gian”, “Chủ nghĩa hiện sinh – đó là chủ nghĩa nhân đạo”, “Phê phán lý trí biện chứng” Tập thể tác giả đã khái quát và phân tích những tƣ tƣởng về: Bản thể luận ý thức, quan hệ giữa tồn tại và ý thức dưới góc độ hiện tư ng học, triết học xã hội, triết học cách mạng, tư tưởng đạo đức học Qua đó đã... học Qua đó đã đánh giá những giá trị và hạn chế của tƣ tƣởng J P Sartre Đây là một công trình khái quát toàn bộ tƣ tƣởng của Sartre Phần riêng tác phẩm “Ruồi”, tác giả Bùi Thị Tỉnh đã đăng tải trên tạp chí triết học, số 2 /1997 với tựa đề “Vấn đề tự do trong “Ruồi” của J P Sartre Trên cơ sở phân tích tác phẩm, theo tác giả bài viết thế giới quan của Sartre đƣợc kết tinh ở khái niệm “Tự do” Khi lấy... tƣởng triết học cơ bản của J P Sartre trong tác phẩm “Ruồi”, từ đó đƣa ra đánh giá về những giá trị và hạn chế của chúng Nhiệm vụ: Để đạt đƣợc mục đích trên, luận văn thực hiện nhiệm vụ sau: Thứ nhất, trình bày điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội –văn hoá và tiền đề lý luận cho sự hình thành tƣ tƣởng triết học của J P Sartre trong tác phẩm “Ruồi” Thứ hai, khái quát về cuộc đời, sự nghiệp của J P Sartre. .. triết học của ông Triết học đời sống bao gồm những đại biểu tiêu biểu nhƣ: A Schopenhauer, F Nietzsche, H Bergson, W Dilthey, G Simmel A Bergson với triết học trực giác A Bergson (1 859 – 1941) là một nhà triết học, nhà tâm lý học, nhà văn lớn của nƣớc Pháp Ông sớm là một ngƣời ƣu tú ngay từ những năm tháng học trò Năm 1878 là sinh viên của Đại học Sƣ phạm sau đó một thời gian đã trở thành giáo sƣ của . tƣởng triết học của J. P. Sartre trong tác phẩm “Ruồi” Thứ hai, khái quát về cuộc đời, sự nghi p của J. P. Sartre và tác phẩm “Ruồi”. Thứ ba, làm rõ những nội dung tƣ tƣởng triết học cơ bản của. bản của J. P. Sartre trong tác phẩm “Ruồi”. Thứ tư, đƣa ra đánh giá những giá trị và hạn chế của tƣ tƣởng triết học J. P. Sartre trong tác phẩm “Ruồi”. 4. Cơ sở lý luận và phƣơng ph p nghiên. nghi p của J. P. Sartre và tác phẩm “Ruồi” 37 1.3.1. Khái quát về cuộc đời và sự nghi p của J. P. Sartre 37 1.3.2. Tác phẩm “ Ruồi” 40 Kết luận chƣơng 1 42 Chương 2. NHỮNG TƢ TUỞNG TRIẾT HỌC

Ngày đăng: 07/07/2015, 01:24

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan