Cái đẹp trong nghệ thuật nhiếp ảnh Việt Nam thời kỳ đổi mới

112 1.1K 1
Cái đẹp trong nghệ thuật nhiếp ảnh Việt Nam thời kỳ đổi mới

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN DƢƠNG THỊ THU HÒA CÁI ĐẸP TRONG NGHỆ THUẬT NHIẾP ẢNH VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Triết học Hà Nội-2014 2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN DƢƠNG THỊ THU HÒA CÁI ĐẸP TRONG NGHỆ THUẬT NHIẾP ẢNH VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Triết học Mã số: 60.22.03.01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thu Nghĩa Hà Nội-2014 3 MỤC LỤC MỤC LỤC 1 MỞ ĐẦU 4 CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÁI ĐẸP VÀ NGHỆ THUẬT NHIẾP ẢNH 12 1.1. Quan niệm về cái đẹp trong lịch sử mỹ học 12 1.1.1. Quan niệm về cái đẹp trong tư tưởng các nhà mỹ học trước Mác 12 1.1.2. Quan niệm của C.Mác và Ph.Ăngghen về cái đẹp 20 1.1.3. Quan niệm về cái đẹp và cái đẹp trong nghệ thuật của các nhà mỹ học Việt Nam 27 1.2. Khái quát về nhiếp ảnh và nghệ thuật nhiếp ảnh ở Việt Nam 39 1.2.1. Một số nét khái quát về nghệ thuật nhiếp ảnh 39 1.2.2. Nghệ thuật nhiếp ảnh ở Việt Nam 48 CHƢƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CÁI ĐẸP TRONG NGHỆ THUẬT NHIẾP ẢNH VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI 60 2.1. Những biểu hiện của cái đẹp trong nghệ thuật nhiếp ảnh Việt Nam thời kỳ đổi mới 60 2.2. Thực trạng sáng tạo, thƣởng thức, đánh giá cái đẹp trong nghệ thuật nhiếp ảnh ở Việt Nam hiện nay 82 2.2.1. Những thành tích đạt được của nghệ thuật nhiếp ảnh Việt Nam hiện nay 83 2.2.2. Những hạn chế của nghệ thuật nhiếp ảnh Việt Nam hiện nay 87 2.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng sáng tạo, thƣởng thức, đánh giá cái đẹp trong nghệ thuật nhiếp ảnh ở Việt Nam hiện nay 94 2.3.1. Giải pháp về chủ thể sáng tạo, thưởng thức, đánh giá. 94 2.3.2. Giải pháp về quy định, chủ trương,chính sách của Đảng và Nhà nước ta 100 KẾT LUẬN 107 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 109 4 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cái đẹp là một hiện tƣợng thẩm mỹ giữ vị trí quan trọng trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Cái đẹp xuất hiện trong các mối quan hệ của con ngƣời, nhất là các hoạt động sáng tạo nghệ thuật. Cái đẹp là nhu cầu sống của mỗi ngƣời, mỗi cộng đồng ngƣời, mỗi dân tộc, thời đại và cả nhân loại. Trong các loại hình nghệ thuật: điêu khắc, âm nhạc, thơ ca, hội họa, điện ảnh, sân khấu… thì nhiếp ảnh - nghệ thuật của cái nhìn và khoảnh khắc, là một trong những hình thức trẻ trung và có sức lôi cuốn, rất phát triển ở nhiều nơi trên thế giới. Nhiếp ảnh không chỉ giúp con ngƣời thể hiện các cảm quan thẩm mỹ, trong quan sát, cảm nhận sâu sắc về cuộc sống xung quanh mà còn là một nguồn động lực khơi gợi, phát triển những sung lực sáng tạo mới mẻ, lƣu giữ lâu dài những kỷ niệm về một thời khắc khó quên của lịch sử. Nghệ thuật nhiếp ảnh đóng vai trò khá quan trọng trong nền văn hóa, góp phần cởi mở những khả năng thẩm mỹ tiềm tàng của đời sống xã hội. Đây là một loại hình nghệ thuật độc đáo, kết hợp đƣợc tính tài liệu với tính nghệ thuật, tính chân thật lịch sử với những phút thăng hoa của mỹ cảm nói chung. Trong quá trình tồn tại và phát triển, nghệ thuật nhiếp ảnh đã trở thành một trong những hình thức hoạt động mang tính quần chúng rộng rãi nhất. Nó góp phần làm phong phú các hình thức tồn tại của cái đẹp và cùng góp phần với các loại hình nghệ thuật khác đƣa cái đẹp từ đời sống đến tâm hồn ngƣời thƣởng thức. Chính những điều này đã mang lại cho nghệ thuật nhiếp ảnh những kết quả vô cùng quan trọng và cực kỳ phong phú, phản ánh những giá trị đặc sắc của nền văn hóa, những cảm xúc dâng trào của nội tâm con ngƣời. Nó mang tính tƣ tƣởng và đặc biệt là tính thẩm mỹ cao. Do hoạt động có hiệu quả, ngành nhiếp ảnh đƣợc Đảng, Nhà nƣớc quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tạo điều kiện cho nhiếp ảnh phát triển. Tuy nhiên, nghệ thuật nhiếp ảnh Việt Nam hiện nay còn rất nhiều vấn đề đặt ra cần giải quyết. 5 Một là, vẫn còn có những biểu hiện sai lệch trong thƣởng thức, đánh giá, sáng tạo cái đẹp trong nghệ thuật nhiếp ảnh. Rất nhiều tác phẩm, công trình nhiếp ảnh đạt giải ở quốc tế, trong nƣớc, song chƣa có sự thẩm định giá trị thực của từng tác phẩm, từng công trình đã có, do đó, các tác phẩm đó chƣa thật sự đi vào cuộc sống của xã hội. Có sự ngộ nhận trong đánh giá các tác phẩm, bởi có những Hội đồng chấm chƣa hẳn là đủ năng lực thẩm định toàn diện một tác phẩm mang ý nghĩa, giá trị. Có nhiều tác giả Việt Nam đạt rất nhiều giải thƣởng quốc tế, nhƣng các tác phẩm đó chỉ nằm im trong bộ sƣu tập cá nhân và mau chóng bị lãng quên, đó cũng là một sự lãng phí chất xám rất lớn. Hai là, nạn đạo ảnh. Không hiếm hiện tƣợng vì lợi nhuận, danh vọng mà một ngƣời mang một bức ảnh không phải của mình - có thể đã đạt giải ở một cuộc thi nào đó - đem dự thi và thậm chí lại đoạt giải cao. Điều này không chỉ thể hiện ý thức đạo đức cá nhân, sự chây lƣời trong sáng tạo nghệ thuật, mà còn cho thấy năng lực của những ngƣời có nhiệm vụ đánh giá, thẩm định. Ba là, do ảnh hƣởng của tâm thức hậu hiện đại và cách nhìn lệch lạc, không ít bức ảnh quá đi sâu vào việc khai thác vẻ đẹp thể xác của con ngƣời nhằm thỏa mãn những nhu cầu thẩm mỹ tầm thƣờng. Chức năng của nghệ thuật là giáo dục thẩm mỹ, đồng thời còn có ý nghĩa phát hiện, hƣớng dẫn thị hiếu về cái đẹp đối với ngƣời xem. Cùng với việc hội nhập quốc tế, các tác phẩm nghệ thuật cũng có xu hƣớng hội nhập theo đó. Tuy nhiên, bên cạnh những tác phẩm có giá trị thẩm mỹ thì cũng có không ít các tác phẩm độc hại, thể hiện những thị hiếu thiếu lành mạnh. Theo dõi nghệ thuật nhiếp ảnh trong những năm gần đây có thể thấy không hiếm những biểu hiện lệch chuẩn về cái đẹp xuất hiện trong nghệ thuật nhiếp ảnh. Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ƣơng khoá VIII về xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: "Phƣơng hƣớng chung của sự nghiệp văn học nghệ thuật nƣớc ta là phát huy chủ nghĩa yêu nƣớc và 6 truyền thống đại đoàn kết dân tộc, ý thức độc lập tự chủ, tự cƣờng xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, làm cho văn hoá Việt Nam thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, vào từng con ngƣời, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cƣ, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con ngƣời, tạo ra trên đất nƣớc ta đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ văn hoá cao, khoa học phát triển phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, vì mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, văn minh, tiến bƣớc vững chắc lên chủ nghĩa xã hội"[13, tr.54]. Nghệ thuật nhiếp ảnh cũng không nằm ngoài phƣơng hƣớng chung đó. Từ những vấn đề mà ngành nhiếp ảnh đặt ra hiện nay, từ đƣờng lối văn hóa nghệ thuật của Đảng, tác giả chọn đề tài nghiên cứu “Cái đẹp trong nghệ thuật nhiếp ảnh Việt Nam thời kỳ đổi mới”. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Nhiếp ảnh là một bộ môn nghệ thuật xuất hiện muộn trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam. Tuy ra đời muộn nhƣng bộ môn nghệ thuật này đã phát triển nhanh chóng và có tác động đến sự phát triển của nhiều nghệ thuật khác, tầm ảnh hƣởng của nghệ thuật nhiếp ảnh sâu rộng đến các lĩnh vực đời sống xã hội. Với những tính năng ƣu việt của mình, nhiếp ảnh dễ dàng đƣợc công chúng yêu mến và hiện nay đã trở thành một bộ môn nghệ thuật mũi nhọn trong đời sống xã hội. Với đặc thù gắn nhiều với kỹ thuật máy móc, từ thời sơ khai mới ra đời, nhiếp ảnh chƣa đƣợc coi là nghệ thuật. Chỉ đến khi cùng với máy móc kỹ thuật để cho ra đƣợc những bức ảnh đẹp, nhiếp ảnh mới dần trở thành môn nghệ thuật thật sự. Mới vào Việt Nam đƣợc hơn một thế kỷ nhƣng nhiếp ảnh Việt Nam đã có nhiều thành tích đáng kể trong nƣớc cũng nhƣ trên trƣờng quốc tế. 7 Trƣớc đổi mới, chủ đề sáng tác của nhiếp ảnh Việt Nam phần lớn xoay quanh chủ đề chiến tranh, ngƣời anh hùng. Sách về nhiếp ảnh chủ yếu là những cuốn sách ảnh tập hợp lại các bức ảnh đẹp của thời kỳ hay khu vực nào đó và một số sách về kỹ thuật chụp ảnh. Vào những năm 1980 - 1985, có một số cán bộ đƣợc cử đi đào tạo cơ bản về nhiếp ảnh nghệ thuật và nhiếp ảnh báo chí ở Cộng hòa dân chủ Đức và Liên Xô cũ về nƣớc có giới thiệu trên tạp chí Nhiếp ảnh và trong một số bài giảng tại các lớp nhiếp ảnh trung cấp và đại học ở Hà Nội về tính tài liệu và tính thẩm mỹ của ảnh, về các thể loại ảnh báo chí cũng nhƣ các thể loại ảnh nghệ thuật. Đáng lƣu ý trong thời kỳ này là cuốn Mỹ học và ảnh nghệ thuật của M.X.Kagan (Liên Xô) do Nguyễn Huy Hoàng dịch, nhà xuất bản Văn hóa, Hà Nội,1980 trình bày khá sâu về những vấn đề cơ bản của nhiếp ảnh. Trên cơ sở mỹ học Mác - Lênin, tác giả đã phân tích mối quan hệ qua lại giữa mỹ học và nhiếp ảnh, phân tích các khía cạnh của ảnh nhƣ tính tài liệu, tính khoa học, tính nghệ thuật, bản chất hình tƣợng nhiếp ảnh. Cuốn sách cũng trình bày nội dung và hình thức trong các tác phẩm ảnh, phƣơng pháp sáng tác và cách diễn đạt, vị trí của ảnh trong nghệ thuật tạo hình cũng nhƣ ý nghĩa lịch sử và ý nghĩa thẩm mỹ của ảnh nghệ thuật. Cuốn sách này có ảnh hƣởng lớn đến nghệ thuật nhiếp ảnh Việt Nam trong giai đoạn này. Tuy nhiên, ở thời điểm này chƣa có một nghiên cứu nào cụ thể về biểu hiện của cái đẹp trong nghệ thuật nhiếp ảnh Việt Nam chỉ có cuốn kỷ yếu hội thảo "Nghệ thuật nhiếp ảnh - cuộc sống, con người thời đại” năm 1983 của Hội nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam tập hợp các bài viết của các nhà nhiếp ảnh, các nhà nghiên cứu yêu quý bộ môn nghệ thuật này. Từ sau năm 1986, nƣớc ta bƣớc vào thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế, nhiếp ảnh Việt Nam càng phát triển hơn, cùng với nó là sự phát triển của công tác lý luận phê bình nhiếp ảnh. Nghiên cứu nghệ thuật nhiếp ảnh Việt Nam có thể kể đến Tạp chí Nhiếp ảnh của Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam, tạp chí Ánh sáng đẹp của hội nghệ sĩ nhiếp ảnh Thành phố Hồ Chí Minh, với các bài viết về nghệ thuật nhiếp ảnh trên các số cùng việc đăng tải các bức 8 ảnh đẹp của các tác giả phát hành hàng tháng, cả các bài lý luận phê bình trên trang điện tử của Hội cũng đề cập nhiều đến nhiếp ảnh Việt Nam và thế giới. Với những đổi thay sâu sắc của chính sách đổi mới, nhiếp ảnh Việt Nam có điều kiện để giao lƣu và học hỏi những tiến bộ của nhiếp ảnh quốc tế. Các nhà nhiếp ảnh nƣớc ngoài không chỉ đến thăm Việt Nam mà còn bắt đầu sống và làm việc ở đây. Các nhà nhiếp ảnh Việt Nam cũng bắt đầu sang phƣơng Tây. Điều kiện cho việc giao lƣu, học hỏi kinh nghiệm cũng nhƣ củng cố kiến thức về nhiếp ảnh đƣợc mở rộng. Các sách viết và dịch về nhiếp ảnh phục vụ nghiên cứu, học tập đƣợc viết nhiều nhƣng chủ yếu là sách về kỹ thuật chụp ảnh, những sách đề cập đến nghiên cứu nhiếp ảnh dƣới góc độ mỹ học nghệ thuật có thể kể đến sách “Suy nghĩ về nhiếp ảnh” (1986) của Bectôn Bailơ do Lê Phức dịch. Sách đề cập đến vẫn đề nghiên cứu lý luận nhiếp ảnh, tầm quan trọng của nhiếp ảnh trong giáo dục thẩm mỹ, đặc điểm của quá trình sáng tạo nhiếp ảnh và mối liên hệ giữa nhiếp ảnh và nghệ thuật tạo hình. Đây là tài liệu có giá trị trong nghiên cứu nghệ thuật nhiếp ảnh dƣới góc độ mỹ học. Viết về nhiếp ảnh Việt Nam có sách “Nhiếp ảnh và hiện thực: Nghiên cứu - Tiểu luận”, nhà xuất bản Văn hoá, Hà Nội, 1987 của Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam viết về một số vấn đề về đặc trƣng bản chất và chức năng của nhiếp ảnh; Các bài nghiên cứu tiểu luận về nhiếp ảnh và hiện thực nhƣ: Nhiếp ảnh và cái đẹp; tính dân tộc trong nhiếp ảnh,… Sách “Lịch sử nhiếp ảnh Việt Nam”, nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 1993 do Lê Phức chủ biên, trình bày lịch sử nhiếp ảnh Việt Nam qua các quá trình du nhập từ nƣớc ngoài vào, thời kỳ trƣớc Cách mạng Tháng Tám, thời kỳ xây dựng nền nhiếp ảnh dân tộc và cách mạng (1945-1954), trong cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam và thời kỳ thống nhất đất nƣớc. Sách “Nhiếp ảnh - phê bình và tiểu luận” của Lê Phức, nhà xuất bản Thông tấn, Hà Nội, 2002 trình bày về nhiếp ảnh Việt Nam trong quá trình lịch sử và trong đời sống văn hoá văn nghệ dân tộc và giới thiệu các tác phẩm nhiếp ảnh xuất sắc đƣợc giải thƣởng trong và 9 ngoài nƣớc. Đồng thời chỉ ra thực trạng của nhiếp ảnh Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế, giao lƣu văn hoá cũng nhƣ những thành tựu của nhiếp ảnh báo chí, nhiếp ảnh nghệ thuật Việt Nam đạt đƣợc. Bên cạnh các sách đã xuất bản về nhiếp ảnh, còn có nhiều bài viết về nhiếp ảnh của các tác giả là nghệ sĩ nhiếp ảnh, nhà phê bình lý luận về nhiếp ảnh đăng trên các báo, tạp chí, nhất là các tạp chí, website về nhiếp ảnh nhƣ Tạp chí Nhiếp ảnh của Hội nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam, Tạp chí Mỹ thuật - Nhiếp ảnh của Cục Mỹ thuật Nhiếp ảnh và triển lãm. Tuy nhiên, cho đến nay chƣa có nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề biểu hiện của cái đẹp trong nghệ thuật nhiếp ảnh Việt Nam trong thời kỳ đổi mới trên bình diện triết học, mỹ học về nghệ thuật. Vì vậy, luận văn lần đầu tiên đi sâu nghiên cứu đề tài “Cái đẹp trong nghệ thuật nhiếp ảnh Việt Nam thời kỳ đổi mới” từ góc độ mỹ học dựa trên quan niệm mỹ học của chủ nghĩa Mác - Lênin và định hƣớng của Đảng và Nhà nƣớc ta về văn hóa nghệ thuật. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn Mục đích của luận văn là tìm hiểu, phân tích một cách khoa học những biểu hiện của cái đẹp trong nghệ thuật nhiếp ảnh Việt Nam thời kỳ đổi mới trên bình diện lý luận mỹ học mácxít. Để thực hiện mục đích này, luận văn đặt ra các nhiệm vụ sau: - Trình bày và phân tích một cách có hệ thống một số vấn đề lý luận về cái đẹp. Trong đó, làm rõ quan niệm về cái đẹp trong lịch sử mỹ học, đặc biệt là quan niệm về cái đẹp của C.Mác và Ph.Ăngghen. - Trình bày khái quát về nhiếp ảnh và nghệ thuật nhiếp ảnh. - Tìm hiểu, phân tích một cách khoa học những biểu hiện của của cái đẹp trong nghệ thuật nhiếp ảnh Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. - Phân tích thực trạng sáng tạo, thƣởng thức, đánh giá cái đẹp trong nghệ thuật nhiếp ảnh Việt Nam hiện nay và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng sáng tạo, thƣởng thức và đánh giá cái đẹp trong nghệ thuật nhiếp ảnh ở Việt Nam hiện nay. 10 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là cái đẹp trong nghệ thuật nhiếp ảnh Việt Nam thời kỳ đổi mới qua các tác phẩm tiêu biểu. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu về nghệ thuật nhiếp ảnh và sự biểu hiện của cái đẹp trong nghệ thuật nhiếp ảnh Việt Nam qua sách báo bàn về cái đẹp của nghệ thuật nhiếp ảnh kết hợp với thực tế sáng tác trong lĩnh vực nhiếp ảnh trong thời kỳ đổi mới qua những bức ảnh đã đƣợc giải thƣởng trong nƣớc và quốc tế. Bình luận và đề xuất vấn đề xung quanh những chủ đề về cái đẹp của nhiếp ảnh trong thời kỳ đổi mới có liên hệ với nền nhiếp ảnh quốc tế hiện đại. 5. Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn dựa trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, những nguyên lý mỹ học Mác - Lênin, các quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về văn hóa nghệ thuật. Đề tài cũng dựa trên thực tiễn đời sống thẩm mỹ cũng nhƣ nghệ thuật nhiếp ảnh ở nƣớc ta. Luận văn sử dụng những phƣơng pháp: phân tích, tổng hợp, so sánh, lôgic - lịch sử, khái quát hóa, … 6. Đóng góp của đề tài Về mặt lý luận, lần đầu tiên luận văn đi sâu nghiên cứu về biểu hiện của cái đẹp trong nghệ thuật nhiếp ảnh Việt Nam thời kỳ đổi mới từ phƣơng diện mỹ học mácxít. Luận văn đã phân tích đƣợc thực trạng thƣởng thức, đánh giá, sáng tạo cái đẹp trong nghệ thuật nhiếp ảnh Việt Nam hiện nay và đề xuất đƣợc một số giải pháp nâng cao khả năng sáng tạo, thƣởng thức, đánh giá cái đẹp trong nghệ thuật nhiếp ảnh ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới thông qua những phân tích của mỹ học mácxít. 7. Ý nghĩa của luận văn Luận văn góp phần phân tích, chỉ ra những biểu hiện của cái đẹp trong nghệ thuật nhiếp ảnh Việt Nam thời kỳ đổi mới, đồng thời, phân tích thực [...]... đó, đồng thời mở ra sự phát triển mới trong nghiên cứu cái đẹp và tạo ra các thƣớc đo mới cho cái đẹp của cả một thế giới nghệ thuật rộng lớn 1.1.3 Quan niệm về cái đẹp và cái đẹp trong nghệ thuật của các nhà mỹ học Việt Nam Ở Việt Nam, có nhiều nhà mỹ học nghiên cứu về cái đẹp nói chung và cái đẹp trong nghệ thuật nói riêng Khi nghiên cứu về cái đẹp trong nghệ thuật, các nhà mỹ học Việt Nam thƣờng... ngƣời Nghệ thuật làm cho ngƣời ta nhận thức đƣợc cái đẹp để yêu quý nó và phấn đấu cho nó Cái đẹp trong cuộc sống và cái đẹp nghệ thuật luôn liên hệ mật thiết với nhau Hiểu đƣợc đẹp trong cuộc sống chính là điều kiện tốt nhất để hiểu đƣợc đẹp trong nghệ thuật Từ chối cái đẹp trong nghệ thuật thì sẽ không thể hiểu đƣợc đầy đủ, sâu sắc đẹp trong cuộc sống Nghệ thuật chính là cái cầu kết hoa dẫn ta đến cái. .. phẩm lao động Cái đẹp đã đi từ cuộc sống vào nghệ thuật Nghệ thuật chính là sự phản ánh cái đẹp Nghệ thuật biểu hiện tập trung nhất những cảm xúc thẩm mỹ của ngƣời ta trƣớc cái đẹp của cuộc sống Giống nhƣ cái đẹp trong cuộc sống, cái đẹp trong nghệ thuật cũng gắn chặt với cái thật, cái tốt Nghệ thuật chân chính luôn vạch ra những cái xấu xa để mọi ngƣời đả phá, luôn nêu lên những điều tốt đẹp để mọi ngƣời... trong nghệ thuật Theo ông, cái đẹp nghệ thuật nảy sinh hai lần từ tinh thần Tinh thần và những sản phẩm của tinh thần càng cao hơn tự nhiên bao nhiêu thì cái đẹp của nghệ thuật cao hơn cái đẹp tự nhiên bấy nhiêu Trong sách “Mỹ học”, Hêghen đã nghiên cứu về nguồn gốc và bản chất của cái đẹp nói chung cũng nhƣ cái đẹp trong nghệ thuật từ ý niệm Cái đẹp và cái chân thực là một, bởi tự thân cái đẹp đã... tượng luận tinh thần để nghiên cứu về cái đẹp Cái đẹp có nguồn gốc tinh thần và bản chất của cái đẹp là thể hiện của ý niệm tuyệt đối Ông thừa nhận có cái đẹp vật lý, cái đẹp sinh học và cái đẹp tinh thần Cái đẹp vật lý là cái đẹp đơn nhất và nhất thời, cái đẹp sinh học là cái đẹp đang quá độ Các cái đẹp này đều do tinh thần sản sinh ra Hêghen trình bày về cái đẹp nhƣ sau: “Đời sống của vũ trụ là quá... Cái đẹp của nghệ thuật là biểu hiện đầy đủ của ý niệm chung trong một hiện tƣợng cá biệt Cái đẹp của nghệ thuật là sự biểu hiện của tinh thần tuyệt đối trong hình tƣợng Ông cho rằng Cái đẹp trong nghệ thuật cao hơn cái đẹp trong tự nhiên Đối tƣợng của mỹ học là vƣơng quốc rộng lớn của cái đẹp [16, tr.11] Nhƣ vậy, Hêghen coi cái đẹp của tự nhiên là không đầy đủ và ông chỉ quan tâm nghiên cứu cái đẹp trong. .. PGS,TSKH.Đỗ Văn Khang cho rằng, khác với cái đẹp khách quan tồn tại trong cuộc sống, cái đẹp trong nghệ thuật 34 là sản phẩm đặc biệt do nghệ sĩ sáng tạo ra Tuy nhiên, cái đẹp trong nghệ thuật và cái đẹp trong cuộc sống không hề đối lập nhau Mối quan hệ cơ bản đó là cái đƣợc phản ánh - cái đẹp ngoài cuộc sống và cái phản ánh - nghệ thuật Khi phản ánh cuộc sống, các nghệ sĩ đều phải tham dự một cách tích... dẫn ta đến cái đẹp của cuộc sống” [39, tr.122] GS.Vũ Khiêu cho rằng, muốn hiểu đƣợc sâu sắc cái đẹp trong nghệ thuật thì cần gia nhập bản thân cuộc sống nghệ thuật Cần nâng cao trình độ thẩm mỹ, để có thể đi từ cái đẹp cuộc sống đến cái đẹp của nghệ thuật và từ cái đẹp của nghệ thuật làm đẹp thêm cho cuộc sống * Quan niệm về cái đẹp của GS,TS.Đỗ Huy Xuất phát từ vai trò to lớn của cái đẹp thúc đẩy sự... ra phạm trù cái đẹp giữ vị trí trung tâm trong mỹ học trƣớc hết 30 đã khắc phục đƣợc các quan điểm duy vật phiến diện khi giải quyết các vấn đề cái cao cả, cái bi, cái hài Cái bi, cái hài, cái cao cả mang ý nghĩa thẩm mỹ là vì chúng là các hình thức tồn tại khác của cái đẹp Cái cao cả chính là cái đẹp to lớn, cái đẹp đầy tiềm năng, cái đẹp trên mức bình thƣờng Cái bi cũng chính là cái đẹp, cái cao cả... sống của mình đối với cái đẹp ngoài tự nhiên và trong xã hội Nét đặc trƣng của cái đẹp trong nghệ thuật chính là tính điển hình của nó Vì thế, cái đẹp trong nghệ thuật chứa đựng những nét chủ yếu và đặc sắc của cái đẹp khách quan ngoài cuộc sống Nó bao quát đƣợc cả tính thời gian, không gian, đúc rút từ tính thời sự nóng bỏng lẫn bản chất xã hội, con ngƣời Cái đẹp trong nghệ thuật còn gắn với những . về nghệ thuật nhiếp ảnh 39 1.2.2. Nghệ thuật nhiếp ảnh ở Việt Nam 48 CHƢƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CÁI ĐẸP TRONG NGHỆ THUẬT NHIẾP ẢNH VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI 60 2.1. Những biểu hiện của cái đẹp. hiện của của cái đẹp trong nghệ thuật nhiếp ảnh Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. - Phân tích thực trạng sáng tạo, thƣởng thức, đánh giá cái đẹp trong nghệ thuật nhiếp ảnh Việt Nam hiện nay. cái đẹp trong nghệ thuật nhiếp ảnh ở Việt Nam hiện nay. 10 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là cái đẹp trong nghệ thuật nhiếp ảnh Việt Nam thời kỳ đổi

Ngày đăng: 07/07/2015, 01:23

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan