Khả năng hình thành khu vực Thương mại tự do Trung Quốc - Nhật Bản - Hàn Quốc Luận văn ThS

111 1.3K 1
Khả năng hình thành khu vực Thương mại tự do Trung Quốc - Nhật Bản - Hàn Quốc  Luận văn ThS

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ MAI HƢƠNG KHẢ NĂNG HÌNH THÀNH KHU VỰC THƢƠNG MẠI TỰ DO TRUNG QUỐC - NHẬT BẢN - HÀN QUỐC LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế Hà Nội – 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ MAI HƢƠNG KHẢ NĂNG HÌNH THÀNH KHU VỰC THƢƠNG MẠI TỰ DO TRUNG QUỐC - NHẬT BẢN - HÀN QUỐC Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quan hệ quốc tế Mã số: 60 31 02 06 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Phạm Quý Long Hà Nội - 2014 3 MỤC LỤC MỤC LỤC 3 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 5 DANH MỤC BẢNG BIỂU 7 PHẦN MỞ ĐẦU 8 1. Lý do chọn đề tài 8 2. Mục tiêu nghiên cứu: 9 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 9 4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 9 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 11 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 12 7. Cấu trúc của luận văn 12 PHẦN NỘI DUNG 14 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA XU THẾ 14 HÌNH THÀNH CÁC KHU VỰC THƢƠNG MẠI TỰ DO TRÊN 14 THẾ GIỚI VÀ ĐÔNG Á 14 1.1 Một số vấn đề lý luận về khu vực thƣơng mại tự do 14 1.1.1 Tổng quan về liên kết kinh tế quốc tế và khu vực 14 1.1.2 Khái niệm và đặc điểm về Khu vực thương mại tự do 20 1.2 Thực tiễn hình thành khu vực thƣơng mại tự do trên thế giới và ở Đông Á. 25 1.2.1 Thực tiễn hình thành khu vực thương mại tự do ở trên thế giới: 25 1.1.2 Thực tiễn hình thành khu vực thương mại tự do ở Đông Á 30 Tiểu kết: 35 CHƢƠNG 2: NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI KHẢ NĂNG 37 HÌNH THÀNH KHU VỰC THƢƠNG MẠI TỰ DO 37 TRUNG QUỐC – NHẬT BẢN – HÀN QUỐC 37 4 2.1 Những nhân tố quốc tế và khu vực tác động tới Khả năng hình thành khu vực thƣơng mại tự do giữa ba nƣớc 37 2.1.1 Tình hình kinh tế toàn cầu và khu vực 37 2.1.2 Các nhân tố về an ninh, chính trị trên thế giới và khu vực 44 2.2 Những nhân tố nội tại của ba nƣớc Trung Quốc – Nhật Bản – Hàn Quốc tác động tới khả năng hình thành khu vực thƣơng mại tự do giữa họ 60 2.2.1 Trung Quốc 60 2.2.2 Nhật Bản 72 2.2.2 Hàn Quốc 82 Tiểu kết: 91 CHƢƠNG 3. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG HÌNH THÀNH KHU VỰC THƢƠNG MẠI TỰ DO TRUNG QUỐC – NHẬT BẢN – HÀN QUỐC VÀ MỘT SỐ HÀM Ý 93 3.1 Đánh giá khả năng hình thành một Khu vực thƣơng mại tự do giữa ba nƣớc Trung Quốc – Nhật Bản – Hàn Quốc 93 3.1.1 Kịch bản 1 94 3.1.2 Kịch bản 2 95 3.1.3 Kịch bản 3 97 3.2 Dự báo những tác động của khu vực Thƣơng mại tự do Trung Quốc – Nhật Bản – Hàn Quốc tới Việt Nam và một số gợi ý chính sách 97 3.2.1 Những tác động của việc hình thành Khu vực thương mại tự do Trung Quốc – Nhật Bản – Hàn Quốc tới Việt Nam 97 3.2.2 Một số gợi ý chính sách đối với nước ta trước khả năng hình thành Khu vực thương mại tự do Trung – Nhật – Hàn 99 Tiểu kết: 102 KẾT LUẬN 104 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 106 5 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ACFTA ASEAN – China Free Trade Area Khu vực thương mại tự do Trung Quốc – ASEAN ADB Asian Development Bank Ngân hàng phát triển châu Á ASEAN Association of South East Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á AFTA Asian Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do ASEAN AMF Asian Monetary Fund Quỹ tiền tệ châu Á APEC Asia Pacific Economic Cooperation Tổ chức hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương ARF ASEAN Regional Forum Diễn đàn khu vực ASEAN ASEM Asia Europe Summit Meeting Hội nghị thượng đỉnh Á - Âu CJK FTA China – Japan – Korea Free Trade Area Khu vực thương mại tự do Trung Quốc – Nhật Bản – Hàn Quốc CARICOM Carribbean Community Cộng đồng Caribbean CER Closer Trade Regions Trade Agreement Hiệp định thương mại gần gũi hơn EAS East Asia Summit Hội nghị thượng đỉnh Đông Á 6 EAFTA East Asia Free Trade Area Khu vực thương mại tự do Đông Á EEA European Economic Area Khu vực kinh tế châu Âu EEC European Economic Community Cộng đồng kinh tế châu Âu EFTA European Free Trade Association Hiệp hội thương mại tự do Châu Âu EPA Economic Partnership Agreement Hiệp định đối tác kinh tế EU European Union Liên minh châu Âu FTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do GATT General Agreement on Tariffs and Trade Hiệp định chung về thương mại và thuế quan GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội LAFTA Latin American Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do Mỹ La tinh NAFTA North American Free Trade Agreement Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mỹ SCO Shanghai Cooperation Organization Tổ chức hợp tác Thượng Hải WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại quốc tế 7 DANH MỤC BẢNG BIỂU Biểu đồ 1.1: Sự bùng nổ Hiệp định thương mại khu vực trên toàn cầu (1948 – 2012) 27 Biểu đồ 1.2 Sự gia tăng các FTA được ký kết ở châu Á 33 Bảng 2.1: Tăng trưởng kinh tế thế giới 2011-2012 40 Bảng 2.2: Sơ lược kinh tế Đông Á trên thế giới (2008), (đơn vị: %) 42 Biểu đồ 2.3: Tốc độ tăng trưởng GDP của nhật Bản giai đoạn 2004 - 2012 78 8 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong bối cảnh toàn cầu hóa, xu hướng liên kết kinh tế khu vực ngày càng nổi lên mạnh mẽ, nhất là sau khi Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ra đời. Tuy nhiên, chỉ tới khi xảy ra khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á năm 1997, các nước khu vực Đông Á mới nhận thức được rằng mình đang đi sau với xu hướng phát triển kinh tế thế giới và đã bắt đầu bắt kịp với xu thế này. Cụ thể là sự ra đời của hàng loạt các Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa các nước trong khu vực với nhau, cũng như với các quốc gia, khu vực khác trên thế giới. Không nằm ngoài xu hướng đó, ba nền kinh tế phát triển nhất khu vực là Trung Quốc – Nhật Bản – Hàn Quốc, cũng đã tiến hành đàm phán ký kết các Hiệp định thương mại tự do với nhiều nước trong và ngoài khu vực, và đặc biệt họ cũng đang hướng tới một Khu vực thương mại tự đo với nhau. Dù cho còn những mâu thuẫn về nhiều mặt song trước những lợi ích thiết thực từ việc hợp tác kinh tế, ba nước đã ngồi lại với nhau nhằm mục đích nghiên cứu tính khả thi và hướng tới hình thành một Khu vực thương mại tự do lớn thứ 3 thế giới (chỉ sau EU và NAFTA). Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc là đối tác kinh tế truyền thống và chiến lược của Việt Nam. Một khu vực thương mại tự do giữa ba nền kinh tế đứng đầu Đông Á chắc chắn sẽ tác động không nhỏ tới nước ta. Mặc dù vấn đề này cũng được bàn tới nhiều nhưng cho tới nay chưa có một công trình nào viết đầy đủ cụ thể về nó. Đồng thời, nghiên cứu về chủ đề này phần nào sẽ giúp Việt Nam có những đối sách phù hợp nếu như Khu vực thương mại tự do giữa ba nước này được thiết lập. Hơn nữa, xuất phát từ sự quan tâm của bản thân đối với các mối quan hệ kinh tế quốc tế giữa các nước trong khu vực, đặc biệt là giữa các đối tác lớn của Việt Nam, cho nên tôi đã quyết định chọn đề 9 tài Luận văn là: “Khả năng hình thành khu vực thương mại tự do Trung Quốc – Nhật Bản – Hàn Quốc”. 2. Mục tiêu nghiên cứu: - Hệ thống hóa một số kiến thức cơ bản về lý thuyết liên kết kinh tế quốc tế và xu hướng hình thành khu vực thương mại tự do trên thế giới và khu vực Đông Á; - Đánh giá những yếu tố tác động về kinh tế, an ninh - chính trị, xã hội trên thế giới, khu vực và nội tại của ba nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đối với khả năng hình thành Khu vực thương mại tự do họ, từ đó đưa ra dự báo về một số kịch bản đối với khả năng hình khu vực thương mại tự do này. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Hệ thống hóa các mặt lý thuyết và thực tiễn về xu hướng liên kết và hội nhập trong quá trình toàn cầu hóa. - Luận văn sẽ phân tích yếu tố ở các khía cạnh an ninh, chính trị, kinh tế, xã hội trong nước, khu vực và quốc tế có tác động như thế nào tới khả năng hình thành khu vực thương mại tự do giữa ba nền kinh tế chính của khu vực Đông Bắc Á. - Từ các kết quả nghiên cứu, luận văn sẽ xây dựng một số kịch bản về khả năng hình thành Khu vực thương mại tự do Trung Quốc – Nhật Bản – Hàn Quốc trong giai đoạn ngắn hạn. - Thông qua tất cả những nghiên cứu trên, tác giả sẽ dự báo những tác động của khả năng hình thành khu vực thương mại tự do giữa ba nước tới Việt Nam và một số gợi ý cho Việt Nam. 4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Như tác giả đã đề cập, đây không phải là đề tài hoàn toàn mới. Đã có rất nhiều học giả trong và ngoài nước nghiên cứu về vấn đề tương tự của đề 10 tài. Có thể kể tới một số tác giả như: TS. Bùi Trường Giang, GS.TS Ngô Xuân Bình, PGS. TS Phạm Quý Long… Năm 2006, Viện trưởng viện nghiên cứu Đông Bắc Á lúc bấy giờ, GS.TS Ngô Xuân Bình đã có bài phân tích “Liên kết kinh tế Đông Bắc Á – Liệu có một FTA Trung Quốc – Nhật Bản – Hàn Quốc?”, được đăng trên Tạp chí nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á số 1(61) năm 2006. Bài viết tập trung phân tích về các vấn đề chính sau: sự gia tăng hợp tác kinh tế giữa các nước Đông Bắc Á; nhận diện những lợi ích và trở ngại đối với việc liên kết kinh tế tại khu vực này; và nhận diện những cơ hội hướng tới một CJK FTA. Cuốn Hướng tới chiến lược FTA của Việt Nam: Cơ sở lý luận và thực tiễn Đông Á do TS. Bùi Trường Giang chủ biên, được Nhà xuất bản Khoa học và Xã hội phát hành năm 2010. Trong cuốn sách này tác giả tập trung nghiên cứu các cơ sở lý luận về hội nhập kinh tế khu vực trong hệ thống thương mại thế giới; làn sóng FTA toàn cầu và bối cảnh mới của quá trình hội nhập kinh tế Đông Á; xu hướng chiến lược FTA của các quốc gia Đông Á; và đánh giá triển vọng xu hướng FTA tại khu vực Đông Á và những hàm ý cho một chiến lược FTA của Việt Nam trong giai đoạn 2011-2020. Cuốn Đông Bắc Á – Những vấn đề kinh tế nổi bật (2011-2020) do PGS. TS Phạm Quý Long chủ biên được Nhà xuất bản Từ điển bách khoa phát hành năm 2011. Trong cuốn sách này, tác giả tập trung phân tích Bối cảnh kinh tế khu vực Đông Bắc Á 10 năm đầu thế kỷ XXI (trong đó có phân tích vị trí kinh tế của khu vực Đông Bắc Á trong nền kinh tế toàn cầu mới; tiến trình liên kết kinh tế quốc tế ở Đông Bắc Á; giải quyết bài toán khủng hoảng toàn cầu năm 2007-2009…); dự báo một số vấn đề kinh tế nổi bật ở khu vực Đông Á; và đưa ra một số giải pháp định hướng để Việt Nam tăng cường hợp tác với các đối tác thuộc khu vực Đông Bắc Á giai đoạn 2011- 2020. [...]... yếu tố tác động tới khả năng hình thành khu vực thương mại tự do Trung Quốc – Nhật Bản – Hàn Quốc Chương này sẽ tập trung phân hai nội dung lớn: Thứ nhất là những nhân tố quốc tế và khu vực tác động tới Khả năng hình thành khu vực thương mại tự do giữa ba nước; Thứ hai là Những nhân tố nội tại của ba nước Trung – Nhật – Hàn tác động tới khả năng hình thành khu vực thương mại tự do giữa họ Đối với nội... tế xã hội và dư luận xã hội 12 Chương 3: Đánh giá khả năng hình thành Khu vực thương mại tự do Trung Quốc – Nhật Bản – Hàn Quốc và một số hàm ý Nội dung chính của Chương này sẽ đánh giá khả năng hình thành một Khu vực thương mại tự do Trung – Nhật – Hàn bằng cách đưa ra 3 kịch bản Từ đó sẽ dự báo những tác động của việc hình thành Khu vực thương mại tự do giữa ba nước tới Việt Nam và đưa ra một số gợi... cũng sớm cùng nhau thành lập nên hai khu vực thương mại tự do để thúc đẩy tự do hóa thương mại khu vực là (1) Khu vực thương mại tự do Trung Âu (CEFTA) ký năm 1992 gồm Balan, Hungary, CH Séc, Slovakia sau đó mở rộng thêm Rumania, Bungaria và Slovenia; và (2) Khu vực thương mại tự do Baltic (BFTA) gồm Estonia, Latvia và Litva b) Khu vực Châu Mỹ: Khu vực Bắc Mỹ: Khu vực thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA)... hơn 7 Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Luận văn gồm có ba chương: Chương 1: Cở sở lý luận và thực tiễn của xu thế hình thành các khu vực thương mại tự do trên thế giới và Đông Á Chương này nêu tổng quan về liên kết kinh tế quốc tế và khu vực; khái niệm và đặc điểm về Khu vực thương mại tự do Đồng thời trình bày thực tiễn của việc hình thành khu vực thương mại tự do trên thế giới và... giữa các thành viên, tuy vậy các nước thành viên vẫn có quyền thực hiện chính sách ngoại thương độc lập với các nước ngoài khu vực Mặt khác, các nước thành viên tùy theo điều kiện đặc thù của mình về kinh tế mà có thể đưa ra thỏa thuận đặc biệt khác với các nước thành viên Thực tế đã hình thành nhiều khu vực thương mại tự do như: Khu vực thương mại tự do Châu Âu (EFTA), Khu vực thương mại tự do Bắc Mỹ... tồn tại trong quan hệ giữa ba nước Trung, Nhật, Hàn 5 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập chung nghiên cứu về khả năng hình thành khu vực thương mại tự do giữa ba nước Trung Quốc – Nhật Bản – Hàn Quốc - Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: đề tài nghiên cứu về khu vực Đông Bắc Á với 3 đối tác kinh tế chủ yếu là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc Về thời gian: đề tài giới hạn... thương mại tự do: Trong khu vực thương mại tự do, các quốc gia thành viên miễn thuế quan hoàn toàn cho nhau và thực hiện giảm ở mức độ lớn, thậm chí bãi bỏ hoàn toàn các hàng rào phi thuế quan, tạo điều kiện cho hàng hóa được tự do lưu thông giữa các quốc gia thành viên Quan hệ buôn bán thương mại giữa các quốc gia trong khu vực khác với quan hệ buôn bán thương mại tự do đối với các quốc gia bên ngoài khu. .. (ACFTA), Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Ấn Độ (AIFTA), Hiệp định đối tác kinh tế ASEAN – Nhật Bản (AJEPA), Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA), Khu vực thương mại tự do Nam Á (SAFTA), Hiệp định thương mại tự do Đông Á… d) Khu vực Trung Đông và Châu Phi: Tại khu vực Trung Đông, ngoài các Hiệp định giữa Tổ chức hợp tác Vùng Vịnh (GCC) với EU và Mỹ, nhóm các nước Địa Trung Hải với EU... thương mại tự do là dạng hiệp định quá độ làm cơ sở pháp lý cho việc hình thành một Khu vực thương mại tự do hoặc một Liên minh thuế quan sau một thời gian nhất định Về bản chất “Hiệp định /Khu vực thương mại tự do là một hiệp định có đi có lại trong đó các hàng rào thương mại giữa các quốc gia tham gia hiệp định được xóa bỏ Song mỗi thành viên của hiệp định có quyền duy trì các hàng rào thương mại riêng... của Trung tâm nghiên cứu và phát triển Trung Quốc (DRC); Viện nghiên cứu phát phát triển quốc gia Nhật Bản (NIRA) và Viện chính sách kinh tế thế giới Hàn Quốc (KIEP) đã chính thức thực hiện nghiên cứu chung về các vấn đề xung quanh việc hình thành khu vực thương mại tự do Trung Quốc – Nhật Bản – Hàn Quốc, đặc biệt là các ảnh hưởng về kinh tế (phân chia theo từng ngành hàng, mặt hàng cụ thể) nếu như khu . giá khả năng hình thành Khu vực thương mại tự do Trung Quốc – Nhật Bản – Hàn Quốc và một số hàm ý. Nội dung chính của Chương này sẽ đánh giá khả năng hình thành một Khu vực thương mại tự do Trung. của ba nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đối với khả năng hình thành Khu vực thương mại tự do họ, từ đó đưa ra dự báo về một số kịch bản đối với khả năng hình khu vực thương mại tự do này việc hình thành Khu vực thương mại tự do Trung Quốc – Nhật Bản – Hàn Quốc tới Việt Nam 97 3.2.2 Một số gợi ý chính sách đối với nước ta trước khả năng hình thành Khu vực thương mại tự do Trung

Ngày đăng: 06/07/2015, 23:47

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan