Hoạt động ngoại khóa văn học ở trường trung học phổ thông

105 1.7K 7
Hoạt động ngoại khóa văn học ở trường trung học phổ thông

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hoạt động ngoại khóa văn học ở trường trung học phổ thông

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ĐOÀN THỤY BẢO CHÂU HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA VĂN HỌC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học môn văn Mã số: 60 14 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THANH BÌNH Thành phố Hồ Chí Minh-2010 LỜI CẢM ƠN Xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến tập thể thầy cô giáo, các cán bộ Phòng Đào tạo, Phòng Khoa học công nghệ sau đại học, Thư viện và công nhân viên trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã tham gia giảng dạy và tạo điều kiện học tập, chăm sóc sức khỏe, ủng hộ tinh thần và cung cấp tài liệu, sách báo để tôi nghiên cứu đề tài này. Xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Trần Thanh Bình đã tận tình hướng dẫn, cùng quý thầy cô trong Hội đồng khoa học đã dành thời gian đọc, góp ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn này. Mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng luận văn không tránh khỏi thiếu sót, rất mong được sự chỉ dẫn, đóng góp của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp để luận văn hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả Đoàn Thụy Bảo Châu KÍ HIỆU VIẾT TẮT BGH: Ban giám hiệu THPT: Trung học phổ thong THCS: Trung học cơ sở GD&ĐT: Giáo dục và đào tạo NXB: Nhà xuất bản GS: Giáo sư PGS: Phó giáo sư TS: Tiến sĩ QLGD: Quản lí giáo dục TW: Trung ương XH: Xã hội SGK: Sách giáo khoa BTC: Ban tổ chức BCH: Ban chỉ huy MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1.1. Xuất phát từ tầm quan trọng của hoạt động ngoại khóa: - Trong giáo dục học nói chung cũng như trong lí luận dạy học các môn học nói riêng, hoạt động ngoại khóa luôn luôn được đề cập như một hoạt động hết sức quan trọng. Trong xu hướng đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, Bộ Giáo dục đã ban hành nhiều chỉ thị, văn bản liên quan đến việc đẩy mạnh các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Nội dung của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đã được xác định trong Điều 26, Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thôngtrường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Quyết định số 07/2007/QĐ-BGD ĐT ngày 02/04/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) nêu: “Nhà trường phối hợp với các tổ chức, cá nhân tham gia giáo dục ngoài nhà trường thực hiện các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm các hoạt động ngoại khóa về khoa học, văn học, nghệ thuật, thể dục thể thao, an toàn giao thông, phòng chống tệ nạn xã hội, giáo dục giới tính, giáo dục pháp luật nhằm phát triển toàn diện và bồi dưỡng năng khiếu; các hoạt đông vui chơi, tham quan du lịch, giao lưu văn hóa, giáo dục môi trường; các hoạt động xã hội, từ thiện phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh” [22, 14] - Công tác ngoại khóa là một phần quan trọng, có mối quan hệ gắn bó khăng khít với chính khóa. Ngoại khóa là một hoạt động bổ sung và nâng cao chất lượng của chính khóa lên một bước. Phạm vi một giờ lên lớp không cho phép người dạy truyền đạt hết tất cả những vấn đề mà việc dạy học văn phải hướng đến. Bên cạnh những khái niệm, những công thức, tri thức,…việc dạy học cũng phải quan tâm đến quá trình hình thành và phát triển các kĩ năng, các quan hệ giao tiếp, các mối liên hệ gắn bó giữa người học với hiện thực cuộc sống, và việc này liên quan mật thiết đến hoạt động ngoại khóa. - Hoạt động ngoại khóa có khả năng góp phần đào tạo người học toàn diện về các mặt: trí, đức, thể mĩ, vừa có lí luận vừa có thực hành, vừa có kiến thức vừa có kĩ năng sản xuất, vừa có văn hóa nhà trường vừa có tri thức về đời sống xã hội. Hoạt động ngoại khóa chính là cầu nối giúp học sinh vận dụng kiến thức vào trong đời sống, sinh hoạt gần gũi với tập thể, với nhân dân thêm một bước. 1.2. Xuất phát từ thực trạng dạy học văn trong nhà trường phổ thông: Cũng như tất cả các môn học khác, việc nâng cao chất lượng dạy học môn văn có mối liên hệ gắn bó hữu cơ đến việc nâng cao chất lượng các hoạt động ngoại khóa văn học. Hoạt động ngoại khóa văn học có tác dụng to lớn trong việc rèn luyện năng khiếu, bồi dưỡng nhân tài văn học. Ngoài công tác giáo dục tư tưởng, tình cảm, mở rộng, bổ sung cho kiến thức chính khóa, phát triển tài năng cá nhân, nâng cao khả năng hoạt động tự lập và trình độ thực hành cho học sinh, nó còn có tác dụng gắn liền học sinh với đời sống một cách có hiệu quả. Nó có khả năng nâng cao hứng thú học tập văn học cho người học, và có tác dụng rất lớn về mặt giáo dục, giáo dưỡng. - Nhiệm vụ của môn văn nói chung, của người giáo viên dạy văn nói riêng là giúp học sinh khám phá, cảm thụ và thưởng thức cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn chương, từ đó phát triển toàn diện về tâm hồn và trí tuệ. Tuy nhiên, thực tế dạy học văn trong nhà trường những năm gần đây ngày càng khiến học sinh xa rời môn văn, có thể nói một phần là do cách dạy và học còn nặng tính hàn lâm, tách rời văn học với cuộc sống, không mang lại hứng thú cho người học, lẫn người dạy. - Yêu cầu của nhà trường hiện nay không chỉ truyền thụ cho người học kiến thức khoa học mà quan trọng hơn hết là phải hình thành cho họ thái độ sống, kĩ năng sống, khả năng cần thiết để đảm bảo cho việc nắm vững tri thức và sử dụng tri thức đó trong đời sống. Chúng ta chủ trương dạy học theo hướng tích cực hóa, dạy học văn không theo lối truyền thụ một chiều từ giáo viên sang học sinh mà phải là sự tương tác nhiều chiều, mà trục chính vẫn là giáo viên và học sinh. Giờ văn phải khơi gợi được hứng thú và xúc cảm nơi người đọc. Đặc biệt, dạy văn không có nghĩa là chỉ dạy cho người học biết một tác phẩm, một tác giả nào đó được giới thiệu trong nhà trường mà còn phải giới thiệu những vấn đề văn học khác ngoài SGK để nâng cao “tầm đón nhận” của người học. Quan trọng hơn, việc dạy học văn phải làm cho học sinh hiểu các nguyên lí: “văn học là nhân học” (M.Gorki), văn học là cuộc sống,…Theo những tinh thần vừa nói, nâng cao chất lượng của hoạt động ngoại khóa văn học có ý nghĩa hết sức to lớn. Hoạt động ngoại khóa văn học hiện nay các cơ sở giáo dục phổ thông vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Vì thế, để góp phần khắc phục các nhược điểm và mang lại cho hoạt động ngoại khóa văn học một hình thức mới, bổ ích, hấp dẫn, thú vị,…chúng tôi lựa chọn và quyết định thực hiện đề tài: “Hoạt động ngoại khóa văn học trường THPT”. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ: - các nước phát triển trên thế giới và trong khu vực như: Mỹ, Hàn Quốc, Singapore,…ngoại khóa nói chung, ngoại khóa văn học nói riêng là một phần không thể thiếu trong chương trình đào tạo của mình (xem [19, 15]). Còn Việt Nam, trong khoảng hai mươi năm trở lại đây, vấn đề ngoại khóa văn học đã được chú ý nghiên cứu trên cả bình diện lý thuyết và thực hành. - Trong các giáo trình về lí luận và phương pháp dạy học văn đều có dành một phần bàn về ngoại khóa và các hoạt động ngoại khóa văn học như: “Hoạt động văn học ngoài nhà trường, vị trí của công tác ngoại khóa văn học”, “Công tác ngoại khóa văn học với nhiệm vụ đào tạo con người toàn diện của nhà trường xã hội chủ nghĩa”, “Nguyên tắc hoạt động ngoại khóa văn học” của GS. Phan Trọng Luận; “Tổ chức và hướng dẫn học sinh đọc ngoại khóa văn học” của TS.Trần Thanh Bình; gần đây nhất, một số Hội thảo đáng chú ý đề cập đến vấn đề hoạt động ngoại khóa như: Hội thảo “Hiệu quả của hoạt động ngoại khóa đối với việc nâng cao chất lượng dạy-học trong nhà trường phổ thông” của Viện Nghiên cứu giáo dục- Trung tâm Đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục; Hội thảo “Công tác quản lí hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trường phổ thông” của Trường Cán bộ quản lí giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề xung quanh hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoại khóa văn học. 2.1 Về mặt lí thuyết: - Nhiều khái niệm liên quan đến hoạt động ngoại khóa chưa được xác định thống nhất. Chẳng hạn như: ngoại khóa là hình thức học tập hay vui chơi, chính khóa hay ngoại khóa? Dạy học thêm, bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ họ sinh yếu kém có phải là ngoại khóa hay không? . - Các hình thức ngoại khóa, quy trình tổ chức hoạt động ngoại khóa chưa được làm rõ, giáo viên và học sinh khó áp dụng, khó thực hiện, tính khả thi không cao. 2.1 Về mặt thực tiễn: - Hầu hết giáo viên phổ thông chưa đánh giá đúng vai trò, tác dụng của các hình thức ngoại khóa, nên không phát huy được tính chủ động, tự giác và sáng tạo trong việc học tập, rèn luyện kỹ năng hoạt động ngoại khóa. - Một số trường phổ thông của các tỉnh Nam Bộ như: Long An, An Giang, Vĩnh Long, Đồng Nai… do những nguyên nhân khác nhau, hoạt động ngoại khóa văn học hầu như không được chú ý, hay có tổ chức nhưng chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Như vậy, nhìn vào tổng thể, chúng ta có thể thấy rằng việc nghiên cứu và triển khai vấn đề ngoại khóa này chưa được các nhà nghiên cứu đầu tư đúng mức, đôi khi còn nhập nhằng, chưa phân đinh rõ ràng giữa hoạt động ngoại khóa bộ môn với hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (được xem như là một môn học riêng biệt đã được BGD-ĐT đưa vào dạy từ năm học 2006-2007), việc triển khai hoạt động ngoại khóa trong thực tiễn dạy học còn nhiều khó khăn vướng mắc nên vẫn chưa tháo gỡ được hết những khó khăn cho cả người dạy và người học. Chính vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài “Hoạt động ngoại khóa văn học trường phổ thông trung học” với hi vọng hệ thống hóa lại những vấn đề cơ bản của hoạt động ngoại khóa văn học, đóng góp một phần vào việc hoàn thiện cơ sở lí luận cũng như đặt ra những vấn đề cần lưu ý khi triển khai hoạt động ngoại khóa văn học vào thực tiễn. 3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Với tính chất bước đầu, luận văn giới hạn đối tượng và phạm vi nghiên cứu như sau: - Những công trình nghiên cứu lí luận của các nhà nghiên cứu vấn đề ngoại khóangoại khóa văn học. - Tìm hiểu thực trạng của công tác ngoại khóa văn học một số trường trung học phổ thông hiện nay. - Nghiên cứu nội dung và cách thức tổ chức hoạt động ngoại khóa có hiệu quả một số trường phổ thông trung học. 4. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: Đề tài nhằm thực hiện những nhiệm vụ và mục đích sau: 4.1 Mục đích nghiên cứu: - Khẳng định vấn đề hoạt động ngoại khóa văn học hiện nay là một trong những vấn đề cần thiết trong việc đổi mới dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học của học sinh. - Nghiên cứu đề tài này góp phần làm cho hoạt động ngoại khóa vào việc dạy học môn Ngữ văn nhà trường phổ thông hiện nay được triển khai thực hiện tốt hơn. 4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu: Vận dụng những thành công của các hoạt động ngoại khóa văn học vào chính khóa để nâng cao hứng thú học văn của học sinh phổ thông hiện nay. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Để nghiên cứu vấn đề mà luận văn đặt ra, trong quá trình thực hiện, chúng tôi đã kết hợp, vận dụng linh hoạt phương pháp nghiên cứu lí thuyết và phương pháp nghiên cứu hiện thực, cụ thể là: 5.1 Phương pháp phân tích, tổng hợp: Được sử dụng để nghiên cứu lịch sử vấn đề và phát hiện, rút ra những kết luận cần thiết về cơ sở lí luận thông qua việc tìm hiểu các tư liệu, giáo trình, các bài nghiên cứu thuộc các lĩnh vực Giáo dục học, Tâm lí học, Lí luận văn học, Lí luận và Phương pháp dạy học văn, Lí thuyết tiếp nhận văn học,…có liên quan trực tiếp đến phạm vi đề tài. 5.2 Phương pháp điều tra, khảo sát: Được vận dụng dưới các góc độ sau: Phát phiếu điều tra cho giáo viên và học sinh một số trường Trung học phổ thông các tỉnh Long An, Vĩnh Long, Đồng Nai, An Giang, và thành phố Hồ Chí Minh để nắm bắt tình hình tổ chức hoạt động ngoại khóa văn học. 5.3 Phương pháp thống kê: Được sử dụng để sử lí các số liệu thu thập được trong quá trình khảo sát, bổ trợ cho phương pháp phân tích, tổng hợp nhằm đạt đến những kết luận chính xác, khách quan. 5.4 Phương pháp so sánh-đối chiếu: Được vận dụng trong việc so sánh giữa các đối tượng học sinh trong việc có và không có tham gia hoạt động ngoại khóa văn học; so sánh, đối chiếu để cho thấy tầm quan trọng của hoạt động ngoại khóa Văn học trong việc dạy học Ngữ văn trường phổ thông ngày nay. 6. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI: Với lí do và phạm vi nghiên cứu của đề tài như đã nêu trên, đề tài “Hoạt động ngoại khóa văn học trường trung học phổ thông” phấn đấu để có thể có những ý nghĩa khoa học sau: - Hệ thống hóa các cơ sở lí luận của hoạt động ngoại khóa nói chung và hoạt động ngoại khóa văn học nói riêng. - Xác định hệ thống nội dung và các phương thức, hình thức tổ chức các hoạt động ngoại khóa văn học một cách thích hợp để có thể vận dụng rộng rãi trong trường phổ thông. 7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN: Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm ba chương với các nhiệm vụ cụ thể như sau: Chương 1: Làm rõ cơ sở lí luận của hoạt động ngoại khóa nói chung, ngoại khóa văn học nói riêng; vai trò quan trọng của hoạt động ngoại khóa văn học đối với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học văn hiện nay. Chương 2: Khảo sát về thực trạng tổ chức hoạt động ngoại khóa văn học trường trung học phổ thông ngày nay và rút ra những nhận xét cần thiết về lí luận và thực tiễn. Chương 3: Chương thực nghiệm Mô tả nội dung và cách thức tổ chức-tiến hành một số hình thức hoạt động ngoại khóa văn học trường trung học phổ thông. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1 HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA 1.1.1 Vài nét lịch sử hoạt động ngoại khoá Trong lịch sử giáo dục, hoạt động ngoại khóa đã xuất hiện từ lâu, vào thế kỉ XVI, thời kì Phục Hưng, Rabơle (Francois Rabelais (1494-1553)), một nhà tư tưởng người Pháp đã có sáng kiến tổ chức các hình thức giáo dục ngoài giờ lên lớp như ngoài việc lớp còn có những buổi tham quan xưởng thợ, các cửa hàng, tiếp xúc với các nhà văn, các nghị sĩ, đặc biệt là mỗi tháng một lần, thầy và trò về sống nông thôn một ngày [14, 986]. Isma’il Al-Qabbani (1898-1963), nhà cải cách giáo dục tiên phong vĩ đại của Ai Cập đã đưa chủ nghĩa thực dụng (do John Dewey-người Mỹ-khởi sướng) đến với nhân dân Ai Cập và áp dụng nó rất thành công, đó là: sử dụng phương pháp giảng dạy theo nguyên tắc “học đi đôi với hành, tăng khả năng quan sát, nhận thức, phân tích và đánh giá. Phương pháp này ngược với phương pháp truyền thống: “đọc, viết, nghe và đọc”. Phát triển tinh thần tự do, khuyến khích dân chủ, tự định hướng và tôn trọng lẫn nhau giữa các trẻ, nuôi dưỡng khả năng sáng tạo” [14, 1001]. Đến thập niên 20, 30 của thế kỉ XX, A.S.Macarenco-nhà giáo dục nổi tiếng người Nga đầu thế kỉ XX-đã bàn về tầm quan trọng của công tác này. Ông phát biểu: “Tôi kiên trì nói rằng các vấn đề giáo dục, phương pháp giáo dục không thể hạn chế trong các vấn đề giảng dạy, lại càng không thể để cho quá trình giáo dục chỉ thực hiện trên lớp học, mà đáng ra phải là trên mỗi mét vuông của đất nước chúng ta…” Nghĩa là “trong bất kì hoàn cảnh nào cũng không được quan niệm rằng công tác giáo dục chỉ được tiến hành trong lớp” [28, 225]. Trong thực tiễn công tác của mình, Macarenco đã tổ chức các hoạt động bên ngoài lớp học trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện, các em có thể xin ra khỏi tổ bất cứ lúc nào, nhưng các tổ phải kỷ luật trong quá trình hoạt động. E. K. Krupskaja bàn về công tác ngoại khóa tại trong Hội nghị giáo dục toàn quốc nước Nga năm 1938: “Nên hiểu cho đến cùng: như thế nào là hạnh phúc của con em. Vấn đề này hoàn toàn không có nghĩa là phải chiều chuộng phục vụ, phục vụ và phục vụ trẻ con như con em của một tên tư bản nào đó…Biết gây nhiều hứng thú mới cho trẻ em, biết làm cho con em chúng ta phát triển toàn diện, đó là cần thiết. Một trong những nhiệm vụ chủ yếu của công tác ngoài trường là làm cho đời sống con em chúng thật sự trở thành đời sống có văn [...]... việc giảng dạy và học tập văn học với đời sống, góp phần đào tạo và xây dựng con người toàn diện cho xã hội 1.2 HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA VĂN HỌC Hoạt động ngoại khóa văn học là một bộ phận của hoạt động dạy học văn Hoạt động này sẽ giúp cho việc dạy và học có cơ sở thực tế, tạo hưng phấn cho giờ học chính khóa; vốn sống, vốn hiểu biết của cả thầy và trò đều được mở rộng ngoại khóa văn học, học sinh có thể... thức hoạt động ngoại khóa văn học có tác dụng giáo dục học sinh một cách tế nhị, tinh vi và sâu sắc 1.2.3 Nguyên tắc hoạt động ngoại khóa văn học: Nguyên tắc hoạt động ngoại khóa văn học dựa trên những nguyên tắc chung nhất của lí luận dạy học và đặc trưng bộ môn Trong bài viết “Nguyên tắc hoạt động ngoại khóa (xem [9, 386]), GS Phan Trọng Luận đề ra ba nguyên tắc cơ bản của hoạt động ngoại khóa văn học. .. hướng tích cực hóa các hoạt động, nâng giá trị của hoạt động ngoại khóa ngang tầm với việc giảng dạy – giáo dục nói chung Trong phạm vi đề tài nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng tổ chức hoạt động ngoại khóatrường THPT cho học sinh chương 2 TIỂU KẾT Hoạt động ngoại khóa, ngoại khóa văn học là một hoạt động bổ trợ rất cần thiết cho các hoạt động giáo dục Hoạt động này dựa trên nguyên... các hoạt động trong nhà trường tác động đến công tác giáo dục toàn diện cho học sinh - Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của hoạt động ngoại khóa - Nhận thức của giáo viên về các nội dung hoạt động ngoại khóa - Đánh giá của giáo viên về thực trạng tổ chức các hình thức hoạt động ngoại khóa - Đánh giá của giáo viên về mức độ nhận thức của học sinh trung học phổ thông về các nội dung hoạt động ngoại. .. cơ sở chương trình chính khóa, phù hợp với điều kiện thời gian cho phép Thoát ly chính khóa, ngoại khóa sẽ làm mất thời gian học tập và sẽ giảm hứng thú hoạt động Phạm vi ngoại khóa văn học rất rộng Vì vậy, chọn các hoạt động nào gắn với chính khóa nhất để lập kế hoạch hoạt động là công việc đầu tiên nằm trong kế hoạch dạy học đầu năm của mỗi nhà trường (BGH, Tổ bộ môn) Thông qua hoạt động ngoại khóa. .. tương đồng giữa văn học địa phương và văn học dân tộc,… Khi tham gia các hoạt động ngoại khóa văn học, người học đã, đang và sẽ có những đóng góp, những cống hiến quan trọng trong việc phát hiện, duy trì, lưu trữ,…những vấn đề văn học lớn như văn học dân gian, văn học dân tộc, văn học địa phương,… Công tác ngoại khóa chiếm một vị trí vô cùng quan trọng vì bản thân việc giảng dạy văn học gắn chặt với... động ngoại khóa văn học là một trong những mảng hoạt động giáo dục quan trọng nhà trường phổ thông Hoạt động này có tác dụng phục vụ cho việc dạy học Ngữ văn trong chương trình chính khóa, góp phần phát triển và hoàn thiện nhân cách toàn diện, bồi dưỡng năng khiếu và tài năng sáng tạo của học sinh Nội dung của hoạt động ngoại khóa rất phong phú và đa dạng thể hiện qua các hoạt động như đọc sách, văn. .. định những hình thức hoạt động giúp các em chủ động tìm hiểu, khám phá tri thức - Nhận thức của học sinh về vai trò của hoạt động ngoại khóa - Nhận thức của học sinh về những biểu hiện cụ thể mục tiêu hoạt động ngoại khóa - Mức độ tham gia của học sinh đối với các nội dung hoạt động ngoại khóa - Mức độ yêu thích của học sinh và hiệu quả của các hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa 2.1.2 Đối với giáo... sinh Hoạt động ngoại khóa thực chất là sự tiếp nối hoạt động chính khóa trên lớp, là con đường gắn lí thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức với hành động, tạo cơ hội cho học sinh rèn luyện thói quen sống trong cộng đồng và phát huy tối đa năng lực, sở thích của từng cá nhân Hoạt động chính khóahoạt động ngoại khóa rất cần thiết trong hoạt động giảng dạy môn Ngữ văn trường trung. .. tham quan,…nhờ đó các kiến thức tiếp thu được trên lớp có cơ hội được áp dụng, mở rộng trên thực tế, đồng thời có tác dụng nâng cao hứng thú học tập môn Ngữ văn trường phổ thông Thông qua hoạt động ngoại khóa văn học, người học đã trưởng thành và học tập được rất nhiều, rất sâu sắc những vấn đề mà trong các hoạt động chính khóa không đủ đáp ứng: tư tưởng, tình cảm của tác giả khi sáng tác; những . 1.2 HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA VĂN HỌC Hoạt động ngoại khóa văn học là một bộ phận của hoạt động dạy học văn. Hoạt động này sẽ giúp cho việc dạy và học có. thức hoạt động ngoại khóa văn học ở trường trung học phổ thông. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1 HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA 1.1.1 Vài nét lịch sử hoạt

Ngày đăng: 11/04/2013, 11:13

Hình ảnh liên quan

Bảng 2.2 Nhận thức của học sinh về những biểu hiện cụ thể mục tiêu hoạt động ngoại khóa  - Hoạt động ngoại khóa văn học ở trường trung học phổ thông

Bảng 2.2.

Nhận thức của học sinh về những biểu hiện cụ thể mục tiêu hoạt động ngoại khóa Xem tại trang 31 của tài liệu.
Để tìm hiểu thực trạng mức độ học sinh yêu thích và hiệu quả các hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh THPT, chúng tôi sử dụng câu hỏi 6 và 7 trong phiếu khảo  sát (phụ lục 3) - Hoạt động ngoại khóa văn học ở trường trung học phổ thông

t.

ìm hiểu thực trạng mức độ học sinh yêu thích và hiệu quả các hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh THPT, chúng tôi sử dụng câu hỏi 6 và 7 trong phiếu khảo sát (phụ lục 3) Xem tại trang 35 của tài liệu.
2.3.1.4 Mức độ học sinh yêu thích và hiệu quả của các hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa   - Hoạt động ngoại khóa văn học ở trường trung học phổ thông

2.3.1.4.

Mức độ học sinh yêu thích và hiệu quả của các hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa Xem tại trang 35 của tài liệu.
14 Các hình thức tham quan,  dã  ngoại  phục  vụ  học tập.  - Hoạt động ngoại khóa văn học ở trường trung học phổ thông

14.

Các hình thức tham quan, dã ngoại phục vụ học tập. Xem tại trang 36 của tài liệu.
Bảng 2.5 Thực trạng nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của hoạt động ngoại khóa  - Hoạt động ngoại khóa văn học ở trường trung học phổ thông

Bảng 2.5.

Thực trạng nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của hoạt động ngoại khóa Xem tại trang 38 của tài liệu.
Bảng 2.6 Đánh giá của giáo viên về các hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh trung học phổ thông  - Hoạt động ngoại khóa văn học ở trường trung học phổ thông

Bảng 2.6.

Đánh giá của giáo viên về các hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh trung học phổ thông Xem tại trang 39 của tài liệu.
2.3.2.4 Đánh giá của giáo viên về mức độ sử dụng và hiệu quả của các hình thức hoạt động ngoại khóa   - Hoạt động ngoại khóa văn học ở trường trung học phổ thông

2.3.2.4.

Đánh giá của giáo viên về mức độ sử dụng và hiệu quả của các hình thức hoạt động ngoại khóa Xem tại trang 40 của tài liệu.
Stt Hình thức tổ chức  - Hoạt động ngoại khóa văn học ở trường trung học phổ thông

tt.

Hình thức tổ chức Xem tại trang 41 của tài liệu.
So sánh kết quả thống kê giữa bảng 2.9 và 2.4, chúng tôi nhận thấy có sự thống nhất giữa  đánh  giá  của  giáo  viên  và  sự  tự  đánh  giá  của  học  sinh  về  một  số  nội  dung  sau:  tham  quan du lịch về nguồn đều đạt trên 90%; các buổi nói chuyện ch - Hoạt động ngoại khóa văn học ở trường trung học phổ thông

o.

sánh kết quả thống kê giữa bảng 2.9 và 2.4, chúng tôi nhận thấy có sự thống nhất giữa đánh giá của giáo viên và sự tự đánh giá của học sinh về một số nội dung sau: tham quan du lịch về nguồn đều đạt trên 90%; các buổi nói chuyện ch Xem tại trang 43 của tài liệu.
Bảng 2.10 Đánh giá của giáo viên về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí hoạt động ngoại khóa  - Hoạt động ngoại khóa văn học ở trường trung học phổ thông

Bảng 2.10.

Đánh giá của giáo viên về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí hoạt động ngoại khóa Xem tại trang 43 của tài liệu.
So sánh kết quả ở bảng 2.11 với bảng 2.5 (Thực trạng nhận thức của giáo viên về tầm quan  trọng  của  hoạt  động  ngoại  khóa),  và  bảng  2.1  (Thực  trạng  nhận  thức  của  học  sinh  về  vai  trò của  hoạt động  ngoại khóa) - Hoạt động ngoại khóa văn học ở trường trung học phổ thông

o.

sánh kết quả ở bảng 2.11 với bảng 2.5 (Thực trạng nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của hoạt động ngoại khóa), và bảng 2.1 (Thực trạng nhận thức của học sinh về vai trò của hoạt động ngoại khóa) Xem tại trang 46 của tài liệu.
Bảng 2.12 Đánh giá của BGH về kết quả thực hiện chức năng quản lí các hoạt động ngoại khóa  - Hoạt động ngoại khóa văn học ở trường trung học phổ thông

Bảng 2.12.

Đánh giá của BGH về kết quả thực hiện chức năng quản lí các hoạt động ngoại khóa Xem tại trang 46 của tài liệu.
Bảng 2.13 Đánh giá của BGH về hiệu quả của  hoạt động ngoại khóa   - Hoạt động ngoại khóa văn học ở trường trung học phổ thông

Bảng 2.13.

Đánh giá của BGH về hiệu quả của hoạt động ngoại khóa Xem tại trang 48 của tài liệu.
So sánh với bảng 2.7 (Thực trạng nhận thức của giáo viên về mức độ quan trọng của các nội dung hoạt động ngoại khóa), chúng tôi nhận thấy mức độ đánh giá một số nội dung  hoạt động ngoại khóa ở trường phổ thông giữa BGH nhà trường và giáo viên bộ môn có m - Hoạt động ngoại khóa văn học ở trường trung học phổ thông

o.

sánh với bảng 2.7 (Thực trạng nhận thức của giáo viên về mức độ quan trọng của các nội dung hoạt động ngoại khóa), chúng tôi nhận thấy mức độ đánh giá một số nội dung hoạt động ngoại khóa ở trường phổ thông giữa BGH nhà trường và giáo viên bộ môn có m Xem tại trang 49 của tài liệu.
Bảng 2.16 Đánh giá của BGH về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí hoạt động ngoại khóa   - Hoạt động ngoại khóa văn học ở trường trung học phổ thông

Bảng 2.16.

Đánh giá của BGH về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí hoạt động ngoại khóa Xem tại trang 51 của tài liệu.
Qua bảng số liệu tổng hợp được, chúng tôi nhận thấy BGH các trường đánh giá mức độ cần thiết  và tính khả thi của các biện pháp tương đương  nhau - Hoạt động ngoại khóa văn học ở trường trung học phổ thông

ua.

bảng số liệu tổng hợp được, chúng tôi nhận thấy BGH các trường đánh giá mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp tương đương nhau Xem tại trang 52 của tài liệu.
Stt Loại hình Thực hiện Hiệu quả - Hoạt động ngoại khóa văn học ở trường trung học phổ thông

tt.

Loại hình Thực hiện Hiệu quả Xem tại trang 85 của tài liệu.
Câu 3: Đơn vị của đồng chí đã tổ chức thực hiện các loại hình hoạt động ngoại khóa nào và hiệu quả của loại hình đó?  - Hoạt động ngoại khóa văn học ở trường trung học phổ thông

u.

3: Đơn vị của đồng chí đã tổ chức thực hiện các loại hình hoạt động ngoại khóa nào và hiệu quả của loại hình đó? Xem tại trang 85 của tài liệu.
Stt Loại hình - Hoạt động ngoại khóa văn học ở trường trung học phổ thông

tt.

Loại hình Xem tại trang 90 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan