Vai trò của chính quyền cấp xã trong xây dựng nông thôn mới ở Hà Nam hiện nay

105 906 12
Vai trò của chính quyền cấp xã trong xây dựng nông thôn mới ở Hà Nam hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ================== NGÔ QUANG DUY VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HÀ NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học Hà Nội - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ================== NGÔ QUANG DUY VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HÀ NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học Mã số: 60 22 03 08 Người hướng dẫn khoa học: TS Ngô Thị Phượng Hà Nội - 2014 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Ngô Thị Phượng. Các số liệu, tài liệu tham khảo trong luận văn đều trung thực và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Hà Nội, ngày tháng năm 2014 Tác giả luận văn Ngô Quang Duy ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC BẢNG QUY ƯỚC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài 3 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 8 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 9 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9 6. Đóng góp mới của luận văn 9 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 9 8. Kết cấu của luận văn 10 NỘI DUNG 11 Chương 1. XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở VIỆT NAM VÀ CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ Ở HÀ NAM: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 11 1.1. Nông thôn Việt Nam trong lịch sử và xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam hiện nay 11 1.1.1. Đặc điểm của nông thôn Việt Nam trong lịch sử 11 1.1.2. Nông thôn mới và những nội dung cơ bản trong xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam hiện nay 20 Nông thôn mới ở Việt Nam 20 1.1.3. Những yếu tố tác động đến xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam hiện nay 28 1.2. Chính quyền cấp xã và chính quyền cấp xã ở tỉnh Hà Nam 32 1.2.1. Đặc điểm của cấp xã và vị trí, vai trò, chức năng của chính quyền cấp xã 32 1.2.2. Khái quát về tỉnh Hà Nam và chính quyền cấp xã ở tỉnh Hà Nam42 Kết luận chương 1 51 iii Chương 2: VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HÀ NAM HIỆN NAY: THỰC TRẠNG, NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP 52 2.1. Thực trạng vai trò của chính quyền cấp xã trong xây dựng nông thôn mới ở Hà Nam hiện nay 52 2.1.1. Vai trò của chính quyền cấp xã trong triển khai, tổ chức thực hiện xây dựng nông thôn mới ở Hà Nam 52 2.1.2. Vai trò của chính quyền cấp xã trong kiểm tra, giám sát quá trình xây dựng nông thôn mới ở Hà Nam 57 2.1.3. Vai trò của chính quyền trong sự phối kết hợp với các Đoàn thể cấp xã trong xây dựng nông thôn mới ở Hà Nam 62 2.2. Hạn chế và những vấn đề đặt ra đối với chính quyền cấp xã trong xây dựng nông thôn mới ở Hà Nam 67 2.2.1. Hạn chế của chính quyền cấp xã trong xây dựng nông thôn mới ở Hà Nam 67 2.2.2. Những vấn đề đặt ra đối với chính quyền cấp xã đối với quần chúng nhân dân trong xây dựng nông thôn mới ở Hà Nam 76 2.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện tốt hơn vai trò của chính quyền cấp xã trong xây dựng nông thôn mới ở Hà Nam 81 2.3.1. Nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ và quần chúng nhân dân về xây dựng nông thôn mới 81 2.3.2. Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị cấp xã để xây dựng nông thôn mới 84 2.3.3. Nâng cao tính chủ động, sáng tạo của đội ngũ cán bộ cấp xã trong xây dựng nông thôn mới 87 Kết luận chương 2 91 KẾT LUẬN 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO 95 iv BẢNG QUY ƯỚC CHỮ VIẾT TẮT CNXH Chủ nghĩa xã hội HĐND Hội đồng nhân dân NĐ – CP Nghị định - chính phủ TBCN Tư bản chủ nghĩa TW Trung ương XHCN Xã hội chủ nghĩa UBND Ủy ban nhân dân 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một nước nông nghiệp, nông dân chiếm đa số trong dân cư. Trước cách mạng tháng 8 năm 1945, nông dân chiếm hơn 90 % dân số, đến nay nông dân vẫn chiếm khoảng 70% dân số cả nước. Vì vậy, phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn hiện đại có vị trí chiến lược quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời là nền tảng bảo đảm phát triển kinh tế bền vững, ổn định chính trị, an ninh quốc phòng, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn vừa nhằm phát huy vai trò chiến lược của kinh tế nông nghiệp và đội quân chủ lực nông dân đối với xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, làm nền tảng vững chắc cho xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa nhằm nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần và xây dựng người nông dân mới - người nông dân xã hội chủ nghĩa. Qua đó, nâng cao hơn nữa vị thế của giai cấp nông dân trong công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của nông nghiệp, nông dân, nông thôn đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã thường xuyên quan tâm, chăm lo đến vấn đề này. Điều đó được thể hiện thông qua các chỉ thị, nghị quyết của Đảng đối với vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn mà tiêu biểu là Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 05/8/2008 tại Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn với mục tiêu: Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch. Xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ, hệ thống chính quyền cấp xã ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường. 2 Sau gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đã và đang đạt được những thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội , trong đó, nổi lên vấn đề rất quan trọng là xử lý mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị. Đổi mới hệ thống chính trị là một nội dung quan trọng của đổi mới chính trị nhằm thực hiện và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, tạo động lực cho đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội, góp phần giữ vững ổn định chính trị ở nước ta. Đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay phải đặc biệt chú trọng tới việc đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương năm khóa IX. Trong hệ thống quản lý bốn cấp ở nước ta, cấp xã thuộc cấp cơ sở, là cấp thấp nhất trong hệ thống chính trị, quản lý địa bàn nông thôn. Cấp xã có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng, gắn liền nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Tỉnh Hà Nam hiện nay có 117 đơn vị cấp cơ sở, trong đó có 100 xã, 7 thị trấn, 10 phường. Như vậy, trong số đơn vị cấp cơ sở của tỉnh Hà Nam, cấp xã là chủ yếu, chiếm tới 85% đơn vị cấp cơ sở. Trong quá trình đổi mới đất nước, đặc biệt là đổi mới hoạt động của hệ thống chính trị, hệ thống chính quyền cấp xã ở tỉnh Hà Nam đang tiếp tục được kiện toàn về tổ chức, hoạt động cũng như đội ngũ cán bộ. Trong quá trình triển khai, tổ chức thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, chính quyền cấp xã có vai trò đặc biệt quan trọng. Mặc dù vậy, hoạt động hệ thống chính quyền cấp xã vẫn còn nhiều hạn chế nhất là trong xây dựng nông thôn mới. Cụ thể là, tổ chức bộ máy của hệ thống chính quyền còn nhiều bất cập, hiệu quả hoạt động còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Sự phân công và phối hợp giữa chính quyền với tổ chức Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội chưa cụ thể, rõ ràng, minh bạch. Công tác tổ chức cán bộ tiến hành còn chậm, chưa kiên quyết. Năng lực và 3 trình độ của cán bộ chưa đáp ứng được chức năng nhiệm vụ. Tình trạng quan liêu, tham nhũng, mất đoàn kết nội bộ vẫn còn xảy ra ở một số nơi. Một bộ phận cán bộ cấp xã thoái hóa, biến chất vừa vi phạm quyền làm chủ của nhân dân vừa tham ô, tham nhũng làm mất lòng tin trong nhân dân. Những hạn chế, yếu kém trên của hệ thống chính quyền đã và đang tác động không nhỏ đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh nói chung và quá trình xây dựng nông thôn mới nói riêng. Điều này đặt ra yêu cầu khách quan cho việc nhận thức đúng đắn vai trò của hệ thống chính quyền cấp xã trong việc xây dựng nông thôn mới. Đồng thời có những quan điểm, giải pháp phù hợp để đổi mới và nâng cao chất lượng của hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn Hà Nam nhằm phát huy những thế mạnh của tỉnh, hạn chế những yếu kém, giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống cho nhân dân ở nông thôn. Xây dựng nông thôn mới và hệ thống chính quyền cấp xã ở nông thôn là những vấn đề quan trọng, bức xúc hiện nay, đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu một cách nghiêm túc cả trên lĩnh vực lý luận và thực tiễn để giải quyết kịp thời những khó khăn ở chính cơ sở. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn vấn đề “Vai trò của chính quyền cấp xã trong xây dựng nông thôn mới ở Hà Nam hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài Trong những năm gần đây, có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn. Các công trình đó được chia thành hai nhóm vấn đề: Thứ nhất, nghiên cứu về chính quyền cấp xã, có một số công trình tiêu biểu sau: "Một số vấn đề về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương trong giai đoạn hiện nay ở nước ta", của tác giả Bùi Tiến Quý, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000. Ở công trình này, Tác giả đã trình bày khá rõ cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, vai trò của các bộ phận trong bộ máy chính 4 quyền cấp cơ sở, qua đó cho thấy hoạt động của chính quyền cấp cơ sở ở địa trong giai đoạn hiện nay. "Chính quyền cấp xã và quản lý nhà nước cấp xã" của hai tác giả Thang Văn Phúc và Chu Văn Thành, Viện Khoa học Tổ chức Nhà nước, Ban Tổ chức Cán bộ chính phủ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000. Các tác giả đã khái quát đặc điểm, chức năng của chính quyền cấp xã và vai trò của chính quyền trong việc quản lý nhà nước ở địa phương. Từ đó thấy được chức năng nhiệm vụ của đội ngũ chính quyền cấp xã, tổ chức chính quyền ở địa phương là nơi trực tiếp điều hành quản lý ở nông thôn. "Các giải pháp thúc đẩy cải cách hành chính ở Việt Nam", do tác giả Nguyễn Ngọc Hiến chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001. Cuốn sách tập hợp các bải tham luận của các nhà khoa học và quản lý Nhà nước trình bày trong Hội thảo khoa học về kiến nghị các giải pháp cải cách hành chính giai đoạn 2001- 2005 của Học viện Hành chính quốc gia. Đồng thời, cuốn sách cuãng đã phân tích các tiến trình cải cách hành chính ở nước ta những năm qua, nguyên nhân, những hạn chế, kiến nghị một số giải pháp cơ bản thúc đẩy cải cách hành chính của Việt Nam trong thời gian tới. "Thực hiện quy chế dân chủ và xây dựng chính quyền cấp xã ở nước ta hiện nay", của hai tác giả Nguyễn Văn Sáu và Hồ Văn Thông (chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003. Các tác giả đã trình bày, phân tích quy chế dân chủ ở cấp cơ sở việc tổ chức, thực hiện quy chế dân chủ ở cấp cơ sở, đánh giá những kết quả, hạn chế, bất cập trong thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong giai đoạn hiện nay. “Hệ thống chính trị cơ sở - đặc điểm, xu hướng và giải pháp”, của tác giả Vũ Hoàng Công, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, năm 2002. Công trình này đã phân tích một cách khoa học - thực tiễn về đặc điểm của hệ thống chính trị cấp cơ sở đồng thời dự báo xu hướng vận động của hệ thống đó. Từ đó đề xuất nhiều giải pháp có giá trị để phát huy vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở ở nước ta. [...]... bản trong xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam hiện nay - Phân tích các yếu tố tác động đến xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam - Khái quát vai trò của chính quyền cấp xã và vai trò của chính quyền cấp xã ở Hà Nam - Trình bày thành tựu và hạn chế trong thực hiện vai trò của chính quyền cấp xã trong xây dựng nông thôn mới ở Hà Nam - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của chính quyền cấp xã trong. .. vai trò của bộ máy chính quyền cấp xã trong xây dựng nông thôn mới hiện nay 8 Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm 2 chương, 5 tiết 10 NỘI DUNG Chương 1 XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở VIỆT NAM VÀ CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ Ở HÀ NAM: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 1.1 Nông thôn Việt Nam trong lịch sử và xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam hiện nay. .. xã trong việc xây dựng nông thôn mới từ năm 2009 đến nay ở Hà Nam 6 Đóng góp mới của luận văn Luận văn làm rõ vai trò của chính quyền cấp xã trong xây dựng nông thôn mới ở Hà Nam, từ đó đề ra một số giải pháp cho việc phát huy hiệu quả việc xây dựng nông thôn mới ở Hà Nam hiện nay 7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Ý nghĩa lý luận: Luận văn góp phần làm rõ những khía cạnh lý luận về vai trò của chính quyền. .. vai trò của chính quyến cấp xã, luận văn trình bày thực trạng thực hiện vai trò của chính quyền cấp xã trong xây dựng nông thôn mới ở Hà Nam Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của chính quyền cấp cơ sở, đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới ở địa phương hiện nay Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau: - Trình bày đặc điểm nông thôn Việt Nam và những... gia về xây dựng nông thôn mới, đồng thời còn là những tiêu chuẩn để đạt được mục tiêu mà Chính phủ đã đề ra cho quá trình xây dựng nông thôn mới ở nước ta hiện nay 1.1.3 Những yếu tố tác động đến xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam hiện nay Thứ nhất, tính tích cực của người dân trong việc xây dựng nông thôn mới hiện nay Mục tiêu chung của xây dựng nông thôn mới là không ngừng nâng cao đời sống của nhân... đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn và vấn đề xây dựng nông thôn mới ở nước ta hiện nay, tuy nhiên, việc nghiên cứu vai trò của hệ thống chính quyền cơ sở ở từng địa phương vẫn còn rất khiêm tốn Đặc biệt, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống vai trò của chính quyền cấp xã đối với việc xây dựng nông thôn mới ở Hà Nam 3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn Mục đích: Từ vị trí vai trò. .. thu nhập giữa thành thị và nông thôn trở nên gần hơn Cho nên Đảng và Nhà nước đề ra những tiêu chí để xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam hiện nay Căn cứ thực trạng nông thôn của xã, các phân tích, dự báo thời gian thực hiện hoàn thành nội dung các Tiêu chí và mục tiêu đề ra trong Chương trình xây dựng nông thôn mới để xác định nội dung nhiệm vụ 24 Nông thôn mới ở nước ta hiện nay được xây dựng theo “Bộ... chính quyền cấp cơ sở làm hạn chế rất lớn hiệu quả vai trò của họ đối với nhân dân Đó cũng là sự hạn chế để phát huy tính tích cực đội ngũ chính quyền trong xây dựng nông thôn mới hiện nay Việc có xây dựng có thành công nông thôn mới hay không cũng do nhiều ở bộ phận chính quyền cấp cơ sở bởi vì họ là những người gần dân nhất và trực tiếp tuyên truyền, hoạch định những kế hoạch xây dựng nông thôn mới của. .. bản của nông thôn Việt Nam Đó cũng là căn cứ để phân biệt nông thôn với các địa bàn khác trên lãnh thổ Việt Nam Những đặc trưng này cho thấy, nông thôn Việt Nam vừa chứa đựng những giá trị, vừa có những biểu hiện lạc hậu, cần khắc phục trong quá trình xây dựng và phát triển của đất nước 1.1.2 Nông thôn mới và những nội dung cơ bản trong xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam hiện nay Nông thôn mới ở Việt Nam. .. việc xây dựng nông thôn mới ở Hà Nam hiện nay 8 4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận: Luận văn được triển khai nghiên cứu trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò của chính quyền cấp xã Đồng thời, luận văn cũng kế thừa những kết quả của các công trình nghiên cứu trước về chính quyền cấp xã và vai trò của chính . dựng nông thôn mới ở Hà Nam hiện nay 52 2.1.1. Vai trò của chính quyền cấp xã trong triển khai, tổ chức thực hiện xây dựng nông thôn mới ở Hà Nam 52 2.1.2. Vai trò của chính quyền cấp xã trong. trò của chính quyền cấp xã và vai trò của chính quyền cấp xã ở Hà Nam. - Trình bày thành tựu và hạn chế trong thực hiện vai trò của chính quyền cấp xã trong xây dựng nông thôn mới ở Hà Nam. -. chính quyền cấp xã trong xây dựng nông thôn mới ở Hà Nam 67 2.2.1. Hạn chế của chính quyền cấp xã trong xây dựng nông thôn mới ở Hà Nam 67 2.2.2. Những vấn đề đặt ra đối với chính quyền cấp

Ngày đăng: 06/07/2015, 20:08

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan