Phát triển nguồn nhân lực của ngành xây dựng Hà Nội trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

87 626 2
Phát triển nguồn nhân lực của ngành xây dựng Hà Nội trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN  ĐÀO QUANG HUY PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA NGÀNH XÂY DỰNG HÀ NỘI TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC Hà Nội - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN  ĐÀO QUANG HUY PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA NGÀNH XÂY DỰNG HÀ NỘI TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học Mã số: 60 22 03 08 LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS BÙI THỊ NGỌC LAN Hà Nội - 2014 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1: LÝ LUẬN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC VÀ SỰ CẦN THIẾT PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA NGÀNH XÂY DỰNG HÀ NỘI TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA 7 1.1. Lý luận về nguồn nhân lực và quan hệ giữa nguồn nhân lực với công nghiệp hóa, hiện đại hóa 7 1.1.1. Lý luận về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực 7 1.1.2. Mối quan hệ giữa nguồn nhân lực với công nghiệp hóa, hiện đại hóa 13 1.2. Đặc điểm ngành xây dựng Hà Nội và sự cần thiết phát triển nguồn nhân lực của ngành đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô 18 1.2.1. Đặc điểm ngành xây dựng Hà Nội trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô 18 1.2.2. Sự cần thiết phát triển nguồn nhân lực ngành xây dựng Hà Nội đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô 22 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA NGÀNH XÂY DỰNG HÀ NỘI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 31 2.1. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực của ngành xây dựng Hà Nội 31 2.1.1. Những thành tựu trong phát triển nguồn nhân lực của ngành xây dựng Hà Nội 31 2.1.2. Những hạn chế trong phát triển nguồn nhân lực ngành xây dựng Hà Nội và nguyên nhân 42 2.2. Những vấn đề đặt ra đối với việc phát triển nguồn nhân lực của ngành xây dựng Hà Nội 51 Chƣơng 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA NGÀNH XÂY DỰNG HÀ NỘI ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA 57 3.1. Những quan điểm cơ bản nhằm phát triển nguồn nhân lực của ngành xây dựng Hà Nội trong những năm tới 57 3.1.1. Phát triển, nguồn nhân lực của ngành phải được coi là chiến lược ưu tiên hàng đầu và là trách nhiệm của Đảng bộ, chính quyền, ngành xây dựng và nhân dân Thủ đô 57 3.1.2. Phát triển nguồn nhân lực của ngành phải phù hợp với chiến lược phát triển Thủ đô thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa 58 3.1.3. Quán triệt quan điểm phát triển chất lượng và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực của ngành xây dựng Hà Nội 59 3.2. Những nhóm giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực của ngành xây dựng Hà Nội đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa 60 3.2.1. Nhóm giải pháp về nâng cao nhận thức cho chủ thể lãnh đạo, quản lý ngành xây dựng Hà Nội và bản thân người lao động 60 3.2.2. Nhóm giải pháp tạo cơ chế chính sách phát triển nguồn nhân lực của ngành 62 3.2.3. Nhóm giải pháp giáo dục và đào tạo 65 3.2.4. Nhóm giải pháp chính trị 70 3.2.5. Nhóm giải pháp văn hóa - xã hội 73 KẾT LUẬN 78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 80 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi,dưới sự hướng của PGS.TS Bùi Thị Ngọc Lan. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa được công bố. Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn có xuất xứ rõ ràng. Tác giả luận văn Đào Quang Huy 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sự nghiệp đổi mới toàn diện sau gần 30 năm thực hiện đã và đang làm thay đổi bộ mặt của đất nước ta. Đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và hội nhập sâu rộng với thế giới. Kinh tế xã hội phát triển khá, đời sống nhân dân được nâng lên rõ rệt, quốc phòng an ninh được củng cố, Việt Nam thoát khỏi tình trạng đất nước kém phát triển và vị thế được nâng lên trên trường quốc tế. Nhưng hiện nay mô hình tăng trưởng kinh tế của nước ta đã bộc lộ những tồn tại hạn chế: tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhưng chất lượng tăng trưởng thấp, năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế hạn chế. Một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam thấp, đặc biệt thiếu nghiêm trọng nguồn nhân lực chất lượng cao. Do vậy, yêu cầu đặt ra cấp thiết đối với nước ta hiện nay là phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Văn kiện Đại hội XI của Đảng đã chỉ ra một trong những khâu đột phá: “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước” [16, tr.106]. Trước định hướng đó của Đảng, ngành xây dựng Việt Nam nói chung và ngành xây dựng Hà Nội nói riêng không nằm ngoài xu thế chung đó mà cũng phải coi trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ngành. Nhiệm vụ của ngành xây dựng Việt Nam và ngành xây dựng Hà Nội rất nặng nề trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đó là xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, hiện đại hóa bộ mặt của đất nước để “góp phần xây dựng đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” như Bác Hồ mong muốn. 2 Hơn nữa, Hà Nội lại là Thủ đô, là trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế, là cửa ngõ của đất nước với thế giới bên ngoài, đầu tầu kinh tế của khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc nên nhiệm vụ lại càng nặng nề. Trước yêu cầu đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, xây dựng hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại, hiện đại hóa bộ mặt đô thị, phát triển hạ tầng nông thôn, xây dựng bộ mặt nông thôn mới ở ngoại thành, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô. Theo đề án phát triển nguồn nhân lực ngành xây dựng Hà Nội giai đoạn năm 2011 - 2020, từ nay đến năm 2020, tốc độ đầu tư xây dựng cơ bản tăng từ 11 đến 13%. Căn cứ vào đó, tốc độ tăng trưởng nhân lực ngành xây dựng bình quân hàng năm từ nay đến 2020, lực lượng của ngành sẽ có 1,5 triệu người được đào tạo, trong đó đào tạo nghề là khoảng 900 nghìn người. Để đạt được mục tiêu về số lượng và chất lượng nhân lực qua đào tạo đến năm 2020, hàng năm đào tạo nghề phải tăng 3,57 lần, trung cấp chuyên nghiệp tăng 2,75 lần và giáo dục đại học tăng 1,37 lần. Theo Hiệp hội nhà thầu xây dựng Việt Nam, tình trạng chung thực tế tại các công trình là thiếu trầm trọng nhân lực có trình độ, được đào tạo, đặc biệt là công nhân trình độ cao. Các nhà thầu xây dựng vẫn phải tuyển dụng những thợ hồ, thợ phu, dân bốc vác thuê, thậm chí phụ nữ làm trên công trường. Lực lượng này trình độ học vấn thấp, không được đào tạo, nên việc làm không ổn định, thu nhập bấp bênh, thậm chí sau các dịp lễ tết, một số lượng lớn không quay lại, khiến không ít nhà thầu mất nhiều thời gian công sức để đạt tiến độ công trình. Vì vậy, ngành xây dựng Việt Nam nói chung và ngành xây dựng Hà Nội nói riêng phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Từ lý do trên tôi chọn: “Phát triển nguồn nhân lực của ngành xây dựng Hà Nội trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” làm đề tài tốt nghiệp. 3 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã được nhiều học giả quan tâm, tiêu biểu là các công trình nghiên cứu sau: - Mai Quốc Chánh, “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đaị hóa đất nước”- Nxb CTQG, H. 1999. Trong cuốn sách này tác giả đã phân tích vai trò của nguồn nhân lực và sự cần thiết phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - Phạm Minh Hạc, “Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa”- Nxb CTQG, H. 2001. Cuốn sách trình bày khái quát lịch sử hình thành và phát triển của ngành khoa học xã hội nghiên cứu về con người. Nêu ra một số kết quả đạt được trong chương trình Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực, trên cơ sở đó xây dựng hệ thống giải pháp nhằm nghiên cứu toàn diện con người và nguồn nhân lực Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. - Bùi Thị Ngọc Lan,“Nguồn lực trí tuệ trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam” - Nxb CTQG, H. 2002. Công trình phân tích làm rõ quan niệm, vai trò của trí tuệ, nguồn lực trí tuệ trong phát triển xã hội, đánh giá một cách khái quát đặc điểm, thực trạng và xu hướng phát triển của nguồn lực trí tuệ Việt Nam. Từ đó, tác giả đề xuất những phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước. - Đoàn Văn Khái, “Nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam” - Nxb LLCT, H, 2005. Tác giả đã làm rõ vai trò, thực trạng của nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trên cơ sở đó, đưa ra những giải pháp nhằm khai thác và phát triển nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay. 4 - Phạm Công Nhất, “Phát huy nhân tố con người trong phát triển lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay” - Nxb CTQG, H. 2007. Cuốn sách đã giới thiệu khái quát vai trò quan trọng của nhân tố con người trong phát triển lực lượng sản xuất; nghiên cứu thực trạng của nó, đồng thời đề xuất những giải pháp phát huy nhân tố con người nhằm phát triển lực lượng sản xuất trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức”, Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài khoa học cấp cơ sở 2010, do PGS.TS. Bùi Thị Ngọc Lan làm chủ nhiệm. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, H. 2010. Đề tài làm rõ quan niệm nguồn nhân lực chất lượng cao mối quan hệ giữa phát triển kinh tế tri thức với nguồn nhân lực chất lượng cao; đánh giá thực trạng, đề ra các xu hướng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam. - Luận án tiến sĩ “Phát huy nguồn lực thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Thị Tú Oanh (1999); Luận văn thạc sĩ: “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Quảng Ninh hiện nay” của tác giả Vũ Thị Phương Mai (2004). Những công trình nghiên cứu trên là rất đáng trân trọng và là tài liệu quý, bổ ích để tác giả tham khảo. Song ở luận văn này, tác giả nghiên cứu nguồn nhân lực trong ngành xây dựng, mà cụ thể là nguồn nhân lực ngành xây dựng Hà Nội, để đáp ứng những yêu cầu của ngành xây dựng Hà Nội. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích của luận văn Trên cơ sở lý luận về nguồn nhân lực và thực trạng phát triển nguồn nhân lực của ngành xây dựng Hà Nội, luận văn đề xuất những phương hướng 5 và giải pháp cơ bản nhằm phát triển nguồn nhân lực ngành xây dựng Hà Nội đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ của luận văn - Phân tích làm rõ những lý luận chung về nguồn nhân lực, và mối quan hệ giữa quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa với phát triển nguồn nhân lực. - Làm rõ thực trạng nguồn nhân lực ngành xây dựng Hà Nội và những vấn đề đặt ra đối với nguồn nhân lực này trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay. - Đề xuất những quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực của ngành xây dựng Hà Nội đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa 4. Đối tƣợng, phạm vi và giới hạn nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn Nguồn nhân lực của ngành xây dựng Hà Nội 4.2. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu Luận văn nghiên cứu nguồn nhân lực của ngành xây dựng Hà Nội trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của thủ đô từ sự nghiệp đổi mới đất nước đến nay. 5. Cơ sở lý luận của luận văn và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận của luận văn Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước Việt Nam về con người và nguồn lực con người, kết hợp với chủ trương chính sách của Đảng bộ thành phố Hà Nội. 5.2. Phương pháp nghiên cứu của luận văn Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, logic lịch sử; kết hợp với các phương pháp khác như phân tích, tổng hợp, thống kê, điều [...]... TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA NGÀNH XÂY DỰNG HÀ NỘI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 2.1 Thực trạng phát triển nguồn nhân lực của ngành xây dựng Hà Nội 2.1.1 Những thành tựu trong phát triển nguồn nhân lực của ngành xây dựng Hà Nội 2.1.1.1 Về số lượng, độ tuổi, giới tính và phân bố của nguồn nhân lực ngành xây dựng Hà Nội * Cơ cấu về số lượng, độ tuổi và giới tính của nguồn nhân lực ngành xây dựng Hà Nội. .. cứu nguồn nhân lực của ngành xây dựng Hà Nội trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của thủ đô 6 Cái mới và những đóng góp về mặt khoa học của luận văn 6.1 Cái mới của luận văn - Về lý luận, luận văn góp phần làm rõ mối quan hệ giữa công nghiệp hóa, hiện đại hóa với phát triển nguồn nhân lực của ngành xây dựng Hà Nội trong giai đoạn hiện nay - Về thực tiễn, luận văn làm rõ thực trạng nguồn nhân. .. trung tâm của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá Vai trò trung tâm đó thể hiện ở chỗ họ vừa là chủ thể thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vừa là đối tượng hưởng thụ những thành quả của quá trình này.Vì thế, phát triển nguồn nhân lực vừa thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo hướng hợp lý, vừa nâng cao chất lượng thụ hưởng của quá trình đó 1.1.2.1 Nguồn nhân lực là chủ... dựng thủ đô hiện nay và những cơ chế, chính sách để phát huy vai trò của nguồn nhân lực trong ngành, đồng thời đưa ra những giải pháp phát triển nguồn nhân lực ngành xây dựng Hà Nội nhằm đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa thủ đô 1.1.2 Mối quan hệ giữa nguồn nhân lực với công nghiệp hóa, hiện đại hóa Theo quan niệm hiện nay, con người vừa là trung tâm của sự phát triển đồng... Nam phát triển Xây dựng Hà Nội trở thành thành phố văn minh, hiện đại, không chỉ là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của cả nước mà còn là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả khu vực Đông Nam Á, sánh ngang với Tokyo, Singapore, Bắc Kinh 1.2.2 Sự cần thiết phát triển nguồn nhân lực ngành xây dựng Hà Nội đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô Trong quá trình công nghiệp. .. hướng của Đảng, Nhà nước, cùng với những chủ trương, chính sách của ngành, của các doanh nghiệp thành viên dành cho ngành xây dựng, cùng với sự phát triển bùng nổ của thị trường xây dựng, nhất là mảng hạ tầng, cầu đường, mảng xây dựng dân dụng và công nghiệp , ngành xây dựng Hà Nội và nguồn nhân lực của ngành đã có sự phát triển nhảy vọt Trải qua hơn 60 năm xây dựng và trưởng thành, ngành xây dựng thủ... cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa thủ đô, đặc biệt là về hạ tầng đô thị, bộ mặt đô thị và hạ tầng nông thôn, các tổng công ty xây dựng, các nhà thầu xây dựng và nguồn nhân lực ngành xây dựng Hà Nội phải vươn lên đáp ứng được yêu cầu đó Hai là, xuất phát từ chức năng nhiệm vụ của ngành xây dựng Hà nội là lá cờ đầu của ngành xây dựng Việt Nam, hỗ trợ giúp đỡ các địa phương khác trong lĩnh vực xây dựng. .. cũng nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành trong việc giữ vững thị phần xây dựng Hà Nội, giúp đỡ ngành xây dựng các địa phương bạn trong cả nước và tiến tới tiến quân ra thị trường xây dựng nước ngoài, đưa ngành xây dựng Hà Nội sánh ngang với ngành xây dựng ở các nước phát triển Vấn đề đặt ra cấp thiết cho ngành xây dựng Hà Nội hiện nay là phải có nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển cả về số lượng... thiết phát triển nguồn nhân lực của ngành đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô 1.2.1 Đặc điểm ngành xây dựng Hà Nội trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô Thủ đô Hà Nội có tổng diện tích bằng 3.323,6 km2, chiếm 1% diện tích tự nhiên của cả nước, với 12 quận nội thành, 1 thị xã và 17 huyện ngoại thành, dân số gần 6,844 triệu người, chiếm 7,8% dân số cả nước Hà Nội có vị trí... nhân lực với công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã cho thấy sự cần thiết phải phát triển nguồn nhân lực ngành xây dựng Hà Nội ngang tầm với nhiệm vụ trong giai đoạn mới, để ngành xây dựng Hà Nội đủ năng lực hoàn thành những nhiệm vụ chính trị kinh tế - xã hội, xứng đáng là một ngành kinh tế mũi nhọn của thủ đô, góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của thủ đô nói riêng và cả . PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA NGÀNH XÂY DỰNG HÀ NỘI TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA 1.1. Lý luận về nguồn nhân lực và quan hệ giữa nguồn nhân lực với công nghiệp hóa, hiện. điểm ngành xây dựng Hà Nội trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô 18 1.2.2. Sự cần thiết phát triển nguồn nhân lực ngành xây dựng Hà Nội đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại. cầu của sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Từ lý do trên tôi chọn: Phát triển nguồn nhân lực của ngành xây dựng Hà Nội trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Ngày đăng: 06/07/2015, 20:08

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan