Ẩm thực từ ngô của người HMông trắng (Nghiên cứu trường hợp tại xã Lũng Táo, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang)

170 649 2
Ẩm thực từ ngô của người HMông trắng (Nghiên cứu trường hợp tại xã Lũng Táo, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ THU HUYỀN ẨM THỰC TỪ NGÔ CỦA NGƢỜI HMÔNG TRẮNG (NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP XÃ LŨNG TÁO, HUYỆN ĐỒNG VĂN, TỈNH HÀ GIANG) LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Hà Nội – 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ THU HUYỀN ẨM THỰC TỪ NGÔ CỦA NGƢỜI HMÔNG TRẮNG (NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP XÃ LŨNG TÁO, HUYỆN ĐỒNG VĂN, TỈNH HÀ GIANG) Chuyên ngành: Dân tộc học Mã số: 60 31 03 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Sỹ Giáo Hà Nội - 2015 LỜI CẢM ƠN Luận văn này được phát triển trên cơ sở Báo cáo khoa học sinh viên năm 2011 và sau đó là Khóa luận tốt nghiệp Đại học năm 2012. Mang trong mình một nửa dòng máu là người Hmông Trắng, dự định ban đầu của tôi là muốn tìm hiểu một vấn đề gì đó – dù là rất nhỏ thôi - về tộc người này để kỷ niệm những năm tháng ngồi trên ghế giảng đường Đại học. Kết thúc năm học thứ 2, tôi đã chia sẻ với mẹ tôi – 1 người Hmông “xịn” – về dự định của mình. Mẹ tôi đã rất ủng hộ tôi. Ngay lập tức, tôi tìm đến bộ môn Nhân học và được PGS.TS Nguyễn Văn Sửu giới thiệu cho tôi người thầy mà sau này tôi đã gắn bó trong suốt quá trình học tập của mình: PGS.TS Lê Sỹ Giáo. Tôi muốn gửi lời tri ân tới thầy hướng dẫn của mình - PGS.TS Lê Sỹ Giáo, người đã giúp tôi định hướng đề tài ngay từ những ngày đầu và luôn theo sát tôi trong quá trình điền dã, viết bài. Tôi xin cảm ơn lãnh đạo UBND huyện Đồng Văn, lãnh đạo UBND xã Lũng Táo, gia đình tôi và cộng đồng người Hmông Trắng ở huyện Đồng Văn đã tạo điều kiện giúp đỡ, chỉ bảo và cưu mang tôi trong những ngày học hỏi đồng bào trên thực địa. Tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình ông Vừ Chúng Dình đã tạo điều kiện cho tôi ăn, ở tại xóm Há Súng, xã Lũng Táo. Những câu chuyện của ông bên chén rượu ngô, cạnh bếp lửa trong buổi đêm tịch mịch đã giúp tôi hiểu hơn về tộc người mà tôi đang nghiên cứu. Bên cạnh đó, tôi đã nhận được sự động viên của gia đình,các thầy cô trong Bộ môn Nhân học, những người bạn của mình. Họ luôn bên cạnh tôi lúc khó khăn nhất, tôi luôn biết ơn và trân trọng những tình cảm đó. Hà Nội, tháng 10 năm 2014 Học viên Nguyễn Thị Thu Huyền LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình này do tôi thực hiện, những tư liệu trong khóa luận được khai thác, thu thập từ thực địa và các tài liệu tham khảo được trích dẫn nguồn đầy đủ. Nếu có gì sai phạm tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Học viên Nguyễn Thị Thu Huyền 1 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 3 LỜI CAM ĐOAN 4 MỞ ĐẦU 6 1. Lý do lựa chọn đề tài 6 2. Lý thuyết được vận dụng 7 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 10 4. Giả thiết nghiên cứu 14 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 15 6. Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu 16 7. Kết cấu của luận văn 17 Chƣơng 1. KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN VÀ TỘC NGƢỜI NGHIÊN CỨU 18 1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên và dân cư 18 1.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên và dân cư tỉnh Hà Giang 18 1.1.2. Điều kiện tự nhiên và dân cư xã Lũng Táo, huyện Đồng Văn 21 1.1.3. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến canh tác ngô 24 1.2. Khái quát về người Hmông ở Lũng Táo 29 1.2.1. Lịch sử tộc người 29 1.2.2. Tổ chức đời sống cộng đồng 32 Tiểu kết chương 1 40 Chƣơng 2. CÁC ĐỒ ĂN, THỨC UỐNG TỪ NGÔ 41 2.1. Món ăn ngày thường 41 2.1.1. Mèn mén 24 ( Mỏ mông, Máo của) 41 2.1.2. Bánh sữa ngô (chúa xìa) 58 2.1.3. Canh ngô (Tha pua) 59 2.1.4. Bánh lử khoai (láo khoải – tiếng Hán) 60 2.1.5. Ngô luộc (cư hâu), ngô nướng (cư chi), ngô rang (cư ky) 61 2.1.6. Món ăn ngày của chợ phiên 61 2 2.2. Món ăn trong đời sống tâm linh 63 2.2.1. Món ăn khi làm ma chay 63 2.2.2. Món ăn ngày tết:Bánh trôi ngô(chúa đay, chúa chò) 65 2.3. Đồ uống 67 2.3.1. Rượu ngô (chơ cừ) 67 2.3.2. Nước ngô luộc (đề cừ hâu) 80 Tiểu kết chương 2 80 Chƣơng 3. CÁC DỤNG CỤ CHẾ BIẾN, PHỤC VỤ ĂN UỐNG VÀ CẤT ĐỰNG ĐỒ ĂN, THỨC UỐNG 81 3.1. Các công cụ dùng để chế tác dụng cụ chế biến đồ ăn, thức uống và đồ đựng 81 3.1.1. Bộ công cụ nghề mộc 81 3.1.2. Bộ công cụ chế tác đá 84 3.1.2. Dụng cụ phục vụ đan lát 84 3.2. Các dụng cụ chế biến đồ ăn, thức uống 84 3.2.1. Dụng cụ xay nghiền 84 3.2.2. Các dụng cụ dùng trong nấu nướng, chưng cất 91 3.3. Các dụng cụ phục vụ ăn uống và cất đựng đồ ăn, thức uống 98 3.3.1. Rá (chông) 98 3.3.2. Thìa (đia) 99 3.3.3. Bát (tai) 101 3.3.4. Đũa (chử chơ) 101 3.3.5. Bàn ăn (tông no mỏ), ghế ngồi (thò dẩu) 102 Tiểu kết chương 3 102 Chƣơng 4. ỨNG XỬ TRONG ĂN UỐNGVÀ NHỮNG ĐỔI THAY 104 4.1. Những tập quán liên quan đến ngô 104 4.1.1. Tín ngưỡng cầu mùa 104 4.1.2. Các kiêng kỵ khác 109 3 4.2. Ứng xử trong ăn uống 110 4.3. Những thay đổi trong ăn uống hiện nay 115 4.3.1. Biểu hiện của sự thay đổi 115 4.3.2. Nguyên nhân của sự thay đổi 121 Tiểu kết chương 4 126 KẾT LUẬN 128 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 135 PHỤ LỤC 142 4 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng1: Kế hoạch sử dụng đất theo từng năm của xã Lũng Táo 33 Bảng 2 :Thành phần dòng họ thuộc các xóm ở xã Lũng Táo 38 Bảng 3: Thống kê số hộ nghèo của xã Lũng Táo 123 Bảng 4: Tình hình sản xuất lương thực của xã Lũng Táo 124 5 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT GS : Giáo sư KT – XH : Kinh tế - xã hội LATS : Luận án Tiến sĩ NXB : Nhà xuất bản PL : Phụ lục. QPAN : Quốc phòng an ninh Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc TS : Tiến sĩ Tr : Trang UBND : Ủy ban Nhân dân UNESCO : United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization 6 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Ẩm thực là một trong những bộ phận cấu thành của văn hóa vật chất. Nói đến văn hóa ẩm thực là người ta đề cập đến các món ăn, uống, cách ứng xử trong ăn uống của tộc người cùng ý nghĩa của nó. Dưới góc độ dân tộc học, văn hóa ẩm thực còn thể hiện khá đậm nét những dấu ấn văn hóa tộc người, nhờ đó ta có thể hiểu được phần nào đặc điểm tâm lý tộc người, mối quan hệ giữa người với người, cách ứng xử của con người với môi trường xung quanh. Do đó, văn hóa ẩm thực có phần khác nhau ở mỗi tộc người trong từng môi trường khác nhau. Con người được sinh ra từ tự nhiên, là sản phẩm của tự nhiên. Để sinh tồn, từ lâu loài người đã luôn tìm cách thích nghi và ứng xử với tự nhiên sao cho có lợi nhất. Theo Giáo sư Từ Chi: “Từng nền văn hóa, xét cho cùng, đều là hậu quả của việc từng cộng đồng để tồn tại, phải thích ứng với thiên nhiên bao quanh nó” 1 . Ăn uống là một trong những khía cạnh quan trọng nhất trong văn hóa ứng xử của con người với môi trường tự nhiên. Cũng như nhiều dân tộc ở các địa phương khác, để thích ứng với tự nhiên, trong quá trình tồn tại, người Hmông Trắng cao nguyên đá Đồng Văn (gồm 4 huyện thuộc vùng cao núi đá của tỉnh Hà Giang là Đồng Văn, Mèo Vạc, Quản Bạ, Yên Minh) đã tạo nên các giá trị văn hóa ẩm thực đặc trưng của cộng đồng mình. “Hán chiếm đầu chợ, Tày chiếm đầu ruộng, Dao chiếm đầu nguồn nước, người Hmông ta chiếm núi đá”. Câu tục ngữ này hiện vẫn được người Hmông lưu truyền đã phản ánh phần nào về đặc điểm cư trú của họ. Xã Lũng Táo thuộc huyện Đồng Văn là nơi sinh sống lâu đời của nhiều tộc người, trong đó người Hmông Trắng chiếm số lượng đông nhất. Đây là nơi có địa hình tương đối cao. Núi đá chiếm 3/4 diện tích 2 . Khí hậu khắc nghiệt. Người Hmông Trắng trên địa bàn xã canh tác chủ yếu trên các nương thổ canh hốc đá và ngô là cây trồng chính. Ngô là nguồn lương thực quan trọng, được đồng bào chế [...]... tìm hiểu ẩm thực từ ngô của người Hmông Trắng ở xã Lũng Táo, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang mang một ý nghĩa đặc biệt, giúp chúng ta thấy được đặc trưng về đời sống vật chất và đời sống tinh thần của tộc người này Đây là lý do thúc đẩy tôi lựa chọn khảo sát vấn đề Ẩm thực từ ngô của người Hmông Trắng (nghiên cứu trường hợp xã Lũng Táo, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang) làm đề tài nghiên cứu của mình... uống từ ngô và cách con người sử dụng chúng trong những hoàn cảnh cụ thể và ý nghĩa của nó đối với đời sống vật chất và tinh thần của người Hmông Trắng ở xã Lũng Táo, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang - Để thực hiện nghiên cứu này, tôi tiến hành khảo sát ở một số xóm trên địa bàn xã Lũng Táo, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang Đây là nơi người Hmông định cư lâu đời và điển hình cho truyền thống ăn ngô của người. .. văn hóa ẩm thực của tộc người này Báo cáo khoa học của tác giả Luận văn này trong Hội nghị khoa học của sinh viên trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (năm 2011) và Khóa luận tốt nghiệp Đại học với đề tài Ẩm thực từ ngô của người Hmông Trắng ở huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang” (năm 2012), trong nghiên cứu này, tác giả có kế thừa những kết quả nghiên cứu trước đó Các công trình nghiên cứu kể trên... nhau và khi nào người ta không ăn với nhau, như thế, thức ăn là một hình thức môi giới cho các mối quan hệ của con người4 Đối với người Hmông Trắng ở xã Lũng Táo, huyện Đồng Văn, Hà Giang, ngô là lương thực chính, đời sống văn hóa ẩm thực của họ không thể tách rời ngô Như vậy, các đồ ăn, thức uống chế biến từ ngô có thể được coi như những món ăn đặc trưng cho tộc người này ở địa bàn nghiên cứu Dựa vào... xã Má Lé, phía đông nam giáp xã Thài Phìn Tủng, phía nam và tây nam giáp xã Xà Phìn Theo thống kê của UBND xã Lũng Táo, năm 2013, toàn xã có 16 thôn bản với tổng số hộ là 688 hộ, trong đó có 670 hộ là người Hmông và 18 hộ là người Lô Lô (cư trú tập trung ở thôn Tìa Súng và Má Là trên) Dân số toàn xã là 3.386 người, người Hmông Trắng là 3.304 người (chiếm 97,6%), còn lại là người Lô Lô Lũng Táo là xã. .. quán ăn uống của người Việt ở vùng Kinh Bắc xưa của Vương Xuân Tình (1999); Luận án Văn hóa ẩm thực của người Tày ở Việt Nam của tác giả Ma Ngọc Dung (2007); Văn hóa ẩm thực vùng núi cao phía Bắc của Nguyễn Thị Bảy (2010); Văn hóa ẩm thực các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc của nhóm tác giả Dương Sách (chủ biên), Dương Thị Thào, Lã Vinh (2005); Văn hóa ẩm thực của 12 người Thái Đen ở Mường Lò của Hoàng... của nhiều tộc người trên thế giới Như thế, có khả năng ngô đã có mặt từ rất sớm trong đời sống của người Hmông, và rất có thể, giống ngô mà người Hmông Trắng gọi là ngô bản địa” (sẽ được nói đến ở phần sau) là thứ đã được người Hmông lựa chọn đem theo trong quá trình di cư của họ chứ không phải là ngô do sứ thần Trần Thế Vinh đem từ Trung Quốc về vào thế kỷ XVII Ngô và các sản phẩm được chế biến từ. .. của cây ngô đối với đời sống của người Hmông ở cao nguyên đá Đồng Văn được nhà nghiên cứu Nguyễn Anh Ngọc (2000) đề cập đến một cách khái lược trong bài viết “Cây ngô với đời sống người Hmông trên vùng cao núi đá” Tác giả khẳng định cây ngô giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống kinh tế - văn hóa – xã hội của người Hmông ở đây, trong đó nhấn mạnh đến vai trò của ngô trong đời sống văn hóa ẩm. .. đến văn hóa ẩm thực của người Hmông ở những địa bàn và môi trường sinh thái khác nhau với sự đa dạng trong việc lựa chọn nguồn lương thực, thực phẩm Tuy nhiên, vẫn chưa làm rõ mối liên hệ giữa môi trường - nguồn thức ăn - văn hóa tộc người Bên cạnh đó, việc tiếp cận từ khía cạnh chức năng, vai trò của đồ ăn thức uống (chế biến từ ngô) đối với mối quan hệ xã hội trong cộng đồng của tộc người này lại... Văn, giúp người Hmông Trắng hình thành nên một bản sắc văn hóa ẩm thực tộc người riêng, khác với các tộc người khác, đó là: Văn hóa ăn ngô Thứ hai, các đồ ăn thức uống từ ngô đã thoát khỏi ý nghĩa về mặt vật chất thông thường, mà nó giữ vai trò quan trọng đối với đời sống xã hội và đời sống tinh thần, trở thành chất xúc tác cho sự cố kết cộng đồng của người Hmông Trắng Thứ ba, dưới tác động của nền kinh . tôi lựa chọn khảo sát vấn đề Ẩm thực từ ngô của người Hmông Trắng (nghiên cứu trường hợp xã Lũng Táo, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang) làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Lý thuyết đƣợc vận. thần của người Hmông Trắng ở xã Lũng Táo, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. - Để thực hiện nghiên cứu này, tôi tiến hành khảo sát ở một số xóm trên địa bàn xã Lũng Táo, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà. GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ THU HUYỀN ẨM THỰC TỪ NGÔ CỦA NGƢỜI HMÔNG TRẮNG (NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP XÃ LŨNG TÁO, HUYỆN ĐỒNG VĂN, TỈNH HÀ

Ngày đăng: 06/07/2015, 18:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan