Hoàn thiện pháp luật về thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay

135 1.3K 15
Hoàn thiện pháp luật về thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn pháp luật thực hành quyền công tố, luận văn nêu ra một số quan điểm, phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam

Trang 1

MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài

Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của dân, dodân, vì dân Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta không ngừng đổi mới, pháttriển kinh tế, văn hoá, xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa,phấn đấu vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, vănminh Để thực hiện mục tiêu đó, một trong những nhiệm vụ quan trọng hiện naycủa Nhà nước là phải đẩy mạnh công cuộc cải cách tư pháp, chú trọng đến việcxây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, nhằm đảm bảo cho các cơ quan nhànước nói chung và các cơ quan tư pháp nói riêng hoạt động hiệu quả Trongđó, việc đổi mới tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân, hoàn thiện hệ thốngpháp luật thực hành quyền công tố là một mắt khâu quan trọng.

Ngày 2/1/2002, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng

sản Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW, về một số nhiệm vụ

trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Nghị quyết chỉ rõ:

Viện kiểm sát các cấp thực hiện tốt chức năng thực hànhquyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tưpháp Hoạt động công tố phải được thực hiện ngay từ khi khởi tố vụán và trong suốt quá trình tố tụng nhằm đảm bảo không bỏ lọt tộiphạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội Nâng cao chấtlượng công tố của Kiểm sát viên tại phiên toà, bảo đảm tranh tụngvới luật sư, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác[16].

Ngày 24/5/2005, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 48-NQ/TW về

Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm2010, định hướng đến năm 2020, trong đó có nội dung: “Hoàn thiện pháp luật

về tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát theo hướng bảo đảm thực hiện tốt

Trang 2

chức năng công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp Nghiên cứu hướng tới chuyểnthành Viện công tố” [17].

Ngày 2/6/2005, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 49-NQ/TW về

Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, trong đó xác định: “Viện kiểm sát

nhân dân được tổ chức phù hợp với hệ thống tổ chức của Toà án Nghiên cứuviệc chuyển Viện kiểm sát thành Viện công tố, tăng cường trách nhiệm củacông tố trong hoạt động điều tra” [18]

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tụcghi nhận các nội dung: Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa;hoàn thiện hệ thống pháp luật; xây dựng hệ thống cơ quan tư pháp trong sạch,vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh; đẩy mạnh việc thực hiện chiến lược cảicách tư pháp đến năm 2020; lấy cải cách hoạt động xét xử làm trọng tâm;thực hiện cơ chế công tố gắn với hoạt động điều tra…

Hiện nay, trong xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, đặc biệtkhi Việt Nam đã chính thức là thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thếgiới, việc giao lưu, ảnh hưởng giữa các nền kinh tế thế giới tất yếu dẫn đến sựảnh hưởng đan xen lẫn nhau về văn hoá, chính trị, xã hội, trong đó có phápluật Quá trình hội nhập, hệ thống pháp luật của mỗi nước ít nhiều có ảnhhưởng đến hệ thống pháp luật của các nước khác trên thế giới; và lẽ tất nhiênhệ thống pháp luật của nước ta phải tự hoàn thiện để dần phù hợp với hệthống pháp luật chung của thế giới.

Thời gian qua, các cơ quan tư pháp nói chung và Viện kiểm sát nhândân nói riêng đã có nhiều cố gắng trong việc góp phần xây dựng và hoàn thiệnhệ thống pháp luật liên quan, tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện chức năngnhiệm vụ của mỗi cơ quan Tuy nhiên, hiện nay hệ thống pháp luật về thựchành quyền công tố còn thiếu đồng bộ, thiếu tính cụ thể, minh bạch, chưa phùhợp, chưa tương thích trong điều kiện hội nhập.

Trang 3

Với những lý do nêu trên, việc nghiên cứu đề tài "Hoàn thiện pháp luậtvề thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cảicách tư pháp ở Việt Nam hiện nay" có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn đáp ứng

yêu cầu bức xúc của nước ta trong thời kỳ đổi mới.

2 Tình hình nghiên cứu của đề tài

Nhằm hiện thực hoá chủ trương về cải cách tư pháp, trong đó Việnkiểm sát nhân dân sẽ hướng chuyển thành Viện công tố, những năm qua đã cómột số công trình nghiên cứu khoa học đề cập đến vấn đề này Qua tìm hiểucác tài liệu hiện hành cho thấy các công trình khoa học tập trung nghiên cứutheo những khía cạnh sau:

- Nhóm nghiên cứu chung về đổi mới tổ chức, hoạt động của Việnkiểm sát nhân dân:

Những năm gần đây có nhiều công trình nghiên cứu về cơ sở lý luận vàthực tiễn đổi mới tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân, điển hình

như: Lê Minh Thông (Chủ biên): Một số vấn đề về hoàn thiện tổ chức và hoạt

động của Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, (Nxb Khoa

học xã hội), Hà Nội, 2001; Ngô Văn Đọn (Chủ biên): Nâng cao chất lượng

kiểm sát hoạt động tư pháp và thực hành quyền công tố với vấn đề thôngkhâu và chuyên khâu trong các công tác kiểm sát hình sự, (Đề tài khoa học

cấp bộ), Hà Nội, 2004; La Thị Sức: Đổi mới tổ chức và hoạt động của Viện

kiểm sát nhân dân ở Việt Nam hiện nay (Luận văn thạc sỹ luật học), Hà Nội,

1998; Hoàng Thế Anh: Cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới tổ chức Viện kiểm

sát nhân dân đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam (Luận văn thạc sỹ

luật học), Hà Nội, 2006; Khuất Văn Nga: Những chủ trương của Đảng và

Nhà nước ta về cải cách tư pháp và tổ chức hoạt động của Viện kiểm sátnhân dân trong thời kỳ đổi mới (Tạp chí chuyên ngành), Hà Nội, 2005; Lê

Cảm: Bàn về tổ chức quyền tư pháp-nội dung cơ bản của chiến lược cải cách

tư pháp đến năm 2020, (Tạp chí chuyên ngành), Hà Nội, 2005; Phạm Hồng

Trang 4

Hải: Đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống các cơ quan thực hiện chức

năng thực hành quyền công tố đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp (Tạp chí

chuyên ngành), Hà Nội, 2006; Đỗ Văn Đương: Cơ quan thực hành quyền

công tố trong cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay (Tạp chí chuyên ngành),

Hà Nội, 2006…

- Nhóm nghiên cứu về quyền công tố:

Những công trình là đề tài khoa học cấp nhà nước, cấp bộ, các luận ántiến sĩ, luận văn thạc sĩ, sách chuyên khảo, các bài viết liên quan đến quyền

công tố: Lê Hữu Thể (Chủ biên): Thực hành quyền công tố và kiểm sát các

hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra (Sách tham khảo), Nxb Tư pháp,

Hà Nội, 2005; Lê Thị Tuyết Hoa: Quyền công tố ở Việt Nam, (Luận án tiến sỹluật học), Hà Nội, 2002; Lê Hữu Thể: Bàn về khái niệm quyền công tố, (Tạpchí chuyên ngành), Hà Nội, 2000; Lê Cảm: Một số vấn đề lý luận cơ bản về

quyền công tố (Tạp chí chuyên ngành), Hà Nội, 2000

Những công trình khoa học, những bài viết trên đây đã tập trung nghiêncứu về tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân nói chung; đồng thờiđã có một số công trình, bài viết nghiên cứu về quyền công tố, thực hànhquyền công tố trên một số lĩnh vực cụ thể Tuy nhiên đến nay chưa có công

trình khoa học nào nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện việc “hoàn thiện

pháp luật về thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân theo yêucầu cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay" Mặc dù vậy, các công trình khoa

học, các bài viết trên đây là những tài liệu tham khảo có giá trị để nghiên cứu

và hoàn thiện đề tài luận văn

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

- Mục đích

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn pháp luật thực hành quyềncông tố, luận văn nêu ra một số quan điểm, phương hướng và giải pháp hoànthiện pháp luật thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân theo yêucầu cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay.

Trang 5

- Nhiệm vụ của luận văn

Để thực hiện mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ sau:

+ Phân tích cơ sở lý luận về hoàn thiện pháp luật thực hành quyền côngtố Việt Nam.

+ Nghiên cứu, đánh giá thực trạng pháp luật thực hành quyền công tố ởViệt Nam.

+ Đề xuất những quan điểm, phương hướng và giải pháp hoàn thiện phápluật về thực hành quyền công tố đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu

Trong khuôn khổ chuyên ngành lý luận và lịch sử nhà nước và pháp

luật, luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích một số vấn đề lý luận về quyềncông tố và pháp luật thực hành quyền công tố ở Việt Nam và một số nướctrên thế giới.

- Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của luận văn là pháp luật thực hành quyền công tốcủa Viện kiểm sát nhân dân, tập trung chủ yếu từ thời kỳ đổi mới (năm1986)đến nay

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

- Cơ sở lý luận

Cơ sở lý luận của luận văn là học thuyết Mác-Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhà nước và pháp luật nóichung và tổ chức, hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân nói riêng.

- Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, luận văn sử dụng

các phương pháp nghiên cứu: Phân tích- tổng hợp, lịch sử- cụ thể; kết hợp vớicác phương pháp nghiên cứu khác như: So sánh, thống kê, điều tra xã hội học.

6 Điểm mới khoa học của luận văn

Trang 6

Luận văn là tài liệu chuyên khảo đầu tiên nghiên cứu, hoàn thiện phápluật thực hành quyền công tố ở Việt Nam Vì vậy có một số điểm mới sau:

- Làm rõ một số vấn đề lý luận về quyền công tố; thực hành quyềncông tố; khái niệm, các tiêu chí hoàn thiện pháp luật về thực hành quyền côngtố.

- Chỉ ra những ưu điểm, khuyết điểm và nguyên nhân của pháp luật vàáp dụng pháp luật thực hành quyền công tố.

- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật thực hành quyềncông tố ở Việt Nam hiện nay.

7 Ý nghĩa của luận văn

- Kết quả luận văn góp phần làm sáng tỏ, phong phú thêm lý luận vềpháp luật nói chung và lý luận hoàn thiện pháp luật về thực hành quyền côngtố nói riêng.

- Luận văn có thể dùng làm tài liệu cho việc nghiên cứu và hoàn thiệnpháp luật về thực hành quyền công tố đối với các nhà hoạch định chính sách,

xây dựng luật và những ai quan tâm đến vấn đề này

8 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3chương 8 tiết.

Trang 7

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT

THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ THEO YÊU CẦU CẢI CÁCH TƯ PHÁP Ở VIỆT NAM

1.1 KHÁI NIỆM, NỘI DUNG, VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT VỀ THỰCHÀNH QUYỀN CÔNG TỐ CỦA VIỆN KIỂM SÁT

1.1.1 Khái niệm pháp luật về thực hành quyền công tố của Việnkiểm sát

1.1.1.1 Khái niệm quyền công tố

Trên thế giới, “quyền công tố” đã xuất hiện từ thời kỳ xa xưa của xãhội loài người Quyền công tố là một khái niệm pháp lý gắn liền với bản chấtcủa Nhà nước, là một bộ phận cấu thành và không thể tách rời khỏi côngquyền Quyền công tố có trong tất cả các kiểu Nhà nước; nó ra đời, tồn tại vàmất đi cùng với Nhà nước và pháp luật Khi mới có Nhà nước, quyền công tốchỉ giới hạn trong phạm vi rất hẹp để bảo vệ các lợi ích của giai cấp thống trị.Cùng với sự phát triển của xã hội, nhận thức về lợi ích công và lợi ích tư, vềtrách nhiệm của Nhà nước đối với xã hội và cá nhân ngày càng có những thayđổi: Lợi ích cá nhân liên quan đến lợi ích công, tác động qua lại với nhau;chính vì vậy, cần có sự can thiệp của Nhà nước vào đời sống của cá nhân Từđó, vai trò công tố càng được đề cao trong xã hội

Tại Việt Nam, khoa học Luật tố tụng hình sự nói riêng cũng như khoahọc pháp lý nói chung, chế định “quyền công tố” chưa được nghiên cứu mộtcách toàn diện; chính vì vậy, chưa có khái niệm chính thống về quyền côngtố Mặc dù vậy, quyền công tố là một quyền năng quan trọng đã được Việncông tố thực hiện ở nước ta từ năm 1945; từ 1960 đến nay do Viện kiểm sátnhân dân thực hiện Tuy nhiên, hiểu thế nào là “công tố”, “quyền công tố”,bản chất và nội dung của nó là gì, thì hiện nay vẫn chưa có nhận thức, quanđiểm thống nhất chung.

Trang 8

Có quan điểm cho rằng, công tố là “hoạt động tố tụng đối với các vụ ánmà trong đó động chạm trực tiếp hay gián tiếp đến các lợi ích của Nhà nướckhi mà người đại diện của nó bị thiệt hại do sự vi phạm pháp luật” [8]

Theo từ điển tiếng Việt, công tố có nghĩa là “điều tra, truy tố và buộctội kẻ phạm pháp trước Toà án” [50, tr.204].

Từ điển luật học lại ghi: Công tố "là quyền của Nhà nước truy cứutrách nhiệm hình sự đối với người phạm tội" [51, tr.188]

Thuật ngữ "quyền công tố" lần đầu tiên được ghi nhận tại Hiến phápnăm 1980; sau đó tại Hiến pháp năm 1992, Bộ luật tố tụng hình sự năm 1998,Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Luật tổ chức Viện KSND năm 1981, Luậttổ chức Viện KSND năm 1992, Luật tổ chức Viện KSND năm 2002, Pháplệnh kiểm sát viên năm 2002

Từ điển luật học định nghĩa về quyền công tố như sau: "Quyền công tốlà quyền buộc tội nhân danh Nhà nuớc đối với người phạm tội" [50, tr.188]

Hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào của Nhà nước giải thích chínhthức nội dung quyền công tố Có nhiều quan điểm khác nhau về nội dung,lĩnh vực cũng như phạm vi chủ thể tham gia thực hành quyền công tố Nhưngvề nội dung và phạm vi thực hành quyền công tố (những yếu tố cấu thànhquyền công tố) là những yếu tố không thể thay đổi ở bất kỳ quốc gia nào.

Nghiên cứu các tài liệu hiện hành có thể thấy một số quan điểm vềquyền công tố như sau:

- Quan điểm thứ nhất đồng nhất khái niệm quyền công tố với hoạt độngkiểm sát việc tuân theo pháp luật của Viện kiểm sát nhân dân (trước khi Hiếnpháp năm 1992 được sửa đổi bổ sung năm 2001) Quan điểm này xuất phát từchức năng của Viện kiểm sát nhân dân để xem xét quyền công tố; theo đó, tấtcả các hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật đều là thực hành quyềncông tố Có nghĩa là ngay cả khi Viện kiểm sát kiến nghị, yêu cầu các cơ quannhà nước khắc phục, sửa chữa những sai phạm của mình trên các lĩnh vựchành chính, kinh tế, xã hội thì đó cũng là hoạt động thực hành quyền công tố.Quan điểm này cho rằng công tố không phải là một chức năng độc lập của

Trang 9

Viện kiểm sát, mà chỉ là một quyền năng, một hình thức hoạt động chức năngkiểm sát việc tuân theo pháp luật Đây là quan điểm khá phổ biến, đặc biệt làtrong ngành Kiểm sát nhân dân từ năm 1960 cho đến khi Luật tổ chức Việnkiểm sát nhân dân năm 2002 được ban hành Cơ sở lập luận của quan điểmnày chủ yếu dựa vào nội dung các điều luật được quy định trong Hiến phápnăm 1980 và Hiến pháp năm 1992, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm1981 và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1992 Mặt khác, quan điểmnày cũng chịu ảnh hưởng của các nhà tố tụng hình sự Liên Xô trước đây.

Khái niệm quyền công tố theo quan điểm trên là chưa chính xác, vì đãđánh đồng quyền công tố với quyền kiểm sát việc tuân theo pháp luật, đồngthời cũng không phù hợp với các quy định của Hiến pháp và các Luật Theoquy định của pháp luật nước ta trước khi Hiến pháp năm 1992 được sửa đổithì Viện kiểm sát có hai chức năng: Chức năng kiểm sát việc tuân theo phápluật và chức năng thực hành quyền công tố Hai chức năng có một số nộidung đan xen, liên hệ chặt chẽ và tác động qua lại với nhau, nhưng về nộidung và phạm vi áp dụng thì giữa chúng vẫn có sự độc lập với nhau Vì vậykhông thể đồng nhất hai chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát việctuân theo pháp luật của Viện kiểm sát

- Quan điểm thứ hai cho rằng quyền công tố là quyền của Nhà nướcgiao cho Viện kiểm sát truy tố kẻ phạm tội ra Toà án, thực hiện sự buộc tội tạiphiên toà (Thực hành quyền công tố) Quan điểm này cho rằng việc thực hiệnquyền công tố chỉ diễn ra trong giai đoạn xét xử sơ thẩm hình sự.

Quan điểm này quá thu hẹp khái niệm, nội dung cũng như phạm vi củaquyền công tố Về lý luận cũng như trên thực tế, hoạt động thực hành quyềncông tố của Viện kiểm sát tại Toà án chỉ là một bộ phận trong nhiều hoạtđộng thực hiện chức năng thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát

- Quan điểm thứ ba cho rằng quyền công tố là quyền đại diện cho Nhànước để đưa các vụ việc vi phạm trật tự pháp luật ra cơ quan xét xử để bảo vệlợi ích của Nhà nước, bảo vệ trật tự pháp luật Quan điểm này cho rằng quyềncông tố xuất hiện từ khi có Nhà nước và pháp luật, được thể hiện đầu tiên

Trang 10

trong tố tụng hình sự; cùng với sự phát triển của xã hội và của các ngành luật,quyền công tố được mở rộng sang các lĩnh vực dân sự, kinh tế, lao động.Theo quan điểm này thì nội dung quyền công tố là tổng hợp các biện pháppháp lý đặc trưng theo luật định mà Viện kiểm sát có trách nhiệm thực hiệntrong hoạt động tố tụng tư pháp; quyền công tố là một nội dung của hoạt độngchức năng của Viện kiểm sát nhân dân trong lĩnh vực tố tụng hình sự, tố tụngdân sự và các lĩnh vực tư pháp khác, nhằm đảm bảo mọi hành vi vi phạmpháp luật, hành vi phạm tội đều bị phát hiện, điều tra, xử lý theo pháp luật,không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, tăng cường pháp chếthống nhất

Đây là quan điểm được đưa vào chương trình giảng dạy chính thức củaTrường Cao đẳng kiểm sát Hà Nội và thường xuyên được nhắc đến trong cácvăn bản hướng dẫn nghiệp vụ, các chuyên đề tổng kết trước đây của ngànhKiểm sát Quan điểm này quá mở rộng quyền công tố, dẫn đến xoá nhoà ranhgiới và tính đặc thù giữa tố tụng hình sự và các lĩnh vực tố tụng khác; đồngnhất quyền công tố với các quyền năng khác của Viện kiểm sát trong quátrình giải quyết các vụ án dân sự, kinh tế, lao động.

- Quan điểm thứ tư cho rằng quyền công tố là quyền của Nhà nước giaocho các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự vàáp dụng các chế tài hình sự đối với người phạm tội Đó là hoạt động tố tụngcủa Điều tra viên, Kiểm sát viên và những người khác được pháp luật quyđịnh có trách nhiệm xác định kẻ phạm tội cũng như các căn cứ để kết tội vàáp dụng các hình phạt đối với người phạm tội

Quan điểm này đã đồng nhất khái niệm quyền công tố với nguyên tắctố tụng hình sự đã được thừa nhận ở nhiều quốc gia trên thế giới Theo đó,mọi tội phạm xảy ra đều xâm phạm đến các lợi ích chung của toàn xã hội, dođó kẻ phạm tội phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự và bị trừng trị bằng cácchế tài hình sự Việc truy cứu trách nhiệm hình sự và áp dụng hình phạt đốivới người phạm tội được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền,đó là Cơ quan điều tra, Cơ quan công tố, Cơ quan xét xử và Cơ quan thi hành

Trang 11

án Như vậy, Toà án, Cơ quan thi hành án cũng là chủ thể thực hành quyềncông tố Quan điểm này đã xoá nhoà ranh giới giữa các chức năng buộc tội vàchức năng xét xử trong tố tụng hình sự.

- Quan điểm thứ năm cho rằng quyền công tố bao gồm quyền khởi tố,điều tra vụ án, quyền truy tố và buộc tội bị cáo trước Toà án Đại diện choquan điểm này là các luật gia theo truyền thống pháp luật của Pháp Theo họ,quyền công tố luôn gắn liền với hoạt động buộc tội nhân danh Nhà nước(nhân danh công quyền) Do vậy quyền công tố chỉ được thực hiện trong mộtlĩnh vực duy nhất, đó là lĩnh vực tố tụng hình sự Chủ thể tham gia vào hoạtđộng thực hành quyền công tố chỉ bao gồm Cơ quan điều tra (Điều tra viên)và Cơ quan công tố (Công tố viên) Riêng quyền truy tố kẻ phạm tội ra Toà vàthực hành quyền buộc tội nhân danh Nhà nước tại phiên toà chỉ thuộc về Cơquan công tố Quyền công tố được sử dụng để bảo vệ không chỉ các lợi íchcông (lợi ích chung của toàn xã hội), mà cả lợi ích của cá nhân khi bị hành viphạm tội xâm hại

- Quan điểm thứ sáu cho rằng công tố là sự cáo buộc của Nhà nước đốivới các cá nhân, tổ chức đã vi phạm pháp luật, bao gồm vi phạm Luật hànhchính, Luật dân sự, Luật kinh tế và Luật hình sự; quyền công tố là quyền củaNhà nước thực hiện sự cáo buộc đó Theo quan điểm này, quyền công tố chỉthuộc Nhà nước; Nhà nước không thể không thực hiện quyền công tố khichính Nhà nước là người ban hành pháp luật, người có nhiệm vụ bảo vệ phápluật, và đồng thời là chủ thể tham gia vào nhiều quan hệ pháp luật khác nhau.Với tính cách là một quyền năng của Nhà nước, quyền công tố được thực hiệntrong tất cả các quá trình giải quyết các vi phạm pháp luật: Tố tụng hình sự, tốtụng dân sự, tố tụng kinh tế, tố tụng lao động, tố tụng hành chính Sự tồn tạiquyền công tố trong các hoạt động tố tụng nêu trên là do nhu cầu khách quan,vì Nhà nước không thể không thực hiện quyền lực của mình trong việc giảiquyết các vi phạm pháp luật và sự hiện diện công tố như một điều kiện bảođảm tính hiệu quả của việc giải quyết các vi phạm pháp luật của cơ quan tàiphán Như vậy, quyền công tố trong các hoạt động tố tụng được biểu hiện cụ

Trang 12

thể ở các quyền của Viện kiểm sát như quyền khởi tố vụ án (dân sự, hànhchính, hình sự, lao động), quyền tham gia tố tụng ở bất cứ giai đoạn nào khixét thấy cần thiết, quyền yêu cầu Toà án hoặc tự mình điều tra, xác minhnhững vấn đề cần làm sáng tỏ trong vụ án…Quyền công tố trong các hoạtđộng tố tụng khác nhau thì không giống nhau về nội dung và hình thức thựchiện Trong tố tụng hình sự, thực hiện quyền công tố có nghĩa là Nhà nướcthực hiện sự buộc tội đối với một con người phạm tội cụ thể, còn trong cáchoạt động tố tụng khác, thực hành quyền công tố được hiểu là việc Nhà nướctrực tiếp hay gián tiếp quy lỗi cho một người, một pháp nhân nào đó vi phạmpháp luật tương ứng.

- Quan điểm thứ bảy cho rằng, quyền công tố là quyền của Nhà nướcđưa các việc làm vi phạm pháp luật liên quan đến lợi ích chung ra Toà để xétxử, vì Nhà nước nhân danh xã hội duy trì trật tự chung bằng pháp luật Sự canthiệp của Nhà nước vào các việc phạm pháp nói trên là do nhu cầu duy trì mọixung đột xã hội gắn với trật tự công cộng mà trách nhiệm của Nhà nước phảiđứng ra điều hoà; đó là bản chất của quyền lực công Quyền công tố là quyềnNhà nước nhân danh xã hội truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với những ngườicó hành vi phạm tội hoặc hành vi vi phạm pháp luật, nhằm mục đích duy trìtrật tự của cộng đồng, trật tự pháp luật, củng cố và phát triển các quan hệ xãhội Như vậy quyền công tố không chỉ có trong lĩnh vực hình sự, mà còn cócả trong dân sự, hành chính, kinh tế, lao động.

Quan điểm thứ sáu và thứ bảy coi mọi việc đưa ra Toà án để giải quyếtđều là do vi phạm pháp luật (liên quan đến trật tự xã hội chung) Trong thựctiễn, hoạt động của Toà án và Viện kiểm sát không phải lúc nào cũng nhằmtruy cứu trách nhiệm pháp lý đối với một người nào đó, mà có những trườnghợp chỉ nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp củacông dân Ví dụ Viện kiểm sát khởi tố vụ án dân sự, hành chính, lao động vìlợi ích chung hoặc liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của người chưathành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần…Hoạt động trêncủa Viện kiểm sát hoàn toàn không phải là hoạt động thực hành quyền công

Trang 13

tố, mà chỉ là hoạt động nhằm thực hiện các thẩm quyền luật định của Việnkiểm sát.

- Quan điểm thứ tám cho rằng, Công tố quyền là quyền được hành xửnhân danh xã hội, vì lợi ích chung cho xã hội, với mục đích là Toà án tuyênmột hình phạt đối với người phạm pháp Đại diện cho quan điểm này là cácluật gia miền Nam nước ta trước năm 1975 Theo quan điểm này thì "hành viđưa các phạm nhân ra Toà để xét xử là sự truy tố Cái quyền truy tố ấy làcông tố quyền, vì là quyền của cộng đồng xã hội trừng trị kẻ phạm pháp quacác đại diện của xã hội và các Thẩm phán được giao phó nhiệm vụ xử hànhcông tố quyền là những Thẩm phán công tố” [48,tr.6] Họ phân biệt rõ kháiniệm công tố quyền và dân tố quyền Một tội phạm hình sự xảy ra, phát sinhtố quyền; tố quyền này nhân danh xã hội yêu cầu Toà án tuyên phán một biệnpháp chế tài hình sự đối với vi phạm trật tự xã hội do tội phạm gây ra; đây gọilà công tố quyền Nhưng tội phạm có thể làm phát sinh bên cạnh công tốquyền một tố quyền của tư nhân bị tội phạm gây thiệt hại, đó là quyền yêu cầuToà án buộc kẻ phạm tội bồi thường thiệt hại cho mình; đó là dân tố quyềntheo các luật gia miền Nam Về bản chất, quyền công tố thuộc về xã hội; dođó phạm vi quyền công tố chỉ giới hạn trong tố tụng hình sự và trước Toà án.

Những quan điểm nêu trên về quyền công tố đều có sự hợp lý ở nhữngkhía cạnh khác nhau Tuy nhiên mỗi quan điểm đều có những nội dung cònbất cập, thể hiện:

- Hoặc là đánh đồng quyền công tố với các chức năng kiểm sát việctuân theo pháp luật của Viện kiểm sát, dẫn đến mở rộng phạm vi quyền côngtố vượt khỏi lĩnh vực tố tụng hình sự sang các lĩnh vực tư pháp khác như dânsự, hành chính, kinh tế, lao động.

- Hoặc là coi quyền công tố chỉ là một quyền năng, một hình thức thựchiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự, dẫnđến việc xem nhẹ bản chất của quyền công tố như là hoạt động độc lập củaViện kiểm sát nhân danh quyền lực công.

Trang 14

- Hoặc là quá thu hẹp phạm vi quyền công tố, coi quyền công tố làquyền của Viện kiểm sát truy tố kẻ phạm tội ra Toà án và thực hiện việc buộctội tại phiên toà hình sự sơ thẩm

Mặt khác, các quan điểm đó đều có hạn chế là không phân định rõràng khái niệm, bản chất, nội dung, phạm vi quyền công tố, hoạt động thựchành quyền công tố và hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật Nhiềuquan điểm cho rằng hai chức năng của Viện kiểm sát (công tố và kiểm sátviệc tuân theo pháp luật) vừa có tính độc lập tương đối, vừa liên hệ chặt chẽ,tác động qua lại, bổ sung cho nhau, giữa chúng có những nội dung xâm nhập,đan xen lẫn nhau không thể tách rời; tạo nên sự thống nhất trong chức năngcủa Viện kiểm sát.

Bên cạnh đó, để đưa ra được quan niệm đúng về quyền công tố, cầnphải xem xét nó trong mối liên hệ với tính đặc thù của một lĩnh vực pháp luật cụthể “Quyền công tố chỉ có thể được xem xét trong mối liên hệ với lĩnh vực phápluật mà từ cội nguồn lịch sử của nó đã gắn liền, không thể tách rời với việc nhândanh Nhà nước (nhân danh công quyền) chống lại hình thức vi phạm pháp luậtnghiêm trọng (tội phạm), đó là lĩnh vực tố tụng hình sự” [46, tr.37] Tội phạm làvi phạm pháp luật nguy hiểm nhất; kẻ phạm tội xâm phạm trước hết đến lợiích của Nhà nước, lợi ích xã hội (an ninh, trật tự xã hội), sau đó mới đến lợiích của người bị hại Nhà nước nhân danh xã hội dành cho mình quyền trừngtrị kẻ phạm tội.

Còn tố tụng dân sự thì đối tượng của nó là các tranh chấp dân sự liênquan đến lợi ích của từng cá nhân Một trong những nguyên tắc đặc thù của tốtụng dân sự là nguyên tắc tự định đoạt của các đương sự Ý chí, lợi ích, sự tựthoả thuận của các đương sự quyết định sự xuất hiện, vận động và chấm dứthoạt động tố tụng Trong tố tụng dân sự, nghĩa vụ chứng minh trước hết thuộcvề các đương sự; trong khi cốt lõi của tố tụng hình sự là hoạt động của các cơquan tiến hành tố tụng nhằm phát hiện, khám phá tội phạm, xác định và xử lýkẻ phạm tội.

Trang 15

Trong hoạt động tố tụng hình sự luôn tồn tại ba chức năng tố tụng cơbản, đó là chức năng buộc tội (kết quả điều tra xác minh hành vi phạm tội),chức năng bào chữa (gỡ tội) và chức năng xét xử.

Với tư cách là một chức năng tố tụng luôn nhằm chống lại một cá nhâncụ thể thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, chức năng buộc tội thực chấtchính là hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự đối với kẻ phạm tội Trongchức năng buộc tội, hình thức buộc tội nhân danh Nhà nước (nhân danhquyền lực công) giữ vai trò là động lực của hoạt động tố tụng; nó thu hút hoạtđộng của tất cả các chủ thể tham gia vào hoạt động tố tụng hình sự Khi đềcập đến vị trí, vai trò của Công tố viên thì các nhà làm luật nước ngoài thườnggọi họ là “người buộc tội nhân danh Nhà nước”, dịch ra tiếng Việt là “côngtố”.

Như vậy, có thể hiểu:

Quyền công tố là quyền nhân danh Nhà nước thực hiện việctruy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội Quyền nàythuộc về Nhà nước, được Nhà nước giao cho một cơ quan thực hiện(ở nước ta là cơ quan Viện kiểm sát) để phát hiện tội phạm và truycứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội Để làm được điềunày, cơ quan có chức năng thực hành quyền công tố phải có tráchnhiệm bảo đảm việc thu thập đầy đủ tài liệu, chứng cứ để xác định tộiphạm và người phạm tội Trên cơ sở đó quyết định truy tố bị can ratrước Toà án và bảo vệ sự buộc tội đó trước phiên toà [46]

Quan niệm này đã lột tả được bản chất của quyền công tố, đó là quyềnnăng đặc biệt của Nhà nước trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối vớingười phạm tội

Từ những nội dung trình bày trên, có thể rút ra định nghĩa: Quyền công

tố là quyền nhân danh Nhà nước truy cứu trách nhiệm hình sự đối với ngườiphạm tội, trên cơ sở bảo đảm việc thu thập đầy đủ chứng cứ để xác định tộiphạm và người phạm tội.

Trang 16

Với những phân tích và định nghĩa nêu trên, có thể xác định đối tượng,nội dung, phạm vi của quyền công tố như sau:

* Đối tượng quyền công tố:

Đối tượng quyền công tố là cái mà quyền công tố tác động vào, nhằmmục đích cuối cùng là buộc tội đối với người đã thực hiện hành vi nguy hiểmcho xã hội là tội phạm Như vậy, đối tượng của quyền công tố chính là tộiphạm và người phạm tội.

* Nội dung quyền công tố:

Nội dung của quyền công tố là sự buộc tội (sự cáo buộc của Nhà nước)đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội là tội phạm.

* Phạm vi quyền công tố:

Phạm vi quyền công tố bắt đầu từ khi tội phạm được thực hiện đến khitội phạm ấy bị xử lý theo trình tự pháp luật tố tụng hình sự Về bản chất,quyền công tố xuất hiện đồng thời với thời điểm xuất hiện tội phạm; quyềnnày chỉ kết thúc khi người thực hiện tội phạm đó bị áp dụng một chế tài hìnhsự do Toà án tuyên.

1.1.1.2 Khái niệm thực hành quyền công tố

Về khái niệm thực hành quyền công tố hiện nay cũng có nhiều quanđiểm khác nhau, chẳng hạn: Có quan điểm đã đồng nhất quyền công tố vớithực hành quyền công tố trên các phương diện về đối tượng, nội dung, phạmvi Quan điểm khác lại gắn việc thực hành quyền công tố với việc thực hiệnnhững nhiệm vụ khác của Công tố viên trong tố tụng hình sự Có quan điểmmở rộng phạm vi quyền công tố được thực hiện trong một giai đoạn tố tụnghình sự bao gồm cả điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án Quan điểm kháclại cho rằng thực hành quyền công tố là một số biện pháp pháp lý như lập cáotrạng và luận tội bị cáo trước phiên toà sơ thẩm hình sự; thậm chí có quanđiểm còn coi thực hành quyền công tố chỉ là việc buộc tội bị cáo trước phiêntoà sơ thẩm.

Trang 17

Trong khi đó, Từ điển Luật học giải thích: "Thực hành quyền công tố làviệc sử dụng tổng hợp các quyền năng pháp lý thuộc nội dung quyền công tốđể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trong các giai đoạnđiều tra, truy tố và xét xử" [51, tr.188].

Trên cơ sở các quan niệm khác nhau về thực hành quyền công tố nêutrên, theo chúng tôi, để làm rõ hơn khái niệm thực hành quyền công tố cầnxuất phát từ những quyền năng pháp lý thuộc nội dung quyền công tố màpháp luật đã trao cho Viện kiểm sát; quyền năng pháp lý này được thực hiệntrong quá trình điều tra, truy tố và xét xử đối với kẻ phạm tội

Pháp luật quy định một loạt những nhiệm vụ, quyền hạn nhằm xác lậpcho Viện kiểm sát các quyền năng pháp lý cần thiết để thực hiện chức năngcủa mình trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử kẻ phạm tội, như khởi tốvụ án, bị can; yêu cầu điều tra; trực tiếp điều tra; áp dụng, thay đổi, huỷ bỏbiện pháp ngăn chặn; giải quyết tranh chấp về thẩm quyền điều tra; quyếtđịnh truy tố bị can; đọc cáo trạng; luận tội đối với bị cáo; tranh luận với ngườibào chữa và những người tham gia tố tụng khác; kiểm sát xét xử; khángnghị… (Điều 13-19 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002).

Việc sử dụng tổng hợp các quyền năng pháp lý của Viện kiểm sát nhândân như nêu trên nhằm truy cứu trách nhiệm hình sự đối với kẻ phạm tội gọilà thực hành quyền công tố.

Vậy, Thực hành quyền công tố là việc cơ quan nhà nước thẩm quyền

tiến hành các hoạt động do Nhà nước quy định nhằm truy cứu trách nhiệmhình sự đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội là tội phạm.

Mục đích của tố tụng hình sự đòi hỏi mọi tội phạm đều phải được pháthiện và xử lý kịp thời theo pháp luật Về lý luận, cứ có tội phạm xảy ra là phảicó sự phát động của quyền công tố Tuy nhiên trong thực tế, không phải tất cảtội phạm đều được phát hiện, xử lý triệt để; tức là việc khởi tố vụ án hình sựcủa các cơ quan chức năng không thể bao trùm hết được số vụ án hình sự đãxảy ra trên thực tế Quyền công tố xuất hiện đồng thời với việc xuất hiện tộiphạm và kết thúc khi tội phạm ấy đã bị xử lý bởi Toà án; trong khi đó, hoạt

Trang 18

động thực hành quyền công tố thì chỉ xuất hiện khi có quyết định khởi tố vụán hình sự và kết thúc khi tội phạm ấy đã bị xử lý bởi Toà án hoặc được đìnhchỉ theo quy định của pháp luật.

Do đó, phạm vi thực hành quyền công tố bắt đầu từ khi khởi tố vụ án

hình sự đến khi bản án có hiệu lực pháp luật hoặc vụ án được đình chỉ theoquy định của pháp luật tố tụng hình sự.

1.1.1.3 Khái niệm pháp luật về thực hành quyền công tố

Pháp luật là một hiện tượng xã hội mang tính khách quan, nó ra đời vàtồn tại cùng với Nhà nước Có nhiều cách quan niệm, nhận thức khác nhau vềpháp luật Từ điển luật học ghi: “Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sựmang tính bắt buộc chung do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm điềuchỉnh các quan hệ xã hội, phục vụ và bảo vệ quyền lợi của các tầng lớp dâncư trong xã hội” [51, tr.66] Trên bình diện phổ biến, có thể định nghĩa vềpháp luật như sau:

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chungdo Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí nhà nước của giaicấp thống trị trên cơ sở ghi nhận các nhu cầu về lợi ích của toàn xãhội, được đảm bảo thực hiện bằng Nhà nước nhằm điều chỉnh nhữngquan hệ xã hội với mục đích trật tự và ổn định xã hội vì sự phát triểnbền vững của xã hội [47, tr.288].

Ở nước ta, ngay từ khi mới giành độc lập, đã có nhiều văn bản được banhành quy định về Cơ quan tư pháp nói chung cũng như về hoạt động thực hànhquyền công tố nói riêng Nội dung về thực hành quyền công tố lần đầu tiên đượcquy định tại Sắc lệnh số 13C-SL ngày 13/9/1945; trong đó có ghi: “Đứng buộctội là một Uỷ viên quân sự hay một Uỷ viên của Ban trinh sát” Sau đó, một loạtcác văn bản pháp luật quan trọng được ban hành, quy định về tổ chức và hoạtđộng của các cơ quan tư pháp, trong đó có Viện công tố như: Sắc lệnh số 13ngày 24/1/1946; Sắc lệnh số 51 ngày 17/4/1946; Sắc lệnh số 130 ngày

Trang 19

19/7/1946; Sắc lệnh số 131 ngày 20/7/1946; Thông tư số 772/TTg ngày15/5/1956 …

Các văn bản pháp luật nêu trên chủ yếu quy định về chức năng của Toàán; trong đó có đề cập đến nhiệm vụ thực hành quyền công tố của một bộphận trong Toà án (hình thức sơ khai của Viện công tố).

Ngày 29/4/1958, Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã raNghị quyết thành lập hệ thống Viện công tố và hệ thống Toà án tách khỏi BộTư pháp; đặt Viện Công tố trung ương trực thuộc Hội đồng Chính phủ, cótrách nhiệm và quyền hạn như một Bộ Ngày 1/7/1959 Thủ tướng Chính phủban hành Nghị định số 256-TTg, quy định nhiệm vụ và tổ chức của Viện côngtố

Giai đoạn này, ngoài nhiệm vụ giám sát việc tuân thủ pháp luật, Việncông tố còn có nhiệm vụ truy tố theo luật hình những kẻ phạm pháp để bảo vệchế độ dân chủ nhân dân, giữ gìn trật tự an ninh…

Từ năm 1960, trên cơ sở Hiến pháp 1959, Viện kiểm sát nhân dân rađời Theo đó, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1960 đã quy địnhchức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân Ngoàichức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật, Viện kiểm sát nhân dân còn cócác nhiệm vụ và quyền hạn sau: Điều tra những việc phạm pháp về hình sự vàtruy tố trước Toà án nhân dân những người phạm pháp về hình sự…

Hiến pháp năm 1980 và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm1981; Hiến pháp năm 1992 và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1992quy định Viện kiểm sát nhân dân vừa kiểm sát việc tuân theo pháp luật, vừathực hành quyền công tố

Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 làvăn bản pháp lý quan trọng quy định quyền hạn, chức trách, nhiệm vụ của cáccơ quan tiến hành tố tụng, trong đó có Cơ quan thực hành quyền công tố làViện kiểm sát

Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002, trên cơ sở Hiến phápnăm 1992 (sửa đổi) quy định chức năng của Viện kiểm sát là thực hành quyền

Trang 20

công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp Như vậy từ năm 2002, Viện kiểmsát thôi không thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật tronglĩnh vực hành chính, kinh tế, xã hội

Tuy có một số thay đổi về tổ chức bộ máy, cũng như chức năng nhiệmvụ của Cơ quan thực hành quyền công tố trong từng giai đoạn, song nhận thứcvề quyền công tố của cơ quan này thì cơ bản không có gì thay đổi so với cácquan niệm truyền thống Theo đó, pháp luật về thực hành quyền công tố quyđịnh vị trí, chức năng, tổ chức, bộ máy của Cơ quan thực hành quyền công tố;chức trách, nhiệm vụ cụ thể của Cơ quan thực hành quyền công tố; trình tự tiếnhành các biện pháp thực hiện chức năng của Cơ quan thực hành quyền công tố;mối quan hệ giữa Cơ quan thực hành quyền công tố với các cơ quan tiến hành tốtụng khác, người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng…

Vậy, có thể định nghĩa như sau: Pháp luật về thực hành quyền công tố

là hệ thống những quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành nhằm xác lậpquyền năng pháp lý cho Cơ quan thực hành quyền công tố; đồng thời điềuchỉnh các mối quan hệ giữa cơ quan này với các cơ quan tiến hành tố tụngkhác, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng, với mục đích cuốicùng là truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội, trên cơ sở đảmbảo quy trình chặt chẽ về việc chứng minh tội phạm.

1.1.2 Nội dung pháp luật về thực hành quyền công tố

Thực hành quyền công tố là việc sử dụng những quyền năng tố tụng dopháp luật quy định nhằm bảo đảm phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh mọihành vi phạm tội, không để lọt người, lọt tội, không làm oan người vô tội Đểđảm bảo cho Cơ quan thực hành quyền công tố thực hiện tốt quyền năng củamình, pháp luật quy định cho cơ quan này chức năng, vị trí, tổ chức bộ máycụ thể, độc lập, rõ ràng Theo đó, nội dung pháp luật thực hành quyền công tốcó thể phân chia thành hai nhóm: Nhóm quan hệ xác lập chức năng, vị trí, tổchức bộ máy của Cơ quan thực hành quyền công tố và nhóm quan hệ điềuchỉnh các hoạt động cụ thể của Cơ quan thực hành quyền công tố

Trang 21

1.1.2.1 Nhóm quan hệ xác lập chức năng, vị trí, tổ chức bộ máy củaCơ quan thực hành quyền công tố

Tuỳ thuộc vào đặc thù của mỗi quốc gia mà Cơ quan thực hành quyềncông tố ở mỗi nước có sự khác nhau nhất định Tuy nhiên chức năng cơ bản,quy định nội hàm của tất cả các Cơ quan thực hành quyền công tố trên thếgiới là nhân danh Nhà nước truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạmtội Pháp luật thực định nước ta xác định chức năng của Cơ quan công tố(Viện kiểm sát nhân dân) là thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạtđộng tư pháp (Điều 137 Hiến pháp năm 1992 sửa đổi; Điều 1 Luật Tổ chứcViện kiểm sát nhân dân năm 2002).

Mỗi quốc gia có cách thức tổ chức, sắp xếp khác nhau về Cơ quan côngtố trong chỉnh thể Bộ máy nhà nước Tuy nhiên tính độc lập là yếu tố bắt buộccủa cơ quan này, xuất phát từ quyền năng đặc biệt của Nhà nước về hoạt độngtruy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội Vì vậy cho dù trựcthuộc cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp hay cơ quan tư pháp nhưng hoạtđộng của Cơ quan thực hành quyền công tố luôn luôn độc lập với tất cả các cơquan nhà nước khác Về bản chất, quyền công tố thuộc về nhánh quyền lựchành pháp, do đó hiện nay trên thế giới, phần lớn các Cơ quan công tố trựcthuộc cơ quan hành pháp là Chính phủ Ở Việt Nam, có giai đoạn Cơ quancông tố trực thuộc cơ quan lập pháp, có giai đoạn trực thuộc cơ quan hànhpháp Hiện nay Cơ quan công tố của nước ta (Viện kiểm sát nhân dân) là cơquan độc lập với cơ quan hành pháp; Viện kiểm sát nhân dân do Viện trưởnglãnh đạo, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo củaViện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên; Viện trưởng Viện kiểm sátnhân dân các địa phương, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp chịu sựlãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Việntrưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao chịu trách nhiệm và báo cáo công táctrước Quốc hội (Điều 138-140 Hiến pháp năm 1992 sửa đổi)

Trang 22

Về tổ chức, bộ máy: Pháp luật thực định quy định hệ thống Viện kiểmsát gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các Viện kiểm sát cấp tỉnh, các Việnkiểm sát cấp huyện và các Viện kiểm sát quân sự; về cơ cấu tổ chức của Việnkiểm sát nhân dân tối cao gồm Uỷ ban kiểm sát, các Cục, Vụ, Viện, Vănphòng, Trường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát, Viện kiểm sát quân sựtrung ương; Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm có Viện trưởng, các PhóViện trưởng, các Kiểm sát viên và các Điều tra viên (Điều 30-41 Luật tổ chứcViện kiểm sát nhân dân năm 2002)

Trước yêu cầu về cải cách tư pháp và trước tiến trình hội nhập quốc tế,việc nghiên cứu, xác định đúng đắn, khoa học chức năng, vị trí, tổ chức bộmáy của các cơ quan tư pháp nói chung và Cơ quan thực hành quyền công tốnói riêng có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc đổi mới, hoàn thiện bộ máyNhà nước, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước

1.1.2.2 Nhóm quan hệ điều chỉnh các hoạt động cụ thể của Cơ quanthực hành quyền công tố

Các hoạt động cụ thể của Cơ quan thực hành quyền công tố bao gồm:Hoạt động phát động công tố; hoạt động của Cơ quan công tố trong giai đoạnđiều tra; hoạt động của Cơ quan công tố trong giai đoạn xét xử các vụ án hìnhsự.

* Những hoạt động phát động công tố

- Khởi tố vụ án: Là việc Nhà nước (ủy quyền cho cơ quan thực hànhquyền công tố) chính thức công khai trước toàn xã hội về việc có tội phạmxảy ra và bắt đầu triển khai các hoạt động thực hành quyền truy cứu tráchnhiệm hình sự đối với người đã thực hiện tội phạm đó.

Trong tố tụng hình sự, trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cáccơ quan tiến hành tố tụng Điều 13 Bộ luật tố tụng hình sự quy định: Khi pháthiện có dấu hiệu tội phạm thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án trongphạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm khởi tố vụ án và áp

Trang 23

dụng các biện pháp do Bộ luật này quy định để xác định tội phạm và xử lýngười phạm tội.

Khởi tố vụ án là giai đoạn đầu tiên của tố tụng hình sự Giai đoạn nàybắt đầu từ khi Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án, đơn vị Bộ đội biênphòng, Cơ quan hải quan, Kiểm lâm và các cơ quan có thẩm quyền khác nhậnđược tin báo hoặc tố giác về tội phạm, hoặc trực tiếp phát hiện dấu hiệu củatội phạm và kết thúc bằng việc cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tốvụ án hình sự.

Việc khởi tố vụ án hình sự đòi hỏi phải có căn cứ, đúng thẩm quyền vàđúng trình tự, thủ tục tố tụng Điều 100 Bộ luật tố tụng hình sự quy định: Chỉđược khởi tố vụ án hình sự khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm Việc xácđịnh dấu hiệu tội phạm dựa trên cơ sở: Tố giác của công dân; tin báo của cơquan, tổ chức; tin báo trên các phương tiện thông tin đại chúng; Cơ quan điềutra, Viện kiểm sát, Toà án, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượngCảnh sát biển và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dânđược giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trực tiếp phát hiệndấu hiệu của tội phạm; người phạm tội tự thú Điều đó đòi hỏi việc khởi tố vụán phải trên cơ sở xác định bản chất trái pháp luật hình sự của hành vi phạmtội; có nghiã là các tình tiết, sự kiện xảy ra phải chứng tỏ hành vi bị khởi tố códấu hiệu của tội phạm hình sự Các dấu hiệu của tội phạm thể hiện qua cáctình tiết đã được xác định như: Hành vi nguy hiểm cho xã hội đã thực tế xảyra; hành vi đó bị pháp luật ngăn cấm được Bộ luật hình sự quy định là tộiphạm; hành vi đó đã gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội; các tình tiết kháchquan chứng tỏ người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có lỗi

Khi xác định có dấu hiệu tội phạm thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát,Toà án hoặc các cơ quan thẩm quyền khác (Bộ đội biên phòng, Hải quan,Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của Công an nhândân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điềutra) phải ra quyết định khởi tố vụ án hình sự (Khoản 1 Điều 104 Bộ luật tốtụng hình sự).

Trang 24

Theo pháp luật hiện hành thì Quyết định khởi tố và các tài liệu liênquan đến việc khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra và các cơ quan thẩmquyền khác phải được gửi tới Viện kiểm sát (Khoản 3 Điều 104 Bộ luật tốtụng hình sự).

Như vậy, hiện nay ở nước ta nhiều cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụán hình sự Tuy nhiên, chỉ Viện kiểm sát mới là cơ quan duy nhất thực hànhquyền công tố Do đó, mọi quyết định khởi tố vụ án hình sự của các cơ quankhác không hoàn toàn độc lập; các quyết định này chỉ thực sự có hiệu lực saukhi đã được Viện kiểm sát xem xét, quyết định Có nghĩa là việc khởi tố haykhông khởi tố vụ án hình sự là do Cơ quan thực hành quyền công tố (Việnkiểm sát) quyết định

- Khởi tố bị can: Là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền chính thứctuyên bố về mặt pháp lý một người nào đó có dấu hiệu phạm tội và đang bịtruy cứu trách nhiệm hình sự Theo pháp luật Việt Nam, khi có đủ căn cứ đểxác định một người đã thực hiện hành vi phạm tội thì Cơ quan điều tra, Việnkiểm sát đều có quyền khởi tố bị can.

Quyết định khởi tố bị can là văn bản áp dụng pháp luật; theo đó, Cơquan điều tra xác định một người đã thực hiện hành vi phạm tội, làm phát sinhquan hệ pháp luật tố tụng hình sự giữa Cơ quan điều tra với bị can Đây là cơsở pháp lý để tiến hành các hoạt động điều tra.

Về mặt thời gian, việc ra quyết định khởi tố bị can phải được tiến hànhsau hoặc đồng thời với việc ra quyết định khởi tố vụ án hình sự Khi xác địnhcó dấu hiệu tội phạm nhưng chưa xác định được người đã thực hiện hành viphạm tội thì cơ quan thẩm quyền chỉ ra quyết định khởi tố vụ án hình sự Saukhi khởi tố vụ án, nếu xác định được người đã thực hiện hành vi phạm tội thìcơ quan thẩm quyền ra quyết định khởi tố bị can Nếu cơ quan thẩm quyền xácđịnh có dấu hiệu tội phạm, đồng thời xác định được người thực hiện hành viphạm tội thì ra quyết định khởi tố vụ án hình sự và quyết định khởi tố bị can.

Trang 25

Khoản 1 Điều 126 Bộ luật tố tụng hình sự quy định: Khi có đủ căn cứđể xác định một người đã thực hiện hành vi phạm tội thì Cơ quan điều tra raquyết định khởi tố bị can.

Căn cứ để xác định một người đã thực hiện hành vi phạm tội là nhữngtài liệu, chứng cứ đủ để chứng minh một người đã thực hiện hành vi thoả mãnnhững dấu hiệu của một cấu thành tội phạm cụ thể được quy định trong Bộluật hình sự và không có các tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm của hành vido người đó thực hiện.

Từ thời điểm ra quyết định khởi tố bị can, giữa cơ quan tiến hành tốtụng, người tiến hành tố tụng và bị can xuất hiện quan hệ tố tụng hình sự, màcác chủ thể có những quyền và nghĩa vụ nhất định: Cơ quan tiến hành tố tụng,người tiến hành tố tụng có trách nhiệm và quyền áp dụng các biện phápcưỡng chế tố tụng hình sự, tiến hành các biện pháp điều tra đối với bị can theoquy định của pháp luật.

Khoản 4, 5, 6 Điều 126 Bộ luật tố tụng hình sự quy định: Trong thờihạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định khởi tố bị can, Cơ quan điều tra phải gửiquyết định khởi tố và tài liệu liên quan đến việc khởi tố bị can đó cho Việnkiểm sát cùng cấp để xét phê chuẩn việc khởi tố; trường hợp phát hiện cóngười đã thực hiện hành vi phạm tội chưa bị khởi tố thì Viện kiểm sát yêu cầuCơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can; sau khi nhận hồ sơ và kết luậnđiều tra mà Viện kiểm sát phát hiện có người khác đã thực hiện hành vi phạmtội trong vụ án chưa bị khởi tố thì Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố bị can.

Như vậy, mặc dù pháp luật thực định quy định việc khởi tố bị can củaCơ quan điều tra, nhưng về thực chất quyết định khởi tố bị can của Cơ quanđiều tra chỉ có hiệu lực khi có sự phê chuẩn của Cơ quan thực hành quyềncông tố là Viện kiểm sát Việc xem xét phê chuẩn là một thủ tục quan trọngđể kiểm tra, xem xét quyết định khởi tố của Cơ quan điều tra có căn cứ haykhông (nếu có căn cứ thì Viện kiểm sát phê chuẩn, nếu không có căn cứ thìViện kiểm sát hủy bỏ) Khi quyết định khởi tố bị can bị huỷ bỏ thì tất cả cácbiện pháp tố tụng áp dụng đối với bị can cũng phải được hủy bỏ.

Trang 26

Tóm lại, khởi tố vụ án, khởi tố bị can là những biện pháp phát động

quyền công tố Sau khi quyền công tố được phát động, đòi hỏi Cơ quan điềutra phải tiến hành điều tra để làm rõ có tội phạm xảy ra hay không, lỗi củangười thực hiện hành vi phạm tội…Tuy nhiên, quyết định khởi tố vụ án,quyết định khởi tố bị can chỉ có hiệu lực trên cơ sở phê chuẩn của Viện kiểmsát Nói cách khác, hoạt động phát động công tố (khởi tố vụ án, khởi tố bịcan) là một trong những nội dung thực hành quyền công tố của Cơ quan thựchành quyền công tố (Viện kiểm sát).

* Những hoạt động thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra

Trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, phạm vi thực hành quyền côngtố bắt đầu từ khi khởi tố vụ án và kết thúc khi Viện kiểm sát quyết định việctruy tố hoặc không truy tố người phạm tội ra Toà, hoặc khi vụ án được đìnhchỉ theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Mục đích của hoạt động thựchành quyền công tố ở giai đoạn điều tra là nhằm chứng minh tội phạm vàngười phạm tội, cũng như các hành vi phạm tội của họ Hoạt động này phảihết sức đầy đủ, chính xác, khách quan theo đúng các trình tự, thủ tục, nộidung do pháp luật quy định Giai đoạn này Viện kiểm sát giữ vai trò chủ đạo:Có trách nhiệm áp dụng các biện pháp do Bộ luật tố tụng hình sự quy địnhnhằm đảm bảo cho việc điều tra, truy tố được kịp thời, nhanh chóng, hiệu quả,không để lọt người phạm tội, không làm oan người vô tội, bảo đảm cho hoạtđộng điều tra được tiến hành đúng quy định của pháp luật

Các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Viện kiểm sát trong giai đoạn điềutra như sau: Khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can; yêu cầu Cơ quan điều trakhởi tố hoặc thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can; đề rayêu cầu điều tra và yêu cầu Cơ quan điều tra tiến hành điều tra; trực tiếp tiếnhành một số hoạt động điều tra khi xét thấy cần thiết; yêu cầu Thủ trưởng Cơquan điều tra thay đổi Điều tra viên; nếu hành vi của Điều tra viên có dấu hiệutội phạm thì khởi tố về hình sự; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biệnpháp bắt, tạm giữ, tạm giam và các biện pháp ngăn chặn khác; quyết định phêchuẩn, quyết định không phê chuẩn các quyết định của Cơ quan điều tra; huỷ

Trang 27

bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của Cơ quan điều tra; yêucầu Cơ quan điều tra truy nã bị can; quyết định việc truy tố bị can; quyết địnhđình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án (Điều 112 Bộ luật tố tụng hình sự).

Như vậy, trong giai đoạn điều tra, mặc dù Cơ quan điều tra trực tiếptiến hành các hoạt động điều tra là chủ yếu (trừ những trường hợp cần thiết thìViện kiểm sát trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra), nhưng nhìn mộtcách toàn diện và xét đến cùng, Viện kiểm sát là cơ quan có vai trò chủ đạo,quyết định và chịu trách nhiệm đến cùng về toàn bộ quá trình thực hànhquyền công tố; Cơ quan điều tra có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu vàquyết định của Viện kiểm sát (Điều 114 Bộ luật tố tụng hình sự).

Nội dung thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát trong giai đoạnđiều tra còn thể hiện qua các quy định pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn củaViện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát và Kiểm sát viên Theo pháp luậthiện hành, Viện trưởng Viện kiểm sát có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo và quánxuyến toàn bộ hoạt động thực hành quyền công tố, quyết định những vấn đềquan trọng nhất đối với việc giải quyết vụ án hình sự như: Quyết định khởi tốvụ án, quyết định không khởi tố vụ án; quyết định khởi tố bị can; yêu cầu Cơquan điều tra khởi tố hoặc thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tốbị can; yêu cầu Thủ trưởng Cơ quan điều tra thay đổi Điều tra viên; quyếtđịnh áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn; quyết định gia hạnđiều tra, quyết định gia hạn tạm giam; yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bịcan; quyết định phê chuẩn, quyết định không phê chuẩn các quyết định củaCơ quan điều tra; quyết định chuyển vụ án; quyết định việc truy tố, quyết địnhtrả hồ sơ để điều tra bổ sung, quyết định trưng cầu giám định (Khoản 2 Điều36 Bộ luật tố tụng hình sự) Về nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm sát viên, Điều37 Bộ luật tố tụng hình sự quy định: Kiểm sát viên có quyền và nhiệm vụkiểm sát chặt chẽ việc chấp hành các thủ tục về khởi tố, về việc áp dụng cácbiện pháp ngăn chặn, về việc lập hồ sơ vụ án của Cơ quan điều tra; đề ra cácyêu cầu điều tra; trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra khi cần thiết

Trang 28

Tóm lại, toàn bộ quá trình điều tra (các hoạt động điều tra cụ thể; việc

áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; việc đình chỉ, tạm đình chỉđiều tra, phục hồi điều tra, truy nã bị can; quyết định truy tố ), Viện kiểm sátlà cơ quan tiến hành tố tụng có vai trò chủ đạo và quyết định

* Những hoạt động thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử

Xét xử là giai đoạn điều tra công khai, trực diện, có sự tham gia củanhiều cơ quan tiến hành tố tụng và nhiều người tiến hành tố tụng Đây là giaiđoạn chuyển hoá toàn bộ chứng cứ được thu thập trong quá trình điều tra, kếthợp với thẩm vấn và tranh luận trực tiếp tại phiên toà, nhằm mục đích chứngminh tội phạm và người phạm tội

Nội dung thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát trong giai đoạnxét xử các vụ án hình sự được quy định tại các điều từ 206 đến 221 và cácđiều từ 245 đến 247 Bộ luật tố tụng hình sự Giai đoạn này, Viện kiểm sátthay mặt Nhà nước thực hành quyền công tố bằng sự tham gia trực tiếp vàoquá trình xét xử vụ án Đây là một hoạt động tố tụng trực tiếp nằm trong hoạtđộng thực hành quyền công tố- quyền nhân danh Nhà nước, nhân danh cộngđồng xã hội để thực hiện việc cáo buộc đối với người phạm tội trước Toà án.

Theo trình tự pháp luật quy định, trước khi tiến hành xét hỏi, Kiểm sátviên đọc Bản cáo trạng và trình bày ý kiến bổ sung (nếu có) Tiếp đó, Kiểmsát viên tham gia xét hỏi cùng với Hội đồng xét xử; luận tội bị cáo; đưa ra lậpluận; tranh luận với luật sư, đáp lại những ý kiến có liên quan đến vụ án củangười bào chữa và những người tham gia tố tụng khác

Bản cáo trạng của Viện kiểm sát thể hiện rõ nội dung vụ án, kết quảcủa việc điều tra; đánh giá, phân tích những chứng cứ buộc tội, gỡ tội, nhữngthiệt hại đã xảy ra, những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ; lý lịch, nhân thân, tiềnán, tiền sự của bị cáo ; quyết định truy tố bị cáo về tội danh, điều luật cụthể

Trong quá trình xét hỏi, tất cả các tài liệu, chứng cứ, vật chứng đượcthẩm tra lại tính có căn cứ, tính hợp pháp nhằm chuyển hoá từ chứng cứ tốtụng sang chứng minh tội phạm Giai đoạn này, Kiểm sát viên theo dõi, ghi

Trang 29

chép đầy đủ diễn biến của phiên toà; chủ động thẩm vấn, đặc biệt là nhữngvấn đề liên quan đến tội trạng của bị cáo mà Hội đồng xét xử chưa làm rõ,hoặc bị cáo chối tội

Kết thúc xét hỏi, Kiểm sát viên chuyển sang phần luận tội bị cáo Bảnluận tội đánh giá những chứng cứ buộc tội, những tình tiết tăng nặng, giảmnhẹ; những vấn đề về vai trò, trách nhiệm và nhân thân bị cáo; nguyên nhân,điều kiện phạm tội; tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm; thủđoạn phạm tội, hậu quả xảy ra và các điều, khoản áp dụng đối với bị cáo.Đây là hoạt động có ý nghĩa hết sức quan trọng- là quá trình tổng kết, đúc rút,so sánh những tài liệu trong giai đoạn điều tra ban đầu với quá trình thẩm vấncông khai tại phiên toà, giúp cho Hội đồng xét xử xác định, đánh giá đúng đắnvụ án

Sau phần luận tội là tranh luận: Kiểm sát viên đưa ra ý kiến để bảo vệquan điểm của mình, cũng như bác bỏ những quan điểm của bị cáo, người bàochữa hoặc những người tham gia tố tụng khác, nếu quan điểm đó thiếu căncứ, không chính xác

Đối với phiên toà phúc thẩm, sự tham gia của Kiểm sát viên cùng cấplà bắt buộc, nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì phải hoãn phiên toà Trước khixét xử hoặc trong khi xét hỏi tại phiên toà, Kiểm sát viên có thể bổ sungchứng cứ mới Sau khi Hội đồng xét xử trình bày tóm tắt nội dung vụ án, quyếtđịnh của bản án sơ thẩm, nội dung kháng cáo, kháng nghị thì chuyển sang tranhluận; Kiểm sát viên phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụán…

Như vậy, theo quy định của pháp luật thực định, thì nội dung thực hànhquyền công tố của Viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự rất phứctạp và phong phú Kết quả các hoạt động thực hành quyền công tố trong giaiđoạn này có ý nghĩa rất quan trọng đối với Toà án trong việc ra một bản ánchính xác, khách quan, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật

1.1.3 Vai trò của pháp luật thực hành quyền công tố

Trang 30

1.1.3.1 Pháp luật thực hành quyền công tố thể chế hoá chủ trươngcủa Đảng về thực hành quyền công tố

Cùng với các chế định pháp luật và các ngành luật khác của hệ thốngpháp luật Việt Nam, pháp luật thực hành quyền công tố thực hiện tư tưởngnhất quán của Đảng và Nhà nước ta là điều chỉnh các quan hệ xã hội bằngpháp luật; thể chế hoá đầy đủ các chủ trương, chính sách quan trọng của Đảngvà Nhà nước trong giai đoạn đổi mới.

Tháng 12 năm 1986, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã đưa rađường lối đổi mới toàn diện đất nước, bao gồm đổi mới tư duy, đổi mới tổchức cán bộ…và nhiều vấn đề lớn về chính sách hình sự, dân sự, làm cơ sởtạo ra những tiền đề căn bản cho sự hoàn thiện và phát triển các cơ quan tưpháp cũng như hệ thống pháp luật Thể chế hoá đường lối của Đảng, tại kỳhọp thứ ba, Quốc hội khoá VIII (ngày 28/6/1988), Bộ luật tố tụng hình sự đầutiên của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được ban hành, trong đóquy định nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan thực hành quyền công tố nóiriêng, cũng như nhiệm vụ, quyền hạn, trình tự tiến hành hoạt động chức năngcủa các cơ quan tiến hành tố tụng nói chung…

Tiếp tục thể chế hoá chủ trương của Đảng tại Đại hội Đảng toàn quốclần thứ IX (năm 1991), Hiến pháp năm 1992 và Luật tổ chức Viện kiểm sátnhân dân năm 2002 đã xác định rõ tổ chức, bộ máy, hoạt động của Viện kiểmsát nhân dân.

Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khoá IX chỉ rõ: “cầnsửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân theo hướngViện kiểm sát nhân dân chỉ thực hiện quyền công tố và kiểm sát các hoạtđộng tư pháp…”[15].

Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 2/1/2002 của Bộ Chính trị ghi: “Việnkiểm sát các cấp thực hiện tốt chức năng công tố và kiểm sát việc tuân theopháp luật trong hoạt động tư pháp Hoạt động công tố phải được thực hiệnngay từ khi khởi tố vụ án và trong suốt quá trình tố tụng…” [16].

Trang 31

Để thể chế những nội dung quan trọng nêu trên về cải cách tư pháp,Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi) và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm2002 đã điều chỉnh một bước về chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhândân Theo đó, Viện kiểm sát thôi không thực hiện chức năng kiểm sát việctuân theo pháp luật trong lĩnh vực hành chính, kinh tế, xã hội; đồng thời nhấnmạnh việc tăng cường chức năng thực hành quyền công tố và ghi nhận chứcnăng kiểm sát các hoạt động tư pháp.

Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật, trên cơ sở thể chế chủtrương của Đảng, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đã thể hiện sâu sắc nhữngtư tưởng mới về cải cách tư pháp hình sự Đối với Viện kiểm sát, Bộ luật quyđịnh cụ thể như sau: Viện kiểm sát thực hành quyền công tố trong tố tụnghình sự, quyết định việc truy tố người phạm tội ra trước Toà án…; nhằm bảođảm mọi hành vi phạm tội đều phải được xử lý kịp thời, việc khởi tố, điều tra,truy tố, xét xử, thi hành án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọtngười phạm tội, không làm oan người vô tội.

Ngày 24/5/2005, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 48-NQ/TW,trong đó có nêu: “Hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của Việnkiểm sát nhân dân theo hướng đảm bảo thực hiện tốt chức năng công tố, kiểmsát các hoạt động tư pháp Nghiên cứu hướng tới chuyển thành Viện công tố”[17].

Ngày 02 tháng 6 năm 2005, Bộ Chính trị tiếp tục ban hành Nghị quyếtsố 49-NQ/TW, trong đó có nội dung:

Trước mắt, Viện kiểm sát nhân dân vẫn giữ nguyên chức năngnhư hiện nay là thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tưpháp Viện kiểm sát nhân dân được tổ chức phù hợp với hệ thống tổchức Toà án Nghiên cứu việc chuyển Viện kiểm sát thành Viện côngtố, tăng cường trách nhiệm của công tố trong hoạt động điều tra [18].Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã khẳng định phươnghướng tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa, trong đó có việc đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp;

Trang 32

Văn kiện nêu: “…hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng tính cụ thể, khả thi củacác quy định trong văn bản pháp luật…

Cải cách tư pháp khẩn trương, đồng bộ; lấy cải cách hoạt động xét xửlàm trọng tâm; thực hiện cơ chế công tố gắn với hoạt động điều tra” [19]

Tiếp tục thể chế các chủ trương của Đảng, pháp luật thực hành quyềncông tố nói riêng cũng như hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung đang đượckhẩn trương nghiên cứu, hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp

trong thời kỳ đổi mới

1.1.3.2 Pháp luật về thực hành quyền công tố có vai trò quan trọngtrong việc xác lập cơ sở pháp lý về tổ chức, bộ máy, chức năng, nhiệm vụ,thẩm quyền của Cơ quan thực hành quyền công tố

Tổ chức và hoạt động thực hành quyền công tố luôn dựa trên những cơsở, nền tảng pháp lý nhất định, đó là pháp luật về thực hành quyền công tố.Để hoạt động thực hành quyền công tố đạt hiệu quả, đòi hỏi phải xác địnhmột cách khoa học về cách thức tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Cơ quanthực hành quyền công tố cũng như mối quan hệ giữa cơ quan này với các cơquan tiến hành tố tụng khác và người tham gia tố tụng.

Thực hành quyền công tố là việc nhân danh Nhà nước truy cứu tráchnhiệm hình sự đối với người phạm tội Hoạt động này quyết định sinh mạngchính trị đối với từng cá nhân cụ thể, do đó đòi hỏi phải tuân thủ những quytắc khắt khe của các quy trình pháp luật Hệ thống pháp luật thực hành quyềncông tố dần thoả mãn những yêu cầu đối với việc xác lập cơ sở pháp lý về tổchức, bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của Cơ quan thực hànhquyền công tố, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho cơ quan này cũng như cácchủ thể khác tham gia vào quá trình tố tụng.

1.1.3.3 Pháp luật thực hành quyền công tố bảo vệ quyền tự do dânchủ của công dân, đồng thời thể hiện sự nghiêm khắc đối với người cố tìnhđi ngược lại lợi ích của xã hội

Trang 33

Bộ luật tố tụng hình sự là một trong những bộ phận quan trọng của

hệ thống pháp luật thực hành quyền công tố, trong đó quy định những hoạtđộng đặc biệt của quyền lực nhà nước, thể hiện mối quan hệ hai chiều giữamột bên là cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng (nhân danhquyền lực nhà nước) với một bên là những người tham gia tố tụng (ngườibị tạm giữ, bị can, bị cáo, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự…) Do tínhchất đặc biệt của quan hệ pháp luật tố tụng hình sự, nên quan hệ giữa cácchủ thể là quan hệ bất bình đẳng: Những người tham gia tố tụng (như bịcan, bị cáo…) luôn ở tình thế bất lợi và dễ bị xâm phạm Chính vì vậy phápluật thực hành quyền công tố luôn quy định rất chặt chẽ, cụ thể, chính xácđối với việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn nói riêng, cũng như các hoạtđộng tố tụng nói chung, nhằm chống oan, sai, tôn trọng và đề cao quyền tựdo của con người Đồng thời, những hoạt động tố tụng hình sự, những biệnpháp ngăn chặn được quy định trong pháp luật thực hành quyền công tố đãhạn chế một phần quyền công dân đối với những người đã thực hiện hànhvi nguy hiểm cho xã hội là tội phạm Những quy định đó một mặt tạo điềukiện thuận lợi cho hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, mặt khácthể hiện sự nghiêm khắc đối với những người cố tình đi ngược lại lợi íchcủa xã hội.

1.1.3.4 Pháp luật thực hành quyền công tố góp phần hoàn thiện hệthống pháp luật Việt Nam

Hệ thống pháp luật là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệnội tại, thống nhất với nhau, được phân định thành những chế định pháp luật,các ngành luật và được thể hiện trong các văn bản do Nhà nước ban hành theonhững trình tự, thủ tục và hình thức nhất định Pháp luật thực hành quyềncông tố Việt Nam ra đời rất sớm (Sắc lệnh số 13 ngày 24/1/1946) và liên tụcđược hoàn thiện từ đó đến nay (Hiến pháp qua các thời kỳ 1959, 1980, 1992;Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm qua các thời kỳ 1960, 1981, 1992,2002; Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988, 2003; Pháp lệnh Kiểm sát viên Viện

Trang 34

kiểm sát nhân năm 2002 ) Pháp luật thực hành quyền công tố đã góp phầnhoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, đáp ứng sự phát triển kinh tế- xã hộicủa đất nước trong thời kỳ đổi mới.

1.2 NHỮNG YÊU CẦU CỦA CẢI CÁCH TƯ PHÁP VÀ TIÊU CHÍ HOÀNTHIỆN PHÁP LUẬT THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ CỦA VIỆN KIỂM SÁT

1.2.1 Những yêu cầu của cải cách tư pháp đối với hoàn thiện phápluật thực hành quyền công tố

Cải cách tư pháp là việc đổi mới hệ thống Cơ quan điều tra, Viện kiểmsát, Toà án và Cơ quan thi hành án cũng như tổ chức và hoạt động thực tiễncủa các cơ quan này; đồng thời hoàn thiện các quy định của pháp luật có liênquan nhằm xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêmminh, hoạt động hiệu quả, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, góp phầnquản lý tốt xã hội, giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế và hội nhậpquốc tế.

Qua hai mươi năm tiến hành công cuộc đổi mới (1986-2006), đất nướcta đã có những bước phát triển vượt bậc trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chínhtrị, văn hoá, xã hội Về kinh tế, đã chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêusang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa Về chính trị, đãcó việc sửa đổi Hiến pháp với việc xác định rõ ràng phương hướng xây dựngNhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân Hai tiền đềkinh tế, chính trị cơ bản trên đã tạo ra một cục diện tình hình mới có ý nghĩahết sức to lớn cho tiến trình đổi mới tiếp theo.

Trước bối cảnh đó, việc cải cách các cơ quan nhà nước nói chung,trong đó có các cơ quan tư pháp nói riêng là yêu cầu tất yếu khách quan Songsong với việc cải cách các cơ quan tư pháp, phải tiến hành đồng bộ việc hoànthiện hệ thống pháp luật, trong đó có pháp luật về thực hành quyền công tố,đảm bảo cho Cơ quan công tố cũng như các cơ quan tiến hành tố tụng khácnhững quyền năng và trách nhiệm rõ ràng, cụ thể, nhằm đáp ứng yêu cầu,nhiệm vụ đổi mới

Trang 35

Ngay từ Hội nghị Trung ương 8 (khoá VII), Đảng Cộng sản Việt Namđã nêu rõ:

Tiếp tục sửa đổi, bổ sung pháp luật làm cơ sở cho việc tổ chứcvà hoạt động của các cơ quan tư pháp…

Nghiên cứu sắp xếp tổ chức hợp lý, xây dựng Quy chế hoạtđộng kiểm sát trong lĩnh vực hình sự, dân sự, kinh tế, hành chính.Tập trung làm tốt chức năng công tố, bảo đảm mọi hành vi phạm tộiđều bị phát hiện và xử lý nghiêm minh và kịp thời [12].

Tại Đại hội đảng toàn quốc lần thứ VIII, Đảng ta đã xác định những nộidung cải cách cơ bản sau:

Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản phápluật làm cơ sở cho tổ chức và hoạt động của hệ thống các cơ quan tưpháp, bảo đảm mọi vi phạm pháp luật đều phải xử lý, mọi công dânđều bình đẳng trước pháp luật Củng cố, kiện toàn các cơ quan tưpháp…Đổi mới tổ chức hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân, cáccơ quan điều tra…[13].

Tiếp tục phát triển, cụ thể hoá quan điểm của Đảng trong Văn kiện Đạihội lần thứ VIII, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 (khoá VIII) đã đề cập đếnviệc nâng cao chất lượng hoạt động của Viện kiểm sát, trong đó đặt ra yêu cầutập trung làm tốt chức năng công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp

Ngày 02 tháng 01 năm 2002, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số NQ/TW, trong đó có nhiều nội dung liên quan đến việc đổi mới tổ chức vàhoạt động của Viện kiểm sát nhân dân; Nghị quyết nêu:

08-Viện kiểm sát các cấp thực hiện tốt chức năng công tố và kiểmsát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp Hoạt động côngtố phải được thực hiện ngay từ khi khởi tố vụ án và trong suốt quátrình tố tụng nhằm bảo đảm không bỏ lọt tội phạm và người phạmtội, không làm oan người vô tội, xử lý kịp thời những trường hợp saiphạm của những người tiến hành tố tụng khi thi hành công vụ Nângcao chất lượng công tố của Kiểm sát viên tại phiên toà, bảo đảm

Trang 36

tranh tụng dân chủ với luật sư, người bào chữa và những người thamgia tố tụng khác…

Tăng cường công tác kiểm sát bắt, giam, giữ, bảo đảm đúngpháp luật; những trrường hợp chưa cần bắt, tạm giữ, tạm giam thìkiên quyết không phê chuẩn lệnh bắt, tạm giữ, tạm giam; phát hiệnvà xử lý kịp thời các trường hợp oan, sai trong bắt giữ Viện kiểm sátcác cấp chịu trách nhiệm về oan, sai trong việc bắt, tạm giữ, tạmgiam thuộc phạm vi thẩm quyền phê chuẩn của mình [16].

Sau ba năm thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị, bêncạnh những kết quả đã đạt được, công tác tư pháp còn bộc lộ nhiều hạn chế,bất cập Nhiệm vụ cải cách tư pháp ở nước ta đang đứng trước nhiều tháchthức, trước nhiệm vụ phát triển và bảo vệ đất nước, trước yêu cầu xây dựngNhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi phải ban hành và thực hiệnmột chiến lược cải cách tư pháp phù hợp với quá trình đổi mới chung của đấtnước Vì vậy ngày 02 tháng 6 năm 2005, Bộ Chính trị đã ban hành Nghịquyết số 49-NQ/TW Nội dung của Nghị quyết đã đề cập một cách toàn diệnvề mục tiêu, quan điểm cải cách tư pháp, phương hướng, nhiệm vụ cải cách tưpháp đến năm 2020, cụ thể:

Trước mắt, Viện kiểm sát nhân dân vẫn giữ nguyên chức năngnhư hiện nay là thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tưpháp Viện kiểm sát nhân dân được tổ chức phù hợp với hệ thống tổchức Toà án Nghiên cứu việc chuyển Viện kiểm sát thành Viện côngtố, tăng cường trách nhiệm của công tố trong hoạt động điều tra [18].Nhằm thể chế hoá đường lối, chủ trương của Đảng, ngày 22/2/2006

Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp đã ban hành Kế hoạch số 05-KH/CCTP, về Kế

hoạch thực hiện Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cảicách tư pháp đến năm 2020 (giai đoạn 2006-2010).

Về vấn đề hoàn thiện hệ thống pháp luật, Bộ Chính trị đã dành cả mộtNghị quyết riêng (Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005) nhằm xác định

Trang 37

Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm2010, định hướng đến năm 2020.

Về mục tiêu, quan điểm chỉ đạo xây dựng và hoàn thiện hệ thống phápluật, Nghị quyết nêu:

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thốngnhất, khả thi, công khai, minh bạch, trọng tâm là hoàn thiện thể chếkinh tế thị truờng định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vìnhân dân…

Thể chế hoá kịp thời, đầy đủ, đúng đắn đường lối của Đảng, cụthể hoá các quy định của Hiến pháp về xây dựng Nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhândân; bảo đảm quyền con người, quyền tự do dân chủ của nhân dân…

Tiến hành đồng bộ cải cách hành chính, cải cách tư pháp, vớinhững bước đi vững chắc…[17].

Về định hướng xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, Nghị quyết nêu: Đổi mới và không ngừng hoàn thiện phương thức lãnh đạo củaĐảng, bảo đảm hoạt động của Đảng phù hợp với Hiến pháp và phápluật…

Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa Việt Nam; cụ thể hoá đầy đủ nguyên tắc hiến định "quyền lựcNhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơquan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp,tư pháp”; nâng cao hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp luật…

Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động củacác cơ quan tư pháp phù hợp với mục tiêu, định hướng của Chiếnlược cải cách tư pháp; xác định đúng, đủ quyền năng và trách nhiệmpháp lý cho từng cơ quan, chức danh tư pháp…

Hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của Viện kiểmsát nhân dân theo hướng đảm bảo thực hiện tốt chức năng công tố,

Trang 38

kiểm sát các hoạt động tư pháp Nghiên cứu hướng tới chuyển thànhViện công tố.

Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động củaCơ quan điều tra theo hướng thu gọn đầu mối, kết hợp chặt chẽ giữatrinh sát, điều tra ban đầu với hoạt động tố tụng của Cơ quan điềutra…[17].

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng tiếp tục đề ra phươnghướng xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, trongđó có việc đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp; Văn kiệnkhẳng định:

Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợpgiữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp vàtư pháp Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng tính cụ thể, khả thi củacác quy định trong văn bản pháp luật…

Xây dựng hệ thống cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh,dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, quyền con người Đẩy mạnh

việc thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 Cải cách

tư pháp khẩn trương, đồng bộ; lấy cải cách hoạt động xét xử làmtrọng tâm; thực hiện cơ chế công tố gắn với hoạt động điều tra [19].Trên cơ sở nội dung các Văn kiện quan trọng nêu trên của Đảng, đặt ranhững yêu cầu của cải cách tư pháp đối với hoàn thiện hệ thống pháp luậtthực hành quyền công tố như sau:

Một là: Quán triệt các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà

nước về cải cách tư pháp, nhất là Nghị quyết số 48- NQ/TW ngày 24/5/2005và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị Tư tưởng chỉđạo về hoàn thiện pháp luật thực hành quyền công tố nói riêng và xây dựng,hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp nóichung là nhằm hướng tới một nền tư pháp độc lập, trong sạch, vững mạnh,gần dân, thuận lợi cho dân, hoạt động hiệu quả, bảo vệ trật tự, kỷ cương, tôntrọng và bảo đảm quyền con người…

Trang 39

Hai là: Hoàn thiện pháp luật thực hành quyền công tố phải đảm bảo

tính đồng bộ trong hoàn thiện hệ thống pháp luật, cải cách tổ chức và hoạtđộng của Bộ máy nhà nước nói chung, cũng như đối với các cơ quan tư phápnói riêng.

Ba là: Hoàn thiện pháp luật thực hành quyền công tố phải đảm bảo sự

phối kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động công tố với hoạt động điều tra, tăngcường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra (Viện công tố phải là đầumối tiếp nhận, phân loại và quyết định việc xử lý tin báo tội phạm, cũng nhưquyết định trong việc khởi tố vụ án, bị can); phải đề cao vai trò tranh tụng củaCông tố viên giữ quyền công tố tại phiên toà hình sự (xây dựng chế độ tráchnhiệm buộc tội, chế độ trách nhiệm trong việc tranh luận, chứng minh tộiphạm của Công tố viên tại phiên toà…); góp phần giải quyết tốt các yêu cầubức xúc do thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm; tăng cường khả năngchống bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, đồng thời tránh oan, sai trong quátrình tiến hành tố tụng

Bốn là: Hoàn thiện pháp luật thực hành quyền công tố phải đảm bảo

các trình tự, thủ tục tố tụng cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu, khả thi, tạo điều kiện chonhững người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng thực hiện đầyđủ các quyền và trách nhiệm tố tụng

Năm là: Hoàn thiện pháp luật thực hành quyền công tố phải đảm bảo

tính kế thừa của lịch sử cũng như những nét đặc thù của truyền thống pháp lýcủa dân tộc; đồng thời tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của thế giới,đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế.

Sáu là: Hệ thống pháp luật thực hành quyền công tố phải giải quyết tốt

việc thực hiện các quy định về mối liên hệ giữa chức danh hành chính vớichức danh tố tụng, như Nghị quyết số 49-NQ/TW đã xác định: “Phân định rõthẩm quyền quản lý hành chính với trách nhiệm, quyền hạn tư pháp theohướng tăng quyền và trách nhiệm cho Kiểm sát viên…để họ chủ động thựcthi nhiệm vụ, nâng cao tính độc lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật về cáchành vi và quyết định tố tụng của mình” [18].

Trang 40

Bảy là: Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng và yêu cầu về tăng cường pháp

chế xã hội chủ nghĩa Trong hoàn thiện pháp luật thực hành quyền công tốphải quán triệt quan điểm giai cấp, quan điểm quần chúng trong thực thinhiệm vụ; thực hiện quyền hạn trong đấu tranh chống tội phạm, bảo vệ lợi íchcủa Nhà nước gắn với việc bảo vệ quyền tự do dân chủ và các lợi ích hợppháp của công dân, đảm bảo dân chủ đi đôi với kỷ cương phép nước.

1.2.2 Tiêu chí hoàn thiện pháp luật thực hành quyền công tố

Hoàn thiện pháp luật thực hành quyền công tố là việc xây dựng hoànchỉnh, đầy đủ, đảm bảo chất lượng, tính khả thi và sự ổn định lâu bền của hệthống pháp luật đó trong thực tế Quá trình hoàn thiện pháp luật thực hànhquyền công tố, cần quán triệt các tiêu chí sau đây:

1.2.2.1 Tiêu chí về nội dung

Pháp luật thực hành quyền công tố được coi là hoàn thiện khi đảm bảođáp ứng đầy đủ các tiêu chí về nội dung, cụ thể là:

- Phản ánh đầy đủ quan điểm, chủ trương của Đảng về công tác thựchành quyền công tố.

- Nội dung của pháp luật thực hành quyền công tố phải phù hợp vớiđiều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, đồng thời bảo đảm tính minh bạch, rõ ràngở mỗi quy phạm và từng chế định pháp luật.

- Pháp luật thực hành quyền công tố phải đảm bảo tạo hành lang pháplý thuận lợi cho Cơ quan công tố thực thi quyền năng truy cứu trách nhiệmhình sự đối với người phạm tội; đồng thời là công cụ hữu hiệu bảo vệ chế độxã hội chủ nghĩa, bảo vệ tài sản của Nhà nước, bảo vệ quyền, lợi ích hợp phápcủa công dân.

1.2.2.2 Tiêu chí về hình thức

- Hoàn thiện pháp luật thực hành quyền công tố phải đảm bảo tínhđồng bộ: Hệ thống pháp luật luôn được thể hiện dưới hình thức văn bản vàđược ban hành bởi cơ quan nhà nước thẩm quyền, theo một trình tự luậtđịnh Hệ thống pháp luật bao gồm các ngành luật, các chế định pháp luật,các quy phạm pháp luật Quy phạm pháp luật là một dạng của quy phạm xã

Ngày đăng: 11/04/2013, 10:58

Hình ảnh liên quan

3. Kiểm sát xét xử sơ thẩm hình sự - Hoàn thiện pháp luật về thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay

3..

Kiểm sát xét xử sơ thẩm hình sự Xem tại trang 86 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan