Biến đổi cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tác động của nó đến kinh tế - xã hội Việt Nam từ năm 1988 đến nay

173 802 0
Biến đổi cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tác động của nó đến kinh tế - xã hội Việt Nam từ năm 1988 đến nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

- 1 - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN PHẠM THỊ HỒNG PHÚC BIẾN ĐỔI CƠ CẤU VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM TỪ NĂM 1988 ĐẾN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Hà Nội – 2012 - 2 - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN PHẠM THỊ HỒNG PHÚC BIẾN ĐỔI CƠ CẤU VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN KINH TẾ – XÃ HỘI VIỆT NAM TỪ NĂM 1988 ĐẾN NAY Chuyên ngành : Lịch sử Việt Nam Mã số : 60 22 54 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học : PGS. TS. Nguyễn Đình Lê Hà Nội – 2012 - 5 - MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 5 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 8 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 11 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 12 5. Bố cục luận văn 14 Chƣơng 1 KHÁI NIỆM, XU HƢỚNG VẬN ĐỘNG CỦA DÒNG FDI VÀ SỰ CẦN THIẾT TRONG VIỆC THU HÚT NGUỒN VỐN FDI VÀO VIỆT NAM 1.1. Các khái niệm 15 1.2. Xu hướng vận động của dòng FDI trong những thập niên gần đây 19 1.3. Thực trạng vốn đầu tư ở Việt Nam trước Đổi mới và sự cần thiết trong việc thu hút nguồn vốn FDI cho phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam 26 1.4. Cơ sở tư tưởng và pháp lý cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam 31 1.4. Tiểu kết 38 - 6 - Chƣơng 2 BIẾN ĐỔI CƠ CẤU VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1988 ĐẾN NĂM 2008 2.1. Biến đổi cơ cấu vốn FDI trong thời gian khởi động và từng bước tăng trưởng mạnh của FDI ở Việt Nam (1988 – 1996) 41 2.2. Biến đổi cơ cấu vốn FDI trong thời gian suy giảm của FDI ở Việt Nam (1997 – 2000) 74 2.3. Biến đổi cơ cấu vốn FDI trong thời kỳ phục hồi và tăng trưởng trở lại của FDI ở Việt Nam (2001 – 2008) 96 2.4. Tiểu kết 123 Chƣơng 3 TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐẾN KINH TẾ – XÃ HỘI VIỆT NAM TỪ NĂM 1988 ĐẾN NĂM 2008 3.1. Những tác động tích cực 125 3.2. Những tác động tiêu cực 138 3.3. Tiểu kết 146 - 7 - KẾT LUẬN 1. Một số đặc điểm về biến đổi cơ cấu vốn FDI ở Việt Nam từ năm 1988 đến năm 2008 148 2. Những hạn chế trong việc thu hút FDI ở Việt Nam thời gian qua 152 3. Kết luận chung 157 PHỤ LỤC 163 - 8 - BẢNG KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tên đầy đủ FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ Quốc tế KCN Khu công nghiệp KCX Khu chế xuất KKT Khu kinh tế TNCs Transnational Corporations Các công ty xuyên quốc gia UNCTAD United Nation Conference on Trade and Development Hội nghị Thương mại và Phát triển của Liên Hợp Quốc WTO World trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới - 9 - MỞ ĐẦU 1. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Được khởi xướng từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (12 – 1986), công cuộc Đổi mới toàn diện đất nước của Việt Nam sau hơn 20 năm (1986 – 2008) đã đạt được những kết quả hết sức to lớn trên nhiều phương diện: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, trong đó những thành tựu về kinh tế là to lớn nhất và quan trọng nhất. Đạt được kết quả to lớn đó là nhờ trong thời gian qua Việt Nam đã không chỉ biết phát huy nội lực mà còn tranh thủ được những nguồn lực từ bên ngoài (hay ngoại lực) cho phát triển kinh tế – xã hội. Trong khá nhiều các nguồn ngoại lực mà Việt Nam tranh thủ và tận dụng được (như vốn ODA, vốn FII, vốn FDI,…) thì nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có thể xem là một trong những nguồn vốn lớn nhất, quan trọng nhất và có những đóng góp thiết thực đối với công cuộc Đổi mới nói chung, sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước nói riêng của Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Vì vậy nhìn nhận lại quá trình thu hút nguồn vốn FDI vào Việt Nam dưới góc độ lịch sử là rất có ý nghĩa. Tuy nhiên, vấn đề thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam không chỉ là vấn đề của quá khứ mà nó đang và sẽ là vấn đề thời sự của hiện tại và cả tương lai. Ngày nay, khi mà quan hệ kinh tế đang trở thành quan hệ chủ yếu trong các quan hệ quốc tế, sức mạnh kinh tế đang trở thành yếu tố đóng vai trò quyết định đến sức mạnh tổng hợp của một quốc gia, thì vấn đề phát triển kinh tế đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của tất cả các quốc gia trên thế giới. Việt Nam tất nhiên cũng không phải là một ngoại lệ. Thực tế lịch sử cho thấy, trong - 10 - quá trình phát triển kinh tế, nhiều quốc gia đang phát triển hiện nay, thậm chí là cả các nền kinh tế công nghiệp mới (NIEs), cũng có điểm xuất phát tương đối thấp, nhưng nhờ biết tranh thủ nguồn vốn từ bên ngoài, nhất là vốn FDI, các nước này đã biến nguồn vốn FDI thành “chìa khoá vàng” cho sự phát triển kinh tế đất nước, góp phần quan trọng tạo nên sự biến chuyển to lớn về vị thế của chính các quốc gia này trên bản đồ địa – kinh tế, địa – chính trị thế giới. Ở Việt Nam, thời gian qua, nguồn vốn FDI đã có những đóng góp quan trọng. Hiện nay, nguồn vốn này cũng đang mở ra nhiều cơ hội mới cho Việt Nam đạt được những bước phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên để có thể biến nguồn vốn FDI thành “chìa khoá vàng” thực sự cho sự phát triển, như điều mà không ít các quốc gia đã làm được, thì việc nhìn nhận lại quá trình thu hút FDI vừa qua, đặc biệt là dưới góc độ cơ cấu FDI, để rút ra những bài học kinh nghiệm cho quá trình thu hút FDI trong thời gian tới là rất cần thiết. Mặt khác, hiện nay, xu thế toàn cầu hoá đang diễn ra hết sức mạnh mẽ trên thế giới, mở ra nhiều cơ hội phát triển cho các quốc gia nhưng đồng thời cũng đặt các quốc gia này trước nhiều thách thức lớn. Song dù thách thức có lớn thì hội nhập vẫn là sự lựa chọn tất yếu, là sự lựa chọn có thể nói là duy nhất, bởi chỉ có hội nhập thì các quốc gia mới có thể tránh được nguy cơ tụt hậu. Tuy nhiên, để có thể hội nhập một cách chủ động và hiệu quả thì các quốc gia, trong đó có Việt Nam phải tự xây dựng cho mình một nền tảng kinh tế vững chắc. Với điều kiện của Việt Nam hiện nay, nếu chỉ dựa vào nguồn vốn tích luỹ trong nước thì thực sự là điều không dễ dàng. Vì vậy, thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn từ bên ngoài thông qua sự phân bổ hợp lý nguồn vốn, nhất là vốn FDI, đang là một vấn đề đặt ra cấp thiết. - 11 - Thêm vào đó, thực tiễn phát triển của các quốc gia trên thế giới cũng như Việt Nam thời gian qua đã cho thấy hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nhiều nhà đầu tư nước ngoài có thể thuần tuý là một hoạt động mang tính kinh tế, nhưng đối với các nước được tiếp nhận đầu tư thì đó không chỉ là một hoạt động mang tính kinh tế với nhiều lợi ích cho nền kinh tế, mà nó còn là một hoạt động mang tính xã hội với nhiều ích lợi xã hội không thể phủ nhận. Là một chủ thể tham gia tiếp nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài, Việt Nam cũng đã đạt được những lợi ích và kết quả nhất định, thậm chí có những thành tựu không phải là nhỏ, thông qua hoạt động này. Trên phương diện kinh tế, đó là sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế, là sự điều chỉnh và cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng đa dạng hoá và hiện đại hoá, Trên phương diện xã hội, nó đã góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm cho người lao động, củng cố tay nghề, trình độ chuyên môn, kỹ năng lao động đồng thời nâng cao thu nhập, cải thiện mức sống cho một bộ phận người lao động Việt Nam, Tuy nhiên, ở một phương diện khác của vấn đề, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua đã và đang bộc lộ những mặt trái, những hạn chế và tiêu cực trên một số mặt. Trong đó, thu hút sự quan tâm của chính quyền và dư luận xã hội thời gian qua có thể kể đến những mặt trái, những hiện tượng nổi cộm, “nóng” và mang tính thời sự như: ô nhiễm môi trường; các hiện tượng bất thường như đình công, bãi công; gian lận thương mại; cạnh tranh bất bình đẳng,… Những mặt trái này đã và đang tác động đến tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam ở nhiều mức độ khác nhau. Tình hình đó đặt ra yêu cầu cấp thiết cho Đảng và Nhà nước Việt Nam là phải nhanh chóng tìm ra những hệ giải pháp thích hợp không chỉ trong ngắn hạn mà còn trong dài hạn để giải quyết tình trạng trên, đồng thời góp phần hạn chế các mặt tiêu cực và làm lành mạnh hoá - 12 - hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng như đảm bảo sự phát triển nhanh chóng và bền vững cho đất nước. Như vậy, với những vấn đề đặt ra ở trên thì việc nghiên cứu sự biến đổi của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam trong thời gian 1988 – 2008 dưới góc độ cơ cấu cũng như tác động của nó đến cơ cấu kinh tế – xã hội Việt Nam là không phải không có ý nghĩa. Vì vậy, tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài “Biến đổi cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam và tác động của nó đến kinh tế – xã hội Việt Nam từ năm 1988 đến nay” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Là một trong hai hình thức đầu tư chủ yếu của đầu tư quốc tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) luôn là mối quan tâm lớn của các nhà nghiên cứu, nhất là các nhà kinh tế học, cả ở Việt Nam và trên thế giới. Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về FDI nhìn chung xuất hiện khá muộn. Phải từ năm 1988 trở đi và đặc biệt là trong khoảng một thập kỷ trở lại đây, khi hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài bắt đầu hiện diện và từng bước khẳng định vai trò ngày càng quan trọng của nó đối với sự phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam thì hoạt động này mới dần trở thành tâm điểm chú ý của các nhà nghiên cứu Việt Nam. Tất nhiên, đối tượng chủ yếu của các chuyên gia này là hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Các công trình nghiên cứu về diễn biến của dòng FDI trên thế giới nói chung, về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở các quốc gia khác nói riêng nhìn chung còn ít và chủ yếu đều hướng tới việc rút ra những bài học kinh nghiệm cho quá trình thu hút, sử dụng nguồn vốn FDI ở Việt Nam. [...]... tới tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam Từ thực tiễn tình hình nghiên cứu trên, với đề tài Biến đổi cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam và tác động của nó đến kinh tế – xã hội Việt Nam từ năm 1988 đến nay , tác giả mong muốn có thể đưa lại một cái nhìn cụ thể hơn về diễn biến của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài xét dưới góc độ - 14 - cơ cấu (từ cơ cấu vốn FDI phân... mở đầu và phần kết luận, phần nội dung chính của luận văn được bố cục như sau: Chương 1: Khái niệm, xu hướng vận động của dòng FDI và sự cần thiết trong việc thu hút nguồn vốn FDI vào Việt Nam Chương 2: Biến đổi cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam từ năm 1988 đến năm 2008 Chương 3: Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến kinh tế – xã hội Việt Nam từ năm 1988 đến năm 2008 - 18 - Chƣơng... thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam của Ngô Công Thành (2005); Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành kinh tế ở Việt Nam của - 13 - Tống Quốc Đạt (2005); Đầu tư trực tiếp nước ngoài với sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá ở Việt Nam giai đoạn 1988 – 2000 của Đỗ Thị Thuỷ (2001); Đầu tư trực tiếp nước ngoài với công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá ở Việt Nam, Nguyễn Trọng Xuân, NXB Khoa học xã. .. kỳ này về cơ bản đến từ 2 nguồn chính là: vốn trong nước (hay vốn tự có) và vốn nước ngoài (hay vốn viện trợ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu) + Vốn trong nước: Nguồn vốn trong nước là bộ phận quan trọng nhất, chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu vốn đầu tư phát triển của Việt Nam thời gian này Vốn trong nước gồm có 2 bộ phận là vốn của Nhà nước và vốn của tư nhân Vốn của Nhà nước chiếm... vốn nước ngoài theo quy định của luật này [34, tr 38] Từ năm 1996, với việc ban hành mới và đưa vào áp dụng Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trên cơ sở Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 cùng các lần sửa đổi, bổ sung của Luật này, khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài được hiểu là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào khác để tiến hành các hoạt động đầu tư. .. đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam [34, tr 38] Đến năm 2005, với việc ban hành Luật Đầu tư áp dụng chung cho cả đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước thay thế cho Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996, khái niệm đầu tư nước - 20 - ngoài tiếp tục có sự điều chỉnh tư ng thích với sự thay đổi trong nhận thức của những người lãnh đạo,... hạn chế khả năng phát triển của nền kinh tế Việt Nam Tuy nhiên, với đường lối Đổi mới toàn diện nói chung, đổi mới kinh tế nói riêng được mở ra từ Đại hội VI thì những cơ sở cho hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài (bao gồm cả đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư gián tiếp) đã được khẳng định Cơ hội mới cho Việt Nam có thể thu hút nguồn vốn từ bên ngoài vốn rất dồi dào và có chất lượng đã được mở ra... đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam từ khi bắt đầu công cuộc Đổi mới toàn diện đất nước đến nay Nguồn tài liệu thứ hai là nguồn tài liệu sách báo đề cập đến vấn đề đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung và đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam nói riêng đã được xuất bản trong vài thập niên trở lại đây Nguồn tài liệu này không - 16 - chỉ cung cấp những số liệu cụ thể, tư ng đối đáng... thu hút FDI của Đảng và Nhà nước Việt Nam, pháp luật đầu tư nước ngoài ở Việt Nam, cho đến thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam, những thành tựu cũng như hạn chế của Việt Nam trong thu hút FDI, giải pháp cho hoạt động thu hút FDI ở Việt Nam, vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam, … Tuy nhiên, do đây phần lớn là những công trình nghiên cứu dài hơi, có tính khái quát và ở tầm vĩ... triệu đồng Tuy nhiên từ năm 1979 đến năm 1981, tổng vốn đầu tư xây dựng của Nhà nước lại giảm liên tục với mức giảm bình quân khoảng 1000 triệu đồng /năm nên đến năm 1981 vốn đầu tư của Nhà nước chỉ còn 14351,2 triệu đồng Năm 1982, vốn đầu tư bắt đầu có dấu hiệu tăng nhẹ, đạt 14409,4 triệu đồng, và mở đầu cho sự gia tăng trở lại của vốn đầu tư Đến năm 1985 vốn đầu tư xây dựng của Nhà nước đạt đỉnh cao . vậy, tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài Biến đổi cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam và tác động của nó đến kinh tế – xã hội Việt Nam từ năm 1988 đến nay làm đề tài nghiên cứu của. nghiên cứu trên, với đề tài Biến đổi cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam và tác động của nó đến kinh tế – xã hội Việt Nam từ năm 1988 đến nay , tác giả mong muốn có thể đưa lại. HỒNG PHÚC BIẾN ĐỔI CƠ CẤU VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN KINH TẾ – XÃ HỘI VIỆT NAM TỪ NĂM 1988 ĐẾN NAY Chuyên ngành : Lịch sử Việt Nam Mã số : 60 22

Ngày đăng: 06/07/2015, 14:55

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • BẢNG KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT

  • MỞ ĐẦU

  • 1.1. Các khái niệm

  • 1.1.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment)

  • 1.1.2. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

  • 1.1.3. Cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

  • 1.5. Tiểu kết

  • 2.1.1. Chuyển biến giá trị và quy mô dự án FDI

  • 2.2.1. Chuyển biến giá trị và quy mô dự án FDI

  • 2.3.2. Biến đổi cơ cấu FDI phân theo khu vực kinh tế

  • 2.4. Tiểu kết

  • 3.1. Những tác động tích cực

  • 3.1.2. Điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại

  • 3.1.3. Chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý

  • 3.1.5. Bổ sung nguồn thu ngân sách nhà nước

  • 3.1.6. Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại

  • 3.2. Những tác động tiêu cực

  • 3.2.2. Gây ra sự mất ổn định xã hội cục bộ

  • 3.2.3. Gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan