GIẢI PHÁP VÀ CHÍNH SÁCH SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG Ở MỘT SỐ QUỐC GIA

30 357 2
GIẢI PHÁP VÀ CHÍNH SÁCH SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG Ở MỘT SỐ QUỐC GIA

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 VIỆN MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG MÔN HỌC: QUẢN LÝ BỀN VỮNG CÁC NGUỒN NĂNG LƯỢNG TIỂU LUẬN : HVTH : TRƯƠNG THỊ MINH HẠNH MSHV : 201010007 LỚP : QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 2010 GV : GS.TS TRẦN CHÍ HIỆP TP.Hồ Chí Minh 06/2011 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU……………………………………………………………………… 3 I. TÌNH HÌNH KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG Ở VIỆT NAM I.1. Nhiên liệu cho phát triển đất nước…………………………………………. 4 I.2. Sử dụng năng lượng tác động làm ô nhiễm môi trường……………………6 I.3. Nguồn năng lượng mới……………………………………………………….7 II. CÁC GIẢI PHÁP VÀ CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH ĐẨY MẠNH TIẾT KIỆM VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ NĂNG LƯỢNG Ở VIỆT NAM II.1. Quan điểm về chính sách năng lượng của Việt Nam……………………….8 II.2. Khung pháp lý thúc đẩy tiết kiệm năng lượng ở Việt Nam……………… 9 2.1.1. Cấp Quốc Hội…………………………………………………………… 9 2.1.2. Cấp Chính Phủ………………………………………………………… 11 2.1.3. Cấp Bộ……………………………………………………………………11 II.3. Các giải pháp kỹ thuật…………………………………………………… 12 II.4. Ý nghĩa của việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả…………… 13 II.5. Các nhóm nội dung sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả………… 15 III. CÁC GIẢI PHÁP VÀ CHÍNH SÁCH SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG Ở MỘT SỐ QUỐC GIA………………………………………………………………17 III.1. Nhật Bản…………………………………………………………………… 17 III.2. Mỹ…………………………………………………………………………….19 IV. NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ………………………………………………23 IV.1. Nhận xét…………………………………………………………………… 23 4.1.1. Thuận lợi…………………………………………………………………… 23 4.1.2. Khó khăn…………………………………………………………………… 25 IV.2. Kiến nghị…………………………………………………………………… 22 TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………….31 2 LỜI NÓI ĐẦU Ngành năng lượng Việt Nam hai mươi năm qua đã phát triển mạnh, cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội đất nước. Tuy vậy, quy mô và hiệu quả của ngành năng lượng còn thấp. Trạng thái an ninh năng lượng Việt Nam chưa được bảo đảm (cắt điện xảy ra thường xuyên vào thời kỳ cao điểm; dự trữ dầu quốc gia chưa đủ khả năng bình ổn giá khi có khủng hoảng giá dầu trên thị trường quốc tế…). Việt Nam sẽ phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt nguồn năng lượng trong giai đoạn từ 2015 - 2020 trở đi. Vấn đề năng lượng của Việt Nam sẽ chuyển từ giới hạn trong phạm vi một quốc gia thành một phần của thị trường quốc tế và chịu sự tác động thay đổi của nó. Ngành năng lượng Việt Nam hai mươi năm qua đã phát triển mạnh trong tất cả các khâu thăm dò, khai thác, sản xuất, truyền tải, phân phối và xuất nhập khẩu năng lượng. Điều đó đã góp phần quan trọng vào quá trình phát triển và đổi mới đất nước. Đến nay, hệ thống năng lượng Việt Nam luôn dựa trên ba trụ cột chính là dầu khí, than đá và điện lực. Thủy điện chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu sản xuất điện Việt Nam Tuy vậy, quy mô và hiệu quả ngành năng lượng còn thấp, biểu hiện ở chỉ tiêu năng lượng trên đầu người còn thấp xa với trung bình của thế giới, ngược lại, cường độ năng lượng cao hơn gần gấp hai lần trung bình thế giới. Trạng thái an ninh năng lượng Việt Nam chưa được bảo đảm, hiện tượng xa thải phụ tải điện xảy ra thường xuyên vào kỳ cao điểm. Dự trữ dầu quốc gia chưa đủ khả năng bình ổn giá khi xay ra khủng hoảng giá dầu trên thị trường quốc tế. Nghiên cứu của các nhà khoa học Viện Khoa học Năng lượng đã chỉ ra rằng Việt Nam sẽ phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt nguồn năng lượng trong tương lai không xa. Chúng ta sẽ trở thành nước nhập khẩu năng lượng trước năm 2020. Nếu không đảm bảo được kế hoạch khai thác các nguồn năng lượng nội địa hợp lý, tình huống phải nhập khẩu năng lượng sẽ xuất hiện vào khoảng năm 2015. Điều đó cho thấy vấn đề năng lượng của Việt Nam sẽ chuyển từ giới hạn trong phạm vi một quốc gia thành một phần của thị trường quốc tế và chịu sự tác động thay đổi của nó. 3 I. TÌNH HÌNH KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG Ở VIỆT NAM 1.1. Nhiên liệu cho phát triển đất nước Than Trong quy hoạch phát triển ngành than đến năm 2020, tầm nhìn 2025, tính đến ngày 1/1/2008, trữ lượng và tài nguyên than đã được thăm dò và xác minh là 40,93 tỷ tấn, trong đó trữ lượng than đã được tìm kiếm - thăm dò là 6,14 tỷ tấn; Tài nguyên than đã xác minh là 34,79 tỷ tấn. Dầu khí Bên cạnh đó, trong báo cáo khả năng và định hướng phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 của Vụ Năng lượng – Bộ Công Thương, tổng trữ lượng và tiềm năng dầu khí toàn thềm lục địa nước ta khoảng 3,3-4,4 tỷ m 3 dầu quy đổi, trong đó khí chiếm tỷ lệ 55-60%. Thủy điện Riêng với tiềm năng thủy điện, theo đánh giá của Chương trình nghiên cứu cấp nhà nước Khoa học công nghệ 2009: “Xây dựng chiến lược và chính sách năng lượng bền vững”, tiềm năng thủy điện của nước ta vào khoảng 75-80 tỷ kWh với công suất tương ứng 18.000-20.000MW. Năng lượng tái tạo Tiềm năng các nguồn năng lượng tái tạo của Việt Nam cũng rất dồi dào 4 + Địa nhiệt: Theo tính toán sơ bộ, Việt Nam có thể khai thác địa nhiệt tới 200MW vào năm 2020. + Năng lượng mặt trời: Việt Nam có 2.000-2.500 giờ nắng trong một năm, tổng bức xạ nhiệt bình quân khoảng 150kCal/cm2/năm. + Năng lượng gió: ở các vùng hải đảo, cường độ năng lượng gió vào khoảng 800- 1.400kWh/m2 mỗi năm, tại các vùng duyên hải Trung bộ, Tây Nguyên, Nam bộ, cường độ năng lượng này là 500-1.000kWh/m2. Với tiềm năng như vậy, không thể phủ nhận được những đóng góp không ngừng nghỉ của các ngành năng lượng với vai trò là “nhiên liệu” cho phát triển kinh tế và đời sống. Những năm qua, khi nhu cầu năng lượng không ngừng tăng lên từng ngày, các ngành năng lượng đã không ngừng tìm ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh sản xuất, nâng cao sản lượng, đáp ứng đủ nhu cầu cho phát triển kinh tế. Cụ thể, năm 1954, ngành điện Việt Nam ra đời với việc tiếp quản cơ sở hạ tầng của thực dân Pháp để lại với 5 nhà máy điện cũ nát có tổng công suất 31,5MW, sản lượng điện khoảng 53 triệu kWh. Sau quá trình triển khai tiếp nhận, tính đến nay, tổng công suất các nhà máy điện của Việt Nam đã đạt khoảng 20.000MW. Tính riêng trong năm 2010, để đảm bảo đủ nhu cầu cho sản xuất và đời sống, sản lượng điện sản xuất trong nước và mua ngoài cả năm 2010 đạt 91,6 triệu kWh, tăng 14,9% so với cùng kỳ, trong đó, sản lượng điện sản xuất của EVN đạt 59,1 triệu kWh, tăng 3,7%; sản lượng điện mua ngoài đạt 32,5 triệu kWh, tăng 42,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng với ngành dầu khí, kể từ dấu mốc quan trọng ngày 26/6/1986 khi Xí nghiệp Liên doanh dầu khí Việt - Xô đã khai thác tấn dầu đầu tiên từ mỏ Bạch Hổ, ghi nhận việc Việt Nam đã có tên trong danh sách các nước khai thác và xuất khẩu dầu thô thế giới, đến việc hoàn thành nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam – Dung Quất đầu năm 2011, ngành dầu khí đã có những bước tiến vượt bậc. Cụ thể, theo niên giám của Tổng cục Thống kê, nếu năm 2005, sản lượng khí thiên nhiên năm 2005 chỉ đạt 6,44 tỷ m 3 thì năm 2010, sản lượng khí khai thác đạt 9,32 tỷ m 3 , tăng44,72%; Sản lượng dầu khai thác đạt 15 triệu tấn. Tương tự như vậy, ngành than cũng có sự tăng trưởng vượt bậc để đáp ứng đủ nhu cầu cho sản xuất và tiêu thụ. Nếu như năm 2005, sản lượng than sạch đạt trên 34 triệu tấn thì đến năm 2010, sản lượng than sạch toàn ngành đạt 44 triệu tấn, tăng trên 29%. Năng lượng hiện là nhóm ngành luôn được xếp vào những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong thời gian qua, mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho nước ta khi xuất khẩu. Cụ thể, trước đây, dầu thô luôn giữ vững vị trí dẫn đầu trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta, năm 2005, tổng giá trị xuất khẩu dầu thô vào khoảng 5 7,73 tỷ USD. Mặc dù gần đây, với định hướng là khai thác đảm bảo đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước nhưng với giá năng lượng tăng cao, lợi nhuận thu được từ nhóm hàng này cũng không hề nhỏ. Cụ thể, nhóm hàng nhiên liệu (gồm dầu thô, than đá, khoáng sản) vẫn đạt 7,92 tỷ USD năm 2010, đứng thứ 2 trong các nhóm ngành xuất khẩu chủ lực của nước ta.[1] 1.2. Sử dụng năng lượng tác động làm ô nhiễm môi trường: Năng lượng hóa thạch gây ô nhiễm môi trường. Quá trình cháy của nhiên liệu hóa thạch tạo nên điôxit cácbon CO 2 và mêtan CH 2 cả hai là chất khí gây hiệu ứng nhà kính là nguyên nhân thay đổi khí hậu và làm nóng toàn cầu. Theo thống kê trong số các chất khí gây hiệu ứng nhà kính CO 2 chiếm 54%, metan 12%, Ozon 7%. Bức xạ từ mặt trời một phần bị phản xạ bởi bầu khí quyển nhưng đa số bị bề mặt trái đất hấp thụ làm mặt đất bị nóng lên. Một số bức xạ hồng ngoại qua lớp không khí và một số bị các phân tử khí gây hiệu ứng nhà kính, chủ yếu là CO2 bức xạ lại theo mọi hướng Kết quả là bề mặt trái đất và lớp không khí tầm thấp bị đốt nóng nhiều hơn. Đây chính là hiệu ứng nhà kính gây phát nóng toàn cầu. Than là loại nhiên liệu phát thải CO2 nhiều nhất. Trung bình 1 kg than phát thải 1,83 kg CO 2 . Như vậy các nhà máy nhiệt điện than trên thế giới hàng năm tạo nên 3,7 tỷ tấn cacbon đioxit (CO2), 10000 tấn sunfua đioxit (SO2) nguyên nhân chính gây mưa axit, 10200 tấn NOx. 6 • Xăng phát thải 2,22 kg CO2/lít nhiên liệu. • Dầu điêzen phát thải 2,68 kg CO2/lít nhiên liệu. • Khí hóa lỏng phát thải 1,66 kg CO2/lít nhiên liệu. Các nguồn năng lượng hoá thạch phát thải tro bụi chứa thủy ngân, uranium, thorium, asen và các kim loại nặng khác là nguyên nhân gây ung thư và các bệnh hô hấp. Ngoài ra việc sử dụng năng lượng còn gây ô nhiễm môi trường nước thải, gây tiếng ồn. Ở Việt Nam theo số liệu của Tổng cục Khí tượng thủy văn trong vòng 50 năm qua nhiệt độ trung bình tăng 0,7 0 C, mực nước biển tăng 20 cm, nhiều khu vực bị khô hạn trong khi đó thiên tai lụt lội với cường độ ngày càng tăng.[3] 1.3. Những nguồn năng lượng mới Kinh tế phát triển đã và đang đẩy nhu cầu năng lượng tăng lên từng ngày. Để đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng cho phát triển đất nước, đặc biệt trong hoàn cảnh các nguồn năng lượng sơ cấp đang dần cạn kiệt, hướng đi mới mà nước ta đã và đang hướng tới là đưa vào khai thác và sử dụng các nguồn năng lượng mới. Ưu điểm lớn nhất của các nguồn năng lượng này là không gây phát thải và không giới hạn trữ lượng. Việt Nam đã bắt đầu những bước đầu tiên của việc phát triển nguồn năng lượng này bằng việc bắt đầu triển khai xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận với công suất 4.000MW đến các công trình nhỏ hơn như chiếu sáng Trường Sa bằng điện mặt trời và điện gió, các nhà máy điện gió nhỏ tại Ninh Thuận, các dự án điện mặt trời tại các tỉnh vùng sâu, vùng xa… Bên cạnh đó, không ít những nghiên cứu khoa học đã bắt đầu thành công với các sản phẩm từ nguồn năng lượng tái tạo như bóng đèn chiếu sáng sử dụng năng lượng mặt trời, bóng đèn kết hợp sử dụng điện gió và điện mặt trời…[1] II. CÁC GIẢI PHÁP VÀ CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH ĐẨY MẠNH TIẾT KIỆM VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ NĂNG LƯỢNG Ở VIỆT NAM 2.1. Quan điểm về chính sách năng lượng của Việt Nam Quan điểm và chính sách năng lượng của Việt Nam dựa trên sự hài hòa giữa hiệu quả kinh tế, an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường. Cụ thể là: Khai thác đa dạng, hợp lý và có hiệu quả nguồn tài nguyên trong nước, kết hợp với xuất nhập khẩu hợp lý trên cơ sở giảm dần, tiến đến không xuất khẩu nhiên liệu sơ cấp, đáp ứng nhu cầu năng lượng cho phát triển kinh tế xã hội, bảo tồn nhiên liệu và đảm bảo an ninh năng lượng cho tương lai 7 Nguồn điện hạt nhân ở nước ta dự tính xuất hiện vào khoảng 2020 Phát triển các công trình mới đồng thời với việc cải tạo nâng cấp các công trình cũ. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các khâu từ sản xuất, truyền tải, chế biến và sử dụng năng lượng. Phát triển năng lượng đi đôi với bảo tồn tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái. Đảm bảo phát triển bền vững ngành năng lượng. Từng bước hình thành thị trường cạnh tranh, đa dạng hóa phương thức đầu tư và kinh doanh ngành năng lượng. Nhà nước chỉ độc quyền những khâu then chốt để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Đẩy mạnh chương trình năng lượng nông thôn. Nghiên cứu phát triển các dạng năng lượng mới và tái tạo để đáp ứng cho nhu cầu sử dụng năng lượng, đặc biệt đối với các hải đảo, vùng sâu, vùng xa. Phát triển nhanh ngành năng lượng theo hướng đồng bộ, hiệu quả, trên cơ sở phát huy nguồn nội lực, kết hợp với hợp tác quốc tế. 8 Phát triển dựa trên cơ sở sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn tài nguyên năng lượng mỗi miền, đảm bảo cung cấp đầy đủ, liên tục, an toàn cho nhu cầu năng lượng của tất cả các vùng trong toàn quốc. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển nguồn điện trên cơ sở tiềm năng năng lượng sẵn có của Việt nam, hạn chế phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu.[3] 2.1. Khung pháp lý thúc đẩy tiết kiệm năng lượng ở Việt Nam Để thực hiện việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Nhà nước đã xây dựng một loạt các văn bản có tính chất pháp quy, gồm ở: 2.1.1. Cấp Quốc Hội : Luật sử dụng năng lượng tiết kiệt và hiệu quả số 50/2010/QH12 của Quốc Hội ngày 17 tháng 6 năm 2010 bao gồm 12 chương và 48 điều. Tóm tắt một số điều luật như sau: Điều 4. Nguyên tắc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 1. Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể về năng lượng, chính sách an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường. 2. Được thực hiện thường xuyên, thống nhất từ quản lý, khai thác tài nguyên năng lượng đến khâu sử dụng cuối cùng. 3. Là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và toàn xã hội. Điều 5. Chính sách của Nhà nước về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 1. Áp dụng thực hiện biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả phục vụ phát triển kinh tế - xã hội là một trong những ưu tiên hàng đầu. 2. Hỗ trợ tài chính, giá năng lượng và các chính sách ưu đãi cần thiết khác để thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. 3. Tăng đầu tư, áp dụng đa dạng hình thức huy động các nguồn lực để đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ tiên tiến sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; phát triển năng lượng tái tạo phù hợp với tiềm năng, điều kiện của Việt Nam góp phần bảo đảm an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường. 4. Khuyến khích sử dụng phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng; thực hiện lộ trình áp dụng nhãn năng lượng; từng bước loại bỏ phương tiện, thiết bị có công nghệ lạc hậu, hiệu suất năng lượng thấp. 5. Khuyến khích phát triển dịch vụ tư vấn; đầu tư hợp lý cho công tác tuyên truyền, giáo dục, hỗ trợ tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. 9 Điều 6. Chiến lược, quy hoạch, chương trình sử dụng năng lượng 1. Chiến lược, quy hoạch, chương trình sử dụng năng lượng phải đáp ứng các yêu cầu sau đây: a) Cung cấp năng lượng ổn định, an toàn; sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn tài nguyên năng lượng; b) Dự báo cung, cầu năng lượng phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; kết hợp hài hòa, cân đối giữa các quy hoạch ngành than, dầu khí, điện lực và các quy hoạch năng lượng khác; c) Thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, ưu tiên phát triển hợp lý công nghệ năng lượng sạch, nâng cao tỷ trọng sử dụng năng lượng tái tạo; d) Xây dựng và thực hiện lộ trình chế tạo phương tiện, thiết bị, vật liệu xây dựng tiết kiệm năng lượng. 2. Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, chương trình sử dụng năng lượng. Điều 8. Các hành vi bị cấm 1. Hủy hoại nguồn tài nguyên năng lượng quốc gia. 2. Giả mạo, gian dối để được hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước trong hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. 3. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong quản lý sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vì mục đích vụ lợi. 4. Cố ý cung cấp thông tin không trung thực về hiệu suất năng lượng của phương tiện, thiết bị trong hoạt động dán nhãn năng lượng, kiểm định, quảng cáo và các hoạt động khác gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. 5. Sản xuất, nhập khẩu, lưu thông phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải loại bỏ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.[2] Ngoài ra còn có các chương quy định việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất công nghiệp, trong xây dựng và chiếu sáng công cộng, trong giao thông vận tải, trong sản xuất nông nghiệp, trong hoạt động dịch vụ và hộ gia đình, trong dự án đầu tư – cơ quan – đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước, quản lý việc sử dụng của cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm, quản lý phương tiện – thiết bị sử dụng năng lượng, biện pháp thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, trách nhiệm quản lý nhà nước về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.[2] 10 [...]... tắc cơ bản về chính sách năng lượng bao gồm an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường và cơ chế thị trường trong cung và cầu năng lượng Các giải pháp sử dụng hiệu quả năng lượng Trong giai đoạn đầu của công tác bảo tồn năng lượng, với nhiều nỗ lực hợp tác giữa chính phủ và các thành phần kinh tế tư nhân, hàng loạt các giải pháp tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng đã được ưu tiên áp dụng cho các ngành... mình trong công tác bảo tồn năng lượng và cắt giảm phát thải khí CO2 Luật và các giải pháp bảo tồn năng lượng ở Nhật Bản Luật liên quan đến bảo tồn năng lượng Ngay sau cuộc khủng hoảng năng lượng lần thứ II vào năm 1979, Luật sử dụng năng lượng hợp lý đã được ban hành nhằm tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động bảo tồn năng lượng và xúc tiến các chính sách hỗ trợ Trong luật này, Chính phủ quy định các nhà... nhiên, sau khi được sửa đổi vào tháng 10/2003, thời hạn áp dụng luật được kéo dài đến năm 2013 nhằm tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp tự nguyện tiến hành các dự án sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và năng lượng hiệu quả Với tôn chỉ tạo ra các chính sách năng lượng linh hoạt và toàn diện, vào năm 2002, chính phủ Nhật Bản đã ban hành Luật cơ sở về các giải pháp chính sách năng lượng Luật này đưa... nguồn năng lượng đã giúp chuyển đổi thành công sang các dạng năng lượng thay thế như khí gas tự nhiên và điện hạt nhân Đối với mức cầu, hàng loạt chính sách và giải pháp tiết kiệm năng lượng được dựa trên một nền tảng pháp lý vững chắc đã giúp cho Nhật Bản không chỉ đạt hiệu quả cao trong công tác bảo tồn năng lượng mà còn thực hiện tốt các cam kết bảo vệ môi trường Hiệu quả sử dụng năng lượng ở Nhật... hành và đi vào cuộc sống thì ý thức và trách nhiệm về tiết kiệm năng lượng sẽ được điều chỉnh mạnh mẽ hơn, hạn chế tối đa tình trạng lãng phí năng lượng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu năng lượng cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đồng thời góp phần vào sự nghiệp bảo vệ môi trường toàn nhân loại 2.4 Ý nghĩa của việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu... nghiệp giảm cường độ tiêu thụ năng lượng nhanh hơn Từ mười năm nay, mỗi năm cường độ này giảm 0,6 % ở Hàn Quốc, 1,0 % ở Pháp và 2,2 % ở Hoa Kỳ Việt Nam là một trong số ít quốc gia có cường độ tiêu thụ năng lượng gia tăng Đối với ngành giao thông vận tải, việc thực hiện tiết kiệm năng lượng có ý nghĩa lớn cả về kinh tế và môi trường, đặc biệt là các thành phố lớn Các giải pháp được đưa ra đối với ngành... hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong thiết kế xây dựn và quản lý các tòa nhà • Đề án thứ mười: Xây dựng mô hình và dựa vào hoạt động có nề nếp công tác quản lý sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các tòa nhà Nhóm nội dung 6: Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong hoạt động giao thong vận tải Nhóm này có 1 đề án • Đề án thứ mười một: Khai thác tối ưu năng lực của... thụ nhiều năng lượng Các giải pháp mang lại hiệu quả cao bao gồm: Các công đoạn kiểm tra quan trọng cho các giải pháp kỹ thuật bảo tồn năng lượng; Bảo tồn năng lượng thông qua hợp tác giữa các nhà máy và công sở; Kiểm toán năng lượng ở các nhà máy Vào những năm đầu thập niên 1990, công tác bảo tồn năng lượng chuyển thêm hướng tập trung vào lĩnh vực thương mại - sinh hoạt và đã nhận được sự hưởng ứng tích... năng lượng toàn quốc giai đoạn 2006-2010 và từ 5% đến 8% trong giai đoạn 2011-2020 so với dự báo hiện nay về phát triển năng lượng và phát triển kinh tế-xã hội theo phương án phát triển bình thường.[3] III 3.1 CÁC GIẢI PHÁP VÀ CHÍNH SÁCH SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG Ở MỘT SỐ QUỐC GIA Nhật Bản 16 Ngành công nghiệp Nhật Bản đã làm phát sinh nhu cầu năng lượng rất lớn Kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ II, sự... xây dựng sử dụng năng lượng có hiệu quả” Tuy nhiên, việc áp dụng tiêu chuẩn này còn hạn chế, bởi có nhiều vấn đề, không chỉ ngành xây dựng đơn độc giải quyết được.[7] 4.2 Kiến nghị 25 Ứng dụng kỹ thuật kiểm toán năng lượng đánh giá hiện trạng sử dụng trong tất cả các doanh nghiệp sản xuất: để tìm ra các giải pháp tiết kiệm năng lượng, việc áp dụng các kỹ thuật kiểm toán năng lượng được áp dụng không . cải tiến quản lý sửa chữa phục hồi cải tiến thi t bị; đổi mới nâng cấp thi t bị thay thế các thi t bị có hiệu suất thấp đổi mới công nghệ, sử dụng thi t bị hiện đại có hiệu suất năng lượng cao;. các thi t bị hiệu suất thấp bằng các thi t bị có hiệu suất cao hơn thông qua các sản phẩm dán nhãn TKNL. Mấy năm qua, Bộ Công Thương đã thực hiện việc dán nhãn tiết kiệm năng lượng cho một số thi t. trường. 4. Khuyến khích sử dụng phương tiện, thi t bị tiết kiệm năng lượng; thực hiện lộ trình áp dụng nhãn năng lượng; từng bước loại bỏ phương tiện, thi t bị có công nghệ lạc hậu, hiệu suất năng

Ngày đăng: 06/07/2015, 13:24

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan