các cơ sở khoa học cho việc phát triển khu công nghiệp tại khu vực nông thôn vùng đồng bằng sông hồng

49 317 0
các cơ sở khoa học cho việc phát triển khu công nghiệp tại khu vực nông thôn vùng đồng bằng sông hồng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NGUYỄN CAO LÃNH CÁC CƠ SỞ KHOA HỌC CHO VIỆC PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP TẠI KHU VỰC NÔNG THÔN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG Chuyên ngành : Quy hoạch đô thị và nông thôn Mã số: 62.58.05.05 CHUYÊN ĐỀ TIẾN SĨ SỐ 3 Số đơn vị học trình: 03 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN 1 TS. Phạm Đình Tuyển CÁN BỘ HƯỚNG DẪN 2 PGS. TS. Nguyễn Nam Hà Nội, 2009 2 MỤC LỤC Trang phụ bìa 1 Mục lục 2 Danh mục các bảng biểu, hình vẽ 4 MỞ ĐẦU 5 CHƯƠNG 1. CÁC ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ NHU CẦU PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP TẠI KHU VỰC NÔNG THÔN VĐBSH 6 1.1. Các mục tiêu và định hướng cơ bản phát triển kinh tế-xã hội VĐBSH 6 1.2. Nhu cầu phát triển các loại hình công nghiệp, TTCN tại khu vực nông thôn VĐBSH 9 1.3. Nhu cầu phát triển của các cơ sở sản xuất công nghiệp tại khu vực nông thôn VĐBSH 11 1.3.1. Vai trò của các DNCN tại khu vực nông thôn 11 1.3.2. Các mô hình phát triển DNCN nông thôn 13 1.3.3. Nhu cầu diện tích của cơ sở sản xuất 14 1.3.4. Tổ chức không gian trong các cơ sở sản xuất 16 1.4. Thị trường bất động sản công nghiệp nông thôn 17 1.5. Nhu cầu đất công nghiệp tại khu vực nông thôn VĐBSH 19 1.5.1. Phương pháp tính toán 19 1.5.2. Nhu cầu đất công nghiệp tại khu vực nông thôn VĐBSH 20 CHƯƠNG 2. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG SINH THÁI TẠI KHU VỰC NÔNG THÔN VĐBSH 22 2.1. Sinh thái học công nghiệp và hệ sinh thái công nghiệp 22 2.2. Chu trình sản xuất công nghiệp nông thôn theo hướng sinh thái 23 3 CHƯƠNG 3. CÁC CƠ SỞ VỀ QUY HOẠCH XÂY DỰNG KHU CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN VĐBSH 26 3.1. KCN nông thôn và trung tâm dịch vụ nông thôn 26 3.2. Hình thức và vị trí phát triển KCN nông thôn 32 3.3. Quy mô 33 3.4. Các bộ phận chức năng 35 3.5. Hệ thống giao thông vận chuyển 36 3.6. Hệ thống cung cấp đảm bảo hạ tầng kỹ thuật và vệ sinh môi trường 39 3.7. Đầu tư phát triển KCN nông thôn 41 KẾT LUẬN 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO 47 PHẦN PHỤ LỤC 48 4 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1. 1. Các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam tới năm 2020 6 Bảng 1. 2. Các kịch bản phát triển kinh tế - xã hội VĐBSH 7 Bảng 1. 3. Nhu cầu đất công nghiệp tại khu vực nông thôn VĐBSH đến năm 2015 và 2020 20 Bảng 2.1. Nhu cầu diện tích của các DNV&N 14 Bảng 2.2. Kích thước đường giao thông trong KCN nông thôn VĐBSH 38 Bảng 3.1. Vị trí trung tâm dịch vụ nông thôn và KCN nông thôn tại VĐBSH 31 Bảng 3.1. Khái toán chi phí xây dựng hệ thống hạ tầng cơ sở 1ha đất KCN nông thôn (tỷ đồng) 40 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1. Các kịch bản phát triển kinh tế - xã hội VĐBSH đến năm 2020 8a Hình 1.2. Loại hình công nghiệp, vai trò và nhu cầu phát triển của các cơ sở sản xuất công nghiệp, TTCN nông thôn VĐBSH 16a Hình 1.3. Yêu cầu tổ chức không gian các cơ sở sản xuất công nghiệp, TTCN tại khu vực nông thôn VĐBSH 17a Hình 1.4. Thị trường bất động sản và nhu cầu đất công nghiệp nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng 21a Hình 2.1. STHCN, HSTCN và chu trình sản xuất công nghiệp theo hướng sinh thái tại khu vực nông thôn VĐBSH 25a Hình 3.1. Khái niệm, vai trò, chức năng của các TTDVNT 30a Hình 3.2. Mối quan hệ và vị trí các TTDVNT trong VĐBSH 31a Hình 3.3. Hình thức phát triển và các cơ sở xác định quy mô KCN nông thôn VĐBSH 35a Hình 3.4. Các bộ phận chức năng trong KCN nông thôn VĐBSH 36a Hình 3.5. Các cơ sở về hệ thống giao thông trong KCN nông thôn VĐBSH 39a Hình 3.6. Các cơ sở về hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong KCN nông thôn VĐBSH 41a 5 MỞ ĐẦU Vùng đồng bằng sông Hồng (VĐBSH) là vùng lãnh thổ quan trọng nhất của Việt Nam, có Thủ đô Hà Nội, có mật độ dân số cao nhất và có một vị trí chiến lược đối với việc phát triển kinh tế-xã hội trong cả nước. VĐBSH bao gồm 10 tỉnh, thành phố, có tổng diện tích 1.486,2 nghìn ha với dân số trên 18,4 triệu người, trong đó khu vực nông thôn VĐBSH chiếm phần lớn diện tích (92,21% diện tích toàn vùng) với gần 13,8 triệu người (74,88% dân số toàn vùng). Với phần lớn diện tích và dân số, việc phát triển công nghiệp nói chung và khu công nghiệp (KCN) nói riêng cho khu vực nông thôn là một vấn đề vô cùng quan trọng trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa toàn VĐBSH. Chuyên đề tiến sĩ 3 này nghiên cứu các cơ sở khoa học cho việc phát triển KCN tại khu vực nông thôn VĐBSH, tập trung vào các vấn đề sau: - Các định hướng phát triển kinh tế-xã hội chiến lược VĐBSH - Nhu cầu phát triển không gian sản xuất công nghiệp, TTCN tại khu vực nông thôn VĐBSH - Tiềm năng phát triển công nghiệp theo hướng sinh thái tại khu vực nông thôn VĐBSH - Các cơ sở cho việc quy hoạch xây dựng KCN tại khu vực nông thôn VĐBSH, bao gồm: vị trí, phân bố, hình thức phát triển, quy mô, chức năng, đầu tư,… 6 Chương 1. CÁC ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ NHU CẦU PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP TẠI KHU VỰC NÔNG THÔN VĐBSH 1.1. Các mục tiêu và định hướng cơ bản phát triển kinh tế-xã hội VĐBSH 1.1.1. Mục tiêu chung Mục tiêu cơ bản của Việt Nam là trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020. Ba chỉ tiêu quan trọng nhất được đặt ra là cơ cấu GDP, cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế và tỷ lệ dân cư đô thị của Việt Nam cần đạt được các chỉ tiêu như trong Bảng 1. 1. Bảng 1. 1. Các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam tới năm 2020 Diễn giải Năm 2005* Năm 2015** Năm 2020*** Cơ cấu GDP (%) Nông, lâm, thủy sản 20,89 16-18 10-13 Công nghiệp, xây dựng 41,03 43-44 45-46 Dịch vụ 38,08 39-41 42-44 Cơ cấu lao động Nông, lâm, thủy sản 56,8 39-45 25-30 Công nghiệp, xây dựng 17,9 25-27 32-37 Dịch vụ 25,3 30-34 36-38 Tỷ lệ dân cư đô thị (%) Thành thị 27 35-38 45-50 Nông thôn 73 62-65 50-55 (Nguồn: * Niêm giám thống kê Việt Nam 2006, Tổng cục thống kê. 7 ** Phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm năm 2006-2010, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X. *** Bùi Tất Thắng (2006), Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.) 1.1.2. Các kịch bản phát triển kinh tế-xã hội VĐBSH Các nghiên cứu định hướng về phát triển kinh tế-xã hội các tỉnh, thành phố thuộc VĐBSH giai đoạn 2010-2015-2020 áp dụng ba kịch bản phát triển, tương ứng với ba mức độ phát triển: thấp, trung bình và cao. 1.1.2.1. Kịch bản 1: mức độ phát triển thấp Kịch bản 1 (KB1) tương ứng với mức độ phát triển thấp, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tức là thấp hơn tốc độ phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2001-2005. Công nghiệp VĐBSH được tập trung phát triển các ngành công nghiệp, TTCN sử dụng nhiều lao động (giai đoạn tiền công nghiệp hóa) như: dệt, may mặc, lắp ráp, chế biến thực phẩm. 1.1.2.2. Kịch bản 2: mức độ phát triển trung bình Kịch bản 2 (KB2) tương ứng với mức độ phát triển trung bình. Công nghiệp VĐBSH phát triển ở mức độ trung bình, bao gồm các ngành công nghiệp, TTCN sử dụng nhiều lao động như: dệt, may mặc, lắp ráp, chế biến thực phẩm, và một số ngành kỹ thuật cao, mức độ sử dụng lao động trung bình. 1.1.2.3. Kịch bản 3: mức độ phát triển cao Kịch bản 3 (KB3) tương ứng với mức độ phát triển cao: Việt Nam đạt được các mục tiêu đề ra và trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Công nghiệp VĐBSH phát triển ở mức độ cao, phát triển các ngành công nghiệp, TTCN có công nghệ hiện đại và một số ngành kỹ thuật cao, mức độ sử dụng lao động trung bình và thấp. Các chỉ tiêu và tính toán dự báo năm 2015 và 2020 của các kịch bản phát triển được thể hiện trong Bảng 1. 2. Bảng 1. 2. Các kịch bản phát triển kinh tế - xã hội VĐBSH TT Diễn giải Năm 2005* Năm 2015 Năm 2020 8 KB1 KB2 KB3 KB1 KB2 KB3 Tổng sản phẩm quốc nội GDP Tốc độ tăng GDP (%/năm) 8,17 10 11 11-12 9 10 11 - Tỷ lệ khu vực công nghiệp (%) 41,03 43 43 44 45 45 46 - Tỷ lệ khu vực dịch vụ (%) 38,08 39 40 40 42 43 44 1 - Tỷ lệ khu vực nông nghiệp (%) 20,89 18 17 16 13 12 10 Dân số - Tỷ lệ tăng dân số (%/năm) 1,13 1,1 1,1 1,1 1,0 1,0 1,0 - Tỷ lệ dân cư thành thị (%) 27 31 33 35 44 47 50 2 - Tỷ lệ dân cư nông thôn (%) 73 69 67 65 56 53 50 Lao động - Tỷ lệ lao động nông nghiệp (%) 56,8 45 42 39 39 32 25 - Tỷ lệ lao động công nghiệp (%) 17,9 25 26 27 27 32 37 + Công nghiệp 13 18 18 19 19 22 25 + Xây dựng 4,9 7 8 8 8 10 12 3 - Tỷ lệ lao động dịch vụ (%) 25,3 30 32 34 34 36 38 - Tỷ lệ lao động nông nghiệp tại khu vực đô thị (%) ** 6 5 4 3 4 3 2 (* Nguồn: Niêm giám thống kê Việt Nam 2006, Tổng cục thống kê. ** So với tổng số lao động tại đô thị. Ghi chú: Tỷ lệ dân cư lao động và phụ thuộc năm 2010-2020 ước tính là 50:50.) Các kịch bản trên đây là cơ sở để tính toán và định hướng các vấn đề phát triển kinh tế-xã hội của VĐBSH: nhu cầu đất đai đô thị, công nghiệp; nhu cầu 9 chuyển đổi đất nông nghiệp; nhu cầu nhà ở, hạ tầng xã hội, HTKT; nhu cầu vốn; kế hoạch phát triển; Các kịch bản phát triển kinh tế - xã hội VĐBSH được trình bày trong Hình 1. 1. 1.2. Nhu cầu phát triển các loại hình công nghiệp, TTCN tại khu vực nông thôn VĐBSH 1.2.1. Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ Thế mạnh hiện nay của nông thôn VĐBSH là sản xuất được các mặt hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) có giá trị ngày càng cao ở thị trường trong nước cũng như trên thế giới. Theo tính toán của Cục xúc tiến Thương mại, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này của Việt Nam tăng 25-30%/năm, trong đó hàng gốm sứ chiếm tỷ trọng ưu thế (44%), tiếp theo là mây tre, cói, lá, thảm (30%) và đá, kim loại quý (26%) [9]. Nếu tính về hiệu suất sinh lời của đồng vốn thì sản xuất hàng TCMN xuất khẩu cao hơn nhiều so với sản xuất các mặt hàng nông sản xuất khẩu như: gạo, cà phê, cao su, Theo ý kiến đánh giá của nhiều chuyên gia, cùng với sự ra đời của Hiệp hội Xuất khẩu hàng TCMN (10/05/2007), hoạt động xuất khẩu hàng TCMN sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới [3]. Đi cùng với sự phát triển của hàng thủ công mỹ nghệ thì các hoạt động thương mại-du lịch của các làng nghề truyền thống như: làng gốm Bát Tràng, làng lụa tơ tằm Vạn Phúc đang hoạt động rất thành công. Đây là hướng phát triển cần được nghiên cứu triển khai rộng rãi. 1.2.2. Chế biến nông, lâm và thủy sản Hiện nay, có tới 60% các mặt hàng nông sản của Việt Nam được bán ra với giá thấp hơn từ 10-15% so với sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực. Để gia tăng giá trị hàng hóa và tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới, Việt Nam cần tập trung đầu tư cho công nghiệp chế biến nông sản, trước hết là ở các vùng sản xuất ở nông thôn. Theo Đề án Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đến 2010 và định hướng đến năm 2020, một số ngành chế biến nông lâm sản và thực phẩm sẽ đạt chỉ tiêu chế 10 biến 100% như gạo, cà phê, cao su, mía đường, điều. Giá trị sản xuất tăng trưởng bình quân dự tính đến năm 2010 là 10,7%/năm và định hướng đến năm 2020 là 11,7%/năm. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản các loại dự kiến đến năm 2010 đạt khoảng 11 tỷ đô la Mỹ và đến năm 2020 đạt khoảng 16.5 tỷ đô la Mỹ [12]. Chế biến nông, lâm và, thủy sản ở các vùng nông thôn sẽ trở thành một trong những mũi nhọn của công nghiệp nông thôn. Các nghề chế biến thực phẩm truyền thống (bánh đậu xanh, tương, rượu, ) cũng đang được phục hồi và phát triển mạnh, đáp ứng được nhu cầu nội địa và đã từng bước xuất khẩu. 1.2.3. Ngành cơ khí phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Cùng với các tác động của công nghiệp hóa và đô thị hóa là sự phát triển của các ngành nghề sản xuất chế tạo máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản. Theo dự báo của Bộ Công nghiệp, từ nay đến năm 2010 mỗi năm Việt Nam cần khoảng: 600-700 máy kéo lớn, 4.000-4.500 máy kéo cỡ trung, 5.000- 6.000 máy kéo 2 bánh 6-12 mã lực, 150-180 máy kéo xích, 30.000-40.000 máy nông nghiệp theo sau như máy làm đất, gieo trồng, thu hoạch, ; khoảng 140.000- 150.000 động cơ xăng và điezen; 26.000 máy bơm 100-540 m3/h và 1.000 máy bơm cỡ lớn và vừa; máy móc và trang thiết bị cho khoảng 140.000 tấn kho hiện có và khoảng 650.000 tấn kho dự trữ hiện đại xây dựng mới; trang bị các dây chuyền chế biến rau quả quy mô công nghiệp với tổng công suất khoảng 250.000 tấn/năm; [7]. Hiện nay ngành cơ khí trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu. 1.2.4. Các ngành công nghiệp di chuyển từ đô thị về nông thôn Sức ép về quỹ đất, các vấn đề về môi trường và xã hội liên quan của phát triển công nghiệp đô thị VĐBSH hiện nay tất yếu dẫn tới sự di chuyển của các ngành công nghiệp về khu vực nông thôn, trước tiên là các ngành có mức độ vệ sinh công nghiệp thấp, trình độ nhân lực thấp, nhu cầu mặt bằng lớn như sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, dệt may, đồ uống, Theo tính toán của các chuyên gia, nhu [...]... trong thời gian tới khi các vùng nông thôn có nhiều lợi thế phát triển hơn khu vực ven đô thị, đặc biệt là khi các KCN đô thị đã bị lấp đầy 1.3 Nhu cầu phát triển của các cơ sở sản xuất công nghiệp tại khu vực nông thôn VĐBSH Theo thống kê của Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam VCCI, xét về quy mô vốn và lao động thì hầu hết các cơ sở sản xuất công nghiệp, TTCN tại khu vực nông thôn VĐBSH (bao gồm:... thị hóa và công nghiệp hóa nông thôn Công việc có tính sống còn hiện nay là tạo điều kiện phát triển các doanh nghiệp nông thôn, phát triển công nghiệp ở những vùng nông thôn, chuyển đổi cơ cấu lao động và làm cho lực lượng lao động dư thừa ở nông thôn “ly nông bất ly hương” Để thực hiện được điều này cần có một cấu trúc không gian tăng dần kết nối các khu vực nông thôn (xa đô thị) với các trung tâm... 3 CÁC CƠ SỞ VỀ QUY HOẠCH XÂY DỰNG KHU CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN VĐBSH 3.1 KCN nông thôn và trung tâm dịch vụ nông thôn 3.1.1 KCN nông thôn trong mối quan hệ với công nghiệp hóa, đô thị hóa và trung tâm dịch vụ nông thôn Công nghiệp hóa và đô thị hóa là hai vấn đề có tính quy luật phát triển đồng bộ với nhau Công nghiệp hóa là tiền đề tạo ra các giá trị, là động lực cho sự đô thị hóa Đô thị hóa là cơ sở. .. song song trong cơ cấu phát triển kinh tế-xã hội chung của khu vực nông thôn Mô hình 3 và 4 là cơ sở cho việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế: từ thuần nông nghiệp sang công nghiệp, TTCN và dịch vụ; là cơ sở bên dưới-bộ phận hỗ trợ hay làm thuê cho các mô hình 1 và 2 Mô hình 1 và 2 là động lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế của khu vực nông thôn Sự phát triển của doanh nghiệp tất yếu dẫn đến... hợp cho bộ phận này, khoảng 5m2 sàn/người Loại hình công nghiệp, vai trò và nhu cầu phát triển của các cơ sở sản xuất công nghiệp, TTCN nông thôn VĐBSH được trình bày trong Hình 1 2 1.3.4 Tổ chức không gian trong các cơ sở sản xuất Các yếu tố chính ảnh hưởng tới việc tổ chức không gian trong cơ sở sản xuất công nghiệp, TTCN khu vực nông thôn VĐBSH bao gồm: - Cơ cấu tổ chức; - Ngành nghề sản xuất, công. .. trước hết là các dịch vụ phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp và các dịch vụ thương mại, phục vụ nhu cầu mua bán không thường xuyên của người dân nông thôn Các dịch vụ trong TTDVNT giúp người dân nông thôn cũng như các doanh nghiệp nông thôn có được sự thuận tiện trong khu vực không gian của mình và gia tăng các nhu cầu phát triển - TTDVNT là khu vực tập trung buôn bán hàng nông sản... về cơ bản dựa trên lao động thủ công chuyển sang nền kinh tế về căn bản dựa trên lao động cơ khí, từ đó tạo ra các bước phát triển đồng đều của các ngành và các lĩnh vực của nền kinh tế, góp phần thu hẹp khoảng cách thành thị và nông thôn + Các DNV&N kích thích công nghiệp phát triển: Các DNV&N phát huy vai trò là người có năng lực phát triển và là đội quân dự bị cho việc tạo lập ra các 12 ngành công. .. (giai đoạn công nghiệp hóa) có C = 120-130 người/ha (Xem PHỤ LỤC 1 CHỈ TIÊU CHIẾM ĐẤT TRUNG BÌNH CỦA LAO ĐỘNG THEO NGÀNH CÔNG NGHIỆP.) 1.5.2 Nhu cầu đất công nghiệp tại khu vực nông thôn VĐBSH Nhu cầu đất công nghiệp tại khu vực nông thôn VĐBSH đến năm 2015 và 2020 được tính toán trong Bảng 1 3 Bảng 1 3 Nhu cầu đất công nghiệp tại khu vực nông thôn VĐBSH đến năm 2015 và 2020 Diễn giải công thức tính... Cung cấp các công trình phục vụ phát triển tri thức, việc làm: trường phổ thông trung học cho một vài cụm xã, trường dạy nghề, thư viện thông tin, trung tâm lao động việc làm, - Có hệ thống cơ sở HTKT đồng bộ và tiên tiến, đáp ứng được nhu cầu phát triển đô thị Như vậy, TTDVNT là một mô hình tổng hợp phát triển công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp nông thôn, phục vụ trực tiếp quá trình công nghiệp hóa... Hình 1 4 22 Chương 2 TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG SINH THÁI TẠI KHU VỰC NÔNG THÔN VĐBSH 2.1 Sinh thái học công nghiệp và hệ sinh thái công nghiệp STHCN là một khoa học nghiên cứu các hoạt động liên quan đến quá trình sản xuất công nghiệp của con người trên cơ sở bền vững bằng cách: Tìm kiếm sự hòa hợp thiết yếu của con người với hệ tự nhiên; Giảm thiểu việc sử dụng năng lượng và nguyên . ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NGUYỄN CAO LÃNH CÁC CƠ SỞ KHOA HỌC CHO VIỆC PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP TẠI KHU VỰC NÔNG THÔN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG Chuyên ngành : Quy hoạch đô thị và nông thôn. công nghiệp, TTCN tại khu vực nông thôn VĐBSH - Tiềm năng phát triển công nghiệp theo hướng sinh thái tại khu vực nông thôn VĐBSH - Các cơ sở cho việc quy hoạch xây dựng KCN tại khu vực nông. hướng cơ bản phát triển kinh tế-xã hội VĐBSH 6 1.2. Nhu cầu phát triển các loại hình công nghiệp, TTCN tại khu vực nông thôn VĐBSH 9 1.3. Nhu cầu phát triển của các cơ sở sản xuất công nghiệp tại

Ngày đăng: 06/07/2015, 10:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan