SKKN Vận dụng thí nghiệm ảo để tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học Hóa học

28 1.2K 27
SKKN Vận dụng thí nghiệm ảo để tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học Hóa học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Kinh nghiệm cá nhân Năm học 2013-2014 VẬN DỤNG THÍ NGHIỆM ẢO ĐỂ TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC A. MỞ ĐẦU I. Đặt vấn đề 1. Thực trạng Mục tiêu giáo dục môn Hoá học ở Trường trung học phổ thông (THPT) là cung cấp cho học sinh hệ thống kiến thức, kỹ năng phổ thông, cơ bản, hiện đại, thiết thực và gắn với đời sống thường ngày. Nội dung chủ yếu bao gồm cấu tạo chất, sự biến đổi của các chất, những ứng dụng và tác hại của những chất trong đời sống, sản xuất và môi trường. Do đó, trong dạy và học Hóa học, việc đưa các vấn đề liên quan đến thực tiễn vào trong giờ học sẽ giúp Hóa học gần gũi hơn với học sinh, tạo hứng thú và niềm vui học tập cho các em. Đồng thời, việc rèn luyện các kĩ năng, các kiến thức của các thí nghiệm, các bài thực hành giúp hoạt động hóa học sinh tích cực, học sinh sẽ nhớ, hiểu các kiến thức đã học sâu sắc và biết vận dụng kiến thức được học một cách linh hoạt, chính xác để giải quyết tốt các dạng bài tập cũng như các tình huống thực tiễn. Hơn nữa, để đáp ứng yêu cầu quốc tế về kĩ năng thực hành thí nghiệm trong các bài học, bài thi của bộ môn Hóa Học, việc rèn luyện các kĩ năng này là vô cùng cần thiết trong nhà trường phổ thông. Các kĩ năng và kiến thức thực hành, thí nghiệm là nền tảng cơ bản giúp học sinh hội nhập với thế giới tốt hơn trên lĩnh vực chuyên môn cũng như trong cuộc sống sau này. Trên thực tế, giáo viên đã sử dụng thí nghiệm vào bài giảng một cách phổ biến để hình thành kiến thức cho học sinh. Tuy nhiên, theo tôi, việc sử dụng thí nghiệm vẫn còn chưa hệ thống, đúng phương pháp, dẫn đến việc khai thác các kiến thức chưa được sâu sắc, logic, linh hoạt và tổng hợp, tốn nhiều thời gian vô ích, điều đó làm cho hiệu quả của việc sử dụng thí nghiệm chưa cao. Vì vậy, chúng ta cần sử dụng các thí nghiệm một cách hợp lí, có phương pháp vào các bài giảng để hoạt động hóa học sinh, giúp học sinh lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kỹ năng một cách hiệu quả, tạo hứng thú hơn trong việc học tập môn Hóa học. Tuy nhiên, trong chương trình sách giáo khoa Hóa học THPT ở Việt Nam, với lượng kiến thức và thời gian của một tiết học, việc vận dụng các thí nghiệm để hình thành kiến thức cho bài học còn nhiều khó khăn, đặc biệt là việc tiến hành các thí nghiệm tương đối phức tạp, tốn nhiều thời gian. Hơn nữa, trên thực tế, hầu hết ở các trường THPT trong Tỉnh, phòng thí nghiệm chưa được đảm bảo đúng kỷ thuật, an toàn cũng như các thiết bị, đồ dùng, hóa chất còn thiếu thốn, không đảm bảo chất lượng. Vì vậy, việc tiến hành các thí nghiệm trong các bài giảng còn nhiều bất cập, chưa hiệu quả. Bên cạnh đó, ngày nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc giảng dạy ở trường THPT đã được phổ biến, các bài giảng điện tử đã được áp dụng thường xuyên, nguồn tài liệu video thí nghiệm, các mô phỏng thí nghiệm, mô hình, phần mềm thí nghiệm Hóa học rất phong phú, khoa học. Do đó, việc ứng Người viết: Thiệu Thị Tường Vi 1 Kinh nghiệm cá nhân Năm học 2013-2014 dụng các thí nghiệm ảo vào bài giảng rất ưu việt, dễ dàng thực thi, đạt được hiệu quả cao trong việc lĩnh hội kiến thức và rèn luyện kỹ năng của học sinh. Chính vì những lí do trên tôi đã chọn đề tài “Vận dụng thí nghiệm ảo để tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học Hóa học”. 2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp - Phương pháp sử dụng thí nghiệm giúp cho giáo viên truyền đạt kiến thức tới học sinh hệ thống hơn, dễ dàng hơn, sâu sắc hơn. - Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng, thao tác thí nghiệm. - Phương pháp sử dụng thí nghiệm hoạt động hóa học sinh dễ dàng, có hệ thống hơn. Giúp cho học sinh có khả năng ghi nhớ kiến thức sâu sắc hơn, logic hơn. - Rèn luyện được tư duy phân tích sâu sắc, logic, tính cẩn thận, khả năng liên hệ thực tế cho học sinh. 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Sử dụng thí nghiệm ảo để hình thành kiến thức và từng bước rèn luyện kỹ năng cho học sinh trong bài học môn Hóa học. II. Phương pháp tiến hành 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn a. Cơ sở lí luận Trong luật Giáo dục ban hành năm 2005 có quy định: – “ Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.”(điều 23) - “ Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.”(mục 2 điều 3) - “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với từng đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.”(mục 3 điều 24) Như vậy, giáo dục phổ thông không phải là truyền thụ kiến thức đơn thuần mà chú trọng hơn tới: - Bồi dưỡng năng lực tự học, học suốt đời, học để nâng cao trình độ chuyên môn, học để chuyển đổi nghề nghiệp…. - Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong đời sống, lao động và sản xuất. - Khích lệ học sinh phát huy tính chủ động trong việc chiếm lĩnh tri thức, phát huy tính sáng tạo trong việc vận dụng kiến thức để giải quyết tình huống có vấn đề nảy sinh trong học tập và trong thực tiễn. b. Cơ sở thực tiễn Người viết: Thiệu Thị Tường Vi 2 Kinh nghiệm cá nhân Năm học 2013-2014 - Xuất phát từ tình hình thực tế ở trường THPT số 3 An Nhơn nói riêng và học sinh THPT nói chung, tôi nhận thấy các em luôn thích thú những bài giảng có sử dụng các thí nghiệm, khi giáo viên đưa thí nghiệm vào bài giảng, học sinh rất hứng thú theo dõi, thảo luận các hiện tượng thí nghiệm rất sôi nổi, lĩnh hội kiến thức rất nhanh và hệ thống, ghi nhớ các kiến thức rất linh hoạt, sâu sắc. Đồng thời, thông qua các thí nghiệm, học sinh cũng tự rèn luyện thêm các thao tác, kỹ năng thực hành trước khi tiến hành thực hành tại các phòng thí nghiệm. Trên thực tế, có nhiều hình thức sử dụng thí nghiệm trong bài giảng như: trình chiếu video thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm Mỗi hình thức thí nghiệm trên có những ưu và nhược điểm khác nhau, cụ thể như sau: Trình chiếu video Tiến hành thí nghiệm trực tiếp Nhanh gọn, tiết kiệm thời gian. Mất nhiều thời gian cho quá trình chuẩn bị và tiến hành. Hiệu quả, luôn thu được kết quả như mong muốn, chính xác khoa học. Có thể không đạt kết quả mong muốn. Không gây ô nhiễm, không gây độc hại, không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, có thể thực hiện được hầu hết các thí nghiệm, kể cả thí nghiệm khó và độc hại. Dụng cụ thí nghiệm, hóa chất : phức tạp, độc, gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Chỉ tiến hành được các thí nghiệm đơn giản, ít độc hại. Rèn luyện kỹ năng thí nghiệm ở mức độ học tập qua quan sát. Rèn luyện được kỹ năng, thao tác, tính cẩn thận cho học sinh thông qua việc thực hành thí nghiệm. Ghi nhớ kiến thức sâu sắc. Ghi nhớ kiến thức sâu sắc hơn nhờ quá trình tự làm thí nghiệm. Với những ưu và nhược điểm như trên, theo tôi, giáo viên cần phải có sự lựa chọn linh hoạt các hình thức thí nghiệm trong quá trình dạy học môn Hóa học, nhằm giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách linh hoạt, hiệu quả nhất. - Đồng thời, ngày 17/01/2014, Sở GD và ĐT Bình Định đã tổ chức tập huấn việc sử dụng thí nghiệm ảo trong dạy học bộ môn Hóa học và Vật lý ở Trường THPT cho toàn bộ giáo viên trong toàn Tỉnh. Nội dung bao gồm: phương pháp sử dụng hệ thống phần mềm thí nghiệm do nhóm GV thuộc Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật phối hợp với Sở Khoa Học - Công Nghệ Bình Định nghiên cứu. Đây là một nguồn tư liệu có cơ sở khoa học giúp giáo viên THPT vận dụng có hiệu quả các thí nghiệm ảo trong bài giảng nhằm làm sinh động bài học Hóa học, cũng như bài học Vật lý. Với điều kiện thực tế của Trường THPT Số 3 An Nhơn, mỗi phòng học đều có hệ thống tivi, sử dụng để giảng dạy. Tại các Trường THPT khác, hệ thống trình Người viết: Thiệu Thị Tường Vi 3 Kinh nghiệm cá nhân Năm học 2013-2014 chiếu phục vụ cho việc giảng dạy đã được trang bị đầy đủ, việc trình chiếu các video thí nghiệm là dễ dàng thực hiện. Bên cạnh đó, hiện trạng của hầu hết các Trường THPT là hệ thống phòng bộ môn chưa đảm bảo, chưa đầy đủ. Kết hợp những điều kiện thuận lợi và khó khăn của thực tế, tôi đã sử dụng các video thí nghiệm vào bài giảng Hóa học tại lớp để giúp học sinh lĩnh hội kiến thức và rèn luyện một phần các kỹ năng thực hành trước khi tiến hành thí nghiệm trong các bài thực hành tại phòng thí nghiệm, nhằm tránh sai sót và đạt được hiệu quả thực hành cao. Đặc biệt, hiện nay, các video thí nghiệm, các mô phỏng thí nghệm, hệ thống phần mềm thí nghiệm Hóa học đảm bảo chất lượng, khoa học, phục vụ cho bài giảng đang rất phổ biến trên các kênh thông tin như Google, các trang web khác của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, Các video này được tải rất dễ dàng và có thể trình chiếu được bằng nhiều phần mềm khác nhau như: KM- Player, Window media Riêng phần mềm thí nghiệm Hóa học, Vật lý do nhóm giáo viên bộ môn Vật lý, Hóa học của trường đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP. Hồ Chí Minh nghiên cứu, thuộc kết quả nghiên cứu của đề tài: “xây dựng phần mềm thí nghiệm vật lý và hóa học bậc trung học phổ thông và trung cấp nghề” là một nguồn tư liệu quan trọng cho giáo viên và học sinh THPT. Việc sử dụng phần mềm thí nghiệm vào giảng dạy đã được Sở GD và ĐT tập huấn và phổ biến cho toàn bộ giáo viên THPT trong Tỉnh. Nội dung của phần mềm gồm các thao tác, các bước theo đúng trình tự thí nghiệm của các thí nghiệm hóa học 10, 11, 12. Với phần mềm Hóa học này, học sinh được tiến hành thí nghiệm theo đúng các bước như trên thực tế. Điều này giúp học sinh rèn luyện được các kỹ năng cơ bản trước khi làm thí nghiệm. Theo tôi, giáo viên bộ môn có thể hướng dẫn học sinh thực hiện các thao tác thí nghiệm trên phần mềm này trong các bài thực hành, sau khi có được sự nhuần nhuyễn, chính xác trong các thao tác mới cho học sinh tiến hành các thí nghiệm tại phòng thí nghiệm. Ngoài ra, hệ thống phần mềm mô phỏng về các thí nghiệm Hóa học của nhóm tác giả GS.TS Nguyễn Hữu Đĩnh, ThS Phạm Ngọc Sơn, PGS.TS Nguyễn Thị Sửu cũng là nguồn tư liệu chính xác khoa học. Việc ứng dụng phần mềm này hiệu quả sẽ hoạt động hóa tích cực học sinh trong việc dạy và học Hóa học. Đồng thời, nguồn tư liệu thí nghiệm ảo còn có một hệ thống các video thí nghiệm được phổ biến rộng rãi trên các trang web như Google. com/ Thí nghiệm hóa học 12, Youtube/ thí nghiệm hóa học Các video thí nghiệm này vô cùng phong phú và đa dạng, giáo viên có thể lựa chọn các video chính xác khoa học để ứng dụng vào bài giảng một cách hiệu quả nhất. Với điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin phổ cập của trường THPT số 3 An Nhơn và các trường THPT khác, việc trình chiếu các thí nghiệm trong bài giảng là dễ dàng thực hiện được. Với các lí do trên, tôi đã tiến hành sử dụng video thí nghiệm vào bài giảng và nghiên cứu đề tài này. 2. Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp a. Các biện pháp tiến hành Người viết: Thiệu Thị Tường Vi 4 Kinh nghiệm cá nhân Năm học 2013-2014 - Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Đọc tham khảo các nguồn tài liệu, tìm hiểu các phương pháp sử dụng thí nghiệm để hoạt động hóa học sinh, tuyển chọn các thí nghiệm phù hợp, khoa học. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phương pháp quan sát khoa học, phương pháp chuyên gia, phương pháp thực nghiệm sư phạm. b. Thời gian tạo ra giải pháp Việc sử dụng các thí nghiệm vào bài giảng đã được tôi thực hiện ba năm gần đây. Việc sử dụng các video thí nghiệm vào bài giảng một cách khoa học, hệ thống, hiệu quả đã được tôi ấp ủ từ lâu. Đó chính là lí do tôi nghiên cứu đề tài này. Người viết: Thiệu Thị Tường Vi 5 Kinh nghiệm cá nhân Năm học 2013-2014 B. NỘI DUNG I. Mục tiêu 1. Mục đích nghiên cứu Sử dụng thí nghiệm ảo vào bài giảng - xây dựng và lựa chọn hệ thống video thí nghiệm để hình thành kiến thức và rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Hoá học. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xây dựng phương pháp sử dụng thí nghiệm ảo trong bài giảng Hóa học và trong bài thực hành. - Lựa chọn và xây dựng hệ thống video thí nghiệm để hình thành tính chất của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm và một số hợp chất của nhôm và hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm bài thực hành 30 - Hóa Học 12- Ban cơ bản. -Thực nghiệm sư phạm nhằm xác định tính hiệu quả của đề tài. II. Mô tả giải pháp của đề tài 1. Thuyết minh tính mới Trên thực tế, việc sử dụng thí nghiệm trong bài giảng chưa đúng quy trình, phương pháp, dẫn đến hiệu quả chưa cao. Tuy nhiên sách giáo khoa đề cập chưa nhiều, chưa đầy đủ và hệ thống về việc phân tích các thí nghiệm để hình thành kiến thức và nội dung bài học. Ở đây, tôi xin trình bày về: - Các phương pháp sử dụng thí nghiệm ảo vào bài giảng và bài thực hành Hóa học để tích cực hóa hoạt động nhận thức và rèn luyện kỹ năng cho học sinh. - Chọn lọc hệ thống video thí nghiệm môn Hoá học có kèm theo những hình ảnh minh họa thực tế, rõ ràng, sinh động (chương kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và nhôm- Hóa học 12 – Ban cơ bản), áp dụng các phương pháp sử dụng thí nghiệm trong bài giảng để hình thành tính chất của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm và một số hợp chất của nhôm và bài thực hành 30 –Hóa học 12-Ban cơ bản. Với thí nghiệm ảo, bài giảng Hóa học sẽ phong phú, tiết học vui nhộn, học sinh hoạt động tích cực tránh được sự tẻ nhạt của lí thuyết suông. Ngoài ra, từ những hình ảnh thấy được trong thực tế còn giúp các em nhớ lâu hơn kiến thức của bài học, vận dụng linh hoạt các kiến thức để giải bài tập và giải thích được các hiện tượng trong cuộc sống. Đồng thời, thông qua đó, giáo viên từng bước rèn luyện cho học sinh các thao tác, kỹ năng thực hành, thí nghiệm trước khi thực hành thí nghiệm. Học sinh có kỹ năng thực hành tốt và nắm bắt được các thao tác thí nghiệm là rất cần thiết nhằm tránh sai sót trong quá trình thực hành thí nghiệm .Từ đó nâng cao chất lượng dạy và học Hoá học, đồng thời giúp học sinh có kỹ năng và kinh nghiệm sống tốt hơn trong thực tế. Người viết: Thiệu Thị Tường Vi 6 Kinh nghiệm cá nhân Năm học 2013-2014 Cụ thể: 1.1. Các phương pháp sử dụng thí nghiệm ảo vào bài giảng 1.1.1. Phương pháp nghiên cứu: a/ Các hoạt động: Các hoạt động cần thiết của giáo viên: - Nêu vấn đề nghiên cứu - Giải thích mục đích cần đạt được - Vạch phương hướng nghiên cứu - Tổ chức chỉ đạo - Kích thích sự nhận thức của học sinh b/ Đặc trưng: - Hoạt động của học sinh mang tính chủ động, độc lập: trực tiếp tác động vào đối tượng nghiên cứu để lĩnh hội kiến thức. - Thí nghiệm được dùng như là phương tiện để kiểm nghiệm xác nhận giả thuyết khoa học đúng đắn trong các giả thuyết mà học sinh đưa ra dưới sự định hướng của giáo viên. Như vậy, trước khi làm hoặc xem thí nghiệm, học sinh cần nêu các giả thuyết, các dự đoán, quan sát chất phản ứng. Sau đó, giáo viên tiến hành thí nghiệm hoặc đưa video thí nghiệm, học sinh quan sát, mô tả thí nghiệm, xác nhận giả thuyết hay dự đoán đúng, giải thích hiện tượng, viết phương trình phản ứng để rút ra kết luận. - Phương pháp này giúp học sinh nắm kiến thức vững chắc, sâu sắc, phong phú cả về lý thuyết lẫn thực tiễn, học sinh hình thành kỹ năng nghiên cứu khoa học, phát hiện và giải quyết vấn đề. c/ Ví dụ: nghiên cứu tính chất của H 2 SO 4 đặc Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Nêu mục đích của thí nghiệm nghiên cứu tính chất của H 2 SO 4 đặc. - Yêu cầu học sinh dự đoán các giả thuyết - Trình chiếu thí nghiệm: Cu tác dụng với H 2 SO 4 đặc - Yêu cầu học sinh quan sát, mô tả thí nghiệm trước và sau phản ứng - Yêu cầu học sinh xác nhận giả thuyết đúng và giải thích - Yêu cầu học sinh kết luận và viết phương trình phản ứng - Kết luận: H 2 SO 4 đặc có tính oxi hóa mạnh - Dự đoán các giả thuyết + Giả thuyết 1: không có phản ứng xảy ra + Giả thuyết 2: có phản ứng xảy ra, khí thoát ra là H 2 , không màu, không mùi, cháy được. + Giả thuyết 3: có phản ứng xảy ra, khí thoát ra là SO 2 , khí thoát ra không màu, có mùi xốc, tẩy màu. ……………………………. - Quan sát thí nghiệm + Trước thí nghiệm: Cu màu đỏ, dd axit không màu. + Sau thí nghiệm: Cu tan dần, có khí thoát ra mùi xốc, không màu, có tính tẩy màu - Xác nhận giả thuyết đúng: giả thuyết Người viết: Thiệu Thị Tường Vi 7 Kinh nghiệm cá nhân Năm học 2013-2014 3, giả thuyết 1 và giả thuyết 2 sai. - Giải thích - Viết phương trình phản ứng - Kết luận 1.1.2. Thí nghiệm đối chứng, kiểm chứng, củng cố và hình thành kiến thức mới a/ Các hoạt động: Hoạt động của giáo viên chủ yếu là: - Nêu mục đích thí nghệm - Yêu cầu học sinh quan sát, dự đoán hiện tượng, làm thí nghiệm đối chứng, giải thích hiện tượng, từ đó học sinh rút ra nhận xét. - Sửa chữa, nhận xét, bổ sung kiến thức, kết luận kiến thức mới. b/ Đặc trưng: Đối với phương pháp này, giáo viên củng cố, tổ chức điều khiển hoạt động của học sinh, học sinh hoạt động như người nghiên cứu. c/ Ví dụ: sử dụng thí nghiệm đối chứng, kiểm chứng khi tìm hiểu tính chất của dung dịch H 2 SO 4 loãng Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Nêu mục đích yêu cầu: nghiên cứu tính chất của dung dịch H 2 SO 4 loãng. - Yêu cầu học sinh quan sát trạng thái, màu sắc của các chất trước phản ứng - Yêu cầu học sinh dự đoán các phản ứng xảy ra, hiện tượng - Trình chiếu thí nghiệm. - Yêu cầu học sinh xem video, kiểm tra dự đoán, quan sát, mô tả hiện tượng thí nghiệm - Sửa chữa, nhận xét, kết luận. - Lắng nghe, nhận nhiệm vụ - Quan sát trạng thái, màu sắc của các chất trước phản ứng - Dự đoán các phản ứng: + Dung dịch H 2 SO 4 loãng tác dụng với kim loại đứng trước hiđro (Zn), giải phóng khí hiđro, kim loại đứng sau hiđro không phản ứng + Dung dịch H 2 SO 4 loãng tác dụng oxit bazơ tạo muối và nước: ví dụ tác dụng với CuO + Dung dịch H 2 SO 4 loãng tác dụng với bazơ tạo muối và nước: ví dụ tác dụng với Cu(OH) 2 + Dung dịch H 2 SO 4 loãng tác dụng với dd muối tạo muối mới và axit mới: ví dụ tác dụng với dd BaCl 2 , Na 2 CO 3 + Dung dịch H 2 SO 4 loãng làm quỳ tím hóa xanh - Làm các thí nghiệm: - Nhận xét hiện tượng - Kết luận: dung dịch H 2 SO 4 loãng có đầy đủ tính chất của một axit mạnh. Người viết: Thiệu Thị Tường Vi 8 Kinh nghiệm cá nhân Năm học 2013-2014 1.1.3. Sử dụng thí nghiệm nêu vấn đề a/ Các hoạt động: Hoạt động của giáo viên chủ yếu là: - Nêu vấn đề hoặc tổ chức cho học sinh hoạt động để phát hiện vấn đề. - Tổ chức chỉ đạo để mỗi cá nhân hoặc nhóm học sinh giải quyết vấn đề. b/ Đặc trưng: - Học sinh phải hoạt động tích cực để giải quyết vấn đề nhằm tìm ra kiến thức mới cần lĩnh hội. - Trong quá trình giải quyết vấn đề, học sinh có thể trao đổi, thảo luận nhằm đưa ra dự đoán, giả thuyết khoa học, dùng bằng chứng hiện tượng thí nghiệm để lập luận, lựa chọn, khẳng định giả thuyết đúng, bác bỏ dự đoán sai và sự giải thích kết luận xác thực. - Giáo viên cần nắm vững việc lựa chọn các thí nghiệm với các tình huống có vấn đề như tình huống nghịch lí, lựa chọn, tìm nguyên nhân của các kết quả để thiết kế, tổ chức, điều khiển các hoạt động của học sinh cho phù hợp. - Giáo viên cần lựa chọn các thí nghiệm cho phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh và nội dung cụ thể của từng bài. c/ Ví dụ: xây dựng tính chất kim loại kiềm tác dụng với dung dịch muối Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Yêu cầu học sinh nhắc lại phản ứng: Fe + dd CuSO 4 - Cho học sinh xem video hai thí nghiệm: (1)Fe + dd CuSO 4 và (2)Na+ dd CuSO 4 - Yêu cầu học sinh quan sát, nhận xét hiện tượng, giải thích sự khác nhau của hai thí nghiệm: ở thí nghiệm (2) có khí thoát ra, kết tủa màu xanh tạo ra trong dung dịch. - Gợi ý: + Na có thể phản ứng với H 2 O ở điều kiện nào? Tạo ra sản phẩm là gì? + Sản phẩm thu được ở phản ứng của Na và H 2 O có tác dụng với dd CuSO 4 không? Tạo ra sản phẩm là gì? - Yêu cầu học sinh kết luận về phản ứng của Na tác dụng với dd muối, tổng quát cho các kim loại kiềm khác. Viết PTHH - Sửa chữa, kết luận chung. - Fe + dd CuSO 4 tạo dd FeSO 4 và Cu màu đỏ bám trên bề mặt của Fe - Quan sát hai thí nghiệm - Nhận thấy sự khác nhau về hiện tượng của hai thí nghiệm: ở thí nghiệm (2) có khí thoát ra, kết tủa màu xanh tạo ra trong dung dịch. - Giải thích hiện tượng dựa vào sự gợi ý của giáo viên: + Na có thể phản ứng với H 2 O ở điều kiện thường, tạo ra sản phẩm NaOH và H 2 . Khí thoát ra là khí H 2 . + NaOH tạo ra tác dụng với CuSO 4 tạo thành Cu(OH) 2 kết tủa màu xanh trong dung dịch - Na không tác dụng muối để tạo ra muối mới và kim loại mới, Na tác dụng với H 2 O để giải phóng H 2 , sau đó kiềm tạo ra tác dụng với muối tạo ra hiđroxit kết tủa - Tổng quát cho các kim loại kiềm Người viết: Thiệu Thị Tường Vi 9 Kinh nghiệm cá nhân Năm học 2013-2014 khác. 2M + 2H 2 O  2MOH + H 2 MOH + Muối  muối mới + hiđroxit kết tủa 1.2. Cách sử dụng video vào bài thực hành: Mục tiêu chính của bài thực hành là học sinh tự rèn luyện kỹ năng, củng cố kiến thức thông qua các thao tác thí nghiệm. Tuy nhiên, trước khi tiến hành thí nghiệm, học sinh cần chuẩn bị đầy đủ kiến thức cũng như kỹ năng nhằm tránh sai sót trong quá trình thực hành nhằm đạt được hiệu quả cao. Vì vậy, trước khi học sinh tiến hành thí nghiệm, giáo viên củng cố các thao tác tiến hành, các kiến thức cơ bản thông qua các video thí nghiệm. - Đối với trường hợp Trường PT có trang bị phòng thí nghiệm đảm bảo kỹ thuật, giáo viên sử dụng thí nghiệm ảo theo phương pháp nghiên cứu để củng cố kiến thức và kỹ năng của bài thực hành cho học sinh. Sau đó, yêu cầu học sinh tiến hành thực hành các thí nghiệm tại phòng thí nghiệm để tiếp tục củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng. Thông qua việc thí nghiệm thực tế, học sinh sẽ có niềm tin vào khoa học, vào các thí nghiệm ảo , từng bước rèn luyện tính cách cẩn thận, tích cực và chính xác khoa học. - Đối với những nơi có điều kiện khó khăn, chưa trang bị được phòng thí nghiệm, giáo viên hướng dẫn và yêu cầu học sinh thực hiện các thao tác trên máy tinh. Thực hiện thí nghiệm trên phần mềm cũng góp phần rèn luyện được kỹ năng, kiến thức, từng bước chuẩn bị cho học sinh để áp dụng vào thực tế. - Đối với bài thực hành, giáo viên cần sử dụng phần mềm thí nghiệm Hóa học do nhóm giáo viên bộ môn Vật lý, Hóa học của trường đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP. Hồ Chí Minh nghiên cứu, thuộc kết quả nghiên cứu của đề tài: “xây dựng phần mềm thí nghiệm vật lý và hóa học bậc trung học phổ thông và trung cấp nghề”. 1.3. Lựa chọn và xây dựng hệ thống video thí nghiệm để hình thành tính chất của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm và một số hợp chất của nhôm (Hóa học 12 - Ban cơ bản) Ở chương 6, trên cơ sở các nội dung kiến thức khái quát đã học, học sinh có thể tự đưa ra kết luận về tính chất hóa học của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm và một số hợp chất. Vì vậy khi sử dụng thí nghiệm cần lưu ý: - Đa số sử dụng thí nghiệm để chứng minh, đối chứng, kiểm chứng, củng cố và hình thành kiến thức mới. - Một vài thí nghiệm dùng theo phương pháp nêu vấn đề và phương pháp nghiên cứu. - Giáo viên dùng một chuỗi các thí nghiệm, giúp học sinh tự chứng minh và rút ra được kiến thức, đồng thời học sinh có thể tự tổng hợp kiến thức cơ bản dựa trên Người viết: Thiệu Thị Tường Vi 10 [...]... việc sử dụng phiếu học tập, giáo viên hoạt động hóa tích cực học sinh trong quá trình nhận thức tính chất hóa học của nhôm Học sinh phải tự làm việc tích cực để kết luận về kiến thức và hình thành kỹ năng thực hành thông qua các hoạt động Dựa trên các kiến thức đã khai thác được ở trên, giáo viên hướng dẫn học sinh bổ sung để hoàn thành tính chất hóa học của nhôm 1.3.3.2 Hợp chất của nhôm: a/ Mục tiêu... điều chế và tính chất của Al(OH)3 thông qua các thí nghiệm - Tính chất vật lí: học sinh nắm rõ trạng thái, màu sắc, độ tan của Al(OH)3 - Tính chất hóa học: học sinh nắm được độ bền, tính lưỡng tính của Al(OH)3 b/ Phương pháp sử dụng thí nghiệm: Dùng thí nghiệm để nghiên cứu tính chất của Al(OH)3 c/ Các bước tiến hành: Các thí nghiệm Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Thí nghiệm: Điều chế và... thí nghiệm: - Dùng thí nghiệm đối chứng, kiểm chứng, củng cố và hình thành kiến thức mới: tính chất hóa học của nhôm - Dùng thí nghiệm nêu vấn đề - Dùng thí nghiệm để nghiên cứu phản ứng Al tác dụng với dung dịch kiềm, Al tác dụng với nước, Al tác dụng với CuSO4 c/ Các bước tiến hành: Tính chất hóa học: Các thí nghiệm Hoạt động của giáo Hoạt động của học sinh viên Thí nghiệm 1: Al tác dụng - Nêu vấn đề:... có tác dụng làm phong phú thêm kiến thức Hóa học, rèn luyện được nhiều kỹ năng quan trọng cho học sinh và cũng từ đó có thể vận dụng để giải thích linh hoạt các hiện tượng thường gặp trong cuộc sống hằng ngày, tạo sự hứng thú và sự tin tưởng của học sinh vào bộ môn Hóa học Theo tôi, việc vận dụng thí nghiệm ảo trong dạy học còn có thể được áp dụng rộng rãi cho các bộ môn khác như: Vật lý, Sinh học nhằm... kiện, kinh nghiệm áp dụng, sử dụng giải pháp + Với phương pháp sử dụng thí nghiệm ảo trong bài giảng, việc truyền thụ kiến thức của giáo viên cũng như lĩnh hội kiến thức của học sinh được thực hiện trôi chảy, đầy đủ, đảm bảo, sâu sắc, linh hoạt, không áp đặt, có cơ sở khoa học + Với cách xây dựng và sử dụng hệ thống thí nghiệm trong bài giảng đa số học sinh hoạt động tích cực hơn trong việc tìm hiểu... 1.3.2.2/ Phương pháp sử dụng thí nghiệm: - Dùng thí nghiệm đối chứng, kiểm chứng, củng cố và hình thành kiến thức mới - Dùng thí nghiệm nêu vấn đề 1.3.2.3/ Các bước tiến hành: Các thí nghiệm Hoạt động của giáo Hoạt động của học sinh viên Thí nghiệm 1: Ba tác - Nêu vấn đề: tìm hiểu - Dựa trên tính chất vật lí, dụng với nước về tính chất vật lí, tính tính chất hóa học chung của chất hóa học của kim kim loại... pháp sử dụng thí nghiệm: Dùng thí nghiệm theo phương pháp nghiên cứu 1.3.4.3 Các bước tiến hành: Các thí nghiệm Hoạt động của giáo Hoạt động của học sinh viên Thí nghiệm so sánh - Trình chiếu giới - ghi nhớ các thao tác, kỹ năng khả năng phản ứng thiệu các thí nghiệm thực hành của Na, Mg, Al với - Yêu cầu HS quan nước sát thí nghiệm và ghi nhớ các thao tác… - Lưu ý cho học sinh: + Cẩn thận với hóa -... kiến thức Học sinh học tập được các thao tác thí nghiệm, bước đầu hình thành được các kỹ năng thực hành, thí nghiệm, làm cơ sở cho việc tiến hành các thí nghiệm trong các bài thực hành tại phòng thí nghiệm Đây là nguồn tư liệu để các giáo viên và học sinh THPT có thể tham khảo và áp dụng - Những triển vọng trong việc vận dụng và phát triển giải pháp: đề tài sẽ được áp dụng trong toàn bộ chương trình hóa. .. 0 Với kết quả khảo sát như trên, tôi có kết luận rằng: - Đa số học sinh rất hứng thú với những bài giảng có thí nghiệm - Đa số học sinh mong muốn được học các bài học có sử dụng thí nghiệm - Bài giảng có sử dụng thí nghiệm đem lại hiệu quả cao trong việc lĩnh hội, ghi nhớ, vận dụng kiến thức của học sinh 2.2 Kết quả thống kê: Người viết: Thiệu Thị Tường Vi 24 Kinh nghiệm cá nhân Năm học 2013-2014 Tôi... Khoa học và kĩ thuật Hà Nội 7 Lê Thanh Xuân, Hoá học vô cơ 12, Nxb Giáo dục 8 Vũ Đăng Độ, Hoá học và sự ô nhiễm môi trường, Nxb Giáo dục 9 Nguyễn Cương, Dương Xuân Trinh, Thí nghiệm thực hành- lý luận dạy học Hóa học, Nxb Giáo dục 10 Google com/ Thí nghiệm hóa học 12 11 Youtube/ thí nghiệm hóa học 12 Nhóm giáo viên Lý – Hóa Trường ĐHSP Kỹ Thuật, Phần mềm thí nghiệm Vật lý, Hóa học và cơ học ứng dụng . hội kiến thức và rèn luyện kỹ năng của học sinh. Chính vì những lí do trên tôi đã chọn đề tài Vận dụng thí nghiệm ảo để tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học Hóa học . 2 Kinh nghiệm cá nhân Năm học 2013-2014 VẬN DỤNG THÍ NGHIỆM ẢO ĐỂ TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC A. MỞ ĐẦU I. Đặt vấn đề 1. Thực. khoa học. Việc ứng dụng phần mềm này hiệu quả sẽ hoạt động hóa tích cực học sinh trong việc dạy và học Hóa học. Đồng thời, nguồn tư liệu thí nghiệm ảo còn có một hệ thống các video thí nghiệm

Ngày đăng: 06/07/2015, 10:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan