Sáng kiến kinh nghiệm Vòng tròn đa năng

12 354 0
Sáng kiến kinh nghiệm Vòng tròn đa năng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

A. ĐẶT VẤN ĐỀ: I. Sự cần thiết tiến hành đề tài: Để đáp ứng mục tiêu của giáo dục đã đề ra “ Phương pháp giáo dục TH phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của học sinh từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” ( Điều 6- Luật Giáo dục đã được sửa đổi và bổ sung năm 2009 theo nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25/12/2001 của Quốc hội khóa X, kì họp thứ 10. Muốn dạy học đạt chất lượng cao, muốn phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh thì giáo viên phải vận dụng nhiều phương pháp, biện pháp và phương tiện hỗ trợ cho việc giảng dạy mà sử dụng thiết bị dạy học là một trong những phương tiện quan trọng. Lí luận dạy học đã khẳng định một trong những biểu hiện của đổi mới phương pháp dạy học là sử dụng thiết bị dạy học trong mỗi tiết lên lớp. Phải xem việc sử dụng đồ dùng dạy học là một trong những yêu cầu không thể thiếu của việc đổi mới phương pháp. Trong đổi mới PPDH vai trò của giáo viên đóng một vai trò quyết định bởi “ Không có một hệ thống giáo dục nào có thể vượt qua tầm những giáo viên làm việc cho nó”. Chính vì vậy Đảng, Nhà nước và ngành giáo dục rất chú trọng đến công tác đào tạo và bồi dưỡng giáo viên “ Trọng tâm của hoạt động bồi dưỡng là bồi dữơng về phương pháp dạy học, cách thức sử dụng thiết bị kể cả việc tự làm đồ dung dạy học, bồi dưỡng khả năng tìm kiếm các hình thức dạy học thích hợp” đồng thời kêu gọi “ Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo”. Đối với mỗi giáo viên dạy văn hóa lớp 5, môn học có vai trò quan trọng trong đào tạo con người mới, con người của thời kì hội nhập, chủ động và sáng tạo,tôi luôn băn khoăn với việc đổi mới phương pháp dạy học. Sau bao nhiêu năm băn khoăn, trăn trở, tìm tòi và sáng tạo tôi nhận thấy: Để thành công trong một tiết dạy môn Toán nói riêng và các môn học khác nói chung có nhiều yếu tố về phương pháp và phương tiện hỗ trợ. Trong đó, phương tiện hỗ trợ là đồ dùng dạy học đóng một vai trò quan trọng. Nhà nước và ngành giáo dục rất chú trọng trong việc đầu tư cung cấp thiết bị ĐDDH cho các bộ môn. Trong đó có việc động viên hỗ trợ giáo viên tự làm ĐDDH. Với thiết bị công nghệ hiện đại như máy tính chiếu đa năng, Multimedia projector có khả năng phục vụ rất tốt nhưng rất khó đáp ứng đầy đủ và rất khó sử dụng trong điều kiện phương tiện, phòng học và trình độ tin học của giáo viên nhiều vùng miền hiện nay. Xuất phát từ tình hình thực tế của môn Toán nói riêng và nhiều môn học, cấp học nói chung, bản thân tôi đã tìm tòi, nghiên cứu sáng tạo ra ĐDDH “ BẢNG PHỤ ĐA NĂNG” để sử dụng cho quá trình dạy học của bản thân, đồng nghiệp trong tổ và bảng phụ đa năng này có thể sử dụng cho cả nhiều môn học, cấp học khác. Đây là một thiết bị đơn giản, thủ công nhưng mang đầy đủ tính khoa học, tính sư phạm, tính sang tạo và tính thực tiễn dễ dàng sử dụng và kiểm chứng kết quả. Vì vậy tôi viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm này để gởi đến các cấp lãnh đạo quản lý chuyên môn cùng toàn thể đồng nghiệp xem xét, thẩm định, đánh giá, góp ý và cũng mong các đồng nghiệp trong các bộ môn, các lớp học khác có điều kiện tham khảo, góp ý thêm để “ BẢNG PHỤ ĐA NĂNG” này có thể góp phần nhỏ trong quá trình dạy học vì mục tiêu cao cả “ Tất cả vì học sinh thân yêu của chúng ta”. II/ Tổng quan về tình hình và thực trạng có liên quan đến vấn đề hiện nay: -Trong điều kiện vận dụng phương pháp dạy học mới hiện nay, việc sử dụng phương tiện dạy học là một yêu cầu quan trọng. Đây là một yêu cầu không thể thiếu, là một trong bốn tiêu chuẩn quyết định cho một tiết dạy tốt. Trong bảng xếp loại giờ dạy đã quy định: Loại tốt điểm tổng cộng đạt từ 18 đến 20 điểm, mục 5, của phần II trong tiêu chí đánh giá tiết dạy kĩ năng sư phạm sử dụng thiết bị, ĐDDH kể cả ĐDDH tự làm thiết thực, có hiệu quả. -Những thiết bị dùng chung cho các môn học mà môn Toán có thể sử dụng như máy chiếu hắt (Projector- OHV), máy tính chiếu đa năng (Multimedia projector) thì số lượng quá ít, lại dùng cho nhiều môn học, ngay ở các trường lớn tại thành phố cũng không có điều kiện đáp ứng. Hơn nữa các loại máy chiếu đòi hỏi phải có điện (một vấn đề khổ tâm đối với giáo viên khi thao giảng, dự giờ đánh giá, thậm chí có giáo viên phải chuẩn bị cả trên máy chiếu và bảng phụ thông thường đề phòng bất trắc). Dạy trên máy tính chiếu đa năng Projector đòi hỏi phải có nhiều hệ thống thiết bị như màn hình, đèn chiếu, máy tính, giá treo, phòng học cố định…đòi hỏi giáo viên phải có trình độ công nghệ vi tính mới sử dụng được, một điều mà ở nhiều vùng miền rất khó thực hiện. Với môn Toán, tính hấp dẫn cách giảng dạy bằng máy chiếu Projector đang là một vấn đề cần bàn và đáng quan tâm về hiệu quả của nó. - Đối với việc sử dụng ĐDDH bằng tranh ảnh, bảng phụ tự làm dẫn đến nhiều bất cập là giáo viên phải sử dụng nhiều bảng phụ hoặc tranh ảnh trong một tiết dạy quá nhiều rườm rà trong quá trình chuẩn bị, sử dụng và bảo quản. Đa số đều ở dạng tỉnh, cố định để lộ kiến thức không gợi sự hấp dẫn, tìm tòi tích cực của học sinh. - Trong quá trình chuẩn bị máy chiếu trước khi dạy và trong quá trình dạy dễ xảy ra những sự cố trục trặc mà người chưa quen sử dụng rất khó xử lý. III/ Tính mới về khoa học của vấn đề trong điều kiện thực tế của địa phương. Xuất phát từ tình hình thiếu thốn về thiết bị ĐDDH và tình hình vận dụng gặp nhiều hạn chế, lúng túng của bản thân và đồng nghiệp đang gặp phải trong quá trình dạy học môn Toán nói riêng và các môn học khác nói chung, tôi đã cố gắng tìm tòi, nghiên cứu để sáng chế ra đồ dùng dạy học “ BẢNG PHỤ ĐA NĂNG”. Trên cơ bản “ BẢNG PHỤ ĐA NĂNG” mô phỏng sự trình chiếu những slide trong máy chiếu đa năng Projector có khả năng thay thế một số chức năng cơ bản của máy chiếu giúp các giáo viên có thể cung cấp các ngữ liệu, tranh ảnh, hình thành kiến thức, sử dụng các hình thức bài tập trắc nghiệm, tự luận, những hình thức trò chơi ô chữ, rồng cuốn lên mây, các trò chơi mô phỏng các game show trên các trò chơi truyền hình để hình thành kiến thức hay phát triển kĩ năng thực hành, củng cố và khắc sâu kiến thức cho học sinh, giáo viên sử dụng hay hướng dẫn cho học sinh sử dụng taọ nên tính hấp dẫn, chủ động tích cực cho học sinh, điều mà ngay cả máy tính cũng khó thực hiện khi để cho học sinh chủ động làm việc trên máy tính để điều khiển các trò chơi. Điều đặc biệt, bảng phụ đa năng có thể sử dụng trong thực tế của các địa phương, các môn học, cấp học không phụ thuộc vào nguồn điện, trình độ máy tính. Bất cứ giáo viên nào cũng có thể sử dụng. Có thể dùng cho nhiều lớp học, dùng cho nhiều bài học trong một buổi, di chuyển nhẹ nhàng, tiết kiệm rất nhiều thời gian. B.NỘI DUNG: 1.Mô tả quá trình thực hiện. Đồ dùng dạy học “ BẢNG PHỤ ĐA NĂNG” là một kết quả nghiên cứu, tìm tòi, tích lũy kinh nghiệm của bản thân từ lý thuyết đến thực hành, từ thực tế giảng dạy đến thực tế cuộc sống. Trước khi thực hiện, bản thân đã nghiên cứu phương pháp giảng dạy, đặc trưng bộ môn, nghiên cứu nội dung, chương trình giảng dạy không chỉ của riêng bộ môn Toán mà còn tìm hiểu nội dung, phương pháp, những điểm tương đồng và đặc thù trong các môn học, cấp học để cố gắng nghiên cứu, phác thảo một hệ thống bảng con với số lượng, cơ cấu, diện tích, sắp xếp hợp lí để có thể thích ứng cho nhiều phân môn, bộ môn. Ngoài những cấu trúc bài học, bài tập trong sách giáo khoa, bản thân còn tìm hiểu, nghiên cứu cơ cấu của những trò chơi trong sách báo, tivi…có thể vận dụng vào quá trình giảng dạy để phát huy tính tích cực cho học sinh như trò chơi ô chữ, rồng cuốn lên mây, các trò chơi mô phỏng các game show…Không chỉ nghiên cứu về lí thuyết mà còn nghiên cứu về thực hành, cách kết hợp thao tác trong quá trình sử dụng bảng con để hình thành kiến thức hay củng cố kiến thức tạo hiệu quả tích cực, hấp dẫn nhất. Để có một bảng phụ đa năng vừa tiện dụng, đơn giản, hiệu quả nhưng phải bền chắc, nhẹ nhàng, rẻ tiền, dễ làm, dễ tìm vật liệu, bản thân đã tìm tòi, tận dụng những nguyên vật liệu thông dụng trong cuộc sống, nghiên cứu cách chế tạo thủ công nhưng phải chính xác và thẫm mĩ. Quá trình thực hiện, bản thân đã thu thập những kinh nghiệm từ những giờ dự các tiết dạy trong tổ và ở các tổ khác, tham khảo ý kiến không chỉ của đồng nghiệp mà cả những người ngoài ngành để tìm hiểu vật liệu, cách chế tạo cho phù hợp. Sau khi hoàn thành, bản thân đã thực hiện minh họa qua một số tiết dạy để đồng nghiệp trong tổ, trong trường trao đổi để góp ý thêm và qua sự nhận xét, đánh giá của Hội đồng chấm chọn đồ dùng dạy học cấp trường rồi cấp huyện. II/ Những kết quả đạt đuợc từ quá trình vận dụng: - Nhờ có bảng phụ đa năng, giáo viên chủ động trong quá trình dạy học. Thiết bị đã tạo môi trường trực quan sinh động gây tinh thần học tập tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo cho học sinh. - Giáo viên không cần phải phụ thuộc quá nhiều vào máy chiếu công nghệ hiện đại trong những tiết dạy bình thường, không phải chuẩn bị quá nhiều bảng phụ, tranh ảnh cho một tiết lên lớp. Chỉ một bảng phụ đa năng có thể giúp giáo viên thực hiện được nhiều công đoạn, thao tác trong giờ dạy một cách nhẹ nhàng, hiệu quả, tiết kiệm rất nhiều thời gian. - Bảng phụ đa năng phát huy được khả năng tư duy của học sinh trong quá trình nhận thức. Học sinh quan sát, tiếp cận với những ngữ liệu tranh ảnh, nhờ sự hướng dẫn, gợi mở của giáo viên mà tư duy, nhận thức, trao đổi, góp ý với nhau để hình thành kiến thức. - Trong quá trình tìm hiểu, nhận thức, học sinh không chỉ được giáo viên chốt lại những kiến thức trên bảng phụ đa năng mà còn được thực hiện bằng những bài tâp nhanh, bài tập củng cố, luyện tập, những trò chơi thú vị, giúp học sinh củng cố và khắc sâu hơn kiến thức. - Ưu điểm nổi bật của bảng phụ đa năng là trong quá trình dạy học có thể cho học sinh tự sử dụng thiết bị để tiến hành những bài tập, những trò chơi mà học sinh có thể tham gia, điều khiển tạo nên một không khí học tập hào hứng, sôi nổi trong sự chỉ đạo, hướng dẫn của giáo viên. Trong khi với máy chiếu Projector giáo viên phải trực tiếp tiến hành thao tác trong suốt tiết học. - Hiệu quả của bảng phụ đa năng có thể kiểm chứng bằng thực tế giảng dạy. Chính vì vậy thiết bị này được đồng nghiệp đánh giá rất cao, được Hội đồng chấm chọn đồ dùng dạy học cấp trường đánh giá và xếp loại với số điểm tối đa.Sản phẩm được chọn tham gia Hội thi đồ dùng dạy học tự làm cấp Huyện, được xét chọn là sản phẩm đạt giải “ Nhất”. III/ Phương pháp và cách thức sử dụng “bảng phụ đa năng” Trên cơ sở mô phỏng sự trình chiếu những slide trong máy chiếu đa năng Projector, dựa vào các đặc trưng chung của môn Toán là thường đi từ phân tích đến tổng hợp, dùng bài tập luyện tập để rèn kĩ năng, dựa vào cơ sở chung và nội dung kết cấu bài học của nhiều môn học, nhiều cấp học, bản thân đã thiết kế, chế tạo bảng phụ đa năng để làm sao có thể đáp ứng được nhiều thao tác trong quá trình dạy học Môn Toán nói riêng và một số môn học, cấp học khác nói chung. Một bảng phụ đa năng giáo viên có thể sử dụng để dạy 2-3 tiết khác nhau trong một buổi bằng cách dán chồng những kiến thức của bài học trước lên bài học sau rồi gỡ dần những phần đã dạy. Trên bảng phụ đa năng có thể cho học sinh thực hiện các trò chơi rất hấp dẫn như xổ số may mắn, trò chơi ô chữ …Đây là một thao tác tạo tính sôi nổi, hấp dẫn nên giáo viên cần chuẩn bị, dặn dò và điều hành thật tốt để tạo không khí “ Vui mà học, học mà vui” đúng mức cho học sinh. Hầu hết các thao tác và cách sử dụng, bản thân đã minh họa và hướng dẫn trong giáo án minh họa và thể hiện trên bảng phụ mong quý vị trong ban giám khảo và đồng nghiệp tham khảo thêm. IV/ Khả năng ứng dụng: Đây là “ BẢNG PHỤ ĐA NĂNG” vì vậy ngoài khả năng ứng dụng cho môn Toán, hầu hết các môn học, cấp học đều có thể vận dụng, sử dụng để dạy bộ nôn của mình. Đặc biệt trong quá trình nghiên cứu, tham khảo đồng nghiệp các giáo viên đều công nhận bảng phụ đa năng này sử dụng cho bộ môn Toán rất phù hợp. Ví dụ: Khi dạy bài Ôn tập về tính chu vi, diện tích một số hình. Giúp HS củng cố lại công thức tính một số hình. V. Kết quả đối chứng: Sau khi vận dụng bảng phụ đa năng trong dạy học cho thấy kết quả khả quan, cụ thể như sau: Năm 2009- 2010 TSHS Giỏi SL TL Khá SL TL Trung bình SL TL Yếu SL TL Lớp 5/3 30 7 13 10 33,3% 23,4% 43,3% Năm 2010- 2011 Lớp 5/3 36 20 55,5%10 27,8% 6 16,7% C. KẾT LUẬN: - “ BẢNG PHỤ ĐA NĂNG” là kết quả nghiên cứu của bản thân trong quá trình dạy học Toán. Đây cũng là kết quả của những suy tư, trăn trở trước bao nhiêu khó khăn của bản thân và của đồng nghiệp gặp phải trong điều kiện các thiết bị hiện đại như máy tính chiếu đa năng Multimedia projector rất ít, nếu bản thân tự chuẩn bị cho một tiết dạy hoặc trường hợp hai giáo viên sử dụng cho hai tiết học liên tiếp thì rất lúng túng và không kịp thời gian, nhất là những trường hợp không có phòng chiếu cố dịnh nhưng nếu có thì ngay việc chuyển đổi giữa hai tiết học, hai lớp học trong khoảng thời gian chuyển tiết là rất phức tạp vì chỉ có 5 phút. - Đối với một thiết bị có tính cách thô sơ, tự tạo, đòi hỏi nhiều kĩ năng thực hiện, tuy không cao lúc thi công thiết kế như tự cắt, đóng, vẽ, lắp ráp, tìm vật liệu, rõ ràng không tránh khỏi những thiếu sót, bất cập, ít thẫm mĩ. Rất mong trong quá trình dự thi Ban giám khảo thông cảm và mong các nhà chuyên môn, các đồng nghiệp góp ý bổ sung thêm. PHỤ LỤC PHIẾU THUYẾT MINH ĐỒ DÙNG DẠY HỌC TỰ LÀM Cấp học: Tiểu học Môn học: Toán Tên đồ dùng dạy học: BẢNG PHỤ ĐA NĂNG Tác giả: Nguyễn Thị Minh Diễm Đơn vị dự thi: Trường Tiểu học Lâm Quang Thự I Tính khoa học: 1/ “ Bảng phụ đa năng” góp phần đổi mới phương pháp dạy học; tạo tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo cho học sinh. 2/ Nguyên lí cấu tạo hợp lí, khoa học. Các vật liệu đơn giản, dễ lắp ráp, bền chắc, sử dụng lâu dài. Thiết bị gồm có một tấm bảng tôn hình chữ nhật có chiều dài 1m, chiều rộng 80cm. Cắt 3 vòng tròn có cùng một tâm chồng khít lên nhau, ở giữa gài ốc vít. Vòng tròn trong cùng có đường kính 40cm cách vòng ở giữa 2cm; vẽ hai đường tròn cách nhau 10cm. Đường tròn thứ nhất chia làm 8 phần bằng nhau, 7 phần gắn các hình vẽ, một phần để trống. Dựa trên đường tròn thứ nhất, tiếp tục chia đường tròn thứ hai thành 8 phần bằng nhau, một phần để trống, 7 phần còn lại ghi công thức tính. Vòng tròn ở giữa “ Vòng tròn nhận dạng các hình” được gắn 3 cái khuy vào tấm bảng hình chữ nhật để khi quay được dễ dàng. Vòng tròn ngoài cùng có đường kính 28cm “ Công thức tính chu vi, diện tích” Ví dụ : Khi dạy cho học sinh nhận dạng hình thì ta quay vòng ngoài cùng để che công thức tính và ngược lại sẽ tạo cho học sinh hứng thú, tích cực trong quá [...]... cấp học 2/ Bảng phụ đa năng có thể giúp cung cấp ngữ liệu, tranh ảnh, hình thành kiến thức, sử dụng các hình thức bài tập trắc nghiệm, các trò chơi ô chữ, xổ số may mắn ….Học sinh có thể tham gia theo tổ nhóm và dựa vào nội dung đã chuẩn bị trên bảng phụ, học có thể tự điều hành các trò chơi tạo nên một không khí hào hứng, tích cực trong tiết học 3/ Bảng phụ đa năng phát huy được khả năng tư duy của học... thành kiến thức 4/ Trong quá trình tìm hiểu, nhận thức, học sinh còn được thực hiện qua những bài tập nhanh, bài tập củng cố, những trò chơi thú vị càng giúp cho học sinh củng cố và khắc sâu kiến thức của mình 5/ Một bảng phụ đa năng có thể giúp giáo viên thực hiện được nhiều công đoạn, thao tác trong giờ dạy một cách nhẹ nhàng, hiệu quả, tiết kiệm rất nhiều thời gian III Tính sáng tạo: 1/ Ý tưởng sáng. .. gian III Tính sáng tạo: 1/ Ý tưởng sáng tạo độc đáo trong bảng phụ đa năng là không chỉ phục vụ cho môn học Toán mà còn có thể sử dụng cho nhiều môn học và cấp học.Trên một bảng phụ có thể dạy cho hai ba tiết khác nhau bằng cách dán chồng kiến thức của bài học trước lên bài học sau rồi gỡ dần những phần đã dạy 2/ Đây là một đồ dùng dạy học sáng tạo với những vật liệu đơn giản, dễ tìm, việc chế tác gọn... phụ đa năng có khả năng đáp ứng và phù hợp với thực tế dạy học ở các vùng miền, nhiều môn học, cấp học, đơn giản, thuận tiện, không đò hỏi phải có điện, phải có nhiều hệ thống thiết bị như màn hình, đèn chiếu, phòng học cố định….Giáo viên khỏi phải dùng nhiều bảng phụ khác, nhẹ nhàng, dễ di chuyển sử dụng và bảo quản Khi sử dụng chỉ cần móc treo bằng một móc thép bên phải bảng chính 2/ Về hiệu quả kinh . 80cm. Cắt 3 vòng tròn có cùng một tâm chồng khít lên nhau, ở giữa gài ốc vít. Vòng tròn trong cùng có đường kính 40cm cách vòng ở giữa 2cm; vẽ hai đường tròn cách nhau 10cm. Đường tròn thứ nhất. BẢNG PHỤ ĐA NĂNG”. Trên cơ bản “ BẢNG PHỤ ĐA NĂNG” mô phỏng sự trình chiếu những slide trong máy chiếu đa năng Projector có khả năng thay thế một số chức năng cơ bản của máy chiếu giúp các giáo. trống. Dựa trên đường tròn thứ nhất, tiếp tục chia đường tròn thứ hai thành 8 phần bằng nhau, một phần để trống, 7 phần còn lại ghi công thức tính. Vòng tròn ở giữa “ Vòng tròn nhận dạng các

Ngày đăng: 06/07/2015, 10:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan