Đề cương ôn tập học kỳ 2 vật lý 11

4 729 3
Đề cương ôn tập học kỳ 2 vật lý 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đề cương Vật lí 11 2015 ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ II VẬT LÍ 11. A. LÝ THUYẾT. Câu 1: Định nghĩa từ trường, tính chất đặc trưng của từ trường. Câu 2: Định nghĩa từ trường đều. Viết biểu thức tính lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện, nêu tên và đơn vị các đại lượng có mặt trong biểu thức. Câu 3: Định nghĩa lực Lo-ren-xo. Viết biểu thức. Phát biểu qui tắc bàn tay trái xác định lực Lo-ren-xo. Câu 4: Phát biểu định luật Len-xo về chiều dòng điện cảm ứng. định luật Fa-ra-day về cảm ứng điện từ, viết biểu thúc định luật? Câu 5: viết công thức tính từ thông qua một diện tích và nêu các cách làm biến đổi từ thông? Câu 6: Nêu định nghĩa hiện tượng tự cảm. Viết biểu thức tính suất điện động tự cảm. Câu 7: Nêu nội dung định luật khúc xạ ánh sáng. Viết biểu thức. Câu 8: Thế nào hiện tượng phản xạ toàn phần. Nêu điều kiện để có hiện tượng phản xạ toàn phần. Câu 9: Nêu đặc điểm của mắt viễn về mặt quang học và nêu cách khắc phục tật viễn thị của mắt? Câu 10: Nêu đặc điểm của mắt cận về mặt quang học và nêu cách khắc phục tật cận thị của mắt? Câu11: Nêu đặc điểm của mắt lão về mặt quang học và nêu cách khắc phục tật mắt lão? Câu 12: Nêu nguyên tắc cấu tạo và công dụng của kính lúp, kính hiển vi. BÀI TẬP. BÀI TẬP CHƯƠNG IV: TỪ TRƯỜNG Bài 1: Một dây dẫn thẳng dài vô hạn có dòng điện 20 A chạy qua nó đặt trong không khí. a) Xác định véc tơ cảm ứng từ do dòng điện gây ra tại điểm M cách dòng điện 20 cm. b) Xác định vị trí tại đó có cảm ứng từ do dòng điện gây ra là 2,5.10 -5 T. Bài 2: Một vòng dây tròn bán kính 4 cm đặt trong không khí. a) Khi cho dòng điện 15A chạy qua vòng dây. Xác định véc tơ cảm ứng từ do dòng điện gây ra tại tâm vòng dây? b) Khi cảm ứng từ do dòng điện gây ra tại tâm là 5.10 -4 T. Tính cường độ dòng điện chạy qua vòng dây? Bài 3: Một ống dây hình trụ có chiều dài 1,5m gồm 4500 vòng dây. a) Xác định cảm ứng từ trong lòng ống dây khi cho dòng điện I = 5A chạy trong ống dây ? b) Nếu ống dây tạo ra từ trường có B = 0,03T thì I = ? Bài 4: 2 dây dẫn mang dòng điện I 1 = 6A, I 2 = 8A, nằm tại 2 điểm A,B cách nhau 14cm trong không khí. 2 dòng điện chạy cùng chiều. a) Xác định cảm ứng từ do I 1 và I 2 gây ra tại điểm C nằm giữa A,B cách A 6cm ,cách B 8cm? b)Xác định cảm ứng từ do I 1 và I 2 gây ra tại điểm D nằm ngoài A,B cách B 8cm,cách A 22cm ? Bài 5 : Hai dòng điện I 1 = 4A, I 2 = 3A chạy trong 2 dây dẫn thẳng dài, song song theo cùng 1 chiều, cách nhau 40cm. Hãy xác định những vị trí tại đó 0   = B ? 1 Trường THPT Nguyễn Huệ Đề cương Vật lí 11 2015 BÀI TẬP CHƯƠNG V: CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ: Bài 6 : Một khung dây hình vuông, cạnh dài 6cm, đặt trong từ trường đều, các đường sức xiên qua bề mặt và tạo với pháp tuyến của mặt phẳng khung dây 1 góc 45 0 , từ trường có cảm ứng từ B = 2.10 -5 T. Hãy xác định từ thông xuyên qua khung dây nói trên ? Bài 7 : Một khung dây hình tròn có đường kính d= 10cm. Cho dòng điện I=20A chạy trong dây dẫn. a)Tính cảm ứng từ B do dòng điện gây ra tại tâm của khung dây. b) Tính từ thông xuyên qua khung dây Bài 8 : Một khung dây phẳng, diện tích 20cm 2 , gồm 10 vòng dây đặt trong từ trường đều, góc giữa B và vecto pháp tuyến là 30 0 , B =2.10 -4 , làm cho từ trường giảm đều về 0 trong thời gian 0,01s. Hãy xác định suất điện động cảm ứng sinh ra trong khung dây ? Bài 9: Một cuộn dây có 1000 vòng dây đặt trong từ trường đều sao cho các đường cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng khung dây. Diện tích phẳng mỗi vòng dây S = 2 dm 2 . Cảm ứng từ giảm đều từ 0,5T đến 0,2T trong 0,1s. a) Tính độ biến thiên từ thông qua cuộn dây trong 0,1s. b) Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây bằng bao nhiêu? c) Hai đầu cuộn dây nối với điện trở ngoài R = 15Ω. Tính cường độ dòng điện qua điện trở. Bài 10: Một khung dây có 1000 vòng được đặt trong từ trường đều sao cho các đường sức từ vuông góc với mặt phẳng của khung. Diện tích mặt phẵng giới hạn bởi mỗi vòng là 2 dm 2 . Cảm ứng từ của từ trường giảm đều từ 0,5 T đến 0,2 T trong thời gian 0,1 s. Tính suất điện động cảm ứng xuất hiện trong một vòng dây và trong khung dây. Bài 11: Một ống dây thẳng chiều dài 20cm, một sợi dây dẫn có vỏ cách điện được quấn đều dọc theo chiều dài ống gồm 50 vòng dây. mỗi vòng dây có diện tích 4cm 2 . Tìm độ tự cảm của ống dây Bài 12: 1 cuộn dây gồm 20 vòng dây quấn sát nhau, mỗi vòng dây có diện tích 4cm 2 . Cuộn dây được đặt trong một từ trường với các đường sức từ hợp với mặt phẳng cuộn dây 1 góc 30 0 . a)Tính từ thông xuyên qua mỗi vòng dây và cả cuộn dây. b)Trong thời gian 0,05 giây từ trường tăng từ 1T đến 2T thì suất điện động cảm ứng xuất hiện là bao nhiêu? Bài 13 : Một ống dây có chiều dài là 1,5m, gồm 2000 vòng dây, ống dây có đường kính là 40cm. a)Hãy xác định độ tự cảm của ống dây. b) Cho dòng điện chạy trong ống dây, dòng điện tăng từ 0  5A trong thời gian 1s, hãy xác định suất điện động tự cảm của ống dây. c) Hãy tính cảm ứng từ do dòng điện sinh ra trong ống dây ? Bài 14: Cho một khung dây phẳng MNPQ hình vuông diện tích 10 cm 2 gồm 20 vòng dây đặt trong từ trường đều. Vec tơ cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng khung dây và B= 4 10.2 − T. Người ta làm cho từ trường giảm đều đến 0 trong khoảng thời gian 0,05s. a) Tính suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung dây. b) Xác định chiều của dòng điện cảm ứng, giải thích? BÀI TẬP CHƯƠNG VI: KHÚC XẠ ÁNH SÁNG: Bài 15: Một tia sáng từ môi trường có chiết suất 4/3 sang môi trường có chiết suất 1,5 với góc tới 30 0 a)Cho biết chiết suất (tuyệt đối) của môi trường tới và môi trường khúc xạ. b)Tính chiết suất tỉ đối của môi trường tới đối với môi trường khúc xạ, tính chiết suất của môi trường khúc xạ đối với môi trường tới. 2 Trường THPT Nguyễn Huệ M N P Q Đề cương Vật lí 11 2015 c) Tính góc khúc xạ, góc phản xạ. Tìm góc hợp bởi tia khúc xạ và tia phản xạ. Bài 16: Một khối bán trụ trong suốt có chiết suất n = 1,41 = 2 . Một chùm sáng hẹp nằm trong mặt phẳng của tiết diện vuông góc, chiếu tới khối bán trụ như hình vẽ. Hãyxác định đường đi của tia sáng với các giá trị của góc α trong các trường hợp sau a. α = 60 0 ; b. α = 45 0 ; c. α = 30 0 . BÀI TẬP CHƯƠNG VII: MẮT VÀ CÁC DỤNG CỤ QUANG HỌC Bài 17: Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 20 cm. Một vật sáng AB = 4 cm đặt vuông góc với trục chính A nằm trên trục chính cách thấu kính một đoạn d. Xác định vị trí ảnh, tính chất ảnh, chiều cao ảnh, vẽ hình đúng tỉ lệ khi: a) d = 60 cm b) d = 20 cm c) d = 40 cm d) d = 10 cm Bài 18: Cho thấu kính hội tụ có tiêu cự 10cm. Vật sáng AB = 6cm là một đoạn thẳng đặt vuông góc trục chính của thấu kính, cách thấu kính 1 đoạn d. a) Khi d = 20cm Hãy xác định vị trí ảnh, chiều cao, tính chất ảnh và số phóng đại ảnh. Vẽ hình. b)Vật đặt ở đâu để ảnh tạo ra ảnh thật lớn hơn vật 3 lần. c)Vật đặt ở đâu để ảnh tạo ra bằng 1 nửa vật. Bài 19 : Một vật phẳng nhỏ AB được đặt vuông góc với trục chính của 1 TK hội tụ có độ tụ D = 4dp. a)Xác định vị trí của vật để thu được ảnh thật A’B’ có chiều cao bằng 1 nửa vật ? b)Khi vật đặt cách thấu kính 10cm thì ảnh A’B’ có tính chất như thế nào, chiều cao của ảnh ? Bài 20 : TK phân kỳ có độ tụ D = -4dp, đặt vật AB, cao 3cm trước TK và cách TK 20cm. a)Hãy xác định tiêu cự của TK nói trên ? b)Ảnh nằm cách TK bao nhiêu, Chiều cao của ảnh ? c)Khoảng cách giữa vật và ảnh là bao nhiêu ? Bài 21: Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 40cm. Vật sáng AB là một đoạn thẳng đặt vuông góc trục chính của thấu kính cho ảnh thật cao gấp hai lần vật. Xác định vị trí vật và ảnh. Bài 22:Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 6cm. Vật sáng AB là một đoạn thẳng đặt vuông góc trục chính của thấu kính cho ảnh cách vật 25cm. Xác định vị trí vật và ảnh. PHẦN RIÊNG DÀNH CHO NÂNG CAO Bài 23(NC) : Một lăng kính có tiết diện là 1 tam giác đều ABC, chiếu tới mặt bên AC một tia sáng đơn sắc, song song với cạnh BC của lăng kính. Chiết suất của lăng kính là n =1,5. Em hãy : a)Tính góc ló i 2 ? b)Vẽ hình ? c)Góc lệch D bằng bao nhiêu ? Bài 24(NC) : Chiếu tia sáng SI tới mặt bên AB của một lăng kính có tiết diện là tam giác ABC(hình vẽ). Góc chiết quang A = 60 0 , Chiết suất của lăng kính là 2 . Biết rằng tia khúc xạ trong lăng kính gặp 3 Trường THPT Nguyễn Huệ S A B C I Đề cương Vật lí 11 2015 mặt bên AC và cho góc ló ra khỏi lăng kính là 45 0 . a)Tính góc tới tại mặt bên AB,góc lệch D giữa tia tới và tia ló? Vẽ đường đi của tia sáng? b)Để hiện tượng phản xạ toàn phần xảy ra thì phải quay Lăng kính quanh đỉnh A một góc nhỏ nhất là bao nhiêu? Theo chiều nào? Biết rằng phương của tia tới SI vẫn giữ nguyên như cũ. Bài 25(NC) : Một cái thước được cắm thẳng đứng vào bình nước có đáy phẳng, ngang. Phần thước nhô khỏi mặt nước là 4cm. Chếch ở trên có một ngọn đèn. Bóng của thước trên mặt nước dài 4cm, và ở đáy dài 8cm. Tính chiều sâu của nước trong bình, biết chiết suất của nước là 4/3. Bài 26(NC) : Một cái máng nước sâu 30cm, rộng 40cm, có hai thành bên thẳng đứng. Đúng lúc nước cạn thì bóng râm của thành A kéo dài tới đúng chân thành B đối diện. Người ta đổ nước vào máng đến một độ cao h thì bóng của thành A ngắn bớt đi 7 cm so với trước. Biết n nước = 4/3. Tính h và vẽ tia sáng giớ hạn bóng râm thành A khi có nước. Bài 27(NC) : Hai TK L 1 , L 2 được ghép đồng trục, cách nhau 40cm, tiêu cự của L 1 là 20cm, độ tụ của L 2 là – 4dp. Đặt trước L 1 1 vật sáng AB có chiều cao 4cm, cách L 1 1 khoảng 25cm. a)Xác định tính chất, vị trí và độ cao của ảnh cuối cùng tạo bởi hệ TK trên ? b)Muốn ảnh cuối cùng là ảnh thật và cách L 2 1 đoạn là 5cm thì vật sáng AB phải được đặt cách L 1 bao nhiêu cm ? Bài 28(NC) : Một người cận thị dùng 1 tkpk có độ tụ D 1 = -4dp mới có thể thấy những vật ở rất xa mà mắt không phải điều tiết. a) Hỏi khi không đeo kính thì người đó sẽ thấy vật nằm cách xa mắt mình nhất là bao nhiêu ? b)Nếu người ấy chỉ đeo kính có độ tụ D = -2 dp thì người ấy sẽ quan sát được vật xa nhất cách mắt 1 khoảng bao nhiêu ? Bài 29(NC) : Một người có điểm cực viễn C v cách mắt 100cm. a)Mắt người này bị tật gì ? b)Người đó muốn quan sát vật ở vô cùng mà không phải điều tiết mắt thì người ấy phải dùng kính có độ tụ bằng bao nhiêu ? (Coi kính đeo sát mắt). c)Điểm C c của người này cách mắt 15cm, khi đeo kính thì sẽ quan sát được vật cách mắt gần nhất là bao nhiêu ? Bài 30(NC) : Một người đứng tuổi nhìn rõ được các vật ở xa. Muốn nhìn rõ vật gần nhất cách mắt 27 cm thì phải đeo kính +2,5dp cách mắt 2cm. a)Xác định các điểm C C và C V của mắt. b)Nếu đeo kính sát mắt thì có thể nhìn rõ các vật trong khoảng nảo? 4 Trường THPT Nguyễn Huệ . Đề cương Vật lí 11 20 15 ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ II VẬT LÍ 11. A. LÝ THUYẾT. Câu 1: Định nghĩa từ trường, tính chất đặc trưng của từ trường. Câu 2: Định nghĩa từ trường đều. Viết biểu. 0   = B ? 1 Trường THPT Nguyễn Huệ Đề cương Vật lí 11 20 15 BÀI TẬP CHƯƠNG V: CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ: Bài 6 : Một khung dây hình vuông, cạnh dài 6cm, đặt trong từ trường đều, các đường sức xiên qua bề mặt. MNPQ hình vuông diện tích 10 cm 2 gồm 20 vòng dây đặt trong từ trường đều. Vec tơ cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng khung dây và B= 4 10 .2 − T. Người ta làm cho từ trường giảm đều đến 0 trong

Ngày đăng: 06/07/2015, 09:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan