ỨNG DỤNG CỦA PHƯƠNG PHÁP SCAMPER TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM CỦA APPLE

26 2.3K 5
ỨNG DỤNG CỦA PHƯƠNG PHÁP SCAMPER TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM CỦA APPLE

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BÀI THU HOẠCH CHUYÊN ĐỀ: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC ỨNG DỤNG CỦA PHƯƠNG PHÁP SCAMPER TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM CỦA APPLE HỌC VIÊN: TRẦN PHONG NHÃ – CH1201121 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TP.HỒ CHÍ MINH, 04/2013 2013 HV: TRẦN PHONG NHÃ (CH1201121) GVHD: GS.TSKH. HOÀNG KIẾM LỜI NÓI ĐẦU Vào những năm 194x, máy tính điện tử được phát minh, đánh dấu một bước ngoặt lớn trong lịch sử phát triển của nhân loại. Tôi thiết nghĩ, chắc tại thời điểm phát minh ra máy tính thì những nhà khoa học, những kỹ sư chỉ nghĩ đến việc tạo ra một thiết bị điện tử nhằm giúp cho việc xử lý, tính toán, lưu trữ của con người được nhanh hơn và chính xác hơn. Tuy nhiên, như chúng ta biết hiện nay, máy tính không chỉ là công cụ giúp chúng ta xử lý, tính toán, lưu trữ các công việc mà nó còn có thể tạo ra tri thức mới, nâng tầm tri thức của nhân loại lên một tầm cao mới, và nó cũng được xem là một sản phẩm thời trang tô điểm thêm màu sắc, thể hiện phong cách, thể hiện cho sự sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú của con người. Qua quá trình phát triển của máy tính thì càng ngày, chúng ta càng nhận thấy rõ những giá trị phi vật chất này của máy tính. Một trong những nhà sản xuất đầu tiên chú trọng đến đặc tính thời trang, phong cách sáng tạo cho các sản phẩm của mình chính là APPLE. Tất cả các sản phẩm của APPLE từ máy tính, máy nghe nhạc, điện thoại, máy tính bảng… đều chứa đựng sự tinh tường, tỉ mỉ, sáng tạo, trau chuốt trong thiết kết. Chính điều đó đã tạo nên cơn sốt APPLE như hiện nay. Mỗi khi APPLE chuẩn bị tung ra một sản phẩm mới thì y như rằng toàn bộ các chuyên gia công nghệ nói riêng, người tiêu dùng nói chung đều tỏ ra rất quan tâm như việc: đoán già đoán non về hình dáng như thế nào? Kích cỡ lớn nhỏ ra sao? Sử dụng vi xử lý loại nào? Cải tiến các chức năng gì? Tại sao lại có sự quan tâm của người dùng đối với các sản phẩm của APPLE như thế? Câu hỏi này cứ mãi theo tôi từ thời còn là sinh viên và tôi vẫn chưa tìm ra một đáp án nào thật sự thuyết phục để trả lời cho câu hỏi trên… Cho đến khi được học chuyên đề Phương pháp luận sáng tạo nghiên cứu khoa học trong tin học của GS.TSKH. Hoàng Kiếm thì tôi đã tìm ra được câu trả lời cho mình: “Cái giá trị ẩn chứa bên trong các sản phẩm của Apple chính là giá trị của cả một thế giới tư duy sáng tạo, một thế giới của trí thông minh, trí tưởng tượng phong phú” Ứng dụng phương pháp SCAMPER trong quá trình phát triển sản phẩm của APPLE 2 HV: TRẦN PHONG NHÃ (CH1201121) GVHD: GS.TSKH. HOÀNG KIẾM Trong phạm vi giới hạn của bài thu hoạch này, tôi xin giới thiệu tổng quan về lịch sử hình thành và phát triển của tập đoàn APPLE, các dòng sản phẩm tiêu biểu, phân tích các phép sáng tạo được vận dụng trong phương pháp tư duy SCAMPER/SCAMMPERR từ các sản phẩm của APPLE, từ đó đưa ra dự đoán về các tính năng sẽ có trong các phiên bản sản phẩm tiếp theo. Kiến thức thì không giới hạn, nhưng sự hiểu biết của tác giả thì có giới hạn. Do đó, nếu trong bài thu hoạch này có nội dung nào chưa thực sự chính xác, hoặc khả năng diễn đạt của tác giả còn mơ hồ thì mong rằng bạn đọc góp ý để tác giả rút kinh nghiệm cho việc viết bài thu hoạch ở các chuyên đề sau. Với kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực máy tính, sự uyên bác về kiến thức xã hội, GS.TSKH. Hoàng Kiếm đã giúp cho khả năng nhìn nhận vấn đề của tôi ngày càng hoàn thiện hơn, từ đó giúp ích rất nhiều cho tôi trong cả công việc giảng dạy lẫn cuộc sống cá nhân. Tôi thành thật gửi lời cám ơn chân thành đến thầy./. Ứng dụng phương pháp SCAMPER trong quá trình phát triển sản phẩm của APPLE 3 HỌC VIÊN TRẦN PHONG NHÃ HV: TRẦN PHONG NHÃ (CH1201121) GVHD: GS.TSKH. HOÀNG KIẾM Ứng dụng phương pháp SCAMPER trong quá trình phát triển sản phẩm của APPLE 4 Figure : Innovation Techniques Figure : Bite that apple Figure : Nguyên bản Apple (Apple I) HV: TRẦN PHONG NHÃ (CH1201121) GVHD: GS.TSKH. HOÀNG KIẾM CHƯƠNG I LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TẬP ĐOÀN APPLE I. Giới thiệu Apple Inc. là tập đoàn công nghệ máy tính của Mỹ có trụ sở chính đặt tại thung lũng máy tính (Silicon Valley) ở số 01 Infinite Loop, Cupertino, thành phố San Francisco, bang California, Hoa Kỳ. Apple được thành lập ngày 01 tháng 04 năm 1976 dưới tên Apple Computer Inc., và đổi tên thành Apple Inc. vào đầu năm 2007, tên này được giữ cho đến nay. Thành viên sáng lập: Steve Wozniak, Steve Jobs và Ronald Wayne. Giám đốc điều hành (CEO) hiện tại: Tim Cook (từ 2011 đến nay) Trang chủ: http://www.apple.com Lĩnh vực kinh doanh: từ phần cứng, phần mềm đến các dịch vụ về lĩnh vực tin học Apple Inc. có khoảng 72.800 (2012) nhân viên làm việc toàn thời gian trên khắp thế giới. Sản phẩm tiêu biểu: Apple Macintosh, iPod, iPhone, iPad, Apple TV, Mac OS, iLife, iWork, iOS và chương trình nghe nhạc iTunes, dịch vụ app store, iCloud, iBook… Khu vực bán hàng và dịch vụ: toàn thể giới, từ Mỹ, Canada, Nhật Bản, Anh, Đức, đến Thụy Sỹ, Mexico, Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam Với lượng doanh thu bán ra toàn cầu hàng quý đạt khoảng 54,8 tỷ đô la Mỹ (quý I 2013), lợi nhuận ròng đạt 13,1 tỷ đô la Mỹ (quý I 2013), so với quý IV năm 2012 lần lượt là 46,33 tỷ và 13,1 tỷ đô la Mỹ (theo hãng tin Bloomberg). Ứng dụng phương pháp SCAMPER trong quá trình phát triển sản phẩm của APPLE 5 Figure : Ngày thành lập Apple Computer Inc. HV: TRẦN PHONG NHÃ (CH1201121) GVHD: GS.TSKH. HOÀNG KIẾM II. Lịch sử hình thành và phát triển 1. Lịch sử hình thành Năm 1976, Steve Wozniak đã trình làng sản phẩm Apple I và bán tại triển lãm công nghệ HomeBrew Computer Club. Apple I chỉ bao gồm bo mạch chủ với CPU, RAM, và chip xử lý đồ họa cơ bản, nó ít hơn nhiều với những gì ta thấy ở các sản phẩm máy tính cá nhân được bày bán hiện nay. Tại đây, ông đã gặp lại người bạn cũ Steve Jobs và sau này là nhà đồng sáng lập nên Apple Computer Inc cùng với Ronald Wayne. Apple I được bán ra thị trường vào tháng 7/1976 với giá là $666,66 (tương đương $2.720 vào thời điểm hiện nay). Vào 03 tháng 01 năm 1977, Ronald Wayne đã bán lại toàn bộ số cổ phần của mình cho Steve Wozniak và Steve Jobs với giá là $800. Sau đó, nhà triệu phú Mike Markkula đã đầu tư $250.000 và nhiều kinh nghiệm kinh doanh của ông cho Apple từ 1977 đến 1980. 2. Các thế hệ CEO của Apple qua các thời kỳ • Michael Scott (1977-1981): Michael Scott đến với Apple từ hãng bán dẫn National Semiconductor sau khi được Mike Markkula - nhân vật thứ ba của Apple, thuyết phục nhận chức CEO đầu tiên của Apple, vì lúc này cả Steve Jobs và Steve Woziak đều được xem là không có kinh nghiệm cho vai trò này. Được biết là ông Scott đã hậu thuẫn cho việc cấm dùng máy đánh chữ ở Apple, đã sa thải 40 nhân viên của Apple và nói (ngay sau khi cho nghỉ việc một nửa nhóm Apple II): “Tôi thường nói rằng khi làm CEO ở Apple không còn vui nữa tôi sẽ nghỉ việc. Nhưng bây giờ tôi đã đổi ý. Khi không còn vui nữa, tôi sẽ cho người ta nghỉ việc cho tới khi vui trở lại”. • Mike Markkula (1981-1983): Mike Markkula trở thành nhà đầu tư vào Apple với số tiền 250.000 USD (trong đó đầu tư vốn cổ phần là 80.000 USD và tiền cho vay là 170.000 USD), đồng thời trở thành nhân vật thứ 3 của Apple vào năm 1977. Ứng dụng phương pháp SCAMPER trong quá trình phát triển sản phẩm của APPLE 6 Figure : Michael Scott HV: TRẦN PHONG NHÃ (CH1201121) GVHD: GS.TSKH. HOÀNG KIẾM Với cương vị CEO, ông đã giúp tung ra 2 loại máy tính Apple đầu tiên, cung cấp tín dụng và vốn mạo hiểm cho hãng. Ban đầu, ông nói sẽ làm việc với Apple 4 năm nhưng ông ở lại lâu hơn, với chức vụ chủ tịch từ 1985 đến 1997, khi một hội đồng quản trị khác được thành lập sau khi Steve Jobs quay lại với công ty. Nhà đồng sáng lập Steve Wozniak của Apple cho rằng, thành công của Apple là nhờ Markkula chứ không phải chính ông, dù Steve Wozniak đã “đơn thương độc mã” xây dựng 2 loại máy tính đầu tiên của hãng. Năm 1985, ông Markkula đã về phe các lãnh đạo Apple khác để “hất cẳng” Steve Jobs ra khỏi hãng. • John Sculley (1983-1993): Nguyên là CEO của PepsiCo, John Sculley được mời về Apple để đem kỹ năng tiếp thị của ông giúp hãng bán máy tính. Ai cũng biết ông Sculley có quan điểm bất đồng với Steve Jobs, người mà vào năm 1985 đã bắt đầu không kiểm soát được nhóm của mình, làm cho Sculley và các lãnh đạo cao cấp khác đẩy bật ông khỏi nhiệm vụ điều hành. Tuy nhiên, chiến lược của ông Sculley trong vai trò CEO đã làm cho Apple phải gánh chịu chi phí xây dựng, sản xuất và tiếp thị cao, với sản phẩm của hãng làm thị trường rối loạn. Ông bắt hãng phải dùng chip PowerPC, và sau này thú nhận đáng lý ra lúc đó ông đã phải dùng các bộ vi xử lý Intel phổ biến hơn. Không may cho ông Sculley, tạp chí số Condé Nast Portfolio đã đánh giá ông là CEO Mỹ tồi hạng thứ 14 qua mọi thời đại. Ứng dụng phương pháp SCAMPER trong quá trình phát triển sản phẩm của APPLE 7 Figure : Mike Markkula Figure : Steve Jobs và John Sculley HV: TRẦN PHONG NHÃ (CH1201121) GVHD: GS.TSKH. HOÀNG KIẾM • Michael Spindler (1993-1996): Có biệt hiệu là “The Diesel” (động cơ diesel) vì có thói quen lúc nào cũng làm việc, Michael Spindle đã tiến thủ qua các chức vụ trong các cơ sở ở châu Âu của Apple, trở thành Chủ tịch khu vực châu Âu của Apple, rồi thay thế John Sculley làm CEO vào năm 1993. Ông Spindle bị cho là có trách nhiệm về sự thất bại của HĐH Newton và Copland, nhưng cũng được biết là đã lãnh đạo các cuộc đàm phán tiếp quản với IBM, Sun và Philips, trước khi bị thay thế vào năm 1996. • Gil Amelio (1996-1997): Gil Amelio là CEO của National Semiconductor trước khi gia nhập Apple vào năm 1996, dù đã có tên trong Hội đồng quản trị của hãng này. Ông Amelio đã giúp đảo ngược tình trạng của các sản phẩm chất lượng thấp của hãng và giới thiệu HĐH Mac OS 8 bằng cách mua lại NeXT của Steve Jobs với giá 429 triệu USD. Trong vòng 1 năm, cổ phiếu của Apple sụt giá nhanh xuống mức thấp nhất trong 12 năm, việc này đưa đến việc ông Amelio bị mất chức, sau khi Steve Jobs thuyết phục các thành viên hội đồng quản trị cắt chức CEO. • Steve Jobs ( 1997-2011, có vài lần gián đoạn): được chỉ định tạm quyền CEO của Apple vào năm 1997, mục đích chính của Steve Jobs là cho hãng có lại lợi nhuận sau một thời gian dài chìm sau vào khủng hoảng và thua lỗ. Ông đã cắt giảm nhiều dự án, làm cho nhân viên sợ phải ở trong vị trí cô lập với ông vì sợ bị sa thải. Vị tân CEO này đã thổi một luồng sinh khí mới vào Apple, ông giúp xây dựng hệ điều hành Mac OS X, đồng thời giới thiệu máy tính để bàn iMac và các sản phẩm khác trước khi ông chính thức nhậm chức CEO vào năm 2000. Steve Jobs đã hậu thuẫn cho thiết bị iPod, dịch vụ âm nhạc iTunes và điện thoại iPhone. Vẫn chưa hài lòng với việc cải tiến chiếc điện thoại di động này, Steve Jobs đã giúp thiết kế ra Ứng dụng phương pháp SCAMPER trong quá trình phát triển sản phẩm của APPLE 8 Figure : Michael Spindler Figure : Gil Amelio HV: TRẦN PHONG NHÃ (CH1201121) GVHD: GS.TSKH. HOÀNG KIẾM máy tính bảng iPad, Macbook Air, đặt ra chuẩn máy tính mới cho thế giới, và bắt đầu làm cho thương hiệu máy tính Mac mượt mà hơn, quyến rũ hơn và nhỏ hơn. Ông được xem là biểu tượng của tư duy sáng tạo thời hiện đại, Steve Jobs được đánh giá là sản phẩm của trí sáng tạo thiên phú. Chính ông là người đã vực dậy con tàu Apple đang trên đường sụp đổ để trở thành một đế chế công nghệ hùng mạnh như hiện nay. Ông được các tạp chí uy tín trên thế giới chọn là CEO thành công nhất của Apple nói riêng và của cả ngành công nghệ nói chung. Ngay cả chính Bill Gates, cựu CEO của Microsoft cũng đã thừa nhận Steve Jobs hơn mình một bậc về sự sáng tạo và khiếu thẩm mỹ, tại hội nghị công nghệ G5, ông đã nói: “Tôi sẽ đánh đổi nhiều thứ để có được sự sáng tạo và khiếu thẩm mỹ của Steve”, hay tại chương trình talk show trào phúng Colbert Report của Mỹ, tỉ phú Bill Gates đã thừa nhận với người dẫn chương trình Stephen Colbert rằng: người đứng đầu quá cố của Hãng Apple đồng thời là đối thủ cạnh tranh mãi mãi của mình Steve Jobs là “siêu hơn và nhanh nhạy hơn”. Steve Jobs đã tuyên bố nghỉ hưu vào 24/8/2011 vì cho rằng ông không thể tiếp tục hoàn thành vai trò CEO mà người ta mong đợi ở ông. Đến 05/10/2011 Steve Jobs đã mất vì căn bệnh ưng thư tuyến tụy. • Tim Cook (2011 đến nay): Tiếp nhận chức vụ CEO từ Steve Jobs, Tim Cook được biết đến là một người điềm tĩnh, tự chủ và ít nói, không giống kiểu người sinh động, sáng tạo như người tiền nhiệm của ông. Tuy nhiên, cách làm việc của ông rất tập trung đến nỗi ông được mô tả là “người tham công tiếc việc”. Đây không phải là lần đầu tiên Tim Cook ngồi chiếc ghế CEO của Apple, ông đã từng đứng mũi chịu sào trong những khoảng thời gian Steve Jobs nghỉ bệnh. • Năm 2004, Tim Cook thay thế 2 tháng khi ông Jobs dưỡng bệnh sau khi mổ ung thư tuyến tuỵ. Ứng dụng phương pháp SCAMPER trong quá trình phát triển sản phẩm của APPLE 9 Figure : Steve Jobs - bậc thầy về tư duy sáng tạo HV: TRẦN PHONG NHÃ (CH1201121) GVHD: GS.TSKH. HOÀNG KIẾM • Năm 2009, Tim Cook cầm trịch nhiều tháng khi ông Jobs phải ghép gan. Và hồi tháng 1/2011, Tim Cook thay thế Steve Jobs giữu ghế CEO của Apple sau khi Steve Jobs được Hội đồng quản trị của Apple cho phép nghỉ bệnh. 3. Những thành tựu đạt được Hiện nay, Apple là một trong 3 nhà sản xuất thiết bị di động lớn nhất thế giới chỉ sau SamSung và Nokia. Các sản phẩm từ Mac, iPod, iPhone, iPad, Mac OS, iOS, iTune…đều đạt được rất nhiều thành công từ khi ra đời. Chính vì thế nên giá trị thương hiệu của Apple ngày càng tăng cao, nhất là từ năm 2010 đến nay thì Apple luôn là tập đoàn công nghệ có giá trị thương hiệu lớn nhất thế giới, vượt xa hai gã khổng lồ công nghệ khác là Microsoft và Google. Các sản phẩm hiện tại của Apple luôn luôn được xem là sản phẩm chuẩn mực, được đem ra so sánh khi các hãng công nghệ khác ra mắt sản phẩm mới. Và khi đó các hãng công nghệ khác luôn đặt mục tiêu là làm sao có thể cạnh tranh được với các sản phẩm của Apple, rồi từ đó hòng đánh bại chúng. Ứng dụng phương pháp SCAMPER trong quá trình phát triển sản phẩm của APPLE 10 Figure : Tim Cook Figure : Các sản phẩm Apple đã sản xuất (tính đến cuối năm 2010 – đầu năm 2011) [...]... hình của sản phẩm cũng như các tính năng của chúng Đặc biệt là trong thời kỳ điều hành của cố CEO thiên tài Steve Jobs Ứng dụng phương pháp SCAMPER trong quá trình phát triển sản phẩm của APPLE 11 HV: TRẦN PHONG NHÃ (CH1201121) GVHD: GS.TSKH HOÀNG KIẾM CHƯƠNG II ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP TƯ DUY SÁNG TẠO SCAMPER TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM CỦA APPLE Figure : Phương pháp SCAMPER Ứng dụng phương pháp SCAMPER. .. http://www.mindtools.com [5] http://sangtaodoimoi.blogspot.com [6] http://vi.wikipedia.org/wiki /Apple_ Inc Ứng dụng phương pháp SCAMPER trong quá trình phát triển sản phẩm của APPLE 25 HV: TRẦN PHONG NHÃ (CH1201121) GVHD: GS.TSKH HOÀNG KIẾM MỤC LỤC Ứng dụng phương pháp SCAMPER trong quá trình phát triển sản phẩm của APPLE 26 ... Ứng dụng phương pháp SCAMPER trong quá trình phát triển sản phẩm của APPLE 15 HV: TRẦN PHONG NHÃ (CH1201121) III GVHD: GS.TSKH HOÀNG KIẾM Phép thích ứng (Adapt) Quá trình phát triển của các doanh nghiệp về công nghệ nói chung luôn luôn phải thích ứng với nhu cầu của thị trường, thị hiếu của người tiêu dùng, phân khúc sản phẩm và Apple cũng không ngoại lệ Trước những đòi hỏi của khách hàng về một sản. .. USB, và có thể phát nhạc từ các thiết • bị này iKey: sử dụng các thiết bị di động để mở cửa xe hơi, của nhà, cửa văn phòng… Ứng dụng phương pháp SCAMPER trong quá trình phát triển sản phẩm của APPLE 23 HV: TRẦN PHONG NHÃ (CH1201121) GVHD: GS.TSKH HOÀNG KIẾM CHƯƠNG III KẾT LUẬN Nếu được hỏi những công ty công nghệ nào sáng tạo và mưu trí nhất trong 10 năm qua, nhiều khả năng Apple sẽ là một trong những... do nữa để Apple sản xuất iPad phiên bản 7” là nhằm giảm giá bán để cạnh tranh với các nhà sản xuất khác, vì với mức giá của iPad thì có khá nhiều người dân không thể đủ hầu bao để sắm cho mình một chiếc được mặc dù họ rất thích Những hình này là thể hiện của phép thích ứng Bạn đã từng làm điều gì tương tự chưa nhỉ? Ứng dụng phương pháp SCAMPER trong quá trình phát triển sản phẩm của APPLE 17 HV: TRẦN... internet… Đây là 2 ví dụ về sự điều chỉnh Bạn thấy ý tưởng này thế nào? Ứng dụng phương pháp SCAMPER trong quá trình phát triển sản phẩm của APPLE 19 HV: TRẦN PHONG NHÃ (CH1201121) V GVHD: GS.TSKH HOÀNG KIẾM Phép sử dụng vào việc khác (Put) Các sản phẩm công nghệ hiện nay thường được tích hợp khá nhiều chức năng Ngoài việc sử dụng iPhone như một chiếc điện thoại nghe gọi thông thường thì lúc cần ta... thể giúp gì cho bạn trong trường hợp này không? Đây là 2 bức hình thể hiện phép sử dụng vào việc khác? Bạn có bình luận gì không? Ứng dụng phương pháp SCAMPER trong quá trình phát triển sản phẩm của APPLE 20 HV: TRẦN PHONG NHÃ (CH1201121) VI GVHD: GS.TSKH HOÀNG KIẾM Phép hạn chế, loại bỏ (Eliminate) Sự kiện cố giám đốc điều hành thiên tài Steve Jobs và đội ngũ thiết kế của hãng Apple tạo ra iPhone... dụng phương pháp SCAMPER trong quá trình phát triển sản phẩm của APPLE sáng 21 HV: TRẦN PHONG NHÃ (CH1201121) VII GVHD: GS.TSKH HOÀNG KIẾM Phép đảo ngược (Reverse) Trong khi các công ty sản xuất hàng điện tử tiêu dùng lớn thường triển khai hàng loạt các sản phẩm và sẵn sàng chấp nhận thất bại, rủi ro thì Steve Jobs áp dụng phương thức chỉ tập trung tối đa vào một dự án chính Như vậy, Apple sẽ tránh được... Magnificent Mile ở Chicago Sản phẩm được trưng bày đẹp mắt trên những chiếc bàn gỗ để tạo nên sự trang trọng, nhân viên sẵn sàng hướng dẫn sử dụng cho khách hàng một cách thạo Chính phong cách này đã đem lại sự thành thành công cho hệ thống bán lẻ của Apple Bạn có bình luận gì về những hình ảnh này? Ứng dụng phương pháp SCAMPER trong quá trình phát triển sản phẩm của APPLE 22 HV: TRẦN PHONG NHÃ (CH1201121)... những phần cứng cũng như phần mềm vào như: Camera để chụp hình, mic tích hợp để hội thảo trực tuyến, loa để giải trí, chuột, bàn phím để tương tác và nhập liệu, HĐH Mac OS, Safari để duyệt web, QuickTime để nghe nhạc, và một loạt các dịch vụ iTune, iWork, iCloud… kèm theo Ta có thể gọi đây là sản phẩm công nghệ tất cả trong một Ứng dụng phương pháp SCAMPER trong quá trình phát triển sản phẩm của APPLE 14 . SÁNG TẠO SCAMPER TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM CỦA APPLE Ứng dụng phương pháp SCAMPER trong quá trình phát triển sản phẩm của APPLE 12 Figure : Phương pháp SCAMPER HV: TRẦN PHONG NHÃ (CH1201121). sản phẩm công nghệ tất cả trong một. Ứng dụng phương pháp SCAMPER trong quá trình phát triển sản phẩm của APPLE 14 HV: TRẦN PHONG NHÃ (CH1201121) GVHD: GS.TSKH. HOÀNG KIẾM Ứng dụng phương pháp. pháp SCAMPER trong quá trình phát triển sản phẩm của APPLE 3 HỌC VIÊN TRẦN PHONG NHÃ HV: TRẦN PHONG NHÃ (CH1201121) GVHD: GS.TSKH. HOÀNG KIẾM Ứng dụng phương pháp SCAMPER trong quá trình phát triển

Ngày đăng: 05/07/2015, 23:03

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI NÓI ĐẦU

  • CHƯƠNG I

  • LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TẬP ĐOÀN APPLE

  • CHƯƠNG II

  • ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP TƯ DUY SÁNG TẠO SCAMPER TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM CỦA APPLE

    • DỰ ĐOÁN CÁC SẢN PHẨM TRONG TƯƠNG LAI CỦA APPLE

    • CHƯƠNG III

    • KẾT LUẬN

    • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan