PHÂN TÍCH CÁC PHƯƠNG PHÁP SÁNG TẠO SCAMPER TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC KIỂU MẪU MÁY TÍNH APPLE

23 1.2K 5
PHÂN TÍCH CÁC PHƯƠNG PHÁP SÁNG TẠO SCAMPER TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC KIỂU MẪU MÁY TÍNH APPLE

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm HVTH: TrầnVĩnh Thuận – CH1201139 Trang 1 Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm LỜI NÓI ĐẦU Từ ngàn xưa tới nay, tư duy sáng tạo là yếu tố quyết định nên sự phát triển của con người và xã hội. Tư duy sáng tạo giúp cho con người có cách nhìn nhận và giải quyết vấn đề tốt hơn, mang tính đột phá hơn và đem lại lợi ích lớn hơn chính chúng ta. Vậy thì tư duy sáng tạo là gì và làm cách nào để rèn luyện, nâng cao tư duy sáng tạo của mọi người trong xã hội? Tư duy sáng tạo là nhìn một vấn đề, một câu hỏi, … theo những cách khác với thông thường. Tức là nhìn mọi thứ từ các góc độ, tầm nhìn khác nhau, “nhìn” theo những cách không bị hạn chế bởi thói quen, phong tục, tiêu chuẩn, … để tìm ra phương pháp giải quyết vấn đề tối ưu nhất. Một ví dụ cho tư duy sáng tạo: từ những năm 1400, Nữ hoàng Isabella của Tây Ban Nha có lần yêu cầu mọi người tìm cách để quả trứng đứng thẳng trên một đầu của nó, mà không được dùng cái đế gì kê ở dưới. Tất cả các vị quan trong triều đình đều vò đầu bứt tóc chịu thua. Nhưng rồi một thuỷ thủ trẻ bước đến, đập vỡ một đầu của quả trứng và dựng nó lên bằng đầu đó. Tất nhiên, ruột trứng chảy hết ra và các quan thì vô cùng tức giận. Nhưng Nữ hoàng thì không. Nữ hoàng chưa bao giờ nói rằng không được đập vỡ trứng, còn các quan đã nghĩ "mặc định" là như thế. Thực ra đây là một ví dụ rõ ràng về một con người không chấp nhận bị giới hạn bởi những suy nghĩ thông thường, không bị bó buộc trong những thói quen do chính chúng ta mặc định tạo nên. Tiền để của quá trình tư duy sáng tạo thành hiện thực là sự dung hòa của rất nhiều yếu tố, điều kiện có thể kể đến như: - Có nhu cầu khám phá và đặt vấn đề. - Có sự tự tin nội tại, có ý chí và sự nổ lực. - Biết nghi ngờ và thường tự đặt câu hỏi tại sao cho các vấn đề. - Biết loại bỏ những suy nghĩ “thói quen”, vận dụng những kỹ thuật tư duy sáng tạo, … Có một câu nói rất hay về tư duy sáng tạo mà tôi muốn được chia sẽ cùng mọi người: “Thực tế cuộc sống không phải là một cái hộp, nên bạn đừng tự tạo ra rồi chui vào đó!” HVTH: TrầnVĩnh Thuận – CH1201139 Trang 2 Có rất nhiều phương pháp, nguyên lý giúp chúng ta tư duy sáng tạo có thể kể đến như: phương pháp SCAMPER hay là 40 Nguyên Lý Sáng Tạo TRIZ, … Ở đây chúng ta sẽ chọn phương pháp SCAMPER để phân tích quá trình phát triển các kiểu mẫu máy tính của Apple, mà tiêu biểu là 11 mẫu máy tính sau: - Nguyên bản Apple: mẹ của tất cả các mạch chủ Mac (Apple I). - Apple II. - Lisa. - Mac 128K. - Mac II (bản mở rộng). - Macintosh Color Classic. - Mac Portable. - Twentieth Anniversary Macintosh. - iMac. - Mac Mini. - Macbook Air. Phần I. Phương pháp SCAMPER Phương pháp SCAMPER là một kĩ năng tư duy tổng hợp do Michael Mikalko sáng tạo nên. Đó là 1 công cụ tư duy khá hiệu quả, trợ giúp đắc lực trong quá trình tìm ra các phát kiến nhằm thay đổi sản phẩm hoặc tiến trình công việc. Kết quả mà phương pháp này mang lại có thể áp dụng trực tiếp hoặc như điểm khởi đầu theo cách tư duy bên lề vấn đề. Phương pháp sáng tạo SCAMPER được giáo sư Michael Mikalko phát triển, SCAMPER là ghép các chữ cái đầu của nhóm từ sau: Substitute (thay thế), Combine (kết hợp), Adapt (thích nghi), Modify (hiệu chỉnh), Put (thêm vào), Eliminate (loại bỏ) và Reverse (đảo ngược). Phương pháp sáng tạo SCAMPER dễ lĩnh hội, dễ vận dụng nhưng khá hữu hiệu nên ngày càng được sử dụng phổ biến rộng rãi, nhất là trong các doanh nghiệp. Phương pháp SCAMPER. (ảnh: nguồn internet) Bản đồ tư duy của phương pháp SCAMPER. (ảnh: nguồn internet) I. Phân tích SCAMPER 1. Phép thay thế - Substitute *Nội dung: Thay thế thành tố hiện có của hệ thống bằng thành tố khác. - Với 1 sản phẩm, bạn hãy quan sát thành phần tạo nên chúng và thử suy nghĩ xem liệu các thành phẩm này có thể được thay thế bằng nguyên vật liệu nào khác? Trong một quá trình làm việc, liệu vấn đề nhân lực thay thế sẽ là ai? Có nên thay địa điểm? Đối tượng? … - Một số câu hỏi gợi mở phép thay thế: o Có thể thay thế hay hoán đổi bộ phận nào trong hệ thống? o Có thể thay thế nhân sự nào? o Qui tắc nào có thể được thay đổi? o Có thể dùng nguyên liệu, vật liệu nào khác? o Có thể dùng qui trình / thủ tục nào khác? o Có thể thay tên khác? o Có thể dùng ý tưởng này tại địa điểm khác? o … * Ví dụ: - Sử dụng năng lương mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều để thay thế cho các năng lượng hữu hạn khác. - Dùng 2 cây bút để làm compa, dùng bút làm thước kẻ, … - Dùng áo mưa để làm chiếu. - Bãi giữ xe dùng công nghệ thẻ từ thay thế cho thẻ giấy. 2. Phép kết hợp – Combine *Nội dung: Kết hợp thành tố của các hệ thống khác nhau để tạo ra hệ thống mới. - Bạn hãy quan sát xem có thể biến tấu thêm gì, kết hợp thêm được gì để tạo ra 1 sản phẩm mới, đề cao khả năng hợp lực của từng tính năng. - Một số câu hỏi gợi mở phép kết hợp: o Ý tưởng / thành phần nào có thể kết hợp được? o Tôi có thể kết hợp / tái kết hợp mục đích của các đối tượng? o Tôi có thể kết hợp hoặc hòa trộn yếu tố này với các yếu tố khác? o Cái gì có thể kết hợp để gia tăng tính hữu dụng? o Những vật liệu nào có thể kết hợp với nhau? o Tôi có thể kết hợp những năng lực khác nhau để cải thiện vấn đề? o … * Ví dụ: - Điện thoại di động tích hợp chức năng nghe nhạc, quay phim, chụp hình, … - TiVi tích hợp thêm thiết bị kết nối internet. - Dép em bé tích hợp thêm kèn kêu bíp bíp. - Mắt kính cận tích hợp kính viễn và kính cận. - Đồ cắt móng kết hợp đồ dũa móng, đồ khuy đồ hộp, 3. Phép thích ứng – Adapt *Nội dung: Thích ứng của hệ thống trong một bối cảnh khác. - Nghĩ xem khi thay đổi, các tính năng này có phù hợp không? - Một số câu hỏi gợi mở phép thích ứng: o Đối tượng ta đang xem xét giống với cái gì khác? o Có cái gì tương tự với đối đối tượng ta đang xem xét nhưng trong một tình huống khác? o Ý tưởng nào khác có thể đề xuất? o Cái gì tôi có thể copy, mượn hay đánh cắp? o Tôi có thể tương tác với ai? o Ý tưởng nào tôi có thể hợp nhất? o Quá trình nào có thể được thích ứng? o Ý tưởng nào ngoài lĩnh vực của tôi có thể hợp nhất? o … *Ví dụ: - Ví dụ khi chúng ta lập trình web, trang web của chúng ta khi hoàn thành phải tự động fix size với tất cả các loại màn hình khác nhau, … 4. Phép điều chỉnh – Modify *Nội dung: Điều chỉnh qui mô thành tố của hệ thống. - Tăng và giảm kích cỡ, thay đổi hình dáng, thuộc tính, … ( ví dụ như màu sắc, âm thanh, hương vị, hình thức mẫu mã, …). Nó có thể mạnh lên, cao lên, to lên hoặc ngược lại: nhẹ hơn, nhỏ hơn, … - Một vài câu hỏi gợi mở phép điều chỉnh: o Yếu tố nào có thể điều chỉnh lớn hơn? o Yếu tố nào có thể cường điệu hoặc cực đoan? o Yếu tố nào có thể cao hơn, to hơn hay mạnh hơn? o Tôi có thể gia tăng tần số của hệ thống? o Yếu tố nào có thể lặp lại? Tôi có thể tạo ra nhiều bản sao? o Tôi có thể bổ sung them những đặc trưng mới hoặc giá trị mới? o … *Ví dụ: - Xe bus 2 tầng. - Xe máy nhỏ hơn cả xe đạp. - Xe đạp có bánh xe khổng lồ. - … 5. Phép dùng vào việc khác – Put *Nội dung: Thay đổi cách sử dụng của các thành tố trong hệ thống. - Có thể áp dụng cho cách dùng khác? Mục đích khác? Lĩnh vực khác? - Một vài câu hỏi gợi mở: o Tôi có thể lấn sân sang thị trường nào? o Thị trường nào có thể tiêu thụ hàng của tôi? o Đối tượng đang xem xét có thể dùng vào mục đích khác? o Đối tượng đang xem xét có thể dùng bởi người khác với mục đích khác? o Trẻ em hay người già sử dụng đối tượng đang xem xét như thế nào? o Có cách nào khác sử dụng đối tượng đang xem xét không? o Có thể sử dụng ý tưởng này trong lĩnh vực khác, thị trường khác? o … *Ví dụ: - Điện thoại có thể ghi âm, … - Có thể làm hàng rào từ hoa dâm bụt, cây xương rồng, bánh xe, … - Thùng phi, nắp xoang, nắp nồi có thể dùng làm trống, chiêng, … 6. Phép loại bỏ - Eliminate *Nội dung: Loại bỏ thành tố khỏi hệ thống. - Loại bỏ và đơn giản hoá các thành phần, nghĩ xem chuyện gì xảy ra nếu bạn loại đi hàng loạt các quy trình, sản phẩm, vấn đề và cơ hội (probortunity ), nghĩ xem bạn sẽ làm gì với tình huống này? - Một vài câu hỏi gợi mở phép hạn chế / loại bỏ: o chuyện gì xảy ra nếu tôi loại bỏ 1 số thành phần của sản phẩm? Hướng giải quyết không theo cách thông thường? o Tôi có thể đơn giản hóa đối tượng như thế nào? o Bộ phận nào có thể loại bỏ mà không làm thay đổi tính năng hệ thống? o Bộ phận nào không mang tính cốt lõi hay không cần thiết? o Qui tắc nào có thể hạn chế hoặc loại bỏ? o Tôi thực hiện với qui mô nhỏ hơn sẽ ra sao? o Tính chất nào của hệ thống tôi có thể giảm thiểu hoặc loại bỏ? o Tôi có thể chia tách hệ thống thành các bộ phận khác nhau? o Tôi có thể làm cho đối tượng tinh gọn hơn? o … *Ví dụ: - Điện thoại di động. - Tai nghe Bluetooth. - Mạng không dây (Wifi). - Tự động hóa trong lao động. - … 7. Phép đảo ngược – Reverse *Nội dung: Đảo ngược trật tự các thành tố của hệ thống. - Bạn có thể lật ngựợc vấn đề? Cách suy nghĩ này sẽ giúp bạn nhìn rõ mọi góc cạnh của vấn đề cũng như như cơ hội thấy điểm mới cho vấn đề. - Một vài câu hỏi gợi mở: o Chuyện gì xảy ra nếu tôi làm theo theo hướng khác? o Nếu tôi lật ngược trât tự cách làm cũng như cách sử dụng? o Chuyện gì xảy ra nếu tôi làm theo theo hướng khác? Nếu tôi lật ngược trât tự cách làm cũng như cách sử dụng? o Có thể hoán đổi bộ phận này với bộ phận khác trong hệ thống? o Có thể bố trí theo lớp hay theo chuỗi? o Có thể hoán đổi giữa tác nhân và hệ quả? o Có thể thay đổi nhịp điệu hay lịch trình của kế hoạch? o Có thể hoán đổi giữa yếu tố tích cực và yếu tố tiêu cực? o Có thể tác động ngoại vi thay vì chính diện? Tác động bên trên thay vì bên dưới? Tác động bên dưới thay vì bên trên? o Xem xét vấn đề/bài toán theo chiều hướng ngược lại? o Thực hiện ngược lại với dự định ban đầu? o … *Ví dụ: - Chế tạo ra máy ảnh có chức năng chia sẽ hình ảnh thông qua mạng xã hội. - Chế tạo cái máy tính tự động mở máy khi nhận diện được chủ nhân, … *Kết luận: Bằng cách sử dụng phương pháp SCAMPER, bạn sẽ có khả năng nhận biết ra các sản phẩm mới cũng như hướng đi mới cho vấn đề. Tất nhiên, trong các ý tưởng này còn nhiều cái không khả thi và không phù hợp với trang thiết bị bạn đang có nhưng chắc chắn bạn sẽ chọn ra được 1 vài ý kiến hay. Đó là những ý tưởng có thể trực tiếp giúp bạn giải quyết vấn đề hoặc là điểm khởi đầu hoàn hảo cho cuộc bàn luận để cho ra 1 sản phẩm mới tiếp theo. II. Vận dụng phương pháp SCAMPER để giải quyết vấn đề SCAMPER là một trong các phương pháp sáng tạo dùng để tạo ra ý tưởng, tại bất kỳ tình huống tư duy sáng tạo, một mình hoặc trong một nhóm, các giải pháp mới được đề xướng khi suy nghĩ về vấn đề với nhiều khía cạnh khác nhau. Vì vậy, bằng cách sử dụng một phần hay tất cả các suy nghĩ theo cách trình bày dưới đây sẽ đem lại kết quả đáng ngạc nhiên và đôi khi rất hữu ích. + Substitute: thành phần nào của chủ thể có thể được thay thế? + Combine: những thành phần nào trong chủ thể được kết hợp để tạo ra thành phần mới? + Adapt: thành phần nào có thể thích ứng được? + Modify of magnify: thành phần nào cần được điều chỉnh lại cho phù hợp? + Put to other uses: thành phần nào cần phải thêm vào hoặc sử dụng vào mục đích khác? + Eliminate or reduce: thành phần nào cần phải được loại bỏ? + Reverse or rearrange: đảo ngược các thành phần để tạo ra chủ thể mới. Ví dụ vận dụng các phương pháp trên: Ví dụ 1: Giả sử bạn là một nhà thiết kế điện thoại di động, bạn đang tìm kiếm một mẫu mã mới cho sản phẩm của mình. Làm sao để sản phẩm tạo ra mang tính thẩm mỹ cao nhất, thân thiện với người dùng nhất có thể. Đầu tiên bạn cần tìm hiểu nhu cầu và thị hiếu cũng như là gu thẩm mỹ của nhóm người dùng mà sản phẩm nhắm tới. Sau đó là việc áp dụng các phương pháp tư duy sáng tạo để tìm ra ý tưởng mới cho sản phẩm cần phát triển. Vận dụng phương pháp SCAMPER vào giải quyết vấn đề trên, ta có thể đặt ra một số câu hỏi gợi mở như: - Mẫu điện thoại mới cần được thay thế những gì? - Có thể kết hợp thêm gì để đáp ứng nhu cầu, thị hiếu người dùng không? - Sản phẩm mới thích ứng được với những nhóm người nào, quốc gia nào? [...]... cảm ứng MacBook tích hợp máy chiếu: Ý tưởng thú vị này cho phép người dùng trình chiếu nội dung trong máy lên màn hình lớn hơn mà không cần hệ thống projector độc lập Phần III Phân tích các phương pháp sáng tạo SCAMPER trong sự phát triển của các kiểu mẫu máy tính Apple I Phép thay thế Qua 11 kiểu mẫu máy tính ở trên ta thấy được sự thay thế luôn được thực hiện Tùy theo từng giai đoạn mà các sản phẩm... vẫn là tư duy sáng tạo, biết áp dụng các phương pháp sáng tạo trong công việc để tạo ra những sản phẩm mang tính đột phá cao Chúng ta có thể kể đến một số sản phẩm sáng tạo tiêu biểu đã mang đến thành công cho Apple như là: Mac OS X, iMac G3, Ipod, Iphone, Ipad, … Thông qua việc phân tích sự phát triển của các mẫu máy tính Apple đã cho chúng ta thấy phương pháp SCAMPER là một phương pháp cực kỳ hiệu... bên trong Tuy nhiên tất cả chúng đều là minh chứng cho sự sáng tạo trong tư duy của đội ngũ phát triển sản phẩm của Apple Chúng ta cùng xem lại một vài hình ảnh cho thấy rõ nét sự thay thế trong các sản mẫu máy tính của Apple: Apple I Apple II Lisa Mac 128K Mac II (Mở rộng) Macintosh Color Classic Mac Portable Twentieth Anniversary Macintosh iMac - - - - - Tương lai ??? Phép kết hợp Qua các mẫu máy tính. .. nay Và phương pháp sáng tạo SCAMPER chính là phương pháp hữu ích cho chúng ta Phần II 11 kiểu mẫu máy tính hấp dẫn của Apple: Từ chiếc Apple đầu tiên đến MacBook Air, Apple được biết đến với thiết kế đẹp mắt, mang tính đột phá và trên hết, là một công cụ đơn giản nhưng cực kỳ hoàn hảo Với nhiều người sử dụng máy tính, Apple đã định hình một nền công nghiệp máy tính cá nhân, đem đến các sáng kiến... nhưng những máy tính của Apple mới là thứ bắt đầu tất cả Chúng ta hãy cùng nhau tham gia vào “chuyến hành trình ký ức” để xem sự phát triển của Mac đã dẫn tới cuộc cách mạng của Apple như thế nào I Nguyên bản Apple: mẹ của tất cả các mạch chủ MAC (Apple I) Apple I là đóng góp đầu tiên của Steven Wozniak cho lĩnh vực máy tính cá nhân Nó được sản xuất dựa trên chip MOStek 6502 Chiếc máy tính một bảng... duy sáng tạo trong việc nghiên cứu thị trường, biết nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng (tư duy sáng tạo trong kinh doanh) - Đặc điểm dễ nhận thấy của sự thích ứng là hầu hết các mẫu máy tính trên đều nhận được sự quan tâm rất nhiều từ người tiêu dùng Ví dụ: Macbook Air hiện tại được dùng rất phổ biến IV - - Từ những bản mạch to bự, của những mẫu máy tính ban đầu Apple đang dần thay thế bằng những mẫu máy. .. thấy Apple rất sáng tạo khi kết hợp thêm màn hình, chuột cho sản phẩm của mình để thuận tiện hơn cho người dùng Apple đã tích hợp rất nhiều những sản phẩm của chính công ty vào trong các mẫu máy tính của hãng Lần lượt như: ProDOS, Mac OS, AppleTalk, QuickTime, Apple Power Mac G4 Cube, Apple Newton Kết nối sản phẩm AppleTalk và chương trình nghe nhạc QuickTime Những sản phẩm mới kết hợp những cái khác Apple. .. hoa, Apple II còn hỗ trợ đồ họa màu, có bảng tính BASIC, VisiCalc (những bảng tính đầu tiên) và trò chơi mang tính giáo dục cao Oregon Trail III Lisa: Máy tính cá nhân giá thành cao Máy tính Lisa có tên chính thức là "Local Integrated Software Architecture" nhưng được cho là lấy tên của con gái Steve Jobs, là một trong những nỗi thất vọng lớn nhất của Apple Có thể đó là một vở kịch giữa nhóm phát triển. .. năm 1976, nhưng đây không phải là một trò đùa Trong khi có khoảng 200 máy được bán ra thị trường trong năm đó, chiếc máy đầu tiên được sử dụng ở trong một lớp toán ở một trường trung học ở Windsor, California và đưa Apple vào một cuộc cạnh tranh khốc liệt trong lĩnh vực giáo dục Giá khởi điểm của Apple I là $666.66 II Apple II: Máy tính của người tiêu dùng Apple II, ra đời tháng 4 năm 1977, đã khuyến... đổi nhận thức về máy tính cá nhân Công ty đã nghiên cứu, đổi mới nhiều lần, phát triển và khi cho ra đời chiếc máy Macintosh đầu tiên đã làm chấn động cả thế giới máy tính Những người hâm mộ Apple đã tự tạo một văn hóa của riêng họ và dõi theo từng bước tiến của công ty, những sản phẩm và những phần mềm với tất cả sự say mê Dù ngày nay iPods và iPhone mới là những thứ làm “khuynh đảo” trong mỗi lần ra . sáng tạo SCAMPER trong sự phát triển của các kiểu mẫu máy tính Apple I. Phép thay thế Qua 11 kiểu mẫu máy tính ở trên ta thấy được sự thay thế luôn được thực hiện. Tùy theo từng giai đoạn mà các. để phân tích quá trình phát triển các kiểu mẫu máy tính của Apple, mà tiêu biểu là 11 mẫu máy tính sau: - Nguyên bản Apple: mẹ của tất cả các mạch chủ Mac (Apple I). - Apple II. - Lisa. - Mac. tồn tại và phát triển trong thế giới ngày nay. Và phương pháp sáng tạo SCAMPER chính là phương pháp hữu ích cho chúng ta. Phần II. 11 kiểu mẫu máy tính hấp dẫn của Apple: Từ chiếc Apple đầu tiên

Ngày đăng: 05/07/2015, 22:57

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan