Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề chế biến nông sản sen chiểu, huyện phúc thọ, thành phố hà nội

85 905 1
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề chế biến nông sản sen chiểu, huyện phúc thọ, thành phố hà nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM  NGUYỄN THỊ DUYÊN ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ CHẾ BIẾN NÔNG SẢN SEN CHIỂU, HUYỆN PHÚC THỌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI CHUYÊN NGÀNH : KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG MÃ SỐ : 60.44.03.01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS ĐỖ NGUYÊN HẢI HÀ NỘI, NĂM 2014 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc./. Tác giả Nguyễn Thị Duyên Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được bản luận văn này, trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Đỗ Nguyên Hải, Khoa Quản lý đất đai – Học Viện Nông nghiệp Việt Nam đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện đề tài. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự góp ý chân thành của các thầy, cô giáo khoa Môi trường, Ban Quản lý Đào tạo sau Đại học – Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Trung tâm tư vấn dịch vụ Tài nguyên và Môi trường – Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo, cán bộ UBND huyện Phúc Thọ, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, UBND xã Sen Chiểu và một số hộ gia đình thôn Sen Chiểu đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu, thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn tới những người thân trong gia đình và đồng nghiệp đã khích lệ, tạo những điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài này. Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn! Tác giả luận văn Nguyễn Thị Duyên Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC VIẾT TẮT vi DANH MỤC BẢNG vii DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỐ viii MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Yêu cầu của đề tài 2 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Tổng quan về làng nghề 3 1.1.1. Khái niệm làng nghề 3 1.1.2. Vai trò của các làng nghề 4 1.1.3. Phân loại làng nghề 5 1.1.4. Tình hình phát triển làng nghề 7 1.2. Một số đặc điểm của làng nghề Việt Nam hiện nay 12 1.2.1. Phân bố làng nghề trong cả nước 12 1.2.2. Tình hình sản xuất của các làng nghề 13 1.2.3. Vấn đề quản lý môi trường làng nghề Việt Nam 19 1.2.4. Vấn đề ô nhiễm môi trường tại làng nghề Việt Nam 20 1.2.5. Tình hình môi trường lao động và sức khỏe tại các làng nghề 26 1.3. Một số giải pháp nhằm giải quyết vấn đề môi trường làng nghề 29 1.3.1 Giải pháp công nghệ 29 1.3.2 Giải pháp quản lý 30 Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 32 2.2. Nội dung nghiên cứu 32 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page iv 2.2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội xã Sen Chiểu, huyện Phúc Thọ, TP Hà Nội 32 2.2.2. Tình hình sản xuất của làng nghề Sen Chiểu. 32 2.2.3. Đánh giá hiện trạng môi trường và xác định những vấn đề môi trường tại làng nghề Sen Chiểu 32 2.2.4. Đánh giá hiện trạng công tác QLMT tại làng nghề Sen Chiểu. 32 2.2.5. Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường tại làng nghề Sen Chiểu 32 2.3. Phương pháp nghiên cứu 32 2.3.1. Phương pháp thu thập thứ cấp 32 2.3.2. Phương pháp thu thập sơ cấp 32 2.3.3. Phương pháp khảo sát thực địa 33 2.3.4. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu 33 2.3.5. Phương pháp phân tích, đánh giá tổng hợp 34 2.3.6. Phương pháp chuyên gia 34 Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 35 3.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Sen Chiểu 35 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 35 3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 37 3.2. Hiện trạng sản xuất của làng nghề Sen Chiểu 40 3.2.1. Số hộ dân tham gia vào lĩnh vực sản xuất chế biến nông sản tại làng nghề Sen Chiểu 40 3.2.2. Quy mô sản xuất tại làng nghề Sen Chiểu 41 3.2.3. Nguyên liệu chủ yếu cung cấp cho làng nghề 42 3.2.4. Quy trình sản xuất 43 3.3. Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề Sen Chiểu 45 3.3.1. Hiện trạng môi trường nước 45 3.3.2. Hiện trạng môi trường khí 50 3.3.3. Hiện trạng môi trường chất thải rắn 51 3.3.4. Đánh giá ảnh hưởng từ hoạt động sản xuất đến sức khỏe của người dân 53 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page v 3.4. Hiện trạng công tác quản lý môi trường tại làng nghề Sen Chiểu và ý thức bảo vệ môi trường của người dân 54 3.4.1. Hiện trạng công tác quản lý môi trường tại Sen Chiểu 54 3.4.2. Ý thức bảo vệ môi trường của người dân 55 3.5. Các giải pháp bảo vệ môi trường làng nghề 57 3.5.1. Cơ sở của các biện pháp khắc phục 57 3.5.2. Các giải pháp quản lý 58 3.5.3. Các giải pháp về kỹ thuật 62 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 64 1. Kết luận 64 2. Kiến nghị 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO 67 PHỤ LỤC Error! Bookmark not defined. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page vi DANH MỤC VIẾT TẮT BOD 5 : Nhu cầu oxy sinh học (Biological oxygen demand – thời gian xác định trong 5 ngày) BTNMT : Bộ Tài nguyên và môi trường BVMT : Bảo vệ môi trường COD : Nhu cầu oxy hóa học (Chemical oxygen demand ) CBNS : Chế biến nông sản CN-TTCN : Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp HĐND : Hội đồng nhân dân HTX : Hợp tác xã KH&CN : Khoa học và Công nghệ QCKTQG : Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia QLMT : Quản lý môi trường QTTNMT : Quan trắc tài nguyên môi trường TCCP : Tiêu chuẩn cho phép TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam UBND : Ủy ban nhân dân XHCN : Xã hội chủ nghĩa Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page vii DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 1.1 Làng nghề và lao động tại Đồng bằng sông Hồng 11 1.2 Trình độ kỹ thuật ở các làng nghề hiện nay 14 1.3 Đặc trưng nước thải các làng nghề CBNSTP 21 1.4 Số liệu điều tra sức khỏe của người dân tại các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm 27 3.1 Thành phần hộ dân sản xuất tại Sen chiểu 40 3.2 Biểu thống kê một số nguyên liệu sản xuất chính 2013 42 3.3 Chất lượng nước mặt tại xã Sen Chiểu 46 3.4 Chất lượng nước ngầm tại xã Sen Chiểu 47 3.5 Lưu lượng nước thải của Xã Sen Chiểu 48 3.6 Chất lượng nước thải tại xã Sen Chiểu 49 3.7 Kết quả phân tích các chỉ tiêu Không khí xung quanh 51 3.8 Tình hình chất thải rắn trung bình mỗi ngày tại Sen Chiểu 52 3.9 Thành phần rác thải làng nghề Sen Chiểu 52 3.10 Thống kê các bệnh thường gặp tại Sen Chiểu 54 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page viii DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỐ STT Tên hình, sơ đồ Trang Hình 1.1 Phân loại các làng nghề Việt Nam theo loại hình sản xuất 7 Hình 1.2 Sự phân bố các làng nghề Việt Nam theo khu vực 13 Hình 1.3 Ước tính thải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải làng nghề khu vực đồng bằng sông Hồng 24 Sơ đồ 1.1 Hệ thống tổ chức quản lý môi trường ở địa phương 19 Sơ đồ 3.1 Sơ đồ vị trí xã Sen Chiểu, huyện Phúc Thọ, TP. Hà Nội 35 Sơ đồ 3.2 Quy trình sản xuất đậu phụ 43 Sơ đồ 3.3 Quy trình sản xuất bún tươi 44 Sơ đồ 3.4 Quy trình sản xuất bánh cuốn 44 Sơ đồ 3.5 Cơ cấu hệ thống quản lý môi trường cấp xã 59 Sơ đồ 3.6 Mô hình xử lý nước thải cho làng nghề CBNSTP 63 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Các làng nghề truyền thống ở Việt Nam đã và đang có nhiều đóng góp cho GDP của đất nước nói chung và đối với nền kinh tế nông thôn nói riêng. Nhiều làng nghề truyền thống hiện nay đã được khôi phục, đầu tư phát triển với quy mô và kỹ thuật cao hơn, hàng hóa không những phục vụ nhu cầu trong nước mà còn cho xuất khẩu với giá trị lớn. Tuy nhiên, một trong những thách thức đang đặt ra đối với các làng nghề là vấn đề môi trường và sức khỏe của người lao động, của cộng đồng dân cư đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ hoạt động sản xuất của các làng nghề. Những năm gần đây, vấn đề này đang thu hút sự quan tâm của Nhà nước cũng như các nhà khoa học nhằm tìm ra các giải pháp hữu hiệu cho sự phát triển bền vững các làng nghề. Đã có nhiều làng nghề thay đổi phương thức sản xuất cũng như quản lý môi trường và thu được hiệu quả đáng kể. Song, đối với không ít làng nghề, sản xuất vẫn đang tăng về quy mô, còn môi trường ngày càng ô nhiễm trầm trọng. Địa bàn Hà Tây từ xưa vẫn luôn được xếp là tỉnh có nhiều làng nghề truyền thống nhất cả nước. Trong đó có nhiều ngành nghề thủ công nổi tiếng đem lại thành tựu to lớn cho tỉnh. Trên địa bàn tỉnh có tới 1000 làng có nghề, trong đó có hơn 200 làng đạt tiêu chí làng nghề, với các ngành sơn mài, mây tre, dệt nhuộm, thêu ren, may, mộc, chế biến lâm sản, nông sản… Một trong các thế mạnh làng nghề ở đây là chế biến nông sản cung cấp sản phẩm cho cả nước. Một số làng nghề đã trở nên quen thuộc khắp cả nước, điển hình như cụm làng nghề Dương Liễu, Minh Khai, Cát Quế thuộc huyện Hoài Đức. Chỉ tính riêng xã Dương Liễu, mỗi năm đã sản xuất 52.000 tấn bột sắn, 4.000 tấn miến dong, 9.000 tấn mạch nha, 1.000 tấn bún khô. Tại xã Minh Quang, huyện Ba Vì, Hà Tây, mỗi năm nông dân chế biến khoảng 50.000-70.000 tấn bột sắn. Xã Liên Hiệp, huyện Phúc Thọ mỗi năm sản xuất khoảng 10.000 tấn bột sắn. Tại đây, khi vào mùa vụ, mỗi ngày có từ 300-500 tấn sắn tươi được trở [...]... trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại làng nghề chế biến nông sản Sen Chiểu, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội với mong muốn góp phần giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường tại làng nghề này 2 Mục đích nghiên cứu - Đánh giá hiện trạng môi trường và công tác QLMT tại làng nghề Sen Chiểu - Đề xuất một số giải pháp đối với công tác QLMT và giảm thiểu ô nhiễm tại làng nghề Sen Chiểu... của đề tài - Đánh giá hiện trạng sản xuất của làng nghề và xác định các nhân tố ảnh hưởng tới môi trường làng nghề - Đánh giá hiện trạng công tác QLMT và đề xuất biện pháp quản lý phù hợp đối với làng nghề - Phân tích, đánh giá hiện trạng môi trường của làng nghề làm cơ sở để đề xuất các giải pháp bảo vệ, cải thiện môi trường làng nghề Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông. .. nhiệt và 59,6% từ hóa chất Kết quả khảo sát 52 làng nghề cho thấy, 46% làng nghề có môi trường bị ô nhiễm nặng ở cả 3 dạng; 27% ô nhiễm vừa và 27% ô nhiễm nhẹ” (Bộ tài nguyên và môi trường, 2008) Tình trạng ô nhiễm môi trường ở các làng nghề xẩy ra ở mấy loại phổ biến sau đây: a Ô nhiễm nước: Khối lượng và đặc trưng nước thải sản xuất ở các làng nghề phụ thuộc chủ yếu vào công nghệ sản xuất và nhiên... 1.2.4 Vấn đề ô nhiễm môi trường tại làng nghề Việt Nam 1.2.4.1 Đặc điểm ô nhiễm môi trường làng nghề Các chất thải phát sinh tại nhiều làng nghề đã và đang gây ô nhiễm, tác động làm suy thoái môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân Ô nhiễm môi trường làng nghề có một số đặc diểm sau - Ô nhiễm môi trường làng nghề là dạng phân tán trong phạm vi một khu vực (xóm, thôn, xã…)... cận Theo Báo cáo môi trường quốc gia năm 2008 với chủ đề Môi trường làng nghề Việt Nam”, Hiện nay “hầu hết các làng nghề ở Việt Nam đều bị ô nhiễm Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 21 môi trường (trừ các làng nghề không sản xuất hoặc dùng các nguyên liêu không gây ô nhiễm như thêu, may ) Chất lượng môi trường tại hầu hết các làng nghề đều không đạt tiêu chuẩn... vấn đề môi trường cần thiết phải giải quyết như ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, tiếng ồn, các vấn đề về văn hoá giáo dục, tệ nạn xã hội Cho đến nay đã có nhiều nghiên cứu về môi trường khu vực đặc biệt là vấn đề ô nhiễm nước và đã có những giải pháp để giải quyết vấn đề ô nhiễm của các cấp lãnh đạo, tuy nhiên chưa thực sự có hiệu quả Vì lý do trên, tôi đã chọn đề tài: Đánh giá hiện trạng và đề. .. doanh xuất nhập khẩu Bên cạnh các làng nghề truyền thống, làng nghề mới thì có cả làng nghề khác “ Khác” ở đây chính là nhưng làng nghề truyền thống sản xuất những làng nghề thủ công đậm đà bản sắc dân tộc nhưng sau này làng nghề đã chuyển đổi sản xuất những sản phẩm và công nghệ truyền thống, với kiểu làng nghề này thì điển hình nhất là làng nghề Đông Kỵ, trước đây làng nghề sản xuất pháo sau khi Nhà... kiện các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm, qua đó chính phủ và các cơ quan kiểm soát ô nhiễm làm trung gian đứng ra giải quyết, buộc các cơ sở gây ô nhiễm phải đền bù cho cộng đồng và có những giải pháp giảm thiểu ô nhiễm (Đặng Đình Long, 2005)… Như vậy, cần thiết có sự phối hợp giữa Nhà nước, Xã hội dân sự và cộng đồng trong quản lý môi trường cũng như giải quyết xung đột môi trường Đây là giải pháp mang tính... hình các sản phẩm (Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, 2011) Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 23 Hình 1.3: Ước tính thải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải làng nghề khu vực đồng bằng sông Hồng (Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, 2011) Ghi chú: Tính toán dựa trên tổng số dân Tại các làng nghề chế biến NSTP, nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí đặc trưng là mùi hôi do... làm nghề, đa phần lao động vừa sản xuất nông nghiệp, vừa làm nghề, hoặc làm thuê (nghề phụ) Nhưng do nhu cầu trao đổi hàng hóa, các nghề mang tính chất chuyên môn sâu hơn, được cải tiến kỹ thuật hơn và thường được giới hạn trong quy mô nhỏ (làng) , dần dần tách hẳn nông nghiệp để chuyển hẳn sang nghề thủ công Như vậy, làng nghề đã xuất hiện Có thể hiểu làng nghề “là làng nông thôn Việt Nam có ngành nghề . giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại làng nghề chế biến nông sản Sen Chiểu, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội với mong muốn góp phần giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường tại làng nghề này. 2. Mục. Hà Nội 32 2.2.2. Tình hình sản xuất của làng nghề Sen Chiểu. 32 2.2.3. Đánh giá hiện trạng môi trường và xác định những vấn đề môi trường tại làng nghề Sen Chiểu 32 2.2.4. Đánh giá hiện trạng. - Đánh giá hiện trạng môi trường và công tác QLMT tại làng nghề Sen Chiểu. - Đề xuất một số giải pháp đối với công tác QLMT và giảm thiểu ô nhiễm tại làng nghề Sen Chiểu. 3. Yêu cầu của đề

Ngày đăng: 05/07/2015, 16:05

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Trang bìa

  • Mục lục

    • Mở đầu

    • Chương 1. Tổng quan tài liệu

    • Chương 2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

    • Chương 3. Kết quả và thảo luận

    • Kết luận và kiến nghị

    • Tài liệu tham khảo

    • Phiếu điều tra

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan