Giải pháp xử lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh bắc giang

104 729 3
Giải pháp xử lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh bắc giang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM *** NGUYỄN THỊ THỦY GIẢI PHÁP XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH TỈNH BẮC GIANG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ: 60.34.01.02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. BÙI BẰNG ĐOÀN HÀ NỘI – 2014 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn với đề tài “Giải pháp xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh tỉnh Bắc Giang” là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Số liệu được nêu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng. Kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Thị Thủy Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân. Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, tập thể các thày, cô giáo khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh, đặc biệt là các thày, cô giáo bộ môn Kế toán Quản trị và Kiểm toán đã giảng dạy, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh tỉnh Bắc Giang, các anh, chị đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn động viên và tạo điều kiện để tôi tham gia học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này./. Hà Nội, ngày tháng 9 năm 2014 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Thị Thủy Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page iii MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các bảng v Danh mục các sơ đồ, biểu đồ vi Danh mục các từ viết tắt vii PHẦN I MỞ ĐẦU 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 PHẦN 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 3 2.1 Khái quát về ngân hàng thương mại 3 2.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại 3 2.1.2 Hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại 4 2.2 Một số vấn đề chung về nợ xấu ngân hàng 6 2.2.1 Khái niệm nợ xấu ngân hàng 6 2.2.2 Bản chất của nợ xấu ngân hàng 8 2.2.3 Phân loại nợ xấu ngân hàng 9 2.2.4 Những chỉ tiêu cơ bản phản ánh nợ xấu của ngân hàng 10 2.2.5 Nguyên nhân phát sinh nợ xấu ngân hàng 11 2.2.6 Tác động của nợ xấu 14 2.3 Xử lý nợ xấu trong hoạt động của ngân hàng 17 2.3.1 Khái niệm về xử lý nợ xấu 17 2.3.2 Nội dung xử lý nợ xấu 17 2.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc xử lý nợ xấu của NHTM 19 2.4 Cơ sở thực tiễn 20 2.4.1 Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của ngân hàng ở một số nước trên thế giới 20 2.4.2 Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của một số ngân hàng ở Việt Nam 24 2.4.3 Một số công trình nghiên cứu liên quan 26 PHẦN III ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐƠN VỊ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page iv 3.1 Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang 28 3.2 Một số vấn đề chung về Agribank tỉnh Bắc Giang 29 3.2.1 Quá trình hình thành và phát triển 29 3.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của chi nhánh 30 3.2.3 Hoạt động kinh doanh chủ yếu của chi nhánh 32 3.3 Phương pháp nghiên cứu 35 3.3.1 Phương pháp thu thập tài liệu 35 3.3.2 Phương pháp thống kê, phân tích 37 3.3.4 Xây dựng hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 38 PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 40 4.1 Thực trạng hoạt động của Agribank tỉnh Bắc Giang 40 4.1.1 Hoạt động huy động vốn 40 4.1.2 Hoạt động cho vay 42 4.1.3 Các hoạt động kinh doanh khác 43 4.2 Thực trạng nợ xấu của Agribank tỉnh Bắc Giang 45 4.2.1 Tình hình nợ xấu của ngân hàng 45 4.2.2 Nợ đã xử lý rủi ro bằng nguồn dự phòng rủi ro tín dụng 48 4.2.3 Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu 51 4.3 Thực trạng xử lý nợ xấu tại Agribank tỉnh Bắc Giang 55 4.3.1 Công tác tổ chức xử lý nợ xấu tại ngân hàng 55 4.3.2 Các biện pháp xử lý nợ xấu và kết quả đạt được 57 4.3.3 Đánh giá kết quả xử lý nợ xấu tại ngân hàng 67 4.4 Giải pháp xử lý nợ xấu tại Agribank tỉnh Bắc Giang 76 4.4.1 Định hướng hoạt động tín dụng giai đoạn 2015 - 2020 76 4.4.2 Giải pháp tăng cường xử lý nợ xấu tại Agribank tỉnh Bắc Giang 77 PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 88 5.1 Kết luận 88 5.2 Một số kiến nghị 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO 93 PHIẾU ĐIỀU TRA KHẢO SÁT 95 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Số liệu mẫu điều tra ở các điểm nghiên cứu 36 Bảng 4.1: Tình hình huy động vốn của Agribank tỉnh Bắc Giang 41 Bảng 4.2: Tình hình cho vay của Agribank tỉnh Bắc Giang 42 Bảng 4.3: Kết quả kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế 43 Bảng 4.4: Thu nhập từ hoạt động dịch vụ của Agribank tỉnh Bắc Giang 44 Bảng 4.5: Nợ xấu phân theo nhóm nợ 45 Bảng 4.6: Nợ xấu phân theo loại hình khách hàng 46 Bảng 4.7: Nợ xấu phân theo ngành kinh tế 47 Bảng 4.8: Nợ xấu phân theo hình thức bảo đảm 48 Bảng 4.9: Tình hình trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng 51 Bảng 4.10: Khảo sát nợ xấu do nhóm nguyên nhân khách quan 52 Bảng 4.11: Khảo sát nợ xấu do nguyên nhân chủ quan từ phía khách hàng 53 Bảng 4.12: Khảo sát nợ xấu do nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng 54 Bảng 4.13: Kết quả xử lý nợ xấu thông qua đôn đốc thu hồi nợ 58 Bảng 4.14: Kết quả xử lý nợ xấu thông qua xử lý tài sản bảo đảm 60 Bảng 4.15: Kết quả xử lý nợ xấu bằng biện pháp cơ cấu thời hạn trả nợ 61 Bảng 4.16: Kết quả xử lý nợ xấu thông qua khởi kiện để đòi nợ 63 Bảng 4.17: Kết quả xử lý nợ xấu thông qua miễn, giảm lãi tiền vay 64 Bảng 4.18: Kết quả xử lý nợ xấu bằng quỹ dự phòng rủi ro 66 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page vi DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Tỷ trọng nguồn vốn huy động của Agribank tỉnh Bắc Giang 33 Biểu đồ 3.2: Tỷ trọng dư nợ của Agribank tỉnh Bắc Giang 33 Biểu đồ 3.3: Kết quả kinh doanh của Agribank tỉnh Bắc Giang 35 Biểu đồ 4.1: Diễn biến nợ xấu của Agribank tỉnh Bắc Giang 45 Biểu đồ 4.2: Diễn biến nợ đã XLRR các năm 2009 - 2013 49 Sơ đồ 4.1: Quy trình quản lý và xử lý các khoản vay có vấn đề 56 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam AMC Công ty mua bán nợ và khai thác tài sản BIDV Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam CBTD Cán bộ tín dụng DPRR Dự phòng rủi ro IPCAS Hệ thống thanh toán nội bộ và kế toán khách hàng KT-XH Kinh tế - xã hội NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại TMCP Thương mại cổ phần TCTD Tổ chức tín dụng TCKT Tổ chức kinh tế TSBĐ Tài sản bảo đảm Vietcombank Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Vietinbank Ngân hàng Công thương Việt Nam XHTDNB Xếp hạng tín dụng nội bộ XLRR Xử lý rủi ro Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 1 PHẦN I MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước ta trong những năm qua đã đạt được những thành tựu to lớn, những bước tiến vượt bậc trong sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, trong đó ngành ngân hàng ngày càng có vị trí quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Hoạt động ngân hàng đã góp phần ổn định tiền tệ, kiềm chế lạm phát, thúc đẩy kinh tế phát triển. Trong thực tế hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại (NHTM) nước ta, hoạt động tín dụng có vai trò chủ yếu, nguồn thu từ hoạt động tín dụng chiếm khoảng 90% tổng thu nhập của các NHTM. Tuy nhiên, trong thời điểm hiện nay cùng với sự tăng trưởng của tín dụng thì nợ xấu ngân hàng cũng gia tăng mạnh đã ảnh hưởng đến tình hình tài chính của ngân hàng, đồng thời cũng là vấn đề được xã hội quan tâm. Hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh tỉnh Bắc Giang đã góp phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế của tỉnh Bắc Giang trong thời gian qua. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng của Chi nhánh vẫn còn tiềm ẩn những rủi ro nhất định, thể hiện ở khía cạnh nợ xấu có xu hướng tăng dần qua các năm, năm sau cao hơn năm trước, năm 2009 là 81 tỷ đồng, đến năm 2013 tăng lên mức 155 tỷ đồng. Do đó, xử lý nợ xấu là mục tiêu hàng đầu trong công tác quản trị tín dụng cũng như điều hành hoạt động kinh doanh của Chi nhánh; đây là vấn đề cần được quan tâm giải quyết, góp phần lành mạnh hoá tình hình tài chính, đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả. Để giải quyết có hiệu quả vấn đề nợ xấu, cần nghiên cứu tìm ra những nguyên nhân dẫn đến nợ xấu, mới có thể đưa ra giải pháp xử lý phù hợp. Xuất phát từ những lý do nêu trên, tác giả quyết định chọn đề tài “Giải pháp xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh tỉnh Bắc Giang” với mong muốn đóng góp vào công tác xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh tỉnh Bắc Giang. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 2 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Nghiên cứu thực trạng công tác xử lý nợ xấu và đề xuất các giải pháp nhằm xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh tỉnh Bắc Giang (Agribank tỉnh Bắc Giang). 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về nợ xấu ngân hàng và vấn đề xử lý nợ xấu của các NHTM. - Đánh giá thực trạng tình hình nợ xấu và xử lý nợ xấu tại Agribank tỉnh Bắc Giang. - Đề xuất các giải pháp cụ thể, có tính khả thi nhằm xử lý có hiệu quả các khoản nợ xấu tại Agribank tỉnh Bắc Giang. 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề lý luận và thực tiễn về nợ xấu và xử lý nợ xấu tại các NHTM hiện nay. 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu - Nội dung nghiên cứu + Vấn đề nợ xấu và xử lý nợ xấu tại các NHTM. + Phân tích, đánh giá thực trạng công tác xử lý nợ xấu tại Agribank tỉnh Bắc Giang. + Đề xuất các giải pháp nhằm xử lý có hiệu quả các khoản nợ xấu tại Agribank tỉnh Bắc Giang. - Phạm vi về không gian: Nghiên cứu tại Agribank tỉnh Bắc Giang. - Phạm vi về thời gian: Việc xử lý nợ xấu tại Agribank tỉnh Bắc Giang trong thời gian 5 năm gần đây, từ năm 2009 đến năm 2013. [...]... nhân phát sinh nợ quá hạn tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hoa, đánh giá những tồn tại trong công tác quản lý nợ, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh 3 Lê Thị Hoài Diễm (2012), Giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng, Luận văn Học viện Nông nghiệp. .. vào vấn đề phòng ngừa và xử lý nợ xấu, không bao gồm tất cả các vấn đề về quản trị rủi ro tín dụng; phân tích thực trạng hoạt động tín dụng, tình hình nợ xấu, đánh giá kết quả phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại chi nhánh, những vấn đề còn tồn tại để đề ra các giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu có hiệu quả 4 Hoàng Thanh Tùng (2014), Thực trạng và giải pháp tăng cường năng lực quản lý nợ xấu tại Ngân hàng. .. tranh, chậm phát triển và hội nhập Nợ xấu phát sinh do khách hàng, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh kém hiệu quả sẽ tác động đến toàn bộ nền kinh tế, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế do vốn ứ đọng, sản xuất kinh doanh đình trệ 2.3 Xử lý nợ xấu trong hoạt động của ngân hàng 2.3.1 Khái niệm về xử lý nợ xấu Xử lý nợ xấu là những hoạt động của ngân hàng được triển khai khi nợ xấu đã phát sinh... bằng các biện pháp như tích cực đàm phán với khách hàng để xử lý nợ, xử lý TSBĐ, thu nợ có chi t khấu, xử lý bằng quỹ DPRR, bán nợ Điểm nổi bật trong xử lý nợ xấu của Vietcombank là xây dựng phương án xử lý nợ xấu phù hợp và tổ chức thực hiện có hiệu quả, trong đó chú trọng xử lý TSBĐ để thu hồi nợ hoặc quản lý, khai thác TSBĐ Với thực trạng nợ xấu có TSBĐ chi m đa số trong tổng số nợ xấu của Vietcombank,... lực quản lý nợ xấu tại chi nhánh Các đề tài nêu trên, mặc dù đều tiếp cận nghiên cứu về vấn đề rủi ro tín dụng và nợ xấu trong hoạt động ngân hàng, tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu và đưa ra các giải pháp về phòng ngừa rủi ro, hạn chế nợ xấu, tăng cường quản lý và quản trị rủi ro tín dụng, chưa đề cập trực tiếp đến vấn đề nợ xấu và các giải pháp xử lý thu hồi Hiện nay, xử lý nợ xấu đang là... biện pháp xử lý nợ chỉ có ý nghĩa làm giảm nợ xấu nội bảng, làm trong sạch bảng cân đối kế toán của ngân hàng; hiệu lực của HĐTD giữa ngân hàng và khách hàng vay vốn giữ nguyên giá trị pháp lý, quyền đòi nợ của ngân hàng đối với khách hàng được pháp luật bảo đảm, ngân hàng không được thông báo cho khách hàng biết về việc XLRR tín dụng này Sử dụng biện pháp XLRR tín dụng đồng nghĩa với việc các ngân hàng. .. loại nợ, xếp hạng khách hàng trên hệ thống XHTDNB, BIDV đã đánh giá đúng tình hình nợ xấu và thực hiện đồng bộ các giải pháp quyết liệt để xử lý nợ xấu Hàng năm, trên cơ sở kết quả phân loại nợ và trích lập DPRR, BIDV đã chủ động yêu cầu các chi nhánh rà soát, xây dựng phương án, biện pháp xử lý nợ xấu phát sinh, đảm bảo tỷ lệ nợ xấu năm sau phải thấp hơn năm trước, đồng thời kiểm soát sự gia tăng nợ xấu. .. hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Tân Lạc, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về nợ xấu và quản lý nợ xấu trong hoạt động cho vay của NHTM Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý nợ xấu, kết hợp nghiên cứu kinh nghiệm quản lý nợ xấu của một số nước khác để đề ra giải pháp tăng cường năng lực quản lý. .. dụng ngân hàng Việc xây dựng phương án xử lý nợ xấu chi tiết tới từng khoản vay, từng khách hàng theo từng nhóm giải pháp xử lý giúp cho Ban lãnh đạo BIDV có được bức tranh toàn cảnh về tình hình nợ xấu cũng như chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp xử lý nợ xấu như: cơ cấu lại nợ, thu hồi nợ trực tiếp, xử lý bằng nguồn DPRR tín dụng, miễn, giảm lãi tiền vay, phát mại TSBĐ, khởi kiện, bán nợ Ngoài... các bộ, ngành và cả xã hội quan tâm Việc lựa chọn nghiên cứu đề tài này, góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về nợ xấu và xử lý nợ xấu tại các NHTM hiện nay, qua đó đề xuất những giải pháp nhằm xử lý có hiệu quả các khoản nợ xấu tại Agribank tỉnh Bắc Giang Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 27 PHẦN III ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐƠN VỊ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . chức xử lý nợ xấu tại ngân hàng 55 4.3.2 Các biện pháp xử lý nợ xấu và kết quả đạt được 57 4.3.3 Đánh giá kết quả xử lý nợ xấu tại ngân hàng 67 4.4 Giải pháp xử lý nợ xấu tại Agribank tỉnh Bắc. thực trạng công tác xử lý nợ xấu và đề xuất các giải pháp nhằm xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh tỉnh Bắc Giang (Agribank tỉnh Bắc Giang) . 1.2.2 Mục tiêu. Nông thôn chi nhánh tỉnh Bắc Giang với mong muốn đóng góp vào công tác xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh tỉnh Bắc Giang. Học viện Nông nghiệp Việt

Ngày đăng: 05/07/2015, 16:05

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Trang bìa

  • Mục lục

    • Phần I. Mở đầu

    • Phần II. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài

    • Phần III. Đặc điểm của đơn vị và phương pháp nghiên cứu

    • Phần IV. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

    • Phần V. Kết luận và kiến nghị

    • Tài liệu tham khảo

    • Phụ lục

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan