Nghiên cứu chuyển gen kháng thuốc trừ cỏ vào phôi hợp tử chưa trưởng thành của cây ngô thông qua vi khuẩn agrobacterium

63 658 1
Nghiên cứu chuyển gen kháng thuốc trừ cỏ vào phôi hợp tử chưa trưởng thành của cây ngô thông qua vi khuẩn agrobacterium

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này trước tiên tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới TS. Phạm Thị Lý Thu đã tận tâm, nhiệt tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn thạc sĩ này. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo phòng Sau Đại học, thầy cô giáo khoa Sinh học – Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc Gia Hà Nội quan tâm và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian hoàn thành khóa học cũng như khi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị em đồng nghiệp Phòng Thí nghiệm Trọng điểm Công nghệ Tế bào Thực vật – Viện Di truyền Nông nghiệp đã quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình trong suốt thời gian tôi thực hiện luận văn. Cuối cùng cho phép tôi được gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè và tất cả những người thân yêu đã luôn động viên, khích lệ, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với những giúp đỡ quý báu đó. Hà Nội, tháng 9 năm 2014 Học viên Phạm Thị Hương ii MỤC LỤC Lời cảm ơn i Danh mục bảng . iv Danh mục hình v Ký hiệu viết tắt . vi MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Nguồn gốc, phân loại và vai trò của cây ngô 3 1.1.1. Nguồn gốc và phân loại cây ngô 3 1.1.2. Vai trò của cây ngô 4 1.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả chuyển gen vào cây một lá mầm nhờ vi khuẩn Agrobacterium 6 1.2.1. Ảnh hưởng của kiểu gen 6 1.2.2. Dạng mẫu mô đích 7 1.2.3. Chủng Agrobacterium và plasmid 8 1.2.4. Các điều kiện xử lý mẫu mô đích , lây nhiễm và đồng nuôi cấy 8 1.3. Tình hình nghiên cứu chuyển gen vào cây ngô 10 1.4. Nghiên cứu tạo cây trồng biến đổi gen kháng thuốc trừ cỏ 13 1.4.1. Thuốc trừ cỏ Glyphosate 13 1.4.2. Thuốc diệt cỏ gluphosinate 15 1.4.3. Các gen sử dụng trong tạo giống cây trồng biến đổi gen chống chịu thuốc trừ cỏ 16 1.4.4. Giống cây trồng biến đổi gen kháng thuốc trừ cỏ - Thành tựu và triển vọng 18 CHƢƠNG II. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20 2.1. Vật liệu, hóa chất và thiết bị 20 2.1.1. Vật liệu 20 2.1.2. Hoá chất và thiết bị máy móc 21 2.1.3. Địa điểm thực hiện 21 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 21 2.2.1. Phương pháp biến nạp gen thông qua vi khuẩn A. tumefaciens 21 2.2.2. Chọn lọc nồng độ glyphosate để chọn lọc cây ngô chuyển gen trong điều kiện nhà lưới 23 2.2.3. Thử khả năng kháng thuốc trừ cỏ của các cây chuyển gen trong điều kiện nhà lưới 24 iii 2.2.4. Thí nghiệm nảy mầm của hạt ngô thế hệ T0 24 2.2.5. Phương pháp phân tích sinh học phân tử cây chuyển gen 24 2.2.6. Phương pháp thu thập số liệu thống kê 27 CHƢƠNG III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 28 3.1. Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận gen CP4 EPSPS của các dòng ngô 28 3.2. Chọn lọc nồng độ glyphosate để chọn lọc cây ngô chuyển gen trong điều kiện nhà lƣới .33 3.3. Kết quả phân tích PCR sự có mặt của gen kháng thuốc trừ cỏ EPSPS của các dòng ngô chuyển gen thế hệ T0 34 3.4. Kết quả phân tích Southern blot các dòng ngô chuyển gen kháng thuốc trừ cỏ 39 3.5. Đánh giá sự có mặt của protein EPSPS trong các dòng ngô chuyển gen kháng thuốc trừ cỏ 41 3.6. Kết quả đánh giá khả năng kháng thuốc trừ cỏ glyphosate của các dòng ngô chuyển gen EPSPS trong điều kiện nhà lƣới 43 3.7. Đánh giá sự phân ly của gen EPSPS trong các dòng ngô chuyển gen kháng cỏ thế hệ T1 . 45 CHƢƠNG IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 48 4.1 Kết luận 48 4.2 Kiến nghị 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO 49 PHỤ LỤC iv DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Công thức môi trƣờng 23 Bảng 2.2. Trình tự các đoạn mồi sử dụng trong phản ứng PCR 26 Bảng 2.3. Thành phần phản ứng PCR gen EPSPS 26 Bảng 3.1. Kết quả biến nạp gen EPSPS vào các dòng ngô vụ Đông Xuân 29 Bảng 3.2. Kết quả biến nạp gen EPSPS vào các dòng ngô vụ Hè Thu 30 Bảng 3.3. Khảo sát nồng độ glyphosate đối với các cây chuyển gen 33 Bảng 3.4. Hàm lƣợng ADN của các cây chuyển gen 35 Bảng 3.5. Kết quả phân tích PCR gen kháng thuốc trừ cỏ EPSPS trong các dòng ngô chuyển gen 36 Bảng 3.6. Hiệu quả chuyển gen thông qua vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens 39 Bảng 3.7. Kết quả xác định protein EPSPS trong các dòng ngô chuyển gen kháng thuốc trừ cỏ 42 Bảng 3.8. Đánh giá khả năng kháng thuốc diệt cỏ của các dòng chuyển gen 44 Bảng 3.9. Kết quả nảy mầm của hạt chuyển gen thế hệ T0 45 v DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Cây ngô 3 Hình 2.1. Các dòng ngô trồng làm vật liệu chuyển gen trong nhà lƣới cách ly côn trùng 20 Hình 2.2. Cấu trúc vector chuyển gen mang gen EPSPS 20 Hình 2.3. Tách phôi từ bắp ngô dòng CM8 (Vụ Hè Thu, 8 ngày sau thụ phấn) 22 Hình 3.1. Kết quả biến nạp gen EPSPS vào 3 dòng ngô vụ Đông Xuân 30 Hình 3.2. Kết quả biến nạp gen EPSPS vào 3 dòng ngô vụ Hè Thu 31 Hình 3.3. Các giai đoạn của quá trình chuyển gen EPSPS vào dòng ngô VH1, CM8, CH9 32 Hình 3.4. Khảo sát nồng độ glyphosate xử lí trên bề mặt lá ngô chuyển gen và mẫu đối chứng (lá cây ngô không chuyển gen) 34 Hình 3.5. Kết quả điện di kiểm tra mẫu DNA tổng số trên gel agarose 0,8% 35 Hình 3.6. Kết quả phân tích PCR gen EPSPS ở các cây T0 của dòng CM8 37 Hình 3.7. Kết quả phân tích PCR gen EPSPS ở các cây T0 của dòng CH9 37 Hình 3.8. Kết quả phân tích PCR gen EPSPS các cây T0 dòng VH1 39 Hình 3.9. DNA tổng số của các dòng ngô chuyển gen đƣợc cắt bằng enzyme BamHI 40 Hình 3.10. Kết quả phân tích Southern blot các dòng ngô chuyển gen kháng thuốc trừ cỏ EPSPS 41 Hình 3.11. Kết quả đánh giá sự hiện diện của protein EPSPS trong các dòng ngô chuyển gen kháng thuốc trừ cỏ 43 Hình 3.13. Kết quả đánh giá khả năng nảy mầm hạt của các dòng ngô chuyển gen thế hệ T1 trên môi trƣờng chọn lọc. 46 Hình 3.14. Cây chuyển gen kháng thuốc trừ cỏ thế hệ T1 dòng CH9 sau 3 lần phun Vifosate 47 vi KÝ HIỆU VIẾT TẮT 2,4D Dichlorophenoxy acetic acid ADN Deoxyribonucleic Acid AS Acetosyringone bp Base pair CTAB Cetyltrimethylammonium Bromide CIMMYT International maize and wheat improvement center EPSPS 5-enolpyruvylshikimate 3-phosphate synthase EDTA Ethylene Diamine Tetraacetace Axit FAO Food and Agriculture Organization nptII neomycin phosphotransferase OD optical density PCR Polymerase Chain Reaction Pat/bar phosphinotricin acetyltransfer T-AND Transfer-DNA 1 MỞ ĐẦU Ngô là một trong ba cây lƣơng thực quan trọng nhất trên thế giới (cùng với lúa mì và gạo) và là cây lƣơng thực có vai trò kinh tế quan trọng bậc nhất. Tính đến năm 2013 diện tích trồng ngô thế giới vào khoảng 177 triệu ha [65]. Theo dự đoán vào năm 2020, nhu cầu ngô sẽ tăng lên 50% với hơn 852 triệu tấn một năm và có thể vƣợt qua cả gạo và lúa mì [35] Hiện nay ngành sản xuất ngô thế giới nói chung và nƣớc ta nói riêng đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề nhƣ: khí hậu biến đổi phức tạp, hạn hán, lũ lụt ngày càng nặng nề hơn, đặc biệt cỏ dại cũng là một vấn đề lớn trong nông nghiệp đã làm giảm năng suất cây trồng từ 10 – 15%. Do đó, hàng loạt các biện pháp phòng trừ cỏ dại đã đƣợc áp dụng nhƣ: sử dụng các loại thuốc diệt cỏ chọn lọc hoặc không chọn lọc. Đặc biệt ở những vùng có hiện tƣợng xói mòn đất, thuốc diệt cỏ đƣợc sử dụng nhƣ một giải pháp duy nhất để loại trừ cỏ dại. Tuy nhiên, việc lạm dụng một số thuốc diệt cỏ có độc tính cao đã và đang gây ra các hậu quả nghiêm trọng đối với môi trƣờng, hệ sinh thái và sức khỏe con ngƣời. Điều này đặt ra nhiệm vụ to lớn cho các nhà chọn giống, các nhà nghiên cứu công nghệ sinh học chọn tạo ra các giống ngô mới có năng suất cao, chống chịu thuốc diệt cỏ. Các giống cây trồng biến đổi gen mang các đặc tính khác nhau đã đƣợc nghiên cứu và áp dụng vào thực tiễn nhằm nâng cao năng suất cây trồng, tăng thu nhập cho ngƣời lao động. Hàng năm, số lƣợng nông dân và các quốc gia trồng cây trồng biến đổi gen liên tục gia tăng. Cây ngô chuyển gen đầu tiên đƣợc thƣơng mại hóa vào năm 1996, đến năm 2013 diện tích trồng ngô biến đổi gen đạt 57,4 triệu ha tại 17 nƣớc, trong đó có 5 nƣớc trồng hơn 1 triệu ha bao gồm: Hoa Kỳ (35,6 triệu ha), Brazil (12,9 triệu ha), Argentina (3,2 triệu ha), Nam Phi (2,4 triệu ha) và Canada (1,7 triệu ha). Ngô chuyển gen kháng thuốc diệt cỏ luôn là giống cây trồng ƣu thế, chiếm 7,8 triệu ha tƣơng đƣơng với 5% diện tích cây trồng chuyển gen toàn cầu và đƣợc trồng tại 9 nƣớc [37] Ở Việt Nam, trong thời gian gần đây, các nghiên cứu chuyển gen vào các loài cây trồng đã đƣợc quan tâm, chú ý nhiều hơn, tuy nhiên với đối tƣợng cây ngô, có 2 thể nói đây là loài cây trồng tƣơng đối khó tính trong quá trình nuôi cấy invitro cũng nhƣ chuyển nạp gen, hiệu quả biến nạp gen còn rất thấp. Mặt khác, việc tạo ra cây trồng chuyển gen có khả năng áp dụng vào sản xuất từ những nghiên cứu trong nƣớc đang là đòi hỏi cấp thiết đối với lĩnh vực nghiên cứu công nghệ sinh học và ngành nông nghiệp của Việt Nam. Các giống cây trồng biến đổi gen kháng thuốc trừ cỏ đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần làm giảm ô nhiễm môi trƣờng và chi phí lao động của nông dân Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và dựa trên các cơ sở lý luận khoa học nêu trên chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu chuyển gen kháng thuốc trừ cỏ vào phôi hợp tử chưa trưởng thành của cây ngô thông qua vi khuẩn Agrobacterium” Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá khả năng tiếp nhận gen kháng thuốc trừ cỏ của một số dòng ngô Việt Nam Nôi dung nghiên cứu 1. Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận gen EPSPS vào các dòng ngô Việt Nam 2. Phân tích sinh học phân tử PCR sự có mặt của gen kháng thuốc trừ cỏ EPSPS của các dòng ngô chuyển gen thế hệ T0 và thế hệ T1 3. Phân tích Southern blot sự có mặt của gen kháng thuốc trừ cỏ 4. Đánh giá sự có mặt của protein EPSPS trong các dòng ngô chuyển gen kháng cỏ 5. Đánh giá khả năng kháng thuốc trừ cỏ glyphosate của các dòng ngô chuyển gen EPSPS trong điều kiện nhà lƣới 3 CHƢƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Nguồn gốc, phân loại và vai trò của cây ngô 1.1.1. Nguồn gốc và phân loại cây ngô Phân loại khoa học Ngô (Zea mays. L) thuộc: Chi : Maydeae Họ: Poaceae (hòa thảo) Bộ: Poales (Hòa thảo) Lớp: Monocotyledons (Một lá mầm) Ngành: Angiospermatophyta (Hạt kín) Loài: Zea mays. L Hình 1.1. Cây ngô (Nguồn: www.nongnghiep.vn) Ngô, trong tiếng Anh “maize” xuất phát từ tiếng Tây Ban Nha (maíz) là thuật ngữ trong tiếng Taino để chỉ loài cây này, là từ thông dụng Vƣơng quốc Anh để chỉ cây ngô. Tại Hoa Kỳ, Canada và Australia, thuật ngữ hay đƣợc sử dụng là corn, là từ trƣớc đây dùng để gọi cho một loại cây lƣơng thực, hiện nay thuật ngữ này dùng để chỉ cây ngô, là dạng rút gọn của "Indian corn" là “cây lƣơng thực của ngƣời Anh điêng”. Lịch sử nghiên cứu thuộc các lĩnh vực khảo cổ, di truyền học, thực vật học, dân tộc học và địa lý học…quan tâm và đƣa ra nhiều giả thuyết. Có giả thuyết cho là nguồn gốc cây ngô khoảng năm 5.500 tới 10.000 trƣớc công nguyên (TCN). Những nghiên cứu về di truyền học gần đây cho rằng quá trình thuần hóa ngô diễn ra vào khoảng năm 7000 TCN tại miền trung Mexico và tổ tiên của nó là loại cỏ teosinte hoang dại gần giống nhất với ngô ngày nay vẫn còn mọc trong lƣu vực sông Balsas. Liên quan đến khảo cổ học, ngƣời ta cũng đã phát hiện các bắp ngô có sớm nhất tại hang Guila Naquitz trong thung lũng Oaxaca, có niên đại vào khoảng năm 4.250 TCN, các bắp ngô cổ nhất trong các hang động gần Tehuacan, Puebla, có niên đại vào khoảng 2750 TCN. Một số giả thuyết cho rằng, có lẽ sớm nhất khoảng năm 1500 TCN, ngô bắt đầu phổ biến rộng và nhanh, ngô là lƣơng thực chính của phần lớn các nền văn hóa tiền Columbus tại Bắc Mỹ, Trung Mỹ, Nam Mỹ và khu 4 vực Caribe. Với ngƣời dân bản xứ tại đây, ngô đƣợc suy tôn nhƣ bậc thần thánh và có tầm quan trọng về mặt tôn giáo do ảnh hƣởng lớn của nó đối với đời sống của họ Hiện trên thế giới đang tồn tại hai hệ thống phân loại đối với Zea: Wilkes (1967) [63] và Doebly (1980) [23] . Theo hệ thống phân loại của Wilkes ngô là Zea mays, còn theo hệ thống phân loại mới là Zea mays mays. Từ loài Zea mays L. dựa vào cấu trúc nội nhũ của hạt đƣợc phân thành các loại phụ. Những loài phụ chính bao gồm: Zea mays subsp. Indurata Sturt – Ngô đá Zea mays subsp. Indentata Sturt – Ngô răng ngựa Zea mays subsp. Ceratina Kulesh – Ngô nếp Zea mays subsp. Saccharata Sturt – Ngô đƣờng Zea mays subsp. Everta Sturt – Ngô nổ Zea mays subsp. Amylacea Sturt – Ngô bột Zea mays subsp. Tunecata Sturt – Ngô bọc 1.1.2. Vai trò của cây ngô Cây ngô là cây lƣơng thực quan trọng đứng thứ ba trên thế giới (sau lúa mỳ và lúa gạo) và đứng thứ hai ở Việt Nam (sau lúa). Ngô đƣợc trồng rộng rãi trên toàn thế giới, với tổng sản lƣợng hàng năm lớn hơn bất kỳ loại ngũ cốc nào khác. Hoa Kỳ sản xuất khoảng 40% tổng sản lƣợng ngô trên thế giới, sau Hoa Kỳ là các nƣớc Trung Quốc, Brazil, Mexico, Indonesia, Ấn Độ, Pháp và Argentina. Chỉ tính riêng trong năm 2013, tổng diện tích trồng ngô toàn cầu là hơn 177 triệu ha, đạt sản lƣợng 963 triệu tấn, nhiều hơn gạo (745 triệu tấn) hoặc lúa mì (708,5 triệu tấn) [65]. Ngô là loại cây lƣơng thực nuôi sống gần 1/3 số dân trên toàn thế giới. Bên cạnh giá trị lƣơng thực, cây ngô còn là cây thức ăn gia súc quan trọng, 70% chất tinh trong thức ăn hỗn hợp là từ ngô. Cây ngô còn là thức ăn xanh và ủ chua rất tốt cho chăn nuôi gia súc lớn, đặc biệt là bò sữa. Những năm gần đây, cây ngô còn là loại cây thực phẩm đƣợc ƣa chuộng. Ngƣời ta dùng bắp ngô bao tử để làm rau cao cấp. Đây là loại rau có hàm lƣợng chất dinh dƣỡng cao và không có dƣ lƣợng các chất bảo vệ thực vật. Các loại ngô nếp, ngô đƣờng đƣợc dùng để luộc, nƣớng hoặc đóng hộp làm đồ hộp. Ngô có một số vai trò chính: [...]... sinh học cơ bản thông qua nghiên cứu về cây ngô chuyển gen Các nghiên cứu gần đây đã chứng minh phƣơng pháp chuyển gen thông qua vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens là lựa chọn tốt hơn về sự kết hợp của gen vào cây ngô so với vi c sử dụng phƣơng pháp súng bắn gen Hệ thống chuyển gen này giúp cho tỉ lệ ổn định của gen cao hơn, số bản sao của gen chuyển trong cây thấp hơn phƣơng pháp súng bắn gen [34], [60]... lọc cây ngô chuyển gen trong điều kiện nhà lưới Các dòng ngô chuyển gen kháng thuốc trừ cỏ đƣợc xác định hoạt tính của gen chuyển EPSPS bằng cách đánh giá tác động của thuốc trừ cỏ glyphosate lên lá của các cây chuyển gen và các cây không đƣợc chuyển gen Trong thí nghiệm này, chúng tôi sử dụng thuốc trừ cỏ Vifosate (Sygenta) có chứa glyphosate ở các 24 nồng độ khác nhau bôi lên lá của các cây chuyển gen. .. nhà nghiên cứu sử dụng PAT trong các nghiên cứu của họ Các gen sử dụng trong tạo cây ngô chuyển gen mang đặc tính chống chịu thuốc trừ cỏ bao gồm: gen epsps/cp4 epsps, gox – chống chịu thuốc trừ cỏ glyphosate, gen pat/bar – chống chịu thuốc trừ cỏ Gluphosinate ammonium (DL-phosphinothricin), gen gm-hra – chống chịu thuốc trừ cỏ nhóm Imidazolinone 1.4.4 Giống cây trồng biến đổi gen kháng thuốc trừ cỏ. .. hồi của phôi ngô sau biến nạp (%) = Số phôi sống sót sau chuyển gen* 100%/Tổng số phôi biến nạp  Tỷ lệ tạo mô sẹo chuyển gene (%) = Số mô sẹo chuyển gene tạo thành* 100%/Tổng số phôi phục hồi sau biến nạp  Tỷ lệ tái sinh cây chuyển gene (%) = Số cây chuyển gene tái sinh*100%/Tổng số mô sẹo chuyển gene  Tỷ lệ sống sót của cây chuyển gene (%) = Số cây chuyển gene sống sót*100%/Tổng số cây chuyển gene... Số cây mang gene chuyển* 100%/Tổng số phôi biến nạp 28 CHƢƠNG III KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận gen CP4 EPSPS của các dòng ngô Chuyển gen vào cây ngô thông qua vi khuẩn Agrobacterium cho đến nay đã áp dụng đƣợc đối với một số dòng/giống có khả năng tái sinh in vitro tốt Đối với cây ngô, phôi hợp tử chƣa trƣởng thành (phôi non) là nguồn vật liệu thích hợp nhất cho chuyển. .. ngô Tình hình nghiên cứu chuyển gen vào cây ngô trên thế giới Chuyển gen vào thực vật hai lá mầm thông qua vi khuẩn A.tumefaciens đã đƣợc biết đến nhƣ là một cơ chế đƣa ADN mong muốn vào thực vật với hiệu quả cao Tuy nhiên, hầu hết các cây một lá mầm đều không phải là vật chủ của A.tumefaciens, do vậy những nghiên cứu chuyển gen vào cây ngô ban đầu đƣợc xây dựng và phát triển hệ thống tái sinh từ vi c... chế quang hợp do đình chỉ sự vận chuyển điện tử trong hệ thống quang hóa II) là thuốc trừ cỏ chọn lọc cũng đƣợc sử dụng rộng rãi nhằm điều khiển cỏ dại hai lá mầm Vi c phát triển cây trồng kháng cỏ dại dựa vào 3 cơ chế sau: - Tạo ra các enzyme không bị ảnh hƣởng bởi thuốc trừ cỏ: tạo ra những thay đổi trong enzyme là mục tiêu của thuốc trừ cỏ nhằm mục đích ngăn cản sự tác động của thuốc trừ cỏ vào. .. trình biến nạp gen ở ngô là sử dụng chủng A.tumefaciens LBA4404 và hệ thống siêu vector hai nguồn đã tạo bƣớc đột phá trong chuyển gen thông qua A.tumefaciens [34], cải thiện tần số chuyển gen lên đến 5 - 30% Các nghiên cứu chuyển gen vào tế bào ngô thông qua A.tumefaciens cho thấy quá trình chuyển gen thƣờng bị tắc nghẽn ở sự kết hợp của T-ADN trong hệ gen của thực vật [41] Sự kết hợp của ADN ngoại... kém ở mô tế bào của cây ngũ cốc Phản ứng này là một trong những yếu tố cần thiết đối với sự lây nhiễm thành công A.tumefaciens vào tế bào thực vật [45] Cây ngô chuyển gen (Zea mays) đầu tiên đƣợc tạo ra bằng phƣơng pháp sử dụng súng bắn gen vào năm 1990 Kể từ sau đó công nghệ chuyển gen vào cây ngô 11 đã trở thành công cụ quan trọng trong nghiên cứu chất nguyên sinh của phôi và nghiên cứu về các vấn... tạo tiền đề cho các nghiên cứu chọn tạo giống cây trồng biến đổi gen ở Vi t Nam 1.4 Nghiên cứu tạo cây trồng biến đổi gen kháng thuốc trừ cỏ 1.4.1 Thuốc trừ cỏ Glyphosate Glyphosate (N-(phosphonomethyl) glycine) là chất diệt cỏ phổ rộng, không chọn lọc đƣợc sử dụng để diệt các loài cỏ dại, cây có lá rộng và các cây lấy gỗ Nó đƣợc phun hoặc cho hấp thụ qua lá, hoặc tiêm vào thân và di chuyển tới phần mô . Nghiên cứu chuyển gen kháng thuốc trừ cỏ vào phôi hợp tử chưa trưởng thành của cây ngô thông qua vi khuẩn Agrobacterium Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá khả năng tiếp nhận gen kháng thuốc trừ. hình nghiên cứu chuyển gen vào cây ngô 10 1.4. Nghiên cứu tạo cây trồng biến đổi gen kháng thuốc trừ cỏ 13 1.4.1. Thuốc trừ cỏ Glyphosate 13 1.4.2. Thuốc diệt cỏ gluphosinate 15 1.4.3. Các gen. [58] 1.3. Tình hình nghiên cứu chuyển gen vào cây ngô Tình hình nghiên cứu chuyển gen vào cây ngô trên thế giới Chuyển gen vào thực vật hai lá mầm thông qua vi khuẩn A.tumefaciens đã đƣợc

Ngày đăng: 05/07/2015, 14:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan