Hiện trạng, biến động đa dạng sinh học và đề xuất các giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên sinh vật ở vùng hồ quan sơn, huyện mỹ đức, hà nội

145 614 1
Hiện trạng, biến động đa dạng sinh học và đề xuất các giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên sinh vật ở vùng hồ quan sơn, huyện mỹ đức, hà nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bản luận văn tốt nghiệp này, trước tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Xuân Huấn – Nguyên Chủ nhiệm Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giúp đỡ và chỉ dẫn em trong suốt thời gian nghiên cứu khoa học và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Em cũng xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Sinh học, đặc biệt là các thầy cô giáo trong Phòng Thí nghiệm Sinh Thái học và Sinh học môi trường, Bộ môn Động vật có xương sống, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên đã tận tình giảng dạy, dìu dắt em trong suốt thời gian học tập tại trường cũng như đã có những nhận xét và chỉ dẫn quý báu, cung cấp những tài liệu cần thiết giúp em hoàn thành nghiên cứu này. Trong suốt quá trình thực địa tại khu vực hồ Quan Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, em đã được sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Ủy ban nhân dân các xã Hợp Tiến, Hồng Sơn, Tuy Lai, Thượng Lâm; nhân dân địa phương và đặc biệt là các cán bộ, công nhân thuộc Công ty cổ phần Thủy sản và Du lịch Quan Sơn. Nhân dịp này, em xin bày tỏ lòng biết ơn đặc biệt đối với những sự giúp đỡ quý báu ấy. Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới toàn thể gia đình và bạn bè, những người đã luôn ủng hộ và động viên em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Hà Nội, ngày tháng năm 2014 Học viên Mạc Thị Phƣơng Thảo ii Mục lục LỜI CẢM ƠN i MỞ ĐẦU 1 1. Chƣơng 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGUYÊN CỨU 3 1.1 Đa dạng sinh học 3 1.1.1 Định nghĩa và vai trò của đa dạng sinh học 3 1.1.2 Đa dạng sinh học và sự biến động đa dạng sinh học ở Việt Nam 5 1.2 Tài nguyên sinh vật 8 1.2.1 Định nghĩa tài nguyên sinh vật 8 1.2.2 Sự suy giảm tài nguyên sinh vật và nguồn lợi thủy sản ở Việt Nam 8 1.2.3 Những yếu tố tác động đến tài nguyên sinh vật 9 1.3 Phát triển bền vững 14 1.3.1 Quan điểm về phát triển bền vững 14 1.3.2 Căn cứ và nguyên tắc đề xuất giải pháp phát triển bền vững 16 1.4 Khái quát về vùng hồ Quan Sơn và tình hình nghiên cứu trong vùng 19 2. Chƣơng 2: ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23 2.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 23 2.1.1 Địa điểm 23 2.1.2 Thời gian 23 2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu 23 2.2.1 Phƣơng pháp kế thừa, hồi cứu 23 2.2.2 Phƣơng pháp thu mẫu, khảo sát thực địa 24 2.2.3 Phƣơng pháp điều tra xã hội học 25 2.2.4 Phƣơng pháp phân tích, xử lý số liệu 26 iii 3. CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 27 3.1 Hiện trạng, biến động đa dạng sinh học vùng hồ Quan Sơn 27 3.1.1 Hiện trạng và biến động thành phần loài 27 3.1.2 Hiện trạng và biến động da dạng hệ sinh thái 56 3.2 Đề xuất các giải pháp quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên sinh vật 64 3.2.1 Các nguồn lợi từ đa dạng sinh học và tài nguyên sinh vật 64 3.2.2 Tình trạng quản lý sử dụng và các yếu tố tác động tới các nguồn lợi 70 3.2.3 Các yếu tố tác động tới đa đạng sinh học vùng Hồ Quan Sơn 73 3.2.4 Nhận thức của ngƣời dân về đa dạng sinh học và bảo tồn đa dạng sinh học. 77 3.2.5 Đề xuất các giải pháp quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên sinh vật vùng hồ Quan Sơn 81 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 92 Tài liệu tham khảo 94 iv KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ĐDSH Đa dạng sinh học UBND Ủy ban nhân dân v DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 3.1. Thống kê số lƣợng họ, loài và tỷ lệ phần trăm theo số loài cá xác định đƣợc ở vùng hồ Quan Sơn 29 Bảng 3.2. Độ phong phú các loài cá ở vùng hồ Quan Sơn 29 Bảng 3.3. Thành phần và độ phong phú các loài lƣỡng cƣ ở vùng hồ Quan Sơn 39 Bảng 3.4. Thành phần và độ phong phú các loài bò sát ở vùng hồ Quan Sơn 40 Bảng 3.5. Độ phong phú các loài chim ở vùng hồ Quan Sơn 43 Bảng 3.6. Thống kê số lƣợng họ, loài trong các bộ và tỷ lệ phần trăm trên tổng số loài trong các bộ thú 51 Bảng 3.7. Độ phong phú các loài thú ở vùng hồ Quan Sơn 51 Bảng 3.8. Diện tích và dân số của 4 xã thuộc địa bàn vùng hồ Quan Sơn 63 Bảng 3.9. Danh sách các loài cá kinh tế vùng hồ Quan Sơn 64 Bảng 3.10. Độ phong phú các loài thủy sản thuộc động vật không xƣơng sống ở khu vực hồ Quan Sơn 67 Bảng 3.11. Doanh thu từ nuôi trồng thủy sản của Công ty Thủy sản và Du lịch Quan Sơn 71 Bảng 3.12. Nhận thức của ngƣời dân về khái niệm ĐDSH và bảo tồn ĐDSH 77 Bảng 3.13. Số liệu tổng hợp về nhận thức của ngƣời dân đối với vai trò của ĐDSH và bảo tồn ĐDSH 78 Bảng 3.14. Kết quả điều tra nhận thức của ngƣời dân về nguyên nhân ảnh hƣởng tiêu cực đến ĐDSH và bảo tồn ĐDSH 79 Bảng 3.15. Kết quả điều tra nhận thức của cộng đồng đối với các giải pháp nâng cao năng lực bảo tồn, phát triển đa dạng sinh học 80 Bảng 3.16. Thống kê các phƣơng tiện cung cấp thông tin và các vấn đề liên quan đến đa dạng sinh học và bảo tồn đa dạng sinh học 80 vi DANH MỤC HÌNH Trang Hình 1.1. Vị trí vùng hồ Quan Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội 20 Hình 2.1. Mẫu bò sát bắt tại hiện trƣờng 24 Hình 2.2. Phỏng vấn chủ thầu hồ nuôi vịt 25 Hình 3.1. Tỷ lệ phần trăm phân bố theo sinh cảnh của các loài chim 48 Hình 3.2. Tỷ lệ phần trăm các loài theo khả năng phân bố ở 1, 2 hay 3 sinh cảnh 48 Hình 3.3. Số lƣợng các loài cây phân theo chủng loại và giá trị kinh tế 55 Hình 3.4. Số loài trong Sách Đỏ và tổng số loài theo từng lớp động vật có xƣơng 55 Hình 3.5. Hồ Quan Sơn mùa nƣớc 57 Hình 3.6. Sen phủ kín mặt hồ 58 Hình 3.7. Hồ Quan Sơn vào mùa khô 59 Hình 3.8. Núi đá vôi bao quanh hồ 60 Hình 3.9. Ruộng lúa 61 Hình 3.10. Dê đƣợc nuôi thả ở khu vực chân núi và trên núi 62 Hình 3.11. Lò gạch rải rác dọc theo hồ 64 Hình 3.12. Điểm tập trung thu mua ốc ven hồ 69 Hình 3.13. Hoạt động khai thác đá vôi 73 Hình 3.14. Hoạt động của các lò gạch 74 Hình 3.15. Hoạt động trồng cấy trong các thung 75 Hình 3.16. Hoạt động nuôi thủy sản 75 Hình 3.17. Sơ đồ các điểm, tuyến du lịch khu vực hồ Quan Sơn 89 1 MỞ ĐẦU Sự tồn tại và phát triển của con ngƣời phụ thuộc hoàn toàn vào tài nguyên đa dạng sinh học và các chức năng của hệ sinh thái. Trong những năm gần đây, nền kinh tế trên thế giới cũng nhƣ Việt Nam đang phát triển một cách nhanh chóng đòi hỏi một lƣợng lớn nguồn tài nguyên. Tuy nhiên, tài nguyên đa dạng sinh học lại ngày càng suy kiệt do tốc độ sử dụng các nguồn tài nguyên nhanh hơn tốc độ tái tạo chúng, đồng thời việc hỗ trợ tái tạo cũng nhƣ việc bảo tồn các nguồn tài nguyên đó chƣa đƣợc chú trọng đầu tƣ nghiên cứu thỏa đáng. Bên cạnh đó, những cố gắng để bảo tồn đa dạng sinh học đôi khi lại mâu thuẫn với nhu cần cần thiết cho cuộc sống của con ngƣời. Vì vậy, nhiều nhà sinh học bảo tồn nhận ra sự cần thiết và đƣa ra khái niệm phát triển bền vững, nghĩa là phát triển kinh tế thỏa mãn nhu cầu hiện tại và tƣơng lai của con ngƣời đối với nguồn tài nguyên, nhân lực và hạn chế tối thiểu tác động của nó đến đa dạng sinh học [18, 34, 36, 37]. Phát triển bền vững đƣợc xem nhƣ một tiến trình đòi hỏi sự phát triển đồng thời của 4 lĩnh vực: kinh tế, nhân văn, môi trƣờng, kỹ thuật [19]. Tuy nhiên, theo UNEP, khái niệm này còn mới mẻ, những chính sách để thực hiện còn đang hình thành và chƣa có một quốc gia nào thực sự đang theo đuổi một chính sách phát triển bền vững [29]. Việt Nam là một trong những quốc gia có tài nguyên đa dạng sinh học vào bậc nhất, với điều kiện thiên nhiên ƣu đãi rừng vàng, biển bạc. Tuy nhiên, với việc tăng nhanh về dân số và tốc độ đô thị hóa đã làm mất đi rất nhiều tài nguyên sinh vật, đồng thời với đó là sự khai thác bừa bãi thiếu quản lý và quy hoạch cụ thể. Trong những năm gần đây, chính phủ Việt Nam đã gia tăng các nghiên cứu khoa học cũng nhƣ có những thay đổi về chế tài quản lý, khai thác nguồn tài nguyên hợp lý hơn. Các Vƣờn Quốc gia, Khu Bảo tồn đƣợc đầu tƣ, phát triển mạnh. Điều này đã đóng góp rất lớn trong việc bảo vệ và khôi phục các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam. Khu vực Hồ Quan Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội khoảng 50km về phía Tây Nam, nằm trên địa bàn 4 xã (Hợp Tiến, Hồng Sơn, Tuy Lai, Thƣợng Lâm) với tổng diện tích mặt nƣớc là 883 hecta, có địa hình phức tạp 2 gồm nhiều thung, đồi núi bao quanh hồ. Vì vậy, tài nguyên thiên nhiên ở khu vực này tƣơng đối giàu và khá đa dạng gồm tài nguyên thủy sinh vật và hệ động, thực vật trên cạn. Mặc dù vậy, việc sử dụng khai thác nguồn tài nguyên ở khu vực này còn nhiều bất cập nhƣ hiện tƣợng khai thác rừng bừa bãi, săn bắn, đánh bắt không quy hoạch, điều này đã đặt tài nguyên sinh vật ở vùng hồ Quan Sơn vào nguy cơ suy kiệt cao. Trong suốt hơn mƣời năm từ năm 2001 đã có những nghiên cứu bƣớc đầu về nguồn tài nguyên sinh vật và đa dạng sinh học trong khu vực tuy nhiên các nghiên cứu này mang tính đơn lẻ, tại từng thời điểm, chƣa có các nguyên cứu tổng hợp phân tích trong thời gian dài. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, thu thập số liệu, tổng hợp phân tích các thông tin liên quan đến hiện trạng, sự biến động thành phần, độ phong phú, mức độ đa dạng cũng nhƣ những tác động đe dọa tới tài nguyên sinh vật tại khu vực hồ Quan Sơn, từ đó đề xuất các giải pháp quản lý sử dụng phù hợp và bền vững tài nguyên sinh vật nơi đây là vô cùng cấp thiết. Vì vậy, luận văn đã chọn đề tài “Hiện trạng, biến động đa dạng sinh học và đề xuất các giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên sinh vật ở vùng hồ Quan Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội”. Mục tiêu cơ bản của đề tài là tiến hành tổng hợp, đánh giá hiện trạng, biến động đa dạng sinh học, đồng thời nghiên cứu hiện trạng sử dụng khai thác và các yếu tố tác động tới đa dạng sinh học trong khu vực, từ đó đƣa ra các biện pháp sử dụng phát triển bền vững tài nguyên sinh vật trong vùng. Nội dung luận văn chủ yếu tập trung vào các nội dung sau: 1. Đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học tại vùng hồ Quan Sơn ở hai mức độ: đa dạng loài ở các nhóm sinh vật chính và đa dạng hệ sinh thái. 2. Tổng hợp số liệu nghiên cứu trong 10 năm từ năm 2001 tới năm 2010 để phân tích, đánh giá sự biến động tài nguyên sinh vật trong khu vực. 3. Đánh giá nguồn lợi từ tài nguyên sinh vật và đa dạng sinh học, hiện trạng khai thác sử dụng và các yếu tố tác động để từ đó đề xuất các biện pháp quản lý và phát triền bền vững. 3 1. Chƣơng 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGUYÊN CỨU 1.1 Đa dạng sinh học 1.1.1 Định nghĩa và vai trò của đa dạng sinh học 1.1.1.1 . Định nghĩa Đa dạng sinh học (biodiversity) là một thuật ngữ phổ biến trong Sinh thái học và Sinh học bảo tồn. Thuật ngữ này đƣợc cho là ra đời lần đầu tiên do Norse và McManus (1980) [18], bao gồm hai khái niệm có liên quan với nhau là: đa dạng di truyền (tính đa dạng về mặt di truyền trong một loài) và đa dạng sinh thái (số lƣợng các loài trong một quần xã sinh vật). Hiện nay, có ít nhất 25 định nghĩa cho thuật ngữ này. Dƣới đây là một số định nghĩa về Đa dạng sinh học: - “Đa dạng sinh học” có nghĩa là sự khác nhau giữa các sinh vật sống ở tất cả mọi nơi, bao gồm: các hệ sinh thái trên cạn, trong đại dƣơng và các hệ sinh thái thủy vực khác, cũng nhƣ các phức hệ sinh thái mà các sinh vật là một thành phần…; thuật ngữ này bao hàm sự khác nhau trong một loài, giữa các loài và giữa các hệ sinh thái. – Theo Công ƣớc Đa dạng sinh học 1992 [2] - “Đa dang sinh học” là sự phồn thịnh của sự sống trên Trái đất, là hàng triệu loài thực vật, động vật và vi sinh vật, là những gen chứa đựng trong các loài và là những hệ sinh thái vô cùng phức tạp cùng tồn tại trong môi trƣờng – Theo WWF 1989 - Là tính đa dạng của sự sống dƣới mọi hình thức, mức độ, mọi tổ hợp bao gồm đa dạng gen, đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái – Theo FAO - Là sự đa dạng và tính khác nhau của các sinh vật sống và các phức hệ sinh thái mà chúng tồn tại trong đó. Tính đa dạng có thể định nghĩa là một số lƣợng xác định các đối tƣợng khác nhau và tần số xuất hiện tƣơng đối của chúng. Đối với đa dạng sinh học, những đối tƣợng này đƣợc tổ chức ở nhiều cấp độ, từ các hệ sinh thái phức tạp đến các cấu trúc hóa học là cơ sở phân tử của vật chất di truyền. Do đó, thuật ngữ này bao hàm các hệ sinh thái, các loài, các gen khác nhau và sự phong phú tƣơng đối của chúng – Theo OTA 1987 4 - Đa dạng sinh học bao gồm tất cả các loài thực vật, động vật, vi sinh vật, các hệ sinh thái và quá trình sinh thái học mà chúng tham gia. Đây là khái niệm bao trùm cho mức độ phong phú của tự nhiên, bao gồm cả số lƣợng và tần số xuất hiện của các hệ sinh thái, các loài và các gen di truyền trong một tổ hợp xác định – Theo McNeely và cộng sự 1990 - Là tính đa dạng của sinh vật ở mọi cấp độ, từ những biến dị di truyền trong cùng một loài đến sự đa dạng của các loài, chi, họ và thậm chí ở các mức phân loại cao hơn; bao gồm cả đa dạng hệ sinh thái, gồm cả các quần xã sinh vật trong các sinh cảnh cụ thể và các điều kiện vật lý mà chúng sinh sống trong đó – Theo Wilson 1992 Tựu chung lại, khái niệm Đa dạng sinh học phải đƣợc tính trên ba mức độ: đa dạng loài, đa dạng di truyền và đa dạng quần xã hệ sinh thái. Đa dạng sinh học ở cấp loài bao gồm toàn bộ các sinh vật sống trên Trái đất, từ vi khuẩn đến các loài động thực vật và nấm. Đa dạng di truyền là đa dạng nguồn gen giữa các loài, đa dạng gen giữa các quần thể sống cách ly nhau về địa lý cũng nhƣ khác biệt giữa các cá thể cùng chung sống trong một quần thể. Đa dạng quần xã hệ sinh thái là sự khác biệt giữa các quần xã mà trong đó các loại sinh sống, các hệ sinh thái nơi mà các loài cũng nhƣ quần xã sinh vật tồn tại và cả sự khác biệt của các mối tƣơng tác giữa chúng với nhau. Cả ba mức độ này đều có sự ảnh hƣởng tƣơng tác lẫn nhau, nên khi đáng giá về mức độ đa dạng sinh học ở từng khu vực nghiên cứu cần phải đánh giá trên cả ba cấp độ. 1.1.1.2 . Vai trò của đa dạng sinh học Đa dạng sinh học là yếu tố cần thiết cho sự hình thành, phát triển và tồn tại của thế giới, điều này liên quan mật thiết tới sự phát triển và tồn tại của chính con ngƣời. Các mức độ của đa dạng sinh học đều có những đóng góp khác nhau. Sự đa dạng các loài sinh vật thể hiện tính thích ứng về phƣơng diện tiến hóa và phƣơng diện sinh thái học của một loài nào đó đối với một môi trƣờng sống nhất định cũng nhƣ các biến đổi diễn ra trong môi trƣờng đó. Sự đa dạng loài cung cấp cho con ngƣời nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú để tồn tại. Con ngƣời sử [...]... hồ Quan Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Tây” năm 2001 của Nguyễn Xuân Huấn và cộng sự; Báo cáo đề tài “Điều tra đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy sản vùng hồ Quan Sơn, huyện Mỹ 23 Đức, Hà Nội nhằm đề xuất các giải pháp khai thác hợp lý và sử dụng bền vững tài nguyên sinh vật trong vùng năm 2012 của Nguyễn Xuân Huấn và cộng sự… Kế thừa các nghiên cứu về bảo tồn đa dạng sinh học cũng nhƣ bảo tồn tài nguyên sinh. .. Từ các số liệu đó tiến hành phân tích, tổng hợp nhằm đƣa ra kết luận và nhận định một cách xác đáng 26 3 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Hiện trạng, biến động đa dạng sinh học vùng hồ Quan Sơn 3.1.1 Hiện trạng và biến động thành phần loài Nghiên cứu tiến hành đánh giá hiện trạng và biến động thành phần loài của các nhóm thực vật nổi, động vật nổi, động vật đáy, cá, lƣỡng cƣ và bò sát, các. .. triển khai vào năm 2001 Do thời gian nghiên cứu ngắn (1 năm), nội dung dự án “Điều tra hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường vùng hồ Quan Sơn huyện Mỹ Đức” chủ yếu tập trung điều tra về hiện trạng môi trƣờng và tổng thể tất cả các dạng tài nguyên để đề xuất giải pháp bảo vệ là chính, các nghiên cứu về đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy sản trong vùng chỉ mang tính tổng quan, điều... trong một tổng thể hài hòa 1.1.2 Đa dạng sinh học và sự biến động đa dạng sinh học ở Việt Nam 1.1.2.1 Đa dạng sinh học ở Việt Nam Việt Nam đƣợc xem là một trong những quốc gia có độ đa dạng sinh học cao Nguyên nhân là do sự khác biệt lớn về khí hậu từ vùng xích đạo tới giáp vùng cận nhiệt đới cùng với sự đa dạng về địa hình đã tạo lên sự đa đạng về thiên nhiên và sinh vật Về đa dạng sinh thái, Việt Nam... là vấn đề mấu chốt trong xây dựng các biện pháp quản lý và sử dụng tài nguyên Từ những đặc trƣng về kinh tế xã hội và hiện trạng sử dụng tài nguyên sinh vật, các biện pháp quản lý và sử dụng tài nguyên sinh vật tại khu vực đƣợc đƣa ra dựa trên các nguyên tắc sau: - Bảo tồn cấu trúc và chức năng của hệ sinh thái nhằm duy trì hoạt động của hệ sinh thái phải là mục tiêu trọng tâm của các giải pháp Sự... Một số giải pháp bảo vệ môi trƣờng cũng đã đƣợc đề xuất trong đề tài này, nhƣng thiên về bảo vệ môi trƣờng không khí, đất, nƣớc, ít đề cập đến các khía cạnh khai thác và sử dụng bền vững đa dạng sinh học và tài nguyên sinh vật Trong khi đó, với độ lớn về diện tích, đa chức năng và có tiềm năng phong phú về đa dạng sinh học, đồng thời là một trong số ít các danh lam, thắng cảnh trong khu vực, hồ Quan. .. hiện 1 cuộc khảo sát ngắn từ 14/4 đến 16/4/2011 2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu 2.2.1 Phương pháp kế thừa, hồi cứu Kế thừa, hồi cứu các nghiên cứu đã có về khu vực hồ Quan Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội từ các báo cáo chuyên đề, báo cáo khoa học từ năm 2001 đến 2010 gồm có: Báo cáo đề tài “Điều tra cơ bản và đề xuất giải pháp khai thác và bảo vệ bền vững khu hệ động vật có xương sống và các loài thủy sản khu vực hồ. .. thung, đồi núi bao quanh hồ Hệ thống hồ Quan Sơn bao gồm các hồ: hồ Giang Nội (hay còn gọi là hồ Quan Sơn), hồ Sông, hồ Dƣới Đăng (hồ Ngoài) thuộc địa phận xã Hợp Tiến; hồ Ngái thuộc xã Hồng Sơn; hồ Tuy Lai 1, Tuy Lai 2, Tuy Lai 3 thuộc hai xã Tuy Lai và Thƣợng Lâm (Hình 1.1) 19 Hình 1.1.Vị trí vùng hồ Quan Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội Hồ Quan Sơn đƣợc hình thành từ năm 1959 khi nhân dân huyện Mỹ Đức đắp đê tại địa... cạnh sinh thái trong phát triển bền vững đòi hỏi khi tác động và tài nguyên tái tạo cần duy trì: + Khả năng phục hồi của chúng + Sức sản xuất sinh học và năng suất sinh học + Tính bền vững của hệ sinh thái Ở Việt Nam, quan niệm về phát triển bền vững đƣợc ghi nhận đầu tiên trong bản “Kế hoạch Quốc gia về môi trƣờng và phát triển bền vững do Hội đồng Bộ trƣởng ban hành ngày 12/6/1991 1.3.2 Căn cứ và nguyên. .. hại tài nguyên sinh vật, vừa gia tăng lƣợng phát thải khí nhà kính làm gia tăng biến đổi khí hậu Mặc dù không có những biểu hiện nhanh chóng nhƣng biến đổi khí hậu là một trong những nguyên nhân tác động lớn tới tài nguyên sinh vật 1.3 Phát triển bền vững 1.3.1 Quan điểm về phát triển bền vững Sinh học bảo tồn là một khoa học đa ngành đƣợc xây dựng nhằm hạn chế các mối đe dọa đối với đa dạng sinh học . giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên sinh vật ở vùng hồ Quan Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội . Mục tiêu cơ bản của đề tài là tiến hành tổng hợp, đánh giá hiện trạng, biến động đa dạng sinh học, . dân về đa dạng sinh học và bảo tồn đa dạng sinh học. 77 3.2.5 Đề xuất các giải pháp quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên sinh vật vùng hồ Quan Sơn 81 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 92 Tài liệu. xuất các giải pháp quản lý sử dụng phù hợp và bền vững tài nguyên sinh vật nơi đây là vô cùng cấp thiết. Vì vậy, luận văn đã chọn đề tài Hiện trạng, biến động đa dạng sinh học và đề xuất các giải

Ngày đăng: 05/07/2015, 13:52

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan