Tiềm năng nguồn lợi cá vùng đầm nại (tỉnh ninh thuận) và đề xuất một số giải pháp quản lý, phát triển bền vững

103 609 4
Tiềm năng nguồn lợi cá vùng đầm nại (tỉnh ninh thuận) và đề xuất một số giải pháp quản lý, phát triển bền vững

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

i MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1 Khái quát về đầm phá ven biển Việt Nam 3 1.2 Những nghiên cứu nguồn lợi thủy sản đầm phá Việt Nam 5 1.3 Những nét khái quát về đầm Nại 10 1.3.1 Điều kiện tự nhiên 10 1.3.2 Một số vấn đề kinh tế xã hội vùng nghiên cứu 18 CHƯƠNG II: ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU22 2.1 Địa điểm và đối tượng nghiên cứu 22 2.1.1 Địa điểm nghiên cứu 22 2.1.2 Đối tượng nghiên cứu 22 2.2 Thời gian nghiên cứu 22 2.3 Phương pháp nghiên cứu 22 2.3.1 Phương pháp thu mẫu phân tích 22 2.3.2 Phương pháp định loại trong phòng thí nghiệm 23 2.3.3 Phương pháp nghiên cứu kinh tế xã hội 26 2.3.4 Phương pháp xử lý thống kê 27 CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 28 3.1. Thành phần loài cá khu vực đầm Nại 28 3.1.1. Thành phần loài 28 3.1.2. Cấu trúc và tính đa dạng thành phần loài cá đầm Nại 28 3.2 Cấu trúc khu hệ cá đầm Nại 33 3.2.1 Cấu trúc về sinh thái 33 3.2.2 Cấu trúc dinh dưỡng 34 ii 3.2.3 Các loài cá kinh tế, quý hiếm 35 3.3. Hiện trạng khai thác nguồn lợi cá đầm Nại 38 3.3.1 Phương tiện, ngư cụ khai thác 38 3.3.2 Mùa vụ khai thác 40 3.3.3 Kích cỡ và trọng lượng các đối tượng khai thác 40 3.3.4 Sản lượng khai thác cá hàng năm tại đầm Nại 41 3.4 Đề xuất một số giải pháp quản lý và phát triển bền vững 45 3.4.1 Đánh giá nguyên nhân suy giảm 45 3.4.2 Đề xuất một số giải pháp 49 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO 54 TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 54 TÀI LIỆU TIẾNG ANH 61 PHẦN PHỤ LỤC iii DANH MỤC BẢNG Bảng 1. Vị trí phân loại đầm phá miền Trung Việt Nam trong hệ thống phân loại đầm phá ven bờ đại dương của thế giới 4 Bảng 2. Các đặc trưng khí hậu tại một số trạm thuộc địa bàn tỉnh Ninh Thuận 12 Bảng 3. Hàm lượng các muối trong đầm Nại 14 Bảng 4. Cơ cấu dân số của các thôn hành nghề khai thác thủy sản trên đầm Nại 18 Bảng 5. Trình độ dân trí của ngư dân khai thác ven đầm Nại 19 Bảng 6. Cơ cấu nghề nghiệp của ngư dân ven đầm Nại 20 Bảng 7. Tình hình kinh tế của các hộ ngư dân ven đầm Nại 21 Bảng 8. Số lượng và tỷ lệ % các họ, giống, loài có trong các bộ 29 Bảng 9. Số lượng giống, loài có trong các họ 30 Bảng 10. Tỷ lệ các nhóm sinh thái của khu hệ cá đầm Nại 33 Bảng 11. Các loài cá có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng ở đầm Nại 36 Bảng 12. Số lượng sỏng khai thác và số lượng sỏng hiện có 39 Bảng 13. Kích cỡ khai thác một số loài cá đầm Nại 41 Bảng 14. Sản lượng khai thác cá theo phiếu điều tra 42 Bảng 15. Diện tích sản xuất muối đầm Nại qua các năm 46 Bảng 16. Diễn biến diện tích nuôi trồng thủy sản ở đầm Nại qua các năm 48 iv DANH MỤC HÌNH Hình 1. Sơ đồ vị trí địa lý đầm Nại tỉnh Ninh Thuận 11 Hình 2. Sơ đồ trạm thu mẫu cá đầm Nại 23 Hình 3. Các đặc điểm hình thái thông thường 25 Hình 4. Các số đo hình thái thông thường 25 Hình 5. Các loại vảy thông thường và hình dạng, độ nhô của miệng 26 Hình 6. Tỷ lệ họ, giống, loài của 14 bộ cá 32 Hình 7. Phân bố số lượng loài theo bậc dinh dưỡng 35 Hình 8. So sánh sản lượng và số hộ khai thác tại đầm Nại qua các năm 44 Hình 9. Rác thải ven đầm Nại (2014) 47 Hình 10. Đìa bỏ hoang ven đầm Nại 47 Hình 11. Đìa nuôi tôm ven đầm Nại (2014) 48 1 MỞ ĐẦU Các đầm phá ven biển (coastal lagoon) là một loại hình thủy vực rất tiêu biểu ở dải ven bờ miền Trung. Ở đây có tất cả 12 đầm phá với tổng diện tích là 447,8 km 2 , lớn nhất là hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai rộng tới 216 km 2 , nhỏ nhất là đầm Nước Mặn 2,8 km 2 . Đầm Nại là một trong hệ 12 đầm, là một đầm có diện tích trung bình, điển hình cho kiểu nhiệt đới khô hạn ven biển, có nguồn lợi thủy sản khá phong phú, nằm trong khu vực dân cư tập trung của huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận. Giá trị của đầm Nại nói riêng cũng như của hệ đầm phá nói chung có vai trò rất to lớn: cung cấp thực phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh tế bao gồm nông nghiệp, ngư nghiệp và lâm nghiệp; là nguồn gen bao gồm nhiều loài nước lợ và nước mặn thích nghi với điều kiện tự nhiên của đầm; vai trò trong điều hòa nguồn nước ngầm, là bể chứa trong mùa mưa và là nguồn cung cấp nước cho mùa khô, vai trò trong sản xuất sinh khối và lưu trữ dinh dưỡng, vai trò trong loại hình kinh tế du lịch cho cả vùng. Do có nhiều vai trò quan trọng như vậy nên hệ 12 đầm phá ven biển miền Trung được rất nhiều nhà khoa học quan tâm. Riêng với khu đầm phá Tam Giang – Cầu Hai có khoảng hơn 40 công trình khảo sát và nghiên cứu đã được công bố, các đầm phá như đầm Thị Nại, đầm Ô Loan, đầm Nha Phu, đầm Thủy Triều cũng được nhiều tác giả quan tâm ở nhiều mặt khác nhau: từ địa chất, khí hậu,…đến các hệ động thực vật. Tuy nhiên, trong thống kê gần đây nhất về các bài báo nghiên cứu các đầm ven biển miền Trung thì vẫn chưa có nghiên cứu nào về thành phần loài cá đầm Nại được công bố [33]. Trong khi đó, nghề khai thác nguồn lợi cá tự nhiên từ đầm Nại đang ngày càng được đẩy mạnh bằng các ngư cụ mang tính chất hủy diệt nguồn lợi như xung điện, chất độc, các ngư cụ có mắt lưới nhỏ,… đang dần gây ra những tác động tiêu cực làm suy giảm tính đa dạng sinh học, giảm sút nguồn lợi cá có giá trị thủy sản trong đầm. Những hậu quả của các tác động đó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của những người dân nghèo sống phụ thuộc đầm Nại, không những thế, nó còn tác động ngược trở lại với sự phát triển của các nghề nuôi trồng thủy sản và khai thác thủy sản trong đầm. 2 Trước thực trạng đó, việc nghiên cứu đánh giá nguồn lợi cá tại đầm Nại, tìm ra những nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến nguồn lợi là cần thiết để giúp công tác quản lý tốt hơn, nhằm kết hợp hài hòa giữa khai thác và bảo vệ nguồn lợi cá trong đầm, phục vụ cho những nhu cầu về thực phẩm, sinh kế của cư dân quanh đầm. Với bối cảnh như vậy, đề tài “Tiềm năng nguồn lợi cá vùng đầm Nại (tỉnh Ninh Thuận) và đề xuất một số giải pháp quản lý, phát triển bền vững” được thực hiện với các mục tiêu sau: - Cung cấp dữ liệu về thành phần loài cá vùng đầm Nại - Đánh giá hiện trạng khai thác nguồn lợi cá ở đầm Nại - Bước đầu đề xuất một số giải pháp quản lý và phát triển bền vững nguồn lợi cá ở đầm Nại. 3 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Khái quát về đầm phá ven biển Việt Nam Đầm phá là một loại hình thủy vực đặc sắc về mặt địa chất cũng như sinh học sinh thái, một trong 4 loại hình thủy vực của đới ven bờ (coastal zone) bao gồm: vũng biển ven bờ (bay), đầm phá ven biển (coastal lagoon), cửa sông châu thổ (delta) và cửa sông hình phễu (estuary). Đầm phá ven biển được hình thành ở những vùng bờ có động lực mạnh, đặc biệt là động lực sóng, với các dòng bồi tích dọc bờ, thủy triều và sóng gây nên hiện tượng dịch chuyển vật chất trong khu vực, trong quan hệ tương tác giữa lục địa và biển. Về hình thái chung, đầm phá thường có dạng một thủy vực kéo dài dọc bờ, ngăn cách với biển bởi hệ cồn cát kéo dài, một mặt thu nhận lượng nước sông từ phía lục địa đổ vào qua các cửa sông, mặt khác thông với khối nước biển qua một hay nhiều cửa về phía biển. Tuy nhiên, do vị trí của mỗi thủy vực ở từng khu vực có điều kiện địa chất, thủy văn, chế độ động lực phát triển khác nhau đã tạo nên các kiểu đầm phá khác nhau với độ lớn, hình thái cấu trúc, xu thế phát triển tiến hóa khác nhau, dẫn đến các điều kiện sinh thái – sinh học khác nhau. Việc phân chia các kiểu đầm phá dựa trên sự phân dị của các đặc điểm trên, trên cơ sở sự thống nhất tương đối của tính chất chung của thủy vực đầm phá, trong đó đặc điểm chủ yếu là chế độ thủy văn của đầm phá phụ thuộc vào khả năng trao đổi nước giữa đầm phá và biển, vào cân bằng nước diễn ra trong đầm phá giữa khối nước sông và khối nước biển, liên quan tới vị trí độ lớn của cửa mở đầm phá ra biển và các cửa sông đổ vào đầm phá. Dải ven biển Việt nam có một hệ thống đầm phá tập trung chủ yếu ở ven biển miền Trung, phân bố từ vĩ độ 16 0 B tới 11 0 B, từ Thừa Thiên Huế tới Bình Thuận. Các đầm phá tiêu biểu là Tam Giang-Cầu Hai, Lăng Cô (Thừa Thiên Huế), Trường Giang, An Khê, Nước Mặn (Quảng Ngãi), Trà Ô, Nước Ngọt, Thị Nại (Bình Định), Cù Mông, Ô Loan (Phú Yên), Thủy Triều (Khánh Hòa), Nại (Bình Thuận).[14] 4 Việc phân loại các đầm phá ở Việt Nam một cách có hệ thống chỉ mới được thực hiện trong những nghiên cứu gần đây [7]. Kết hợp giữa các tiêu chuẩn lý luận và thực tiễn, vận dụng các phương pháp đã được sử dụng trên thế giới (Nichols và Allen, 1981), chú trọng đặc điểm, trạng thái cửa mở và chế độ thủy văn đầm phá, bước đầu có thể phân chia các đầm phá ven biển miền Trung thành các kiểu loại sau (Bảng 1): Bảng 1. Vị trí phân loại đầm phá miền Trung Việt Nam trong hệ thống phân loại đầm phá ven bờ đại dương của thế giới Phân loại chung đầm phá ven biển thế giới Phân loại ở Việt Nam Gần kín Kín từng phần Đóng kín Kiểu đầm phá cửa sông Kiểu đầm phá hở Tam Giang - Cầu Hai, Trường Giang, Thị Nại, Cù Mông, Thủy Triều và Nại Kiểu đầm phá kín từng phần Lăng Cô, Nước Ngọt, Nước Mặn, Ô Loan Kiểu đầm phá đóng kín An Khê, Trà Ô (Nguồn: Nguyễn Hữu Cử, 1999)[5] Kiểu I: Đầm phá gần kín, cửa mở rộng, chế độ nước lợ - lợ nhạt, độ mặn thường thấp, dưới 30‰. Thuộc kiểu này có các đầm: Tam Giang – Cầu Hai, Trường Giang, Thị Nại, Cù Mông, Thủy Triều, Nại. Kiểu II: Đầm phá kín từng phần, cửa mở rất hẹp, chế độ nước mặn-lợ, độ mặn có thể lên tới trên 35‰. Thuộc kiểu loại này có các đầm: Lăng Cô, Ô Loan, Nước Mặn, Nước Ngọt. Kiểu III: Đầm phá đóng kín gồm các đầm An Khê và Trà Ổ. Riêng đầm Trà Ô cửa rất hẹp, hoặc gần như bị đóng hoàn toàn, độ mặn ở mức nhạt lợ, thường dưới 5 5‰. Vào mùa mưa lũ, người dân sống quanh đầm phá thường phải đào để khơi thông cửa tạo điều kiện cho việc thoát lũ được dễ dàng. Việc phân chia như trên chỉ mang ý nghĩa tương đối, trên thực tế có thể thay đổi theo từng thời gian, trong quá trình biến động phát triển tiến hóa của thủy vực. Với các đặc điểm chế độ thủy văn – trạng thái cửa mở liên quan đến chế độ nước ngọt - lợ - mặn đã tạo cho mỗi đầm phá một khu hệ sinh thái riêng biệt.[5] 1.2 Những nghiên cứu nguồn lợi thủy sản đầm phá Việt Nam Đầm phá là vùng sinh thái nhạy cảm, phản ánh rõ nét sự thay đổi của môi trường, quy luật tương tác giữa lục địa và biển khơi. Sự đa dạng sinh học, những đặc tính sinh học đặc trưng cùng nguồn giống thủy sản phong phú đã và đang được con người khai thác, sử dụng. Để có thể sử dụng và khai thác tốt nguồn lợi sinh vật ở các đầm, phá ven biển, nhiều công trình đã được tiến hành. - Trong các đầm phá ven biển miền Trung thì Phá Tam Giang – Cầu Hai là nơi được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu nhiều với khoảng 40 công trình khảo sát và nghiên cứu: Thành phần loài sinh vật phong phú (đặc biệt nhóm cá), bao gồm các nhóm nguồn gốc nước ngọt, lợ mặn. Thực vật nổi giàu về số loài (171 loài), nghèo về sinh khối, bình quân toàn bộ là 290.103 – 1.400.103 tế bào/cm 3 . Động vật nổi, động vật đáy nghèo về thành phần loài nhưng lại giàu về sinh khối. Động vật nổi gồm 34 loài, sinh khối trung bình là 3.027 cá thể và 44.8g/m 3 . Dinh dưỡng vô cơ trong đầm, phá nghèo và phân bố không đều. Theo các tài liệu đã công bố, tài nguyên hệ sinh thái phong phú, đa dạng, đặc biệt là nguồn lợi thủy sản, nhưng chưa được khai thác hợp lý, đang suy giảm và có nguy cơ cạn kiệt. Kết quả nghiên cứu đã cho biết ở hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai có 620 loài động thực vật thuộc 333 giống, 178 họ, trong đó có 171 loài cá. Sản lượng thủy sản (tôm, cá, cua) khai thác từ năm 1979-1995 dao động từ 2100-2900 tấn/năm. [4][7][10] - Đầm Lăng Cô: đã xác định 99 loài thực vật phù du và 38 loài động vật phù du, 132 loài thủy sản trong đó có 115 loài cá (18 loài có giá trị kinh tế), 7 loài tôm cua, 9 loài trai, ốc, 1 loài hải sâm. Sản lượng cá khai thác trong 6 những năm gần đây khoảng 100 – 120 tấn/năm trung bình mỗi năm khoảng 15%, năng suất khai thác chỉ đạt 86/kg/ha/năm. - Đầm An Khê (Quảng Ngãi): Theo báo cáo khoa học điều tra nhiễm mặn vùng ven biển tỉnh Quảng Ngãi, do đài Khí tượng thủy văn Trung Trung bộ thực hiện năm 1998 cho thấy đầm có độ mặn thấp. Vào mùa mưa nước trong đầm có độ mặn không đáng kể, nhưng về mùa khô là một đầm nước lợ, độ mặn từ 0,3 – 10%. - Đầm Nước Mặn (Quảng Ngãi) có tổng diện tích khoảng 150ha. Đây là khu vực đầm phá kiểu vịnh kín, thông ra biển tại cửa Sa Huỳnh. Nước đầm luôn có độ mặn khá cao cả về mùa khô và mùa mưa, vì vậy có tên là đầm nước Mặn. Với đầm này chỉ có thể nuôi trồng thủy sản và làm muối. Vì thế, từ lâu nhân dân ở đây đã khai thác mộtphần diện tích của đầm để làm muối. - Đầm Cù Mông: Xác định 135 loài thuộc 3 lớp tảo, trong đó tảo Silic (Bacillariophyta) có 87 loài, tảo Giáp (Dinophyceae) có 47 loài, tảo Kim có 1 loài; là nơi trú ngụ của nhiều loài hải sản quý hiếm như cá ngựa, sò đá, tôm hùm giống. - Đầm Trà Ô (Bình Định) Có diện tích 1200 ha, thông với biển qua một đoạn sông ngắn. Nơi đây có cửa Hà Ra là hệ thống ngập mặn. Cửa có nhiệm vụ ngăn nước mặn vào đầm trong mùa khô để khỏi ảnh hưởng đất nông nghiệp, chỉ mở cửa vào mùa mưa. Vì thế, vào mùa mưa, các loài thủy sản mới giao lưu được giữa hai môi trường trong đầm và ngoài biển. Trong đầm hệ thực vật phù du rất phong phú như: tảo, rong, nhiều loài ấu trùng… tạo nguồn thức ăn ban đầu rất phong phú cho các loài tôm, cua, cá chình… Vào mùa lũ thường có cá hanh, cá hồng, cá chẽm… đặc biệt là cá chình, cá mun rất quý hiếm có trong sách đỏ thế giới. Có chừng 650 hộ dân của 4 xã ven đầm chuyên sống bằng nghề khai thác đánh bắt trên đầm. Mỗi năm khai thác được khoảng 1000 - 1200 tấn tôm, 780 – 1100 tấn cá các loại, thời gian khai thác quanh năm nhưng nhiều nhất là vào đầu mùa mưa. Do nghề khai thác thủy sản tự phát, thiếu quy hoạch, không có sự quản lý chặt chẽ từ chính [...]... trong số 126 loài đã thu được thì bộ cá Vược có số loài nhiều nhất với 76 loài (61,11%) Các bộ còn lại đều dưới 10 loài: bộ cá Trích và cá Bơn có 9 loài (7,14%); bộ cá Đối có 7 loài (5,56%), bộ cá Chình và cá Mù làn có 5 loài (3,97%); bộ cá Nhói và bộ cá Nóc có 3 loài (2,38%), bộ cá Cháo biển, cá Mối, cá Gai có 2 loài, bộ cá Sữa, cá Nheo, cá Suốt có 1 loài (Bảng 8) Bảng 8 Số lượng và tỷ lệ % các họ,... thác đối với các loài kinh tế, tình hình sản lượng, ngư cụ và phương tiện khai thác, tài chính đối với hoạt động khai thác, một số thông tin về nhận thức quản lý khai thác, bảo vệ nguồn lợi, nuôi trồng thủy sản, các đề xuất phát triển nguồn lợi thủy sản tại đầm Nại Xác định khu vực khai thác của các nghề tại đầm Nại bằng cách phỏng vấn ngư dân Xác định thành phần loài cá và giáp xác bằng cách phỏng... dưỡng trong các đìa thấp hơn ngoài đầm 1.3.1.5 Chất đáy Đầm Nại có 4 loại hình chất đáy: cát, cát bùn, bùn cát và bùn Trong đó, đáy cát bùn và bùn cát ưu thế kể đến là đáy bùn Đáy cát được phân bố thành dải rộng ở bờ Đông và dải hẹp ở bờ Tây cửa đầm trước khi đi vào lạch Ninh Chữ Đáy bùn bờ Bắc từ Hòn Thiên đến Phương Cựu, có nguồn gốc từ đồng ruộng và các ao nuôi thủy sản.[5] 1.3.1.6 Nguồn lợi thủy sinh... nước mặn với đầm Nại qua lạch Ninh Chữ Hàng ngày đầm Nại nhận một lượng nước biển khoảng 3-4 triệu m3 vào kỳ nước kém và 5-6 triệu m3 vào kỳ nước cường Lượng nước này chiếm khoảng 12-25% tổng lượng nước của đầm Mức nước thay hàng ngày ở đầm nại khoảng 20% vào mùa khô và 15% vào mùa mưa, tạo ra sự cân bằng ổn định cho đầm lâu dài, nếu không có tác động của con người Song nguồn nước mặn ra vào đầm có 13... loài cá thường gặp ở Việt Nam để so sánh, đối chiếu về hình thái giúp cho ta nhận biết tên loài 26  Số liệu thứ cấp Các thông tin có liên quan về kinh tế xã hội, các loại hình sản xuất được thu thập từ các cán bộ của 5 xã ven đầm bằng các phiếu điều tra Thu thập các báo cáo tổng kết hàng năm của ngành thủy sản và các đơn vị trực thuộc Sở, huyện Ninh Hải, các xã, thị trấn ven đầm Nại, cũng như các đơn... (thôn Dư Khánh) Đầm Nại là một lòng chảo nông dạng lục giác không đều ít eo ngách Nối với biển qua lạch Ninh Chữ dài 2km, rộng 150 – 300m, sâu 3-5m, chỗ hẹp nhất 140m tại cầu Tri Thủy Diện tích lòng đầm nại khoảng 700ha, vùng đồng bằng ven đầm bị chi phối triều trên 400ha Bao quanh đầm Nại là ruộng lúa, các ngọn núi Cà Đú, núi Đình, Hòn Thiên, các ruộng muối và các ao nuôi tôm Đầm Nại là một hồ biển nông,... hệ cá biển đầm Nại gồm 126 loài, 96 giống 54 họ, 14 bộ (Phụ lục 1) 3.1.2 Cấu trúc và tính đa dạng thành phần loài cá đầm Nại Trong danh sách cá đầm Nại, lần đầu tiên phát hiện có sự phân bố của cá Đối mục (Mugil cephalus), đây là dẫn liệu mới về sự phân bố địa lý của loài này so với kết quả nghiên cứu của Durand Jean-Do, 2013 và các tác giả khác trong nước thì cá Đối mục được xếp vào loài ôn đới và. .. Khoa học và Công nghệ Ninh Thuận, Sở Thủy 8 sản Ninh Thuận, các đơn vị trực thuộc Sở Thủy sản, cũng như một số cơ quan nghiên cứu khác thực hiện Các nghiên cứu này đã cho ta một bức tranh khái quát về điều kiện tự nhiên, môi trường, nguồn lợi thủy sinh nói chung và mối quan hệ giữa chúng Tuy nhiên, còn ít công trình nghiên cứu về nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là các nghiên cứu về khu hệ cá và các đối... 34,5% số lượng và 65,5% sinh khối Ở đây tảo lam Osillatoria phát triển rất mạnh, chiếm 54,5 số lượng và 25% sinh khối chung Trong các đìa được cải tạo tốt để nuôi tôm cá, số lượng tảo khuê và tảo giáp có xu thế tăng lên, tảo lam giảm xuống.[20] Động vật phù du có 25 loài và một số nhóm ấu trùng Thành phần loài động vật phù du đầm Nại mang tính chất biển rõ rệt, chỉ gặp Moina, Asplanchna trong các đìa... từ các báo cáo nghiên cứu khoa học có liên quan đến đầm Nại 2.3.4 Phương pháp xử lý thống kê Sử dụng phương pháp phân tích ANOVA một yếu tố để đánh giá sự khác biệt về cường lực khai thác (CPUE) qua chuỗi thời gian Đánh giá sự khác biệt của yếu tố mùa vụ đến năng suất khai thác cá của một số đối tượng cá kinh tế quan trọng.Các số liệu được lưu trữ dưới định dạng số liệu bảng tính Excel phục vụ cho các . cư dân quanh đầm. Với bối cảnh như vậy, đề tài Tiềm năng nguồn lợi cá vùng đầm Nại (tỉnh Ninh Thuận) và đề xuất một số giải pháp quản lý, phát triển bền vững được thực hiện với các mục tiêu. thành phần loài cá vùng đầm Nại - Đánh giá hiện trạng khai thác nguồn lợi cá ở đầm Nại - Bước đầu đề xuất một số giải pháp quản lý và phát triển bền vững nguồn lợi cá ở đầm Nại. 3 CHƯƠNG. khai thác cá hàng năm tại đầm Nại 41 3.4 Đề xuất một số giải pháp quản lý và phát triển bền vững 45 3.4.1 Đánh giá nguyên nhân suy giảm 45 3.4.2 Đề xuất một số giải pháp 49 KẾT LUẬN VÀ KIẾN

Ngày đăng: 05/07/2015, 13:37

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan