Đạo đức kinh doanh về đạo đức kinh doanh - Phân tích case study –Kinh hoàng công nghệ xăng dởm

11 1.6K 5
Đạo đức kinh doanh về đạo đức kinh doanh - Phân tích case study –Kinh hoàng công nghệ xăng dởm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài tập 4: về đạo đức kinh doanh - Phân tích case study –Kinh hoàng công nghệ xăng dởm Gần đây rộ lên hiện tượng cháy xe máy, xe ôtô tại nhiều nơi gây thiệt hại về người và của. Một trong các nguyên nhân nghi vấn hàng đầu là chất lượng xăng rởm. PV báo Thanh niên sau nhiều ngày dũng cảm điều tra đã phát hiện sự thật kinh hoàng về việc làm mất đạo đức của những nhóm người pha chế xăng rởm bất chấp an toàn của người khác. Các em hãy đọc cứu tình huống này và thảo luận các câu: Câu 1: Những người nào được hưởng lợi từ việc pha chế xăng đã nêu Câu 2: Những đối tượng hữu quan nào bị thiệt hại về vật chất/ tinh thần/an toàn tính mệnh từ việc pha chế xăng đã nêu Câu 3: Những đối tượng hữu quan nào bị thiệt hại về uy tín/ thương hiệu từ việc pha chế xăng đã nêu. Em có suy nghĩ gì ngắn gọn về bài đọc 2,3 ? Câu 4: Những đối tượng hữu quan nào cần tham gia/ tham gia ở mức độ nào vào quá trình ngăn chặn/ chấm dứt hiện tượng vô đạo đức này. Câu 1,2,3 thảo luận ở lớp, câu 4 làm vào vở Bài đọc 1: Kinh hoàng “công nghệ” xăng dỏm - Kỳ 1 Khác với hình dung của nhiều người rằng xăng dỏm chỉ có ở những điểm bán nhỏ lẻ bên lề đường, trong nhiều ngày thâm nhập, PV Thanh Niên đã phát hiện sự thật kinh hoàng đằng sau những chuyến xe bồn chở xăng dầu đến các cây xăng lớn của nhà nước lẫn tư nhân để bán cho người tiêu dùng. Nguyên nhân xảy ra những vụ cháy liên tục cũng có thể từ đây. 1 Theo đúng quy trình vận tải xăng dầu, xe bồn (thường là loại 16.000 lít, 4 hầm chứa) sau khi lấy hàng từ kho phải chở thẳng đến các cây xăng hoặc nhà máy, xí nghiệp để bán cho người tiêu dùng. Thế nhưng, tại TP.HCM, những xe bồn sau khi “ăn hàng” ở Tổng kho xăng dầu Nhà Bè đã rẽ ngang các “trạm pha chế” bí mật. Những bãi đáp bất thường Những ngày đầu đeo bám theo các xe bồn xuất phát từ Tổng kho xăng dầu Nhà Bè, chúng tôi đã rất ngạc nhiên không hiểu nhiều khu vực vắng vẻ, thưa thớt dân cư tại các cung đường Hoàng Quốc Việt, Đào Trí, Huỳnh Tấn Phát (Q.7) “có cái gì” hấp dẫn mà các tài xế đều tranh thủ đưa xe ghé qua với hành tung bí hiểm. Một đặc điểm chung của những bãi đáp này là rất kín cổng cao tường, phía trước cũng không hề ghi địa chỉ hay tên doanh nghiệp. Trước cổng ra vào luôn có một số thanh niên mặt mày bặm trợn cảnh giới, đi qua đi lại, láo liên quan sát không cho bất cứ người lạ nào có cơ hội tiếp cận. Khi thấy xe bồn quen vừa trờ tới, những người này nhanh chóng mở cổng để xe chạy thẳng vào trong và cánh cổng được đóng lại gần như ngay lập tức. Thông thường, cứ tầm 8 giờ sáng các ngày trong tuần, trừ chủ nhật, từng đợt xe bồn sau khi nhận hàng từ tổng kho liên tục đổ về đây. Khi còn cách bãi đáp không xa, tài xế điện thoại thông báo cho người canh gác để chuẩn bị mở cổng. Cứ vậy, xe bồn ghé vào các điểm tập kết chỉ trong 15 - 20 phút, lâu nhất là nửa tiếng, rồi những cánh cổng lại nhanh chóng được mở để các xe này tiếp tục hành trình chở xăng dầu đến các cây xăng đại lý. Sau khi xe bồn vừa phóng đi, cũng là lúc xuất hiện một lực lượng khác chở lỉnh kỉnh đủ thứ thùng, can nhựa và chỉ vài phút sau họ đã nhanh chóng rời khỏi với những can nhựa đầy ắp xăng dầu. Trong nhiều ngày quan sát bên ngoài, chúng tôi ghi nhận xe bồn của các hãng xăng dầu lớn như Tổng công ty xăng dầu VN (Petrolimex), Công ty cổ phần cơ khí xăng dầu (trực thuộc Petrolimex), lẫn xe bồn của các doanh nghiệp vận tải được thuê để chở xăng dầu cho các cây xăng như H.P, H.N, T.P, N.B đều ghé các bãi đáp này một cách bất thường. 2 Chỉ trong một buổi sáng, chúng tôi chứng kiến hàng loạt xe bồn ghé vào “trạm pha chế” với các thủ thuật tương tự. Chẳng hạn các xe 57K-7617, 57H-2316, 51E-003.28, 57M-0456 (trực thuộc Petrolimex), 57K-9343 (thuộc Công ty TNHH thương mại dịch vụ vận tải hàng hóa H.P), các xe 51E-024.90, 57K-5052, 57K-5660 Vào vai thợ bẫy chim lật tẩy “quy trình pha chế” Các bãi đáp đều được canh phòng cẩn thận nên chúng tôi mất rất nhiều thời gian để tìm cách tiếp cận. Có lẽ ông chủ của các bãi đáp này đều đã có sự tính toán kỹ lưỡng để tránh mọi sự dòm ngó. Hơn chục địa điểm mà chúng tôi phát hiện không chỉ kín cổng cao tường, lau sậy um tùm che khuất mọi tầm nhìn, mà xung quanh cũng không có công trình cao tầng nào để có thể phóng tầm mắt quan sát các hoạt động bên trong. Sau nhiều ngày suy tính, chúng tôi quyết định tiếp cận trực tiếp. Để tránh nghi ngờ của đội ngũ cảnh giới, từ 5 giờ sáng, chúng tôi đóng vai thợ bẫy chim, tay xách lồng chim mồi, vai đeo túi đựng thang dây. Kiên nhẫn chờ đến lúc những người canh gác không để ý, chúng tôi lách ra phía sau, men theo bãi lau sậy dọc đầm lầy, tiếp cận bức tường cao gần 3 mét, dùng thang để vượt tường. Toàn bộ khuôn viên bên trong rộng vài trăm mét vuông, chất đầy thùng phuy, bồn chứa, can nhựa, máy bơm nước Từ phía cổng, chiếc xe bồn mang biển kiểm soát 57K-8275 (của Công ty cổ phần cơ khí xăng dầu, trực thuộc Petrolimex) vội vã tiến vào khu vực chúng tôi đang quan sát. Xe vừa dừng, rất nhanh chóng, một người đàn ông trong xe trèo lên, cúi xuống một góc của xe cầm lên chiếc kéo. Một cách thuần thục, người này dùng kéo cắt đứt niêm (loại niêm nhựa) của 2 trong số 4 hầm chứa xăng rồi lần lượt mở nắp hầm. Ở bên dưới, 2 người đàn ông chờ sẵn vội vã tháo ống bơm quấn dưới xe ra, xả đầy xăng vào 8 can nhựa loại 50 lít. 3 Sau đó, người bên dưới kéo một ống dây từ máy bơm, đưa lên phía trên nóc xe. Người ở trên nhanh nhẹn cầm lấy ống, bơm vào từng hầm một loại chất lỏng khá trong. Sau khi áng chừng lượng bơm vào tương đương với lượng xăng vừa rút ra, người ở trên tiếp tục chụp lấy một bình loại 1 lít (hoặc xô) do người bên dưới chuyền lên, rồi đổ chất trong bình vào các hầm xăng trên xe. Sau khi hoàn tất các công đoạn trên, người này đóng nắp hầm lại, dùng kéo cắt bỏ phần dây của niêm nhựa đã bị cắt đứt trước đó, chỉ giữ lại miếng nhựa có ghi số niêm, rồi xâu một sợi dây khác qua và quấn niêm vào nắp hầm như cũ. Toàn bộ quy trình trên diễn ra rất nhanh, thao tác của những người này cũng hết sức nhuần nhuyễn, kể cả thời gian xe bắt đầu vào đến khi ra khỏi “trạm pha chế” chỉ mất 15 - 20 phút. Xe vừa đi khỏi, người trong bãi liền nhanh chóng trút từng can xăng vào các thùng phuy và bồn chứa lớn, chờ giao lại cho “lực lượng vận chuyển thô sơ” xuất hiện ngay sau đó. (Còn tiếp) Phương Thanh - Trần Hơn Kinh hoàng “công nghệ” xăng dỏm - Kỳ 2: Hàng trăm nghìn lít mỗi ngày Sau khi “làm bùa” tại các “điểm pha chế”, xe bồn công khai chở xăng dỏm đến giao hàng tại các cây xăng của TP.HCM và các tỉnh lân cận. Xăng dỏm khắp nơi Chỉ tính riêng khu vực Huỳnh Tấn Phát - Hoàng Quốc Việt - Đào Trí (Q.7) với hàng chục chuyến xe bồn (16.000 lít) pha chế mỗi ngày, ước tính cứ một ngày có đến hàng trăm nghìn lít xăng “bẩn” được tung ra thị trường, bán hợp pháp tại các cây xăng. 4 Sau nhiều tuần phục kích tại các bãi pha chế xăng dầu dỏm, PV Thanh Niên bắt đầu đeo bám các xe bồn đến tận từng cây xăng. Việc bám theo không hề đơn giản, vì vừa ra khỏi “điểm pha chế”, tài xế xe bồn bắt đầu phóng bạt mạng nhằm "bù đắp" thời gian ghé qua các bãi đáp. Nhất là khi ra đến quốc lộ, xa lộ, ngã rẽ, không ít lần chúng tôi đã bị mất dấu. Chúng tôi đặc biệt chú ý và bám theo xe bồn 57K-8275 chở xăng của Công ty CP cơ khí xăng dầu (trực thuộc Petrolimex) đều đặn ngày nào cũng ghé “điểm pha chế” trên đường Hoàng Quốc Việt để “làm bùa”. Ra khỏi bãi đáp, xe phóng ra đường Huỳnh Tấn Phát, vượt cầu Tân Thuận qua Q.4, Q.1, nhanh chóng rẽ vào đường Tôn Đức Thắng - Nguyễn Hữu Cảnh rồi vòng ra Điện Biên Phủ, hướng về vòng xoay Hàng Xanh và rẽ vào đường Bạch Đằng. Lúc sau, xe giảm tốc độ, rẽ vào cửa hàng xăng dầu Petrolimex Bạch Đằng (469 Bạch Đằng, P.2, Q.Bình Thạnh) - cũng là cây xăng của Công ty CP cơ khí xăng dầu. Chúng tôi nhanh chóng tấp vào quán cà phê “cóc” cạnh cây xăng để quan sát quy trình giao hàng và bí mật ghi hình. Việc kiểm tra diễn ra qua loa, nhân viên kiểm hàng của cây xăng chỉ nhìn lướt các hầm xăng, hầu như không để tâm đến việc niêm nhựa đã bị cắt ra và quấn lại tạm bợ. Khi nhận thấy sự quan sát chăm chú của chúng tôi, nhân viên cây xăng cùng tài xế nhanh chóng tiến đến gần để nhìn. Ngay sau đó, một người mặc đồng phục Petrolimex yêu cầu chúng tôi nhích ra phía ngoài với lý do “tránh đường cho xe ra vào”, dù vị trí ngồi của PV hoàn toàn không ảnh hưởng đến hoạt động cây xăng. Sau đó, liên tiếp có 3 nhân viên cây xăng kéo ghế ngồi ngay phía trước nhằm che khuất tầm nhìn của chúng tôi. Các nhân viên cây xăng này “nhạy cảm” một cách bất thường trước sự quan sát của người lạ! Ngoài cây xăng Bạch Đằng, xe 57K-8275 còn cung cấp xăng dầu cho nhiều cây xăng khác trực thuộc Petrolimex, như cây xăng đại học Nông Lâm (QL1A, Q.Thủ Đức), Sông La (114/7A khu phố Chiêu Liêu, P.Tân Đông Hiệp, Dĩ An, Bình Dương), Tân Bình (cụm công nghiệp Tân Bình, P.Tân Bình, Dĩ An, Bình Dương) 5 Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đeo bám xe 57K-9343 của Công ty TNHH thương mại dịch vụ vận tải hàng hóa Hiếu Phương xuất phát từ kho B của Tổng kho xăng dầu Nhà Bè đến “điểm pha chế” ở Q.7 rồi về giao hàng cho cây xăng Bình Chiểu (818 tỉnh lộ 43, khu phố 3, P.Bình Chiểu, Q.Thủ Đức) - đây là cây xăng tư nhân làm đại lý cho PetroVietnam. Điều này cho thấy, xăng dỏm, xăng “bẩn” có thể tồn tại ở bất kỳ cây xăng nào dù lớn hay nhỏ, của nhà nước hay tư nhân. Bất chấp để thu lợi Theo tìm hiểu của Thanh Niên, tài xế xe bồn có vô số mánh lới để che giấu thủ thuật “rút ruột” và pha chế xăng. Theo quy trình chuẩn, trước khi xuất hàng, bao giờ nhân viên tổng kho cũng giữ lại một mẫu xăng, khi xe đến cây xăng giao hàng, nhân viên đại lý tiếp tục giữ một mẫu khác để phòng khi sự cố xảy ra, cơ quan quản lý sẽ kiểm nghiệm và đối chiếu 2 mẫu xăng này. Do đó, tài xế thường “thủ” bằng cách chỉ “rút ruột” và pha chế 2 trong số 4 hầm đựng xăng trên xe, sau đó lấy mẫu xăng ở hầm không pha chế. Với thủ thuật này, khi đổ xăng từ xe “làm bùa” vào bồn chứa của cây xăng, lượng xăng từ 4 hầm sẽ hòa trộn vào nhau, và trộn lẫn với xăng sạch do các xe khác chở đến, lúc này “vàng thau lẫn lộn”, các cơ quan chức năng muốn truy trách nhiệm cũng “bất khả thi”. Tài xế còn “ăn gian” bằng cách thường giao hàng vào buổi trưa khi nhiệt độ tăng cao nhằm lợi dụng độ giãn nở của xăng. Với điều kiện đó, dù “rút ruột” hàng trăm lít xăng nhưng chỉ cần bù vào một lượng nhỏ chất lỏng khác, phần thiếu hụt còn lại sẽ được làm đầy khi xăng giãn nở bởi nhiệt. Thực tế, xăng dầu trữ tại tổng kho vốn sạch, nhưng với quy trình kiểm soát lỏng lẻo, lượng xăng dầu này dễ dàng bị pha chế, “làm bùa” ở bất kỳ công đoạn nào trước khi thực sự đến được với người tiêu dùng, đặc biệt là ở công đoạn vận chuyển. Hiện nay, việc dùng niêm chì, niêm nhựa để quản lý chất lượng xăng dầu đã hoàn toàn bị vô hiệu hóa. Vì thường có sự “bắt tay” giữa tài xế và doanh nghiệp vận tải (DNVT) với nhân viên kiểm hàng nên các xe đã đứt niêm chì vẫn có thể vô tư giao hàng tại cây xăng. Chưa kể, dân trong nghề vận tải có thể dễ dàng tìm mua đủ “bộ đồ nghề” từ niêm chì, niêm nhựa, 6 đồ bấm niêm tại các chợ dân sinh trên đường Nguyễn Công Trứ, Ký Con (Q.1) Đi sâu phân tích, sẽ thấy mánh làm ăn gian lận này đã mang lại món lợi khổng lồ cho tài xế và DNVT. Với mức “rút ruột” mỗi xe từ 400 - 500 lít, sau đó bán rẻ lại cho các “điểm pha chế” với giá 16.000 - 17.000 đồng/lít, cứ mỗi chuyến, tài xế có thể ung dung đút túi 7 - 8 triệu đồng. Nếu chạy thường xuyên, số tiền bất chính thu được có thể lên đến hàng trăm triệu đồng/tháng. Riêng các DNVT tư nhân được “ăn” đến 2 lần lợi nhuận. Bởi cùng với lợi nhuận từ hợp đồng vận tải xăng dầu cho khách hàng, các DNVT này đồng thời hưởng lợi bất chính từ việc “rút ruột” xăng dầu của những khách hàng đã bỏ tiền thuê mình chở hàng. Ăn cắp xăng dầu ngay ngoài đường Tình trạng “rút ruột” xăng dầu không chỉ diễn ra bên trong các điểm dịch vụ mà còn được thực hiện ngang nhiên ngoài đường. Theo đúng “quy trình của ông chủ” là phải đưa xe chạy thẳng từ tổng kho tới bến bãi mới thực hiện việc rút trộm, pha trộn, thì một số tài xế của DNVT tư nhân không ngần ngại đỗ xe ngay dọc đường. Sau đó, vài người đàn ông tại các điểm đầu nậu thu mua xăng dầu lẻ bên lề đường nhanh chóng cùng tài xế xách can chui xuống gầm xe, tháo van xả xăng dầu vào đầy 4 - 6 can loại 50 lít. Động tác này diễn ra một cách thuần thục chỉ trong vòng ít phút rồi tài xế lại phóng xe bạt mạng tới kho bãi của DN để “rút ruột” lần hai trước khi pha trộn. Trong nhiều ngày theo dõi trên các tuyến đường Q.7 chúng tôi thường xuyên chứng kiến cảnh các tài xế xe bồn ngang nhiên “rút ruột” xăng dầu ngoài đường kiểu này. Phương Thanh - Trần Hơn 7 Ghi nhận của chúng tôi vào sáng qua 9.1, sau khi bài Kinh hoàng “công nghệ” xăng dỏm đăng trên Thanh Niên, toàn bộ “điểm pha chế” trên đường Huỳnh Tấn Phát - Hoàng Quốc Việt - Đào Trí đều án binh bất động, hoàn toàn không thấy bóng dáng một chiếc xe bồn nào chạy qua, dù trước đó, khu vực này tấp nập xe bồn qua lại Trước khi khởi đăng loạt bài hơn 1 tuần, PV Thanh Niên đã chủ động chuyển toàn bộ thông tin và tài liệu video clip về quy trình pha chế xăng dầu dỏm cho Cục CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (C46) - Bộ Công an, cơ quan phía Nam. Nguốn http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120108/kinh-hoang-cong-nghe-xang-dom.aspx Nguốn http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120110/kinh-hoang-cong-nghe-xang- dom-ky-2-hang-tram-nghin-lit-moi-ngay.aspx 10.1.2012 Bài đọc 2: Vụ đại biểu Quốc hội bỏ mặc người bị nạn: “Trời mưa nên tôi không nhìn thấy” Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120110/vu-dai-bieu-quoc-hoi-bo-mac- nguoi-bi-nan-troi-mua-nen-toi-khong-nhin-thay.aspx ngày 10.1.2012 Như Thanh Niên đã phản ảnh, khoảng 18 giờ ngày 2.1, ông Nguyễn Văn Bình (41 tuổi, ở xã Hòa Phong, H.Tây Hòa, Phú Yên) điều khiển xe máy 78F7-4121 chở ông Nguyễn Văn Cần (54 tuổi, ở cùng xã) lưu hành hướng tây - đông trên QL29. Khi đến địa điểm giữa thôn Mỹ Thạnh Trung và Mỹ Thạnh Đông (xã Hòa Phong), thì xe máy do ông Bình điều khiển đã va chạm với xe ô tô du lịch 78K-002.59 do ông Y Thông - đại biểu Quốc hội khóa 13 của tỉnh Phú Yên - điều khiển, lưu hành theo hướng đông - tây. Hậu quả, ông Bình và ông Cần bị thương, được người dân đưa đi cấp cứu. Trao đổi qua điện thoại, ông Y Thông giải thích: “Lúc đó trời mưa to, có người chạy xe máy tông thẳng vào bên hông xe ô tô của tôi làm vỡ kính chiếu hậu. Tôi có nhìn lại nhưng không thấy ai do kính chiếu hậu bị rớt. Tôi cũng đã giảm ga, hạ kính cửa xe để 8 nhìn lại cho kỹ nhưng không thấy ai hết, nên tôi chạy thẳng về H.Sông Hinh luôn. Hôm sau, công an lên hỏi thì tôi cũng khẳng định hồi hôm có va chạm”. Trả lời câu hỏi vì sao lúc đó ông không dừng xe lại để kiểm tra, xem tại hiện trường có ai bị tai nạn gì không, ông Y Thông thanh minh: “Lúc đó tôi nghĩ người điều khiển xe máy va chạm vào làm hư xe, sợ tôi bắt đền nên họ đã chạy đi luôn, chứ không phải tôi bỏ chạy”. Trong khi đó, ông Bình cho hay: “Bà Ksor H’Ring (vợ ông Y Thông) đã đến thăm, đưa tôi 5,5 triệu đồng và đưa ông Cần 9,1 triệu đồng, rồi đưa giấy bãi nại viết sẵn để tôi ký vào. Tui đã ký vào giấy bãi nại”. Ngày 9.1, đại tá Huỳnh Trung Trực - Trưởng công an H.Tây Hòa, cho biết đã tạm giữ ô tô của ông Y Thông và đang tiến hành làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn. Đức Huy Bài đọc 3: Vụ 6 công an, bộ đội bị bắn trọng thương: Huyện Tiên Lãng giao đất tùy tiện? 10/01/2012 1:24 Trong khi luật Đất đai quy định thời hạn giao đất nuôi trồng thủy sản là 20 năm, nhưng UBND H.Tiên Lãng lại giao đất cho dân chỉ với 14 năm. Điều này gây nên khiếu kiện kéo dài và nảy sinh mâu thuẫn lớn khi chính quyền quyết định cưỡng chế. Chúng tôi có trong tay Quyết định giao đất nuôi trồng thủy sản cho ông Đoàn Văn Vươn, do Phó chủ tịch UBND H.Tiên Lãng khi đó là ông Cao Văn Tuy ký ngày 9.4.1997. Trong đó ghi rõ: Giao bổ sung 19,5 ha đất cho ông Đoàn Văn Vươn, thời hạn 14 năm tính từ ngày 14.10.1993. Trong quyết định này cũng không đề cập tới số tiền ông Vươn phải nộp cho chính quyền địa phương. 9 Trao đổi với PV Thanh Niên, GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường, phân tích: Luật Đất đai năm 1993 quy định thời hạn giao đất nuôi trồng thủy sản là 20 năm. Chính quyền địa phương không thể làm trái luật. Nếu trong quyết định của UBND H.Tiên Lãng ghi là 14 năm thì phải coi như là giao cho người dân trong 20 năm, tính từ ngày ký, tức là năm 1997. Trong quyết định ghi tính từ năm 1993 là không đúng quy định. Như vậy, thời hạn giao đất cho ông Vươn đến năm 2017 mới hết hạn. Ngoài ra, theo ông Võ, hạn mức giao đất tại khu vực như tại Hải Phòng chỉ là 2 ha, chính quyền huyện giao 19,5 ha là trái quy định. “Trong trường hợp này, phải xem khu đất được giao có phải là đất khai hoang, phục hóa không. Nếu đúng vậy, cần phải tìm hiểu quy định về công nhận đất khai hoang của UBND TP.Hải Phòng. Thông thường, ở một số địa phương, chính quyền có thể công nhận toàn bộ diện tích đất khai hoang của các cá nhân, tổ chức đã bỏ công sức, tiền của để khai hoang, phục hóa đất đưa vào sản xuất”, GS Đặng Hùng Võ cho biết. Chiều qua, đông đảo phóng viên đã chờ cả buổi tại trụ sở UBND H.Tiên Lãng với mục đích đề nghị Chủ tịch UBND huyện Lê Văn Hiền trả lời thông tin xung quanh vụ cưỡng chế đầm của ông Đoàn Văn Vươn tại xã Vinh Quang, H.Tiên Lãng. Tuy nhiên các phóng viên đã bị ông Hiền thẳng thừng từ chối vì “bận việc”. Theo tìm hiểu của chúng tôi, trong thời kỳ trước đây, UBND H.Tiên Lãng ra quyết định cho nhiều cá nhân, hộ gia đình nuôi trồng thủy sản, nhưng thời hạn giao đất rất tùy tiện. Có người được giao 4 năm, người được giao 10 năm, người 14 năm Một số chủ đầm cho biết vì UBND H.Tiên Lãng giao đất không đúng với thời hạn quy định của luật Đất đai nên các hộ đã nhiều lần đề nghị UBND huyện thực hiện giao đất nuôi trồng thủy sản theo đúng thời hạn 20 năm. Tuy nhiên, đề nghị của người dân đều không được UBND huyện chấp thuận. Vì vậy các hộ không đồng ý bàn giao lại diện tích đất đã được giao. Hải Sâm - Thanh Phong 10 [...]...Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120110/vu-6-cong-an-bo-doi-bi-ban- trong-thuong-huyen-tien-lang-giao-dat-tuy-tien.aspx 11 . Bài tập 4: về đạo đức kinh doanh - Phân tích case study Kinh hoàng công nghệ xăng dởm Gần đây rộ lên hiện tượng cháy xe máy, xe ôtô tại nhiều nơi gây thiệt hại về người và của. Một. http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120108 /kinh- hoang-cong-nghe-xang-dom.aspx Nguốn http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120110 /kinh- hoang-cong-nghe-xang- dom-ky-2-hang-tram-nghin-lit-moi-ngay.aspx 10.1.2012 Bài đọc. giao lại diện tích đất đã được giao. Hải Sâm - Thanh Phong 10 Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120110/vu-6-cong-an-bo-doi-bi-ban- trong-thuong-huyen-tien-lang-giao-dat-tuy-tien.aspx 11

Ngày đăng: 05/07/2015, 06:23

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan