Điện toán đám mây Tác tử phần mềm hướng tới dịch vụ điện toán thông minh

67 876 1
Điện toán đám mây Tác tử phần mềm hướng tới dịch vụ điện toán thông minh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN  Học Viên:BÙI THỊ MỸ DUYÊN Mã số CH1101079 Chuyên ngành: KHOA HỌC MÁY TÍNH Mã số: 60.48.01.01 TP Hồ Chí Minh – Năm 2015 Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt STT Chữ viết tắt Giải nghĩa 1. AI Artificial Intelligene 2. PEAS Performance Environment Actuators Sensors 3. FIPA Foundation for Intelligent, Physical Agents 4. MAS Multi Agent Systems 5. ITS Intelligent Transportation System 6. TSC Traffic Signal controller 7. PTMS- Parallel Transportation Management Systems 8. MA Management Agent 9. ATS Artificial Transportation System - Danh mục các bảng 2 Danh mục các hình vẽ, đồ thị MỞ ĐẦU Trải qua nhiều thế kỷ, các công cụ ngày càng tăng tinh vi đã được phát triển để phục vụ nhân loại. Công cụ vật chất như đục, búa, giáo, mũi tên, súng, xe đẩy, xe hơi, máy bay và tất cả đều có vị trí của mình trong lịch sử của nền văn minh. Nhân loại cũng đã phát triển các công cụ giao tiếp – nói ngôn ngữ, ngôn ngữ viết, và ngôn ngữ của toán học. Những công cụ này có không chỉ được dùng cho việc trao đổi và lưu trữ thông tin, nhưng cũng có cho phép sự biểu hiện của khái niệm mà chỉ đơn giản là không thể tồn tại bên ngoài ngôn ngữ. Trong vài thập kỷ qua đã chứng kiến sự xuất hiện của một công cụ mới – máy tính. Máy tính có thể thực hiện được những việc mà một người bình thường có thể thực hiện được nhưng nhanh hơn và đáng tin cậy hơn. Điều đó làm con người bỏ được sự chán ngắt của những công việc trước đây mà họ phải thực hiện bằng tay. Mặc dù các ứng dụng của máy tính là rất ấn tượng nhưng nó thực sự hoạt động khá đơn giản, và trong các ứng dụng đó máy tính vẫn chỉ là một máy thực hiện tính toán phức tạp. Ý tưởng mới là liệu ta có thể xây dựng một máy tính (hoặc một chương trình máy tính) có khả năng suy nghĩ, có khả năng thay thế con người hoàn toàn không? Tham vọng đó của chúng ta tạo ra một bước nhảy vọt trong nghiên cứu sáng tạo và là một thách thức lớn đối với những người làm trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Nghiên cứu trí tuệ nhân tạo là hướng tới xây dựng một máy như vậy và nâng cao sự hiểu biết của chúng ta về trí thông minh. Các thành quả sau cùng trong lĩnh vực này sẽ là xây dựng được một máy tính mà có thể bắt chước hoặc vượt qua khả năng suy nghĩ của con người, bao gồm cả lý luận, hiểu, trí tưởng tượng, nhận 3 dạng, sáng tạo và cảm xúc. Để đạt được đến điều đó còn là một sự thách thức lớn. Tuy nhiên một số thành công đã đạt được trong lĩnh vực này là bắt chước lĩnh vực cụ thể của hoạt động tinh thần của con người. Chẳng hạn, hiện nay máy có thể chơi cờ vua ở mức cao nhất, có thể giải thích câu nói, và để chẩn đoán trong y khoa, có thể hiểu và phân tích ngôn ngữ tự nhiên, dịch… Những thành công khiêm tốn, nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo, cùng với các ngành khoa học máy tính, đã dẫn đến sự phát triển của một số công cụ tính toán hữu ích. Những công cụ này có một loạt các ứng dụng tiềm năng. Các công cụ đặc biệt quan tâm có thể tạm chia giữa các hệ thống dựa trên tri thức, trí tuệ tính toán, và các hệ thống lai (hybrid). Hệ thống dựa trên tri thức bao gồm hệ chuyên gia và hệ thống quy tắc, hệ thống hướng đối tượng và khung cơ bản, và các tác tử thông minh.Trí thông minh tính toán bao gồm các mạng nơ ron thần kinh, giải thuật di truyền và các thuật toán tối ưu hóa khác. Kỹ thuật xử lý không chắc chắn, chẳng hạn như fuzzy logic, phù hợp với cả hai loại. Hệ thống dựa trên tri thức, trí tuệ tính toán, và các hệ thống lai của chúng được gọi chung ở đây là hệ thống thông minh. Một hệ thống là một phần nhỏ của vũ trụ mà chúng ta đang quan tâm. Nó có thể là tự nhiên như thời tiết hoặc do con người tạo ra như một chiếc ô tô, nó có thể là một đối tượng như một cái máy hoặc trừu tượng như một hệ thống bầu lãnh đạo chính trị. Môi trường xung quanh là tất cả mọi thứ khác mà tương tác với hệ thống. Hệ thống này đôi khi có thể được chia nhỏ hơn thành các hệ thống con, các hệ thống con đó cũng tương tác lẫn nhau. Mặc dù rất khó để định lượng sự thông minh của một hệ thống, nhưng có thể nhận thấy 2 mức độ thông minh thông qua một số đặc điểm mà nó có: - Thông minh thấp: là một hệ thống đơn giản, nó phải được “chỉ bảo” mọi thứ và cần những chỉ dẫn hoàn hảo, cần điều khiển ở mức thấp, các tham số phải được thiết lập, nó thường là một cái máy (cơ khí) 4 - Thông minh cao: thường là một hệ thống phức tạp, nó tự chủ ở một mức độ nhất định và cần một ít chỉ dẫn, xác định mục tiêu cho nó, đòi hỏi điều khiển ở mức cao, thích nghi, thực hiện các quyết định và lựa chọn – đó thường là một máy tính (máy vi tính). Giữa 2 mức độ trên có một sự liên tục, hầu hết các thiết bị trong thực tế đều thuộc loại này. Bởi vì định nghĩa rộng, tất cả những hệ thống điều khiển đều thông minh ở một mức độ nhất định và khía cạnh này chúng là tương tự. Tuy nhiên, hệ thống thông minh hơn có thể thao tác trên những tình huống phức tạp hơn và thực hiện những quyết định phức tạp hơn. Các lĩnh vực ứng dụng của hệ thống thông minh: Một số lĩnh vực đặc biệt mà hệ thống thông minh đã được áp dụng như sau: hệ thống công cụ hạ cánh, phi công tự động, hệ thống tránh va chạm, phanh chống khóa, túi khí thông minh, phương tiện giao thông thông minh, chẩn đoán y khoa, xử lý ảnh, phân tích dữ liệu thông minh, phân tích rủi ro tài chính, xử lý ngôn ngữ tự nhiên… Trong phạm vi bài khóa luận này tôi xin trình bày một số khái niệm có liên quan trong hệ thống thông minh: tác tử, đa tác tử, tác tử di động và môi trường phát triển tác tử di động, hướng nghiên cứu mới điện toán đám mây và tác tử phần mềm hướng tới dịch vụ điện toán thông minh, một ứng dụng nhỏ là thiết kế hệ thống giao thông thông minh dựa trên công nghệ điện toán đám mây kết hợp tác tử di động. Qua đây em xin chân thành cảm ơn Thầy GS TSKH Hoàng Văn Kiếm đã dẫn dắt cho em tiếp cận được với những kiến thức mới trong lĩnh vực công nghệ tri thức. Cũng xin cảm ơn các bạn cùng khóa đã động viên, khích lệ, chia sẻ tài liệu để tôi có thể hoàn thành khóa luận này. 5 Chương 1 – TỔNG QUAN 1.1 Giới thiệu Điện toán đám mây cung cấp những dịch vụ linh hoạt có hiệu suất cao, lưu trữ dữ liệu có khả năng mở rộng đến số lượng người dùng lớn và tăng lên mỗi ngày. Điện toán đám mây khuếch trương trường hoạt động của hệ thống điện toán phân tán bằng việc cung cấp những dịch vụ Internet tiên tiến, bổ sung và hoàn thiện đầy đủ các chức năng của điện toán phân tán được cung cấp bởi web, điện toán lưới và mạng ngang hàng( peer-to-peer networks). Trong thực tế, hệ thống điện toán đám mây cung cấp cơ sở hạ tầng với quy mô lớn cho máy tính hiệu suất cao tự động thích ứng với nhu cầu của người dùng và ứng dụng. Ngày nay, điện toán đám mây được sử dụng chủ yếu cho việc xử lí khối lượng công việc tính toán chuyên sâu và cung cấp khối lượng lớn cơ sở dữ liệu lưu trữ. Cả hai mục tiêu trên được liên kết với mục tiêu thứ ba là giảm tiềm năng quản lí và sử dụng. Cùng lúc đó, hệ thống đa tác tử(hệ thống đa nhân) đại diện cho một mô hình điện toán phân tán khác dựa vào tương tác đa tác tử có khả năng xử lí thông minh. Một tính năng quan trọng của những tác tử phần mềm là sự thông minh được thể hiện dựa vào phương pháp tập hợp trí tuệ nhân tạo cần sự hợp tác giữa giữa nhiều tác tử mà có thể hoạt động song song hay phân tán với máy tính để đạt được hiệu suất cao cho giải quyết những phức hợp lớn với thời gian vận hành ngắn. Mặc cho những khác biệt đó, điện toán đám mây và hệ thống đa tác tử chia sẻ nhiều vấn đề chung và những chủ đề khảo sát trên cả hai lĩnh vực có nhiều điểm chung đáng nghiên cứu. Nói một cách cụ thể, điện toán đám mây có thể đưa ra một cơ sở hạ tầng tính toán có năng suất, đáng tin cây, dễ dự báo và có khả năng mở rộng cho sự vận hành của hệ thống đa tác tử - thực hiện các tác tử phức hợp dựa vào các ứng dụng như khi mô hình hóa và mô phỏng các hệ thống phức tạp được cung cấp. Mặc khác, các tác tử phần mềm có thể được sử dụng như phần hợp thành cơ bản cho những công cụ thông minh trong điện toán đám mây làm 6 chúng dễ thích ứng, linh hoạt và tự chủ hơn trong nguồn quản lí, cung cấp dịch vụ và trong vận hành những ứng dụng với quy mô lớn. Một tác tử là một thực thể tính toán mà hoạt động của nó do một thực thể (hoặc nhiều thực thể) khác chịu trách nhiệm để làm một nhiệm vụ hay đạt được một mục đích cho trước. Hệ thống tác tử là các chương trình phần mềm khép kín thể hiện phạm vi kiến thức và năng lực có thể xử lí ở một mức độ độc lập nhất định để đưa ra các hoạt động cần thiết nhằm đạt được những mục đích cụ thể. Chúng được thiết kế để vận hành trong điều kiện môi trường thay đổi không ngừng. Mặc dù một tác tử riêng lẻ cũng có thể hoạt động để chạy được một nhiệm vụ cho cho trước, một mô hình tác tử được hình thành như một mô hình điện toán phân tán- một tập hợp tác tử tác động với nhau bằng cách trao đổi thông tin và hợp tác để thực hiện những nhiệm vụ tổng hợp các tương tác, trí tuệ, sự thích ứng và sự thay đổi không ngừng- là vấn đề quan trọng cần được giải quyết. Có nghĩa là thậm chí chúng ta có thể phân định rạch ròi một tác tử cô lập với các tác tử khác thì mô hình tác tử cũng có thể được khai thác hoành chỉnh nếu chúng ta xem những tác tử là những thực thể hoạt động trong một bộ sưu tập tác tử, do vậy bổ sung cho cái gọi là hệ thống mô hình hệ thống đa tác tử. Thực tế, khó để hình dung một tác tử sẽ tồn tại và hoạt động ra sao nếu chỉ là một thực thể đơn lẻ không hề tương tác với các tác tử khác (thực tế hay nhân tạo) trong môi trường. Ngoài ra các tác tử thông tin hoặc cái tác tử cá nhân đều được cho là hoạt động riêng lẻ trong giải quyết vấn đề, điều này chắc chắn sẽ được cải thiện trong khả năng xử lí và kết quả đạt được nếu hợp tác với những tác tử khác trong tiếp nhận thông tin để thi hành nhiệm vụ hoặc trao đổi tri thức để nâng cao vai trò và sự đóng góp của tác tử. Sự tương đồng và khác biệt trong các mô hình điện toán phân tán có thể được khai thác cho mục đích dựa vào chúng để sử dụng tổng hợp một số công nghệ. Ví dụ, những ứng dụng phân cấp dựa vào hệ thống đa tác tử có thể được phát triển trên hệ thống lưới hoặc trong mạng peer-to-peer. Đồng thời, các ứng dụng dựa vào 7 mạng lưới cảm biến có thể dùng các kĩ thuật phân tán thông minh thông qua một kênh của hệ thống đa tác tử có tính năng học tập và tái hoạt động. Hai cách thức chính để tích hợp việc sử dụng hệ thống các tác tử và đám mây. Cách đầu tiên là dựa vào nguyên tắc linh hoạt, thông minh, tái hoạt động và tự chủ của tác tử có thể được sử dụng trên nền tảng của điện toán đám mây, để sản xuất ra các giải pháp và dịch vụ đám mây tiên tiến cho ra đời chức năng và dịch vụ thông minh mà ngày nay vẫn chưa xuất hiện trên cơ sở hạ tầng của điện toán đám mây đương đại. Cách thứ hai là chú trọng vào ý tưởng điện toán đám mây có thể đưa ra một nền tảng lí tưởng có thể chạy được hệ thống đa tác tử cơ sở, các mô phỏng và các ứng dụng bởi nó có nguồn tài nguyên với số lượng sản xuất và lưu trữ lớn có thể được cấu hình thật năng động để chạy được hệ thống đa tác tử dựa trên phần mềm quy mô lớn ở một phạm vi chưa từng có. Trong những năm qua, nhiều môi trường lập trình tác tử - hỗ trợ các kiến trúc tác tử riêng biệt và cung cấp thư viện của tương tác giao thức như Jason, 3APL, JACK, Claim, SyMPA, JADE, Cougaar, Jadex, và ZEUS đã được phát triển. Ngoài ra, các phương pháp công nghệ phần mềm như Gaia, Tropos và AUML đã được thiết kế để phân tích và kiến tạo những hệ thống dựa vào tác tử. Những nỗ lực để tiêu chuẩn hóa các đặc tính và cơ sở của hệ thống tác tử đã được hoàn thành như với FIPA và KQML cho trao đổi thông tin liên tác tử. Các môi trường, bộ công cụ và phương pháp cho phép những công nghệ được bổ sung cho ứng dụng của hệ thống đa tác tử trên hệ thống tính toán truyền thống. Tuy nhiên, chúng sẽ càng thú vị hơn nếu chúng còn được trang bị sẵn cơ sở hạ tầng điện toán phân tán như điện toán lưới, điện toán đám mây hay mạng lưới peer-to-peer để củng cố cho sự phát triển ứng dụng của hệ thống đa tác tử với quy mô lớn đạt được hiệu suất và năng mở rộng cao. Tuy vậy, mặc cho tiềm năng về không gian chung nơi mà công nghệ tác tử và cơ sở hạ tầng điện toán đám mây được sử dụng hiệu quả để tạo ra những mô hình, kĩ thuật, hệ thống và ứng dụng tiên tiến thì cho đến ngày nay chỉ có một vài hoạt 8 động nghiên cứu có sử dụng cả hai công nghệ này. Trong các tài liệu, có một số lượng rất hạn chế văn bản nói về sự tích hợp giữa các tác tử và đám mây. 1.2 Cấu trúc bài khóa luận: Chương 1 trình bày tổng quát về nội dung bài khóa luận. Chương 2 trình bày các khái niệm về tác tử và đa tác tử. Trong chương 3 là phần trình bày về tác tử di động và môi trường phát triển tác tử di động. Chương 4 là khái niệm về điện toán đám mây, mối liên hệ giữa điện toán đám mây và tác tử phần mềm hướng tới dịch vụ điện toán thông minh. Đám mây thông minh cho hệ thống giao thông thông minh. Chương 2 – TÁC TỬ 2.1. Tác tử và tính chất của tác tử 2.1.1 Tác tử Khi thế giới thông tin mở rộng, người đang ngày càng trở nên ít có khả năng hành động theo số lượng thông tin ngày càng bùng nổ mà họ được tiếp cận. Một cách giải quyết vấn đề này là xây dựng tác tử thông minh hổ trợ, phần mềm phục vụ cho các nhiệm vụ cụ thể của chúng ta. Ví dụ, nếu bạn muốn tìm kiếm một trang web khi cung cấp một phần cụ thể của thông tin, bạn có thể sử dụng một tác tử thông minh để tư vấn một sự lựa chọn công cụ tìm kiếm và lọc các trang web cho bạn. Bằng cách này bạn được nhìn thấy chỉ có hai hoặc ba trang phù hợp với chính xác nhu cầu của bạn. Một tác tử thông minh loại này, được nhân cách hóa bằng cách học hỏi những thói quen và sở thích của bạn => được gọi là một tác nhân người dùng. Tương tự như vậy, phần lớn các giao dịch trên thị trường chứng khoán thế giới được thực hiện bởi các tác tử thông minh. Gặt hái những khoảng lợi ích từ 9 một số loại cổ phần nhờ việc xử lý dựa trên phản ứng nhanh chóng với những biến động giá nhỏ. Bởi vì thời gian để một thương nhân con người đồng hóa dữ liệu và đưa ra quyết định, sẽ làm cơ hội sẽ bị mất. Khi các tác tử thông minh cung cấp một cách để giảm bớt sự phức tạp trong thế giới thực, chúng cũng thực hiện đầy đủ vai trò tương tự như trong hệ thống máy tính. Khi hệ thống phần mềm trở nên lớn và phức tạp hơn, nó dần trở nên bất khả thi để duy trì chúng như hệ thống tập trung được thiết kế và thử nghiệm với mọi tình huống. Một phương pháp khác là để có những ý tưởng của phần mềm mô-đun hướng đến khả năng tối ưu của nó, cụ thể là, để biến các module thành các tác nhân tự chủ có thể đưa ra quyết định thông minh của mình trong một loạt các tình huống. Các tác tử này cho phép hệ thống phần lớn là tự quản, vì chúng có thể được cung cấp kiến thức để ứng phó trong tình huống cụ thể, chứ không phải được lập trình một cách rõ ràng để xử lý mọi tình huống có thể dự đoán. Lưu ý rằng không phải tất cả các tác tử đều là thông minh, định nghĩa cho một tác tử: “Một tác tử là một hệ thống máy tính được đóng gói đặt trong một số môi trường, và có khả năng linh hoạt, hành động tự chủ trong môi trường đó để đáp ứng các mục tiêu thiết kế của nó”. Từ định nghĩa này, chúng ta có thể thấy rằng ba đặc điểm chính của một tác tử là được quyền tự chủ, bền bỉ và khả năng tương tác với môi trường của nó. Tự chủ đề cập đến khả năng của một tác tử đưa ra quyết định riêng của mình dựa trên kinh nghiệm và hoàn cảnh riêng của mình, và để kiểm soát trạng thái bên trong của mình và hành vi. Định nghĩa hàm ý rằng những chức năng của tác tử bền bỉ trong môi trường của nó, nghĩa là, nó là bền bỉ theo thời gian. Tác tử cũng được đặt vào một tình thế, tức là, chúng đáp ứng các nhu cầu của môi trường và có khả năng làm theo điều đó. Tương tác với môi trường vật lý đòi hỏi phải nhận thức thông qua các bộ cảm biến, và hành động thông qua thiết bị truyền động hoặc cơ quan tác động. Tương tác với một môi trường phần mềm hoàn toàn là đơn giản hơn, chỉ cần truy cập và thao tác dữ liệu và các chương trình. 10 [...]... location =B then return Left 2.5.3 Phân loại kiến trúc tác tử Dựa vào đặc điểm của hàm tác tử, ánh xạ dãy cảm nhận tới hành động tương ứng, chia tác tử thành 4 loại: Tác tử phản xạ đơn giản, tác tử phản xạ có trạng thái, tác tử hướng mục đích, tác tử hướng lợi ích 2.5.3.1 Tác tử phản xạ đơn giản Hình 3: Lược đồ mô hình tác tử phản xạ đơn giản Tác tử phản xạ đơn giản hành động theo một qui tắc (luật)... tác tử giao tiếp với nhau thông qua phần mềm cơ bản Các tác tử chỉ giao tiếp trực tiếp với phần mềm cơ bản Cách giao tiếp giữa hai tác tử này bao gồm hai kết nối thực giữa các tác tử cần giao tiếp với phần mềm cơ bản Cách này hạn chế hơn và dễ bị thay đổi hơn Nếu một tác tử muốn truy xuất thông tin từ một cơ sở dữ liệu bên ngoài thì tác tử đó phải thông qua phần mềm cơ bản Phần mềm cơ bản sẽ truy xuất... việc mà tác tử yêu cầu (như tìm kiếm,…) sau đó trả kết quả về cho tác tử Phần mềm cơ bản của các hệ thống tác tử di động gồmcó ba tầng: tầng tác tử, tầng an ninh, tầng truyền thông: - Tầng tác tử cung cấp các tác vụ chính cho việc thi hành và kiểm tra của tất cả các tác tử trên máy Ngoài ra, nó cung cấp cho tất cả các tác tử môi trường làm việc và sự thi hành các tác tử độc lập với nhau Tầng tác tử -... tác tử không đáp ứng và tất nhiên, đó là một đặc điểm bên ngoài của tác tử 2.2.2 Chương trình tác tử Là chương trình hoạt động (chạy) trên kiến trúc thực tế của hàm f Bên trong, hàm tác tử của tác tử nhân tạo sẽ được thực hiện bởi một chương trình tác tử Điều quan trọng là phân biệt 2 khái niệm hàm tác tử và chương trình tác tử Hàm tác tử là một mô tả toán học trừu tượng, còn các chương trình tác tử. .. của tác tử Một tác tử thông thường có những đặc điểm sau: o Tính phản xạ: Tác tử có khả năng phản xạ kịp thời với các thay đổi trong môi trường mà tác tử cảm nhận được o Tính chủ động (hành động có mục đích): không chỉ phản xạ, tác tử còn phải biết chủ động tìm kiếm khả năng hành động hướng tới thực hiện mục tiêu được giao o Tính cộng đồng: Tác tử có khả năng tương tác với người dùng hoặc các tác tử. .. trường, có một hay nhiều tác tử cùng hoạt động (hợp tác hoặc cạnh tranh) không? Kiểu của môi trường có ảnh hưởng quyết định đối với việc thiết kế tác tử tác tử và môi trường trong thực tế thường có các đặc điểm: chỉ có thể quan sát được một phần, ngẫu nhiên, liên tiếp, thayđổi(động), liên tục, đa tác tử 2.5 Kiến trúc của tác tử Tác tử = kiến trúc + chương trình Chương trình tác tử phải phù hợp với kiến... của tác tử tại bất kỳ thời điểm hiện tại Trình tự percept của một tác tử là toàn bộ lịch sử về mọi thứ mà tác tử đó đã từng nhận được Nhìn chung, sự lựa chọn hành động của một tác tử tại thời điểm tức thời được đưa ra có thể phụ thuộc vào toàn bộ chuỗi percept được quan sát cho đến hiện tại Hình 1: Tác tử tương tác với môi trường thông qua bộ cảm biến và bộ truyền động 2.2.1 Hàm tác tử Hàm tác tử là... có sự đánh giá lợi ích đối với tác tử „Hàm lợi ích (utility function) là ánh xạ từ chuỗi các trạng thái của môi trường tới một giá trị số thực (thể hiện mức lợi ích đối với tác tử) 27 Hình 6: Mô hình tác tử hướng lợi ích 2.5.4 Khả năng học của tác tử Khả năng học cho phép tác tửcải thiện hiệu quả hoạt động của nó Bốn thành phần tạo nên một tác tử có khả năng học: - Thành phần hành động: đảm nhiệm việc... hoạt động của chính nó và thi hành các tác vụ độc lập với người dùng hoặc của tác tử khác Có nhiều hướng đánh giá sự tự trị của tác tử, trong đó hai đặc tính: hướng đích và 33 chủ động thường được dùng để đánh giá mức độ tự trị của tác tử Khả năng tự trị của tác tử chủ yếu đượcquyết định bởi tri thức trang bị cho tác tử  Tính thích nghi: Là khả năng của tác tử có thể thực thi trên những môi trường... hiện việc tích hợp các tác tử di động vào hệ thống và cung cấp đầy đủ các chức năng cơ bản cho tác tử di động hoạt động Phần mềm cơ bản là giao diện giữa tác tử di động và hệ điều hành của máy tính 35 Một tác tử di động có thể giao tiếp trực tiếp với các phần mềm cơ bản bằng cách yêu cầu một thủ tục mà phần mềm cơ bản cung cấp và nhận câu trả lời bằng các tham số trả về Các tác tử đang cùng hoạt động . thống thông minh: tác tử, đa tác tử, tác tử di động và môi trường phát triển tác tử di động, hướng nghiên cứu mới điện toán đám mây và tác tử phần mềm hướng tới dịch vụ điện toán thông minh, . về tác tử di động và môi trường phát triển tác tử di động. Chương 4 là khái niệm về điện toán đám mây, mối liên hệ giữa điện toán đám mây và tác tử phần mềm hướng tới dịch vụ điện toán thông minh. . dịch vụ điện toán thông minh. Đám mây thông minh cho hệ thống giao thông thông minh. Chương 2 – TÁC TỬ 2.1. Tác tử và tính chất của tác tử 2.1.1 Tác tử Khi thế giới thông tin mở rộng, người đang

Ngày đăng: 04/07/2015, 03:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Mục lục

  • Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

  • Danh mục các bảng

  • Danh mục các hình vẽ, đồ thị

  • MỞ ĐẦU

  • Chương 1 – TỔNG QUAN

    • 1.1 Giới thiệu

    • 1.2 Cấu trúc bài khóa luận:

    • Chương 2 – TÁC TỬ

      • 2.1. Tác tử và tính chất của tác tử

        • 2.1.1 Tác tử

        • 2.1.2. Đặc điểm của tác tử

        • 2.2. Tác tử và môi trường

          • 2.2.1 Hàm tác tử

          • 2.2.2 Chương trình tác tử

          • 2.3 Tính hợp lý – các tác tử hợp lý

            • 2.3.1 Các tác tử hợp lý

            • 2.3.2 Độ đo hiệu suất

            • 2.4 Môi trường công việc

              • 2.4.1. Xác định môi trường công việc

              • 2.4.2. Tính chất của môi trường công việc

              • 2.5 Kiến trúc của tác tử

                • 2.5.3 Phân loại kiến trúc tác tử

                  • 2.5.3.1 Tác tử phản xạ đơn giản

                  • 2.5.3.2 Tác tử phản xạ dựa trên mô hình

                  • 2.5.3.3 Tác tử hướng mục tiêu

                  • 2.5.3.4 Tác tử hướng lợi ích

                  • 2.5.4 Khả năng học của tác tử

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan