Nâng cao hiệu quả công tác kiểm định chất lượng giáo dục các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh bắc giang giai đoạn 2015 2020

54 1.9K 6
Nâng cao hiệu quả công tác kiểm định chất lượng giáo dục các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh bắc giang giai đoạn 2015   2020

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

HỌCVIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I LÊ TRƯỜNG SƠN NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG GIAI ĐOẠN 2015 - 2020 ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ 1 HÀ NỘI, THÁNG 5 NĂM 2015 HỌCVIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I ĐỀ ÁN NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG GIAI ĐOẠN 2015 - 2020 Người thực hiện: Lê Trường Sơn Lớp : B16 – 14 Chức vụ : Chuyên viên Đơn vị công tác : Sở Giáo dục và Đào tạo - tỉnh Bắc Giang Người hướng dẫn khoa học: ThS. Bùi Thị Thanh Hà 2 HÀ NỘI, THÁNG 6 NĂM 2015 MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU 1 1. Lý do xây dựng đề án 1 2. Mục tiêu của đề án 4 2.1. Mục tiêu chung 4 2.2. Mục tiêu cụ thể 4 3. Giới hạn của đề án……………………………………………………….4 B. NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN…………………………………………… 5 1. Cở sở xây dựng đề án………………………………………………… 5 1.1. Cơ sở khoa học ……………………….………………………………3 1.2. Cơ sở chính trị, pháp lý………………………… …………………… 9 1.3. Cơ sở thực tiễn……………………………………………………… 13 2. Nội dung thực hiện của đề án………………………………………… 16 2.1. Bối cảnh thực hiện đề án…………………………………………… 16 2.2. Nội dung cụ thể đề án cần giải quyết……………………………… 28 2.3. Các giải pháp thực hiện đề án………….…… …………………… 29 3. Tổ chức thực hiện……………….…………………………….………38 3.1. Phân công trách nhiệm thực hiện đề án……….…………….………… 38 3.2. Tiến độ thực hiện đề án…………………………….………….……… 39 3.3. Kinh phí thực hiện đề án……………………………………… ……….40 4. Dự kiến hiệu quả của đề án…………………………………….……… 41 4.1. Ý nghĩa thực tiễn của đề án 41 4.2. Đối tượng hưởng lợi của đề án 41 4.3. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đề án 42 C. KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 44 3 1. Kiến nghị 44 1.1. Kiến nghị với Bộ GD&ĐT 44 1.2. Kiến nghị với UBND tỉnh, huyện, thành phố và các cơ quan chức năng 44 1.3. Kiến nghị với Sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT ……………………… 45 1.4. Kiến nghị với trường mầm non …………………………… ….……45 2. Kết luận ………………………………… ………………………… 45 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 48 PHỤ LỤC ………………………………… ……………………………… 4 A - PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do xây dựng đề án Giáo dục mầm non là bậc học quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân của bất cứ một quốc gia nào, đồng thời là bậc học chuẩn bị tiền đề quan trọng cho trẻ em từ 0 đến 5 tuổi bước vào tiểu học. Tại nhiều quốc gia trên thế giới, việc kiện toàn và nâng cao chất lượng giáo dục mầm non (GDMN) là một nhiệm vụ hàng đầu của toàn xã hội. Tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục của Liên Hợp Quốc (UNESCO) khẳng định “GDMN tiềm tàng trong bản thân nó sức phát triển của loài người và là một nhân tố quan trọng trong chiến lược giáo dục cho mọi người”. Như vậy, công tác nâng cao chất lượng GDMN là một vấn đề hàng đầu cho mọi quốc gia. Chất lượng giáo dục (CLGD) là một vấn đề luôn được xã hội quan tâm vì tầm quan trọng hàng đầu của nó đối với sự nghiệp phát triển đất nước nói chung, sự nghiệp phát triển giáo dục nói riêng. Mọi hoạt động giáo dục được thực hiện đều hướng tới mục đích góp phần đảm bảo, nâng cao CLGD; phấn đấu để trở thành một nền giáo dục chất lượng cao. Mặc dù vậy, do tính chất phức tạp, đa dạng, nhiều chiều của vấn đề, hiểu đầy đủ về CLGD cũng như xác định quy trình, phương pháp, kĩ thuật đánh giá CLGD một cách khoa học, phù hợp với thực tiễn phát triển của xã hội, của giáo dục trong một hoàn cảnh cụ thể không phải là điều đơn giản. Các mô hình quản lý chất lượng, xếp theo cấp độ tiến bộ là kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và quản lý chất lượng tổng thể đã và đang được sử dụng trong giáo dục ở nhiều nước trên thế giới và từng bước được triển khai áp dụng ở Việt Nam. Hơn 10 năm qua, thực tế giáo dục trong nước đã chứng minh rằng: đảm bảo chất 5 lượng là mô hình thích hợp để quản lý CLGD. Trong đó, kiểm định chất lượng giáo dục (KĐCLGD) là một trong những hoạt động đảm bảo CLGD. KĐCLGD không những mang lại cho cộng đồng bằng chứng về chất lượng đào tạo mà còn mang lại cơ hội và động cơ để nâng cao chất lượng cho các trường đã qua kiểm định. Chính điều này là một trong những đặc điểm làm nên sự khác biệt giữa KĐCLGD với các mô hình quản lý CLGD khác (thanh tra giáo dục…). Tính chất, nhiệm vụ chủ yếu của đánh giá ngoài (ĐGN) là đánh giá đồng cấp, đánh giá kết quả tự đánh giá (TĐG), giúp cơ sở giáo dục (CSGD) nhận thấy rõ hơn các điểm mạnh, điểm yếu và đưa ra kế hoạch cải tiến chất lượng của mình hợp lý, thiết thực hơn. Đây là một đặc điểm hết sức quan trọng khiến cho KĐCLGD nhanh chóng hoà nhập được vào các hoạt động của CSGD trong một không khí làm việc thân thiện, cởi mở. Hiện nay, hệ thống kiểm định CLGD đối với GDMN ở nước ta đã bước đầu được hình thành. Mạng lưới CSGD phân bố rộng khắp trong cả nước, đa dạng hoá về loại hình trường. Nhờ có thông tin kiểm định CLGD chân thực, khách quan được cung cấp minh bạch mà học sinh, gia đình học sinh, các cơ quan, tổ chức xã hội biết được năng lực đảm bảo chất lượng của một CSGD để đặt lòng tin lựa chọn vào học tập ở CSGD chất lượng tốt, sẵn sàng trả tiền học phí tương ứng với CLGD được cung cấp. Cho đến nay, Bộ GD&ĐT đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về KĐCLGD; trong đó có: Chỉ thị số 46/2008/CT-BGDĐT ngày 05 tháng 8 năm 2008 về việc tăng cường công tác đánh giá và KĐCLGD, Thông tư số 07/2011/TT-BGDĐT ngày 17/02/2011 về việc ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá CLGD trường mầm non, Thông tư số 45/2011/TT- BGDĐT ngày 11/10/2011 về việc ban hành Quy định về quy trình và chu kỳ KĐCLGD trường mầm non, Thông tư số 25/2014/TT-BGDĐT ngày 07/8/2014 ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá CLGD, quy trình và chu 6 kỳ KĐCLGD trường mầm non, Các bộ tiêu chuẩn chất lượng do Bộ GD&ĐT ban hành là chuẩn quốc gia, mặc dù không ghi cụm từ “quốc gia” trong các bộ tiêu chuẩn chất lượng. Bằng nhận thức và ý thức sâu sắc về mục đích, ý nghĩa của công tác KĐCLGD, bằng việc triển khai công tác KĐCLGD một cách tích cực, khách quan, trung thực, toàn bộ các CSGD dần dần sẽ tạo ra được những chuyển biến mới, hình thành "văn hóa chất lượng" trong mỗi CSGD, mỗi cán bộ quản lý giáo dục, người dạy, người học để từ đó, CLGD được đảm bảo và không ngừng được cải tiến, nâng cao. Trong quản lý CLGD, KÐCLGD được coi là giải pháp, công cụ, phương tiện xây dựng "văn hóa chất lượng" của các CSGD, mục tiêu cuối cùng là phải làm cho mỗi CSGD đều hiểu rằng chất lượng là vấn đề sống còn của chính mình. Đặc biệt đối với các CSGD đang trên con đường đổi mới, phát triển, việc triển khai và tham gia tích cực vào quy trình KĐCLGD là một việc làm hết sức cần thiết để tự chứng minh khả năng, năng lực của mình một cách toàn diện. Sau gần 3 năm triển khai tại Bắc Giang, công tác KĐCLGD trường mầm non đã đạt được những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, công tác KĐCLGD trường mầm non còn tồn tại một số khó khăn và hạn chế. Một bộ phận cán bộ quản lý giáo dục các cấp và giáo viên trường mầm non chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của KĐCLGD; chất lượng báo cáo TĐG của nhiều trường chưa đạt yêu cầu, chưa phản ánh được chất lượng và thực tiễn của CSGD; một số địa phương chỉ đạo thiếu kiên quyết, không thực hiện triển khai đúng tiến độ, chưa quan tâm đúng mức đến công tác TĐG; việc xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ ĐGN chưa tương xứng và hiệu quả chưa cao; số trường mầm non được ĐGN còn thấp. 7 Với lý do trên tôi chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả công tác kiểm định chất lượng giáo dục các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2015 - 2020”. 8 2. Mục tiêu của đề án 2.1. Mục tiêu chung Nâng cao hiệu quả công tác kiểm định chất lượng giáo dục các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2015 – 2020 nhằm góp phần kiểm soát, quản lý, nâng cao CLGD mầm non, góp phần nâng cao chất lượng của ngành giáo dục tỉnh, hoàn thành nhiệm vụ của ngành. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Các trường mầm non trên địa bàn tỉnh hoàn thành báo cáo tự đánh giá, Sở GD&ĐT tiến hành đánh giá ngoài đối với các trường mầm non. - Đào tạo nâng cao và bồi dưỡng cấp chứng chỉ kiểm định viên cho cán bộ phòng GD&ĐT, các thành viên trong hội đồng tự đánh giá của các trường. - Kiểm tra, giám sát công tác cải tiến, nâng cao chất lượng sau đánh giá ngoài. Tiến hành đánh giá lại một số trường để nâng cao cấp độ. 3. Giới hạn của đề án - Đối tượng: Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác KĐCLGD đối với cơ sở GDMN. - Không gian: Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (gồm 1 thành phố và 9 huyện). - Thời gian: Đề án áp dụng trong thời gian 5 năm từ năm học 2015 – 2016 đến hết năm học 2019 – 2020. 9 B - NỘI DUNG 1. Cơ sở xây dựng đề án 1.1. Cơ sở khoa học 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản *Chất lượng Chất lượng là một phạm trù phức tạp thường gặp trong các lĩnh vực hoạt động, nhất là trong lĩnh vực hoạt động kinh tế, kỹ thuật, xã hội ngay trong từng lĩnh vực của đời sống con người. Chất lượng là một khái niệm quá quen thuộc với loài người ngay từ những thời cổ đại, tuy nhiên chất lượng cũng là một khái niệm gây nhiều tranh cãi. Theo tiêu chuẩn ISO, định nghĩa chất lượng là ‘‘ Chất lượng là khả năng của tập hợp các đặc tính của một sản phẩm, hệ thống hay quá trình để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các bên có liên quan”. * Chất lượng giáo dục Theo bàn luận ở trên, chất lượng được chú ý trên phạm vi toàn thế giới. và cũng là vấn đề được bàn luận nhiều nhất trong xã hội khi nói về giáo dục. Theo Nguyễn Đức Chính (2002), hội thảo về kiểm định CLGD đại học thế giới năm 2002 tại Paris đã đưa ra 6 quan điểm về CLGD như: (1) Chất lượng được đánh giá bằng đầu vào; (2) Chất lượng được đánh giá bằng đầu ra; (3) Chất lượng được đánh giá bằng giá trị gia tăng; (4) Chất lượng được đánh giá bằng giá trị học thuật; (5) Chất lượng được đánh giá bằng văn hóa riêng; (6) Chất lượng được đánh giá bằng kiểm toán [6]. Theo Lê Đức Ngọc (2010), CLGD được đánh giá qua mức độ đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra đối với một chương trình giáo dục [18]. Trong lĩnh vực giáo dục, chất lượng với đặc trưng là ‘‘con người” có thể hiểu là kết quả (đầu ra) của quá trình giáo dục và được thể hiện cụ thể ở các phẩm chất, giá trị và giá trị sức lao động hay năng lực hành nghề của người tốt nghiệp 10 [...]... với cơ sở giáo dục mầm non tại tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2015 - 2020 Các giải pháp xuất phát từ thực tiễn, giải quyết các vấn đề của thực tiễn công tác KĐCLGD mầm non tại tỉnh Bắc Giang hiện nay Cụ thể là: - Đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn, chất lượng và hiệu quả công tác KĐCLGD trong GDMN của Sở GD&ĐT 34 - Bồi dưỡng, nâng cao về nhận thức và việc thực hiện công tác KĐCLGD cho cán bộ, giáo. .. giáo dục Đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên ở bậc học GDMN luôn nhiệt huyết, có tinh thần trách nhiệm cao, yêu nghề, mến trẻ, tích cực tự học, tự rèn luyện, trau dồi kiến thức nghiệp vụ chuyên môn, tỷ lệ giáo viên đạt trên chuẩn rất cao 24 2.1.2 Thực trạng công tác kiểm định chất lượng giáo dục đối với các cơ sở giáo dục tỉnh Bắc Giang 2.1.2.1 Công tác kiểm định chất lượng giáo dục của tỉnh Bắc Giang. .. tuân thủ đúng theo các tiêu chuẩn quy định và quy trình đánh giá ngoài Kết thúc năm học, toàn tỉnh đã có 243 trường đánh giá ngoài và công nhận đạt các cấp độ về chất lượng giáo dục Trong đó Giáo dục mầm non có 92 trường được đánh giá ngoài và công nhận đạt tỷ lệ 33,6% 2.1.2.1 Thực trạng công tác kiểm định chất lượng giáo dục đối với cơ sở giáo dục mầm non tỉnh Bắc Giang Những số liệu cơ bản trong 3 năm... chất lượng chưa đảm bảo Xuất phát từ thực tiễn GD&ĐT, từ những định hướng của Đảng và Nhà nước đối với GD&ĐT nói chung và từ đặc điểm phát triển của các trường mầm non nói riêng, tôi xây dựng đề án nâng cao hiệu quả công tác KĐCLGD các cơ sở GDMN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2015 -2020 2 Nội dung thực hiện của đề án 2.1 Bối cảnh thực hiện đề án 2.1.1 Tình hình giáo dục mầm non tỉnh Bắc Giang. .. * Công tác tự đánh giá cơ sở giáo dục Sở GD&ĐT chỉ đạo 100% các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Bắc Giang triển khai công tác tự đánh giá theo tiêu chuẩn, tiêu chí của Bộ GD&ĐT Hướng dẫn phòng GD&DT các huyện, thành phố, các trường Trung học phổ thông, dân tộc nội trú, các Trung tâm Giáo dục thường xuyên – dạy nghề nâng cao nhận thức về công tác KĐCLGD; đẩy mạnh chỉ đạo, kiểm tra, rà soát, thẩm định. .. thay đổi cách nhìn nhận về công tác quản lý và chỉ đạo, nâng tầm nhìn chiến lược của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, tăng cường năng lực quản lý chỉ đạo và tổ chức các hoạt động giáo dục Các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng đã trở thành mục tiêu phấn đấu nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của CSGD Công tác TĐG của các trường, bước đầu đã có tác dụng đến việc nâng cao chất lượng dạy và học; các trường... chu kỳ KĐCLGD trường mầm non Như vậy, KĐCLGD trường mầm non bao gồm công tác TĐG và ĐGN, là một quá trình thu thập thông tin một cách hệ thống về thực trạng của trường mầm non để từ đó đưa ra những nhận định xác thực dựa trên cơ sở các thông tin thu được, làm cơ sở đề xuất những giải pháp cải tiến nhằm nâng cao chất lượng của trường mầm non 1.2 Cơ sở chính trị, pháp lý Giáo dục mầm non là mắt xích đầu... đối với các cơ sở GDMN 2.3 Các giải pháp thực hiện đề án Xuất phát từ thực tiễn GD&ĐT, từ những định hướng của Đảng và Nhà nước đối với GD&ĐT nói chung và từ đặc điểm phát triển của các trường mầm non, tôi xin đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác KĐCLGD đối với cơ sở GDMN như sau: 2.3.1 Đẩy mạnh tuyên truyền về công tác đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục đối với cơ sở giáo dục * Nội... viên mầm non, từ đó góp phần phát triển nhà trường trong mọi hoạt động - Xây dựng kế hoạch và đảm bảo việc thực hiện các nội dung, các quy định, quy chế trong công tác kiểm tra, giám sát, hỗ trợ công tác TĐG và ĐGN của các cơ sở giáo dục mầm non - Ban hành các văn bản đảm bảo thực hiện các chính sách, công cụ hỗ trợ Chỉ đạo các phòng GD&ĐT và các trường mầm non xây dựng, thực hiện các chính sách, công. .. CSGD đối với chất lượng của mình và đối với công luận * Kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non là hoạt động đánh giá (bao gồm TĐG và ĐGN) để xác định mức độ trường mầm non đáp ứng các tiêu chuẩn đánh giá CLGD và việc công nhận trường mầm non đạt tiêu chuẩn CLGD của cơ quan quản lý nhà nước TĐG của trường mầm non là hoạt động tự xem xét, kiểm tra, đánh giá của trường mầm non để xác định mức độ . Bắc Giang giai đoạn 2015 - 2020 . 8 2. Mục tiêu của đề án 2.1. Mục tiêu chung Nâng cao hiệu quả công tác kiểm định chất lượng giáo dục các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai. VỰC I LÊ TRƯỜNG SƠN NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG GIAI ĐOẠN 2015 - 2020 ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH. xứng và hiệu quả chưa cao; số trường mầm non được ĐGN còn thấp. 7 Với lý do trên tôi chọn đề tài Nâng cao hiệu quả công tác kiểm định chất lượng giáo dục các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh

Ngày đăng: 03/07/2015, 23:57

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan