MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC HÀNG NĂM Ở TRƯỜNG MẦM NON HOA MAI THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN – TỈNH ĐIỆN BIÊN

23 3.4K 10
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC HÀNG NĂM Ở TRƯỜNG MẦM NON HOA MAI THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN – TỈNH ĐIỆN BIÊN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC HÀNG NĂM Ở TRƯỜNG MẦM NON HOA MAI THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN – TỈNH ĐIỆN BIÊN PHẦN A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là nền tảng đầu tiên của ngành Giáo dục đào tạo. Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non tốt có tác dụng rất lớn đến chất lượng giáo dục ở bậc học tiếp theo. Giáo dục mầm non có mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng nhầm giáo dục toàn diện cho trẻ về thể chất, tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ, trí tuệ là cơ sở để hình thành nên nhân cách con người mới XHCN Việt Nam và chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ bước vào trường tiểu học được tốt. Như Bác Hồ kính yêu đã nói: “ Giáo dục mầm non tốt sẽ mở đầu cho một nền giáo dục tốt”. Trường mầm non có nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục các cháu, bồi dưỡng cho các cháu trở thành người công dân có ích. Vì vậy, trường mầm non có nhiệm vụ giáo dục trẻ có được những thói quen học tập, sinh hoạt hàng ngày. Muốn thực hiện được điều đó, trước hết người quản lý chỉ đạo phải toàn diện và về chuyên môn phải nhận thức đúng về nhiệm vụ, yêu cầu của ngành học, đồng thời nắm vững các chỉ tiêu, kế hoạch của Ngành học giao cho. Như vậy, muốn nâng cao chất lượng, đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ của bậc mầm non thì việc xây dựng kế hoạch nói chung và việc xây dựng kế hoạch nhiệm vụ năm học nói riêng là công cụ hết sức quan trọng và cần thiết, bởi công tác Giáo dục là một chức năng lớn trong Quản lí Giáo dục nói riêng trong Quản lí nhà trường nói chung. Khi nghiên cứu về kế hoạch các nhà khoa học đã khẳng định: “Xây dựng kế hoạch có một vai trò hết sức quan trọng, ảnh hưởng đến công việc; Không có kế hoạch một doanh nghiệp hay bất kỳ một tổ chức nào khác sẽ cho con thuyền không lái chỉ chạy vòng quanh”. Lập kế hoạch sơ sài có lẽ vẫn là nguyên nhân gây ra nhiều thất bại trong quản lí. Xây dựng kế hoạch rất quan trọng trong việc điều hành quản lý, trong đó xây dựng kế hoạch hàng năm càng quan trọng hơn.

LỜI CẢM ƠN Nhân dịp hoàn thành tiểu luận lớp Bồi dưỡng Quản lí Giáo dục Mầm non, cho phép em được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Nguyễn Song Bình- Th.s -Hiệu trưởng trường Cao đẳng sư phạm tỉnh Điện Biên cùng toàn thể các thầy cô giáo trong khoa bồi dưỡng trường Cao đẳng sư phạm tỉnh Điện Biên, là người đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu đề tài này một cách thuận lợi, các thầy cô luôn bên cạnh để đóng góp, giúp đỡ những thiếu sót những khuyết điểm em mắc phải trong công tác quản lí và đề ra hướng giải quyết tốt nhất để từ đó em nhận đề tài đến khi hoàn thành tiểu luận của mình. Em xin chân thành cô giáo Lò Thị Quyến là giáo viên chủ nhiệm lớp Bồi dưỡng cán bộ Quản lí lớp Mầm non. Cảm ơn các thầy giáo cô giáo trong Ban giám hiệu, trong khoa Bồi dưỡng trường Cao đẳng sư phạm tỉnh Điện Biên đã cho em nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong công tác quản lí để làm đề tài. Trong quá trình làm tiểu luận do điều kiện công tác, thời gian cũng như kinh nghiệm nghiên cứu có hạn để tiểu luận được hoàn thành mang tính khả thi. Em kính mong được sự giúp đỡ, góp ý kiến quý báu của thầy cô giáo. Cuối cùng em xin kính chúc quý thầy cô luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, thành công trong mọi lĩnh vực. Em xin chân thành cảm ơn! Điện biên, ngày 28 tháng 6 năm 2012 Người thực hiện tiểu luận 1 MỤC LỤC PHẦN A. PHẦN MỞ ĐẦU 1 Lí do chọn đề tài 2 Mục đích nghiên cứu 3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4 Phạm vi nghiên cứu 5 Nhiệm vụ nghiên cứu 6 Phương pháp nghiên cứu PHẦN B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN 1 Các khái niệm có liên quan 2 Các quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước 3 Mục tiêu của công tác chỉ đạo 4 Mục đích ý nghĩa của công tác xây dựng kế hoạch hàng năm 5 Nội dung CHƯƠNG II. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NĂM HỌC HẰNG NĂM Ở TRƯỜNG MẦM NON HOA MAI THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN – TỈNH ĐIỆN BIÊN 1 Đặc điểm tình hình nhà trường 2 Thực trạng công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch ở trường mầm non Hoa Mai thành phố Điện Biên - Tỉnh Điện Biên CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NĂM HỌC HÀNG NĂM Ở TRƯỜNG MẦM NON HOA MAI THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN – TỈNH ĐIỆN BIÊN 1 Giáo dục nhận thức quan điểm về công tác xây dựng kế hoạch năm học 2 Giải pháp tổ chức thực hiện xây dựng kế hoạch 3 Giải pháp xây dựng kế hoạch xác định mục tiêu quản lí một cách cụ thể 4 Xây dựng mối quan hệ công tác tích cực giữa Hiệu trưởng PHẦN C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1 Kết luận 2 Khuyến nghị 2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC HÀNG NĂM Ở TRƯỜNG MẦM NON HOA MAI THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN – TỈNH ĐIỆN BIÊN PHẦN A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là nền tảng đầu tiên của ngành Giáo dục đào tạo. Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non tốt có tác dụng rất lớn đến chất lượng giáo dục ở bậc học tiếp theo. Giáo dục mầm non có mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng nhầm giáo dục toàn diện cho trẻ về thể chất, tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ, trí tuệ là cơ sở để hình thành nên nhân cách con người mới XHCN Việt Nam và chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ bước vào trường tiểu học được tốt. 3 Như Bác Hồ kính yêu đã nói: “ Giáo dục mầm non tốt sẽ mở đầu cho một nền giáo dục tốt”. Trường mầm non có nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục các cháu, bồi dưỡng cho các cháu trở thành người công dân có ích. Vì vậy, trường mầm non có nhiệm vụ giáo dục trẻ có được những thói quen học tập, sinh hoạt hàng ngày. Muốn thực hiện được điều đó, trước hết người quản lý chỉ đạo phải toàn diện và về chuyên môn phải nhận thức đúng về nhiệm vụ, yêu cầu của ngành học, đồng thời nắm vững các chỉ tiêu, kế hoạch của Ngành học giao cho. Như vậy, muốn nâng cao chất lượng, đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ của bậc mầm non thì việc xây dựng kế hoạch nói chung và việc xây dựng kế hoạch nhiệm vụ năm học nói riêng là công cụ hết sức quan trọng và cần thiết, bởi công tác Giáo dục là một chức năng lớn trong Quản lí Giáo dục nói riêng trong Quản lí nhà trường nói chung. Khi nghiên cứu về kế hoạch các nhà khoa học đã khẳng định: “Xây dựng kế hoạch có một vai trò hết sức quan trọng, ảnh hưởng đến công việc; Không có kế hoạch một doanh nghiệp hay bất kỳ một tổ chức nào khác sẽ cho con thuyền không lái chỉ chạy vòng quanh”. Lập kế hoạch sơ sài có lẽ vẫn là nguyên nhân gây ra nhiều thất bại trong quản lí. Xây dựng kế hoạch rất quan trọng trong việc điều hành quản lý, trong đó xây dựng kế hoạch hàng năm càng quan trọng hơn. Hằng năm trong ngành Giáo dục, từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, sở Giáo dục và Đào tạo đến phòng Giáo dục và Đào tạo đều có các văn bản hướng dẫn kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học đế từng bậc học, cấp học. Trong Quản lí trường học thì xây dựng kế hoạch là chức năng đầu tiên và cũng là chức năng nền tảng. Nếu xây dựng một bản kế hoạch chặt chẽ, phù hợp và tổ chức thực hiện kế hoạch một cách khoa học sẽ hạn chế sự bất ổn định trong quá trình tổ chức, giúp cho người Hiệu trưởng nhìn thấy những thây đổi từ bên ngoài, tạo khả năng thực hiện công việc một cách hiệu quả nhất, tập trung được sự cố gắng của mọi người vào việc thực hiện nhiệm vụ năm học. Khi có kế hoạch sẽ giúp cho Hiệu trưởng dễ dàng thực hiện các chức năng quản lí khác. Để hoạt động của nhà trường đạt hiệu quả, ngay từ đầu năm học, Hiệu trưởng phải xây dựng 4 một bản kế hoạch đầy đủ, chi tiết, phù hợp với điều kiện hiện có của nhà trường, yêu cầu kế hoạch của ngành đề ra. Nó quyết định đến hoạt động giáo dục nói riêng và hoạt động quản lí nói riêng. Thực tế cho thấy, công tác xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học trong nhiều năm qua của một số trường chưa được quan tâm đúng mức, còn mang tính hình thức, thực hiện chưa thật đầy đủ theo tinh thần các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của ngành, chưa phù hợp với thực tế của nhà trường và địa phương. Do đó bản kế hoạch phần lớn là sản phẩm riêng của hiệu trưởng chứ chưa tập chung được chí tuệ của tập thể nên chưa có tác dụng tích cực thúc đẩy các hoạt động trong nhà trường và làm giảm hiệu lực công tác Quản lí của Hiệu trưởng. Trường mầm non Hoa Mai thành phố Điện Biên - đơn vị em đang công tác, việc xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học hằng năm đã được tiến hành thường xuyên nhưng hiệu quả chưa cao vì chưa có kế hoạch khả thi và giải pháp cụ thể. Vì vậy, em chọn đề tài: “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học hằng năm ở Trường mầm non Hoa Mai thành phố Điện Biên” làm đề tài nghiên cứu trong khóa học quản lí Giáo dục trường học năm 2012. 2. Mục đích nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích: Xem xét lại việc thực hiện, xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học hằng năm của Hiệu trưởng tại Trường mầm non Hoa Mai thành phố Điện Biên trong những năm học vừa qua. Từ đó, đưa ra những biện pháp tích cực, nhằm thực hiện tốt công tác xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học để nâng cao hiệu lực quản lí trường học của Hiệu trưởng. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu: a) Khách thể nghiên cứu: Tất cả cán bộ, giáo viên và nhân viên Trường mầm non Hoa Mai thành phố Điện Biên – tỉnh Điện Biên. b) Đối tượng nghiên cứu: 5 Nghiên cứu về biện pháp xây dựng dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học tại Trường mầm non Hoa Mai thành phố Điện Biên những năm học vừa qua. 4. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu công tác xây dựng dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học tại Trường mầm non Hoa Mai thành phố Điện Biên từ năm học 2011-2012 đến nay. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để nghiên cứu đề tài này một cách khoa học và đạt kết quả em đã đề ra các nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu lí luận về chức năng Quản lí Giáo dục trường học, chức năng Quản lí Giáo dục của Hiệu trưởng trường mầm non. - Tìm hiểu thực tế việc xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học tại Trường mầm non Hoa Mai thành phố Điện Biên. Trên cơ sở đó rút ra những mặt mạnh và bài học kinh nghiệm thiết thực nhằm nâng cao hiệu lực Quản lí trường học của Hiệu trưởng. - Trên cơ sở xác định được nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót để đề ra những giải pháp tích cực nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học hằng năm một cách khoa học và hiệu quả ở trường học. 6. Phương pháp nghiên cứu: a) Phương pháp phân tích tổng hợp: Nghiên cứu tài liệu: Chuyên đề “xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch trong trường mầm non”. Nghiên cứu thực tế công tác Quản lí Giáo dục ở cơ sở nhà trường trong việc thực hiện tác xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học hằng năm ở trường mầm non để thấy rõ thực trạng, nguyên nhân, tổng hợp để đánh giá khái quát, để rút ra các bài học, đề ra các giải pháp. b) Phương pháp nghiên cứu tác động: 6 Xác định vấn đề, tác động việc lập kế hoạch chỉ đạo Quản lí của Hiệu trưởng tới tập thể cán bộ giáo viên công nhân viên, tập thể học sinh và đánh giá kết quả sau tác động. c) Phương pháp điều tra: Sử dụng phiếu điều tra (phiếu thăm dò, phiếu trắc nghiệm, phiếu khảo sát ) thu thập thông tin cần thiết để làm căn cứ xác định nguyên nhân những hạn chế, thiếu sót trong công tác kiểm tra nội bộ trường học của Hiệu trưởng. PHẦN B. NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN I. Các khái niệm liên quan: 1. Chức năng Quản lí Giáo dục: Chức năng của Quản lí Giáo dục là một dạng hoạt động chuyên biệt, thông qua đó chủ thể quản lí tác động vào khách thể quản lí nhằm thực hiện một mục tiêu quản lí Giáo dục nhất định. Các chức năng Quản lí Giáo dục: + Chức năng kế hoạch + Chức năng tổ chức + Chức năng chỉ đạo + Chức năng kiểm tra 2. Chức năng chỉ đạo của quản lí giáo dục: Được xác định từ việc điều hành và hướng dẫn các hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu có chất lượng và hiệu quả . Thực chất của chức năng chỉ đạo là quá trình tác động và ảnh hưởng của chủ thể quản lí tới những người khác nhằm biến những yêu cầu chung của tổ chức, hệ thống Giáo dục và nhà trường thành nhu cầu của toàn cán bộ công chức, trên cơ sở đó mọi người tích cực, tự giác và mang hết khả năng để làm việc. Do vậy chức năng chỉ đạo là cơ sở để phát huy các động lực cho việc thực hiện các mục tiêu quản lí và góp phần tạo nên chất lượng và hiệu quả của các hoạt động. 3. Kế hoạch trong Quản lí Giáo dục và Quản lí nhà trường: Chức năng kế hoạch là quá trình xác định các mục tiêu phát triển Giáo dục và quyết định các biện pháp tốt nhất để thực hiện mục tiêu đó. Nó có vai trò khởi đầu, định hướng cho toàn bộ các hoạt động của quá trình quản lí và là cơ sở 7 để huy động tối đa các nguồn lực cho việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của tổ chức, đơn vị và từng cá nhân. 4. Mục tiêu Quản lí Giáo dục và Đào tạo: Phát triển mọi mặt của một cơ sở Giáo dục; về đội ngũ sư phạm; về cơ sở vật chất kỹ thuật; về tổ chức và Quản lí. Đảm bảo quyền học tập của học sinh ngành học, cấp học, lớp học đúng chỉ tiêu, đúng tiêu chuẩn. Đảm bảo yêu cầu, chất lượng và hiệu quả đào tạo Phát triển tập thể sư phạm đủ, động bộ và nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ và đời sống. Đảm bảo quyền lao động của các cán bộ công nhân và chất lượng lao động. Xây dựng, sử dụng và bảo quản tốt cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ việc dạy và học. Xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản lí. Phát triển, hoàn thiện các mối quan hệ giữa cơ sở Giáo dục và xã hội để làm tốt công tác giáo dục thế hệ trẻ. 5. Thực hiện xây dựng kế hoạch trong trường mầm non: Trong trường mầm non thường có các kế hoạch: - Kế hoạch dài hạn - Kế hoạch phát triển - Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của toàn trường - Kế hoạch dạy- học và Giáo dục + Kế hoạch của các tổ chuyên môn (Kế hoạch giảng dạy- Công tác của tổ chuyên môn). + Kế hoạch giảng dạy- Công tác của giáo viên + Kế hoạch đầu kì + Thời khóa biểu + Lịch công tác hàng tuần, hàng tháng của trường + Kế hoạch các hoạt động Giáo dục + Kiểm tra nội bộ trường học + Kế hoạch tài chính + Kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất và thiết bị dạy – học 8 + Các đề án, chương trình + Kế hoạch hoạt động của các tổ chức Đảng, đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Công đoàn Để xây dựng được các kế hoạch hoạt động trong nhà trường một cách khoa học cụ thể phù hợp với đặc điểm của đơn vị trước hết cần xây dựng kế hoạch sơ bộ. Trên cơ sở kế hoạch sơ bộ tiến hành xây dựng kế hoạch chính thức, thảo luận tập thể lấy ý kiến, tổ chức thực hiện kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, chỉ đạo thực hiện kế hoạch và kiểm tra đánh giá. II. Các quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước về Giáo dục và Quản lí Giáo dục: Trong thời kì đổi mới của Cách mạng nước ta hiện nay, Đảng đã và đang tiếp tục khẳng định rõ hơn về vai trò to lớn của Giáo dục đối với sự phát triển kinh tế- xã hội: “ Giáo dục đóngvai trò then chốt trong toàn sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, là một động lực đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu vươn lên trình độ tiên tiến của Thế giới.” Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, của Đảng về chiến lược phát triển kinh tế xã hội năm 2011 đến năm 2020 nêu rõ: “ Phát triển Giáo dục là Quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền Giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập Quốc tế. Trong đó đổi mới cơ chế quản lí Giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ Quản lí là khâu then chốt. Tập trung nâng cao chất lượng Giáo dục, đào tạo, coi trong Giáo dục đào tạo, lối sống, năng lực, sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp.” III. Mục đích của công tác xây dựng kế hoạch chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học ở trường mầm non. Công tác xây dựng kế hoạch chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học của Hiệu trưởng trường mầm non nhằm: Đánh giá toàn diện tình hình hoạt động nhà trường (Giáo viên, công nhân viên chức, tập thể học sinh trên cơ sở kiểm tra, đối chiếu với quy định của luật Giáo dục và các văn bản pháp quy hướng dẫn thực hiện của Bộ Giáo dục và Đào tạo về mục tiêu, kế hoạch, chương trình, nội dung, 9 phương pháp giáo dục, quy chế chuyên môn, quy chế thi cử, việc thực hiện các quy định về điều kiện cần thiết đảm bào chất lượng giáo dục. Qua kiểm tra, đánh giá đúng thực trạng tình hình nhà trường, tư vấn biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giảng dạy; đôn đốc việc tuân thủ quy chế chuyên môn; xem xét các hoạt động của giáo viên, nhân viên trong nhà trường phát hiện tiềm năng, hạn chế yếu kém, giúp phát triển các khả năng, sở trường vốn có và khắc phục hạn chế, thiếu sót, phấn đấu thực hiện phương pháp chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa hoạt động giáo dục. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo Điều lệ trường Mầm non ( Thông tư 44/2010/TT- BGD&ĐT ngày 30/12/2010). Đảm bảo các kế hoạch trong nhà trường trong mỗi giai đoạn: (Kế hoạch năm, kế hoạch tháng, kế hoạch tuần) được thực hiện có hiệu quả cao. Đảm bào kỉ cương trong nhà trường mầm non. IV. Ý nghĩa của công tác xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học hằng năm. Công tác xây dựng kế hoạch chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học ở trường mầm non của Hiệu trưởng đặc biệt quan trọng và có ý nghĩa to lớn. Quản lí mà không có kế hoạch, không chỉ đạo thì coi như không phải là quản lí. Kế hoạch mà không khoa học, không cụ thể, không phù hợp và không chỉ đạo thực hiện thì kế hoạch không thành hiện thực. Tổ chức mà không có chỉ đạo thì vận hành lung tung, rối loạn không hiệu quả, không chất lượng. Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện kế hoạch vừa là tiền đề, vừa là điều kiện để đảm bảo thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của người quản lí. Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện kế hoạch còn có tác dụng đôn đốc, thúc đẩy, hỗ trợ các cán bộ giáo viên, công nhân viên chức làm việc tốt hơn, có hiệu quả hơn. Xây dựng được ký cương, kiện toàn đội ngũ cán bộ công nhân viên chức, tăng cường sức mạnh tập thể ở trường Tiểu học. Giảm thiểu được những hoạt động trùng lặp, chồng chéo và dư thừa. tạo khả năng hoạt động và sử dụng nguồn lực một cách có hiệu quả. V. Nội dung 10 [...]... Biên - tỉnh Điện Biên a) Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học của Trường mầm non Hoa Mai thành phố Điện Biên Trong những năm qua công tác xây dựng kế hoạch chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học của Trường mầm non Hoa Mai thành phố Điện Biên đã được tiến hành thường xuyên từ những căn cứ của các công việc thực hiện theo kế hoạch năm học mới (vào cuối năm học trước) xong... xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học hằng năm - Nội dung xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ hàng tháng - Nội dung xây dựng kế hoạch hoạt động tuần CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC HẰNG NĂM Ở TRƯỜNG MẦM NON HOA MAI THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN - TỈNH ĐIỆN BIÊN I Đặc điểm tình hình nhà trường 1 Tình hình độ ngũ Tổng Ban giám hiệu TS Nữ 2 2 số 17 Giáo... (Kế hoạch tháng, kế hoạch tuần) của đơn vị Trường mầm non Hoa Mai thành phố Điện Biên - tỉnh Điện Biên trong những năm qua đã bám sát vào quan điểm chỉ đạo của Ngành và chủ trương đường lối của Đảng Việc xây dựng kế hoạch năm học đã giúp đơn vị trường tổ chức thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ năm học Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong từng năm học Xây dựng kế hoạch năm học và các kế hoạch tác nghiệp... nhịp nhàng giữa công việc cụ thể trong đơn vị trường Kế hoạch tháng là một công việc có giá trị trong việc thực hiện mục tiêu có hiệu quả và ý nghĩa như một công cụ giám sát của người Quản lí trường học c) Đánh giá chung thực trạng xây dựng kế hoạch năm học ở Trường mầm non Hoa Mai thành phố Điện Biên - tỉnh Điện Biên - Mặt mạnh: Việc xây dựng kế hoạch năm học và các kế hoạch tác nghiệp (Kế hoạch tháng,... nhà trường Chính công tác xây dựng kế hoạch giúp hiệu trưởng năm được hoạt động hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng của tập thể sư phạm nhà trường góp phần nâng cao hiệu quả Giáo dục trong nhà trường Qua phân tích thực trạng việc xây dựng kế hoạch hoạt động trường học ở trường Mầm non Hoa Mai, thành phố Điện Biên bản thân em đã nhận thấy Hiệu trưởng nhà trường đã thực hiện xây dựng kế hoạch thực hiện. .. trò, nhiệm vụ mục tiêu,mục dích yê cầu của công tác xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học, từ đó biết lập kế hoạch cụ thể, khoa hoc, kịp thời, làm việc theo kế hoạch và có hiệu quả cao 2 Giải pháp nâng cao chất lượng nội dung các kế hoạch trong nhà trường - Đối với hiệu trưởng: Xây dựng kế hoạch chung trong năm một cách cụ thể, chi tiết và sát thực với thực tế Sau đây là ví dụ về xây dựng kế hoạch. .. nhà trường - Một phần lớn phụ huynh cũng đã quan tâm tới việc học hành của con em mình - Một số gia đình còn coi nhẹ kiến thức giáo dục trẻ ở lơas tuổi mầm non - Một số đ/c giáo viên tuổi đời cao, năng lực chuyên môn còn hạn chế, tinh thần học hỏi chuyên môn nghiệp vụ chưa cao 4 Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học của Trường mầm non Hoa Mai thành phố Điện Biên - tỉnh. .. đến mục tiêu mà kế hoạch đặt ra là chưa cao b) Chỉ đạo kế hoạch hàng tháng Ngoài kế hoạch năm học mỗi đơn vị trường đều có những kế hoạch tác nghiệp riêng rẽ Mỗi tác nghiệp sẽ thực hiện theo một mục đích, mục tiêu và giải pháp của chương trình Kế hoạch từng tháng là một kế hoạch tác nghiệp nằm trong kế hoạch năm học song tùy từng tháng mà nhà trường xây dựng kế hoạch cụ thể Ví dụ: kế hoạch tháng 8 Công... thực hiện với thực hiện nhiệm vụ của các cấp trên, điều kiện thực tế của địa phương Tuy trong quá trình thực hiện của đơn vị vẫn còn một số hạn chế trong việc xây dựng kế hoạch còn lúng túng, mang tính hình thức, chưa khoa học, thiếu tính hiệu quả 21 Qua thực hiện đề tài này em thấy được tính thực tiễn trong công tác xây dựng kế hoạch thực hiện với thực hiện nhiệm vụ năm học hàng năm ở trường có tính... Tổng kết các hoạt động đoàn thể - Tổng kết năm học - Thi đua lập thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học - Triển khai kế hoạch phụ đạo HS chưa đạt chuẩn 6 kiến thức kĩ năng - GV học tập nâng cao trình độ tin học - Phân công trực hè Khi xây dựng kế hoạch chung, Hiệu trưởng dựa vào hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của ngành, đặc thù của địa phương, của nhà trường để xây dựng khung kế hoạch . SỞ LÍ LUẬN I. Các khái niệm liên quan: 1. Chức năng Quản lí Giáo dục: Chức năng của Quản lí Giáo dục là một dạng hoạt động chuyên biệt, thông qua đó chủ thể quản lí tác động vào khách thể quản. 15 - Nhà trẻ 1 lớp = 36 học sinh - Mẫu giáo bé 2 lớp = 44 học sinh - Mẫu giáo nhỡ 1 lớp = 31 học sinh - Mẫu giáo lớn 1lớp = 39 học sinh * Chất lượng học sinh năm học 2011-2012: Lớp Tổng số HS Các. công tác quản lí để làm đề tài. Trong quá trình làm tiểu luận do điều kiện công tác, thời gian cũng như kinh nghiệm nghiên cứu có hạn để tiểu luận được hoàn thành mang tính khả thi. Em kính mong

Ngày đăng: 03/07/2015, 21:39

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan