Quản lý vòng đời sản phẩm Product LifeCycle Management

5 599 3
Quản lý vòng đời sản phẩm  Product LifeCycle Management

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Quản lý vòng đời sản phẩm Product LifeCycle Management không chỉ đơn thuần là công nghệ mà còn là một cách tiếp cận kinh doanh quan trọng từ khâu lên ý tưởng cho tới khi kết thúc sản phẩm. Quá trình quản lí vòng đời sản phẩm (product lifecycle Management PLM) là yếu tố quan trọng nhất trong việc đảm bảo tính hiệu quả của một sản phẩm. Quá trình này bao gồm tất cả các khía cạnh của sản phẩm, từ những dữ liệu thông tin liên quan, những người chịu trách nhiệm và cả quy trình kĩ thuật trong sản xuất. PLM được đánh giá là điểm liên kết các bộ phận và cho phép sự giao tiếp rõ ràng, hiệu quả giữa nhiều bên.

QUY TRÌNH QUẢN LÝ VÒNG ĐỜI SẢN PHẨM VÀ SỰ CHUYỂN ĐỔI Quản lý vòng đời sản phẩm - Product LifeCycle Management không chỉ đơn thuần là công nghệ mà còn là một cách tiếp cận kinh doanh quan trọng từ khâu lên ý tưởng cho tới khi kết thúc sản phẩm. Quá trình quản lí vòng đời sản phẩm (product lifecycle Management - PLM) là yếu tố quan trọng nhất trong việc đảm bảo tính hiệu quả của một sản phẩm. Quá trình này bao gồm tất cả các khía cạnh của sản phẩm, từ những dữ liệu thông tin liên quan, những người chịu trách nhiệm và cả quy trình kĩ thuật trong sản xuất. PLM được đánh giá là điểm liên kết các bộ phận và cho phép sự giao tiếp rõ ràng, hiệu quả giữa nhiều bên. Mô hình hệ thống quản lý dòng đời sản phẩm của Siemens Cốt lõi của PLM Điểm cốt lõi của quá trình PLM nhắm vào việc xây dựng và quản lý dữ liệu thông tin xung quanh sản phẩm. Dữ liệu này sau đó được chia sẻ với các bên liên quan nhằm đảm bảo rằng sản phẩm vẫn còn trong chế độ được ưu tiên một cách chủ động, đảm bảo phương thức quản lý một cách tốt nhất có thể. Do đó, ba nguyên tắc cốt lõi của PLM là: • Truy cập và quản lý thông tin sản phẩm một cách an toàn • Duy trì tính toàn vẹn thông tin trong suốt vòng đời sản phẩm • Xây dựng, quản lý và chia sẻ quy trình kinh doanh dựa trên dữ liệu sản phẩm Một hệ thống PLM có thể được chia thành 4 giai đoạn cơ bản: Phát triển và giới thiệu sản phẩm. Trong đó phát triển sản phẩm mới là giai đoạn đầu tiên của PLM. Một quá trình phát triển sản phẩm hiệu quả giúp doanh nghiệp tạo ra cơ hội kinh doanh mới, tăng lợi nhuận cho các bên liên quan và làm hài lòng khách hàng. Sau đó, đội ngũ tiếp thị phát triển chiến lược bán hàng và giới thiệu sản phẩm ra thị trường. Vào đầu những năm 2000, Apple Computer, hiện đang được biết đến như Apple, Inc., bước đầu tạo ra một cuộc cách mạng âm nhạc kỹ thuật số với iPod. Công ty tập trung phát triển thiết bị được xem là sản phẩm thời trang cho mọi lứa tuổi từ nam giới cho đến phụ nữ và trẻ em. Apple đã không xem xét giá cả của sản phẩm, mà tập trung vào chất lượng với các tùy chọn tốt hơn cho các thiết bị, điều này trái ngược với các đối thủ cạnh tranh. Các thiết bị này được tích hợp với các công nghệ trước đó, phù hợp với thói quen của người tiêu dùng sử dụng Internet tại nhà. Ngoài ra, Internet tốc độ cao vẫn chưa có sẵn cho nên ứng dụng kèm theo là iTunes vẫn còn nhiều hạn chế. iPod ra mắt vào tháng 10/2001, với doanh số giữa 100 - 200.000 đơn vị mỗi quý trong khoảng thời gian 2001- 2004, một con số rất khiêm tốn nếu so với 10 - 20 triệu đơn vị ở giai đoạn 2007 - 2009. Doanh số bán iPod thời kì ban đầu thậm chí không bù nổi các chi phí nghiên cứu và phát triển sản phẩm bởi đây là lúc mà Apple đang xây dựng ý thức về sản phẩm và có nhiều người dùng thử sản phẩm với mục tiêu thúc đẩy mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên cũng có sản phẩm trong giai đoạn này không thể phát triển ra thị trường được bởi nhiều yếu tố, mà điển hình nhất gần đây chính là kính thực tế ảo Glass của Google. Thiết bị này đã được giới thiệu nhưng lại không thể làm hài lòng người dùng từ thiết kế, pin sử dụng cũng cho đến các vấn đề về quyền riêng tư. Tăng trưởng. Một khi sản phẩm được chấp nhận, doanh số bán hàng bắt đầu tăng lên thì có thể phát triển mở rộng nhiều hơn nữa. Giai đoạn này là lúc mà lợi nhuận của doanh nghiệp hay cụ thể hơn là của dòng sản phẩm đã giới thiệu được đưa vào tái đầu tư cho khâu phát triển sản phẩm, xây dựng thương hiệu và mở rộng thị trường. eBay ban đầu hoạt động dưới hình thức chuyên bán vé máy bay và các sản phẩm du lịch. Tuy nhiên hình thức mới được phát triển là mua bán qua sàn đấu giá trực tuyến đã giúp công ty này phát triển vượt bậc. Giai đoạn 1996 - 1999, eBay đã có doanh thu hàng năm tăng gấp đôi cùng kì năm trước, tuy nhiên lãi ròng thì không thực sự cao bởi hãng đã sử dụng số tiền kiếm được đầu tư cơ sở hạ tầng trực tuyến, phát triển các loại hình đấu giá và tạo dựng thương hiệu của riêng mình. Trong giai đoạn từ 2002 - 2007, eBay đã mở rộng lĩnh vực kinh doanh bằng cách thâu tóm nhiều công ty khác, ví dụ như PayPal hồi năm 2002 hay Skype năm 2005 (nay đã bán lại cho Microsoft). Bão hòa. Việc bán hàng bây giờ có thể đã đạt đỉnh và có thể xuất hiện đối thủ cạnh tranh khác cung cấp các sản phẩm, giải pháp tương tự hoặc tốt hơn, tạo nên sự tranh dành khách hàng, thị trường. Điều này có thể khiến mọi thứ trở nên khó khăn hơn trong việc dẫn đầu, hoặc buộc doanh nghiệp phải cân nhắc để tiếp tục duy trì sản phẩm, bởi một phần do sự phấn khích ban đầu cho các sản phẩm không còn như trước hay sự gia tăng chi tiêu cho các hoạt động tiếp thị, quảng bá. Apple là công ty đầu tiên thể hiện sự sáng tạo trong quản lý vòng đời sản phẩm. Nhận thấy người sử dụng điện thoại hầu hết đều ký hợp đồng với nhà mạng từ 18-24 tháng, Apple đã phát hành iPhone mới có vòng đời chỉ trong khoảng thời gian đó. Hãng đã có những sản phẩm trưởng thành đạt tới mức bão hòa và phát hành một bản cập nhật để làm mới vòng đời sản phẩm. Khách hàng trung thành cảm thấy họ luôn được cập nhật những sản phẩm, công nghệ mới nhất và sẽ không thay đổi thiết bị của mình sang đối thủ của Apple. Suy giảm. Doanh số bán hàng đang bắt đầu suy giảm và các sản phẩm có thể được đưa vào danh mục phát triển trì trệ và không cần thiết. Đầu tư được giảm thiểu, sản phẩm có thể được tiếp tục, hoặc được bán cho một công ty khác, hay có thể được loại bỏ vào thời điểm này. Những sản phẩm lỗi thời về mặt công nghệ là minh chứng rõ ràng nhất. Máy ảnh phim đã bị hầu hết các nhà sản xuất thiết bị từ bỏ bởi công nghệ hình ảnh số; hay thị trường đĩa CD thu hẹp bởi nhạc số… Các sản phẩm này sẽ tiếp tục tồn tại miễn là một vài nhà sản xuất vẫn có thể duy trì lợi nhuận. Microsoft trước đó đã ngưng sự hỗ trợ cho Windows XP- một trong những hệ điều hành phổ biến nhất hay sắp tới là Windows Server 2003 nhằm tập trung nguồn lực của mình vào thế hệ sản phẩm mới. Sự kết thúc vòng đời của Windows XP hay Windows Server 2003 không phải vì người dùng từ bỏ mà công nghệ của chúng đã không còn phù hợp với hiện tại. Với PLM, không có thời hạn cố định cho từng giai đoạn, mọi thứ phụ thuộc vào bản chất của sản phẩm, nó được phát triển để cạnh tranh trong bao lâu, làm thế nào để phát triển, làm thế nào để thuận lợi trong tiếp thị và bán hàng, và cuối cùng là mức độ cạnh tranh trong ngành công nghiệp đó. Ứng dụng điện toán đám mây Theo truyền thống, nền tảng PLM được giới hạn cho người dùng nội bộ, và kết quả là dữ liệu, thông tin được giữ một cách an toàn. Trong các trường hợp bị lộ, rò rỉ hay bị đánh cắp, thông tin có thể rơi vào đối thủ cạnh tranh, hoặc tạo nên các thế hệ hàng giả. Từ đó dẫn đến sự giảm sút giá trị về tài sản trí tuệ và mất lợi thế cạnh tranh cho mọi tổ chức có liên quan. Thật không may, nền tảng PLM được thực hiện theo truyền thống không thực thi nhằm đảm bảo tính ưu việt mà quy trình này mang lại. Người sử dụng nội bộ doanh nghiệp có thể sắp xếp hợp tác với nhau hay tiếp cận thông tin khá dễ dàng. Tuy nhiên một phần quan trọng của quá trình phát triển sản phẩm bị loại trừ, đó là người tiêu dùng. Điều này đã không giúp đảm bảo thời gian nhanh nhất trong quá trình tiếp thị sản phẩm và quá trình để người dùng tiếp xúc là quá phức tạp, tốn kém. Phương thức giải quyết nằm ở nền tảng CNTT, để làm sao không ảnh hưởng đến an ninh, toàn vẹn dữ liệu, dễ dàng truy cập và thực hiện xem xét các chính sách quản lý. Giải pháp đầu tiên được kể đến chính là một hệ thống PLM trên đám mây, cho phép người dùng bên ngoài tổ chức dễ dàng truy cập để giữ thông tin luôn cập nhật. Việc quản lý và duy trì một hệ thống dựa trên điện toán đám mây khá dễ dàng và không rườm rà. Cách tiếp cận này cũng có khả năng giúp giảm chi phí tổng thể khi triển khai PLM. Trong khi việc mở rộng như các phương thức truyền thống dành cho người dùng bên ngoài có thể mất từ ba đến bốn tháng, số lượng kiểm tra và cấp giấy chứng nhận là một con số rất lớn, đặc biệt là khi có sự thay đổi trong hệ thống. Một hệ thống mở rộng với một thành phần đám mây cũng có thể tiến hành thao tác và độc lập thông qua các kịch bản mà doanh nghiệp thiết lập. Ứng dụng PLM có thể được triển khai trên 4 mô hình điện toán đám mây hiện nay. Mô hình "Đám mây công cộng" PLM thường được chia sẻ bởi nhiều người sử dụng và khó có thể kiểm soát được dữ liệu. "Đám mây nội bộ" phục vụ cho lợi ích chỉ của doanh nghiệp, mọi dữ liệu được đảm bảo an toàn. Sau đó, có những dạng đám mây kiểu cộng đồng mà chỉ có các doanh nghiệp với các đối tác có liên quan trong quy trình hệ thống (các nhà cung ứng/dây chuyền, thiết kế ) cùng tham gia hoạt động. Cuối cùng là "đám mây lai" cung cấp thêm khả năng mở rộng hiệu suất hoạt động cho các đám mây của doanh nghiệp. PLM thế hệ mới này còn có khả năng tích hợp kết nối mạng xã hội và phương pháp hiện thị dữ liệu liên quan đến sản phẩm một cách phong phú. Điều này giúp mở rộng phạm vi hoạt động của quy trình quản lý sản phẩm trong suốt chuỗi cung ứng. Ngoài ra còn có ba phân đoạn của công nghệ dựa trên đám mây, phần mềm như một dịch vụ (SaaS), nền tảng như một dịch vụ (PaaS), và cơ sở hạ tầng như một dịch vụ (IaaS). SaaS, đôi khi được gọi là phần mềm theo yêu cầu được triển khai trên Internet và thiết lập sẵn có cho người sử dụng khi có yêu cầu. Theo hãng nghiên cứu Forrester, SaaS là phân khúc lâu đời và trưởng thành nhất của điện toán đám mây, ví dụ như các dịch vụ Salesforce, Netsuite, và Google Gmail. PaaS là một sự kết hợp của nền tảng phát triển và giải pháp ngăn xếp được cung cấp như một dịch vụ theo yêu cầu. Hãng Forrester mô tả phân đoạn này như là cơ sở hạ tầng có thể được sử dụng để phát triển phần mềm ứng dụng mới hoặc mở rộng những cái hiện có mà không tăng thêm chi phí ban đầu của. PaaS thường có thể mở rộng khả năng của giải pháp SaaS hiện có, ví dụ như Force.com (từ Salesforce.com); Google App Engine, và Microsoft Azure Cuối cùng, IaaS cung cấp một môi trường để chạy các hệ thống ảo hóa, đôi khi được gọi là môi trường nền tảng cho ảo hóa. Môi trường được cung cấp bởi một gói duy nhất này bao gồm các dịch vụ, phần mềm, trung tâm dữ liệu và các thiết bị mạng, ví dụ Amazon Elastic Compute Cloud (EC2), GoGrid, và Flexiscale. Nền tảng điện toán đám mây PLM vẫn đang trong giai đoạn phát triển, ngay cả khi giải pháp công nghệ này đã thực sự lớn mạnh. Tuy nhiên sử dụng dữ liệu, quy trình và giải pháp kinh doanh thông minh dựa trên đám mây nền tảng PLM cho phép doanh nghiệp phát huy tối đa nguồn lực, có khả năng quản lý hệ thống xử lý phức tạp . QUY TRÌNH QUẢN LÝ VÒNG ĐỜI SẢN PHẨM VÀ SỰ CHUYỂN ĐỔI Quản lý vòng đời sản phẩm - Product LifeCycle Management không chỉ đơn thuần là. bên. Mô hình hệ thống quản lý dòng đời sản phẩm của Siemens Cốt lõi của PLM Điểm cốt lõi của quá trình PLM nhắm vào việc xây dựng và quản lý dữ liệu thông tin xung quanh sản phẩm. Dữ liệu này sau. lý thông tin sản phẩm một cách an toàn • Duy trì tính toàn vẹn thông tin trong suốt vòng đời sản phẩm • Xây dựng, quản lý và chia sẻ quy trình kinh doanh dựa trên dữ liệu sản phẩm Một hệ thống

Ngày đăng: 03/07/2015, 17:27

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • QUY TRÌNH QUẢN LÝ VÒNG ĐỜI SẢN PHẨM VÀ SỰ CHUYỂN ĐỔI

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan