Phát triển dịch vụ Bancassurance tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

95 2.3K 26
Phát triển dịch vụ Bancassurance tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1.Tính cấp thiết của đề tàiTrước xu thế mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, để duy trì sự tồn tại và phát triển, đòi hỏi các DNBH và các NHTM trong nước phải luôn nâng cao chất lượng hoạt động, không ngừng cải tiến quản lý điều hành, nâng cao trình độ nguồn nhân lực, đa dạng hóa các kênh phân phối sản phẩm,… đồng thời phải có những thay đổi trong chiến lược kinh doanh, chiến lược marketing và chiến lược phân phối sản phẩm. Tại hầu hết các quốc gia, các nhà kinh doanh bảo hiểm bên cạnh việc xác định kênh phân phối truyền thống chiếm tỷ trọng lớn trong việc cung cấp sản phẩm ra thị trường cũng đã xây dựng chiến lược đa dạng hóa kênh phân phối, giảm áp lực bị ảnh hưởng từ một kênh phân phối duy nhất, từ đó giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh. Do vậy, các DNBH tìm đến ngân hàng như là việc tổ chức thêm các kênh phân phối khác ngoài hệ thống đại lý của mình.Trong khi đó, đa số nguồn thu nhập hiện nay của các NHTM Việt Nam là từ hoạt động tín dụng một hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn các sản phẩm, dịch vụ khác. Chính vì vậy, định hướng về mở rộng dịch vụ ngân hàng ngoài dịch vụ truyền thống được nhận định là chiến lược mang lại triển vọng lớn cho các NHTM Việt Nam.Một trong những thay đổi nổi bật thuộc lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm – ngân hàng tại Việt Nam trong những năm qua là sự xuất hiện và phát triển của các mô hình liên kết giữa DNBH và NHTM trong việc phát triển, phân phối các sản phẩm bảo hiểm qua ngân hàng (hay còn gọi là Bancassurance). Thực tế cho thấy, hoạt động liên kết giữa ngân hàng và các DNBH là một trong những hoạt động kinh doanh có nhiều tiềm năng phát triển, mở ra các cơ hội thúc đẩy bán hàng, tăng doanh thu phí bảo hiểm, nhằm đạt được kế hoạch kinh doanh cũng như mục tiêu tăng trưởng của Chính Phủ đặt ra cho các DNBH cũng như ngân hàng.Trên cơ sở nhận thức được tầm quan trọng, tính hấp dẫn và sự cần thiết của việc triển khai hoạt động liên kết ngân hàng – bảo hiểm, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam luôn xác định Bancassurance là một sản phẩm góp phần đa dạng hóa dịch vụ, cải thiện nguồn thu cho ngân hàng. Mặc dù đã đạt được một số kết quả nhất định nhưng trong quá trình triển khai thực hiện vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế, đòi hỏi phải nghiên cứu; do đó, tôi đã lựa chọn đề tài “Phát triển dịch vụ Bancassurance tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam”.

LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận văn này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác để làm sản phẩm của riêng mình. Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng. Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn. Tác giả Lê Thị Hương Giang LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thị Hải Đường đã chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi rất tận tình trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Viện Đào tạo sau Đại học đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp và bạn bè vì sự ủng hộ và những ý kiến đóng góp quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn. Cuối cùng tôi xin cảm ơn các thành viên trong đại gia đình đã động viên, ủng hộ, chia sẻ và là chỗ dựa tinh thần giúp tôi tập trung nghiên cứu và hoàn thành bản luận văn của mình. Tác giả Lê Thị Hương Giang MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN 1 LỜI CẢM ƠN 2 MỤC LỤC 3 PHẦN MỞ ĐẦU 1 1.1. Giới thiệu chung 4 1.1.1. Khái niệm về Bancassurance 4 1.1.2. Các mô hình Bancassurance 6 1.2. Đặc điểm và lợi ích của Bancassurance 10 1.2.1. Đặc điểm của Bancassurance 10 1.2.2. Lợi ích của Bancassurance 11 1.3. Nội dung của phát triển dịch vụ Bancassurance 17 1.3.1. Khái niệm phát triển dịch vụ Bancassurance 17 1.3.2. Nội dung của dịch vụ Bancassurance 18 1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ Bancassurance 20 1.4. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển dịch vụ Bancassurance 23 1.4.1. Chỉ tiêu định lượng 23 1.4.2. Chỉ tiêu định tính 25 1.5. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ Bancassurance tại một số ngân hàng trên thế giới 26 1.5.1. Dịch vụ Bancassurance trên thế giới 26 1.5.2. Bài học kinh nghiệm rút ra về phát triển dịch vụ Bancassurance ở Việt Nam 32 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BANCASSURANCE TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 37 2.1. Khái quát về hoạt động ngân hàng, bảo hiểm tại Việt Nam 37 2.1.1. Hoạt động bảo hiểm 37 2.1.2. Hoạt động ngân hàng 40 2.2. Hoạt động bancassurance tại các NHTM ở Việt Nam 41 2.2.1. Thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển dịch vụ Bancassurance tại các NHTM ở Việt Nam 42 2.2.2. Quản lý nhà nước đối với Bancassurance 46 2.3. Thực trạng phát triển dịch vụ Bancassurance tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 47 2.3.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 47 2.3.2. Mô hình Bancassurance của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 49 2.3.3. Đặc điểm của dịch vụ Bancassurance tại BIDV 51 2.4. Đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ Bancassurance tại BIDV 51 2.4.1. Kết quả 51 2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân 61 3.1. Nhu cầu phát triển dịch vụ Bancassurance 65 3.1.1. Yêu cầu phát triển kinh tế xã hội 65 3.1.2. Cạnh tranh hoạt động ngân hàng, bảo hiểm ngày càng trở nên gay gắt 66 3.1.3. Cơ cấu thu dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm thay đổi theo xu hướng chung của thị trường tài chính quốc tế 67 3.1.4. Cơ hội và thách thức đối với việc phát triển dịch vụ Bancassurance tại BIDV 67 3.2. Những yếu tố quyết định sự thành công của Bancassurance 70 3.2.1. Xác định mục tiêu và mô hình hợp tác rõ ràng 70 3.2.2. Sản phẩm phù hợp 71 3.2.3. Lựa chọn đối tác phù hợp 72 3.2.4. Xử lý tốt các mối quan hệ và mâu thuẫn trong hợp tác 73 3.2.5. Pháp luật điều chỉnh phù hợp 74 3.3. Mục tiêu, định hướng phát triển dịch vụ Bancassurance tại BIDV 74 3.3.1. Mục tiêu chung 75 3.3.2. Mục tiêu cụ thể 75 3.4. Các giải pháp phát triển dịch vụ Bancassurance tại BIDV 76 3.4.1. Lựa chọn sản phẩm bảo hiểm phù hợp, thực hiện bán chéo sản phẩm của ngân hàng và sản phẩm của DNBH 77 3.4.2. Chính sách hoa hồng phải được quy định cụ thể trong văn bản thỏa thuận hợp tác giữa các DNBH và ngân hàng. 77 3.4.3. Đào tạo, bồi dưỡng những kiến thức cơ bản về bảo hiểm cho các cán bộ tham gia hoạt động Bancassurance 78 3.4.4. Đẩy mạnh công tác marketing dịch vụ, tăng cường tiếp thị khách hàng 79 3.4.5. Xây dựng quy trình tác nghiệp bảo hiểm theo hướng đơn giản, thuận tiện, rút ngắn thời gian giao dịch 79 3.4.6. Đổi mới nâng cấp công nghệ hiện đại và phù hợp 80 3.5. Kiến nghị 80 3.5.1. Với Nhà nước, Chính phủ 80 3.5.2. Với các Hiệp hội 81 3.5.3. Với các DNBH 82 KẾT LUẬN 83 PHỤ LỤC 1 DANH MỤC VIẾT TẮT ABBank : Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình ACB : Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu Agribank : Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam ATM : Máy rút tiền tự động BHNT : Bảo hiểm nhân thọ BHPNT : Bảo hiểm phi nhân thọ BIC : Tổng Công ty bảo hiểm BIDV BIDV : Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam DNBH : Doanh nghiệp bảo hiểm HSC : Hội sở chính MHB : Ngân hàng Phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long NHNN : Ngân hàng nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại Sacombank : Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài gòn thương tín SCB : Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Techcombank : Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương TMCP : Thương mại cổ phần Viettinbank : Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH BẢNG BIỂU LỜI CAM ĐOAN 1 LỜI CẢM ƠN 2 MỤC LỤC 3 PHẦN MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BANCASSURANCE TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 37 KẾT LUẬN 83 PHỤ LỤC 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trước xu thế mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, để duy trì sự tồn tại và phát triển, đòi hỏi các DNBH và các NHTM trong nước phải luôn nâng cao chất lượng hoạt động, không ngừng cải tiến quản lý điều hành, nâng cao trình độ nguồn nhân lực, đa dạng hóa các kênh phân phối sản phẩm,… đồng thời phải có những thay đổi trong chiến lược kinh doanh, chiến lược marketing và chiến lược phân phối sản phẩm. Tại hầu hết các quốc gia, các nhà kinh doanh bảo hiểm bên cạnh việc xác định kênh phân phối truyền thống chiếm tỷ trọng lớn trong việc cung cấp sản phẩm ra thị trường cũng đã xây dựng chiến lược đa dạng hóa kênh phân phối, giảm áp lực bị ảnh hưởng từ một kênh phân phối duy nhất, từ đó giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh. Do vậy, các DNBH tìm đến ngân hàng như là việc tổ chức thêm các kênh phân phối khác ngoài hệ thống đại lý của mình. Trong khi đó, đa số nguồn thu nhập hiện nay của các NHTM Việt Nam là từ hoạt động tín dụng - một hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn các sản phẩm, dịch vụ khác. Chính vì vậy, định hướng về mở rộng dịch vụ ngân hàng ngoài dịch vụ truyền thống được nhận định là chiến lược mang lại triển vọng lớn cho các NHTM Việt Nam. Một trong những thay đổi nổi bật thuộc lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm – ngân hàng tại Việt Nam trong những năm qua là sự xuất hiện và phát triển của các mô hình liên kết giữa DNBH và NHTM trong việc phát triển, phân phối các sản phẩm bảo hiểm qua ngân hàng (hay còn gọi là Bancassurance). Thực tế cho thấy, hoạt động liên kết giữa ngân hàng và các DNBH là một trong những hoạt động kinh doanh có nhiều tiềm năng phát triển, mở ra các cơ hội thúc đẩy bán hàng, tăng doanh thu phí bảo hiểm, nhằm đạt được kế hoạch kinh doanh cũng như mục tiêu tăng trưởng của Chính Phủ đặt ra cho các DNBH cũng như ngân hàng. Trên cơ sở nhận thức được tầm quan trọng, tính hấp dẫn và sự cần thiết của việc triển khai hoạt động liên kết ngân hàng – bảo hiểm, Ngân hàng TMCP Đầu tư 1 và Phát triển Việt Nam luôn xác định Bancassurance là một sản phẩm góp phần đa dạng hóa dịch vụ, cải thiện nguồn thu cho ngân hàng. Mặc dù đã đạt được một số kết quả nhất định nhưng trong quá trình triển khai thực hiện vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế, đòi hỏi phải nghiên cứu; do đó, tôi đã lựa chọn đề tài “Phát triển dịch vụ Bancassurance tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu về Bancassurance, luận văn hướng đến những mục tiêu cụ thể như sau: - Hệ thống hóa lý luận về dịch vụ Bancassurance; hiểu rõ sản phẩm Bancassurance trên cơ sở phân tích các yếu tố tác động đến việc hình thành và phát triển sản phẩm này; - Phân tích thực trạng dịch vụ Bancassurance tại BIDV. Trên cơ sở đó đánh giá kết quả phát triển dịch vụ Bancassurance tại BIDV, hạn chế và nguyên nhân; - Ðề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển dịch vụ Bancassurance tại BIDV trong thời gian tới. 3. Tình hình nghiên cứu Hoạt động liên kết ngân hàng – bảo hiểm đã ra đời từ rất sớm và phát triển mạnh mẽ tại nhiều quốc gia có nền kinh tế phát triển như Pháp, Bồ Ðào Nha, Tây Ban Nha, Bỉ,… Các tài liệu nghiên cứu, các bài viết về hoạt động này trên thế giới khá phong phú. Tuy nhiên tại Việt Nam nguồn tài liệu này còn rất hạn chế mà đa phần chỉ là các bài báo đưa tin hoặc các báo cáo của các ngân hàng, DNBH hiện đang triển khai hoạt động này. 4. Ðối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng của đề tài là dịch vụ Bancassurance. - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi về nội dung: Đề tài nghiên cứu vấn đề ngân hàng kết hợp với các DNBH để cung cấp các sản phẩm bảo hiểm cho cùng một cơ sở khách hàng. + Phạm vi về thời gian: thực trạng dịch vụ Bancassurance tại BIDV giai đoạn 2010 – 2013 và giải pháp cho giai đoạn 2015 – 2020. 2 + Phạm vi về không gian: Ðề tài nghiên cứu dịch vụ Bancassurance tại BIDV cũng như trên thế giới và ở Việt Nam. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, hoàn thiện luận văn, tôi đã sử dụng các phương pháp như sau: - Phương pháp phân tích các hoạt động kinh tế. - Phương pháp thống kê, tổng hợp: điều tra thu thập thông tin, tổng hợp và phân tích số liệu. - Điều tra khảo sát: + Nội dung khảo sát: đánh giá sự thỏa mãn, hài long về chất lượng cung ứng dịch vụ Bancassurance. + Đối tượng khảo sát: các khách hàng đã và đang giao dịch tại BIDV. - Phương pháp so sánh. - Kế thừa các tài liệu, số liệu, kết quả nghiên cứu đã được thông qua các kỳ báo cáo. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Trên cơ sở nghiên cứu dịch vụ Bancassurance tại BIDV, luận văn sẽ là là cơ sở thực tiễn giúp hệ thống hóa cơ sở lý luận, đồng thời phát triển dịch vụ bảo hiểm qua ngân hàng. Hơn thế nữa đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các NHTM Việt Nam nhằm phát triển dịch vụ Bancassurance tại ngân hàng mình. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về Bancassurance Chương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ Bancassurance tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chương 3: Giải pháp phát triển dịch vụ Bancassurance tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 3 [...]... vào một thị trường dịch vụ tài chính rộng lớn 1.3 Nội dung của phát triển dịch vụ Bancassurance 1.3.1 Khái niệm phát triển dịch vụ Bancassurance Phát triển dịch vụ Bancassurance là quá trình gia tăng các dịch vụ cung cấp cho khách hàng, nâng cao chất lượng phục vụ, gia tăng về quy mô cung cấp dịch vụ Bancassurance ra thị trường, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ nhằm hoàn thiện và triển khai dịch vụ. .. đầu tư nguồn lực tập trung vào Bancassurance từ cả hai phía: DNBH và ngân hàng Tuy nhiên, thực tế triển khai Bancassurance cho thấy, việc phát triển Bancassurance một cách hiệu quả và thành công không đơn giản do có những yếu tố cản trở sự phát triển của Bancassurance như: không có định hướng hay chiến lược phát triển Bancassurance của ngân hàng và DNBH, thiếu sự hỗ trợ và cam kết từ phía ngân hàng, ... kênh phân phối và mạng lưới chi nhánh của ngân hàng tới các khách hàng của ngân hàng Theo Research&Markets: Bancassurance là việc bán các sản phẩm bảo hiểm và ngân hàng thông qua cùng một hệ thống phân phối, thông thường là thông qua các chi nhánh của ngân hàng để bán bảo hiểm Bancassurance là sự kết hợp giữa bảo hiểm và ngân hàng để tối đa hóa dịch vụ và lợi nhuận của các bên Ở Việt Nam, Bancassurance. .. phẩm ngân hàng Bancassurance giúp ngân hàng tăng khả năng duy trì khách hàng và thu hút hơn nhiều khách hàng mới sử dụng các dịch vụ của ngân hàng Ngân hàng có thể tăng doanh thu từ việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng mua bảo hiểm 16 - Tăng năng suất hoạt động của nhân viên ngân hàng thông qua việc cung cấp thêm các sản phẩm bảo hiểm, do vậy giúp giảm chi phí cố định một cách tư ng... dữ liệu khách hàng, quá trình cung cấp dịch vụ ngân hàng bảo hiểm được nhanh chóng, thuận tiện và có hiệu quả cao 23 - Nhu cầu tài chính “một cửa”, thông qua ngân hàng khách hàng được sử dụng nhiều dịch vụ tài chính Bancassurance có thể đáp ứng những khách hàng có nhu cầu về nhiều loại dịch vụ tài chính Ta có thể thấy rõ trong trường hợp khi khách hàng đến ngân hàng vay tiền để đầu tư vào các dự án... khách hàng không thấy được lợi ích của họ thì dịch vụ này cũng nhanh chóng bị thay thể bởi các dịch vụ khác Với Bancassurance, khách hàng được sử dụng các dịch vụ tài chính “trọn gói” thông qua một cửa với chi phí thấp hơn và thuận tiện hơn Thay vì việc phải đến đồng thời cả ngân hàng và công ty bảo hiểm, khách hàng chỉ cần đến một điểm giao dịch của ngân hàng là đã được cung cấp đầy đủ các dịch vụ ngân. .. trong dịch vụ tài chính thuần tuý Vì vậy, tìm một nguồn thu phi tín dụng, như sản phẩm mới Bancassurance, sẽ làm tăng đáng kể lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh - Bancassurance giúp ngân hàng có thêm nhiều dịch vụ cung cấp cho khách hàng, qua đó tăng cường khả năng cạnh tranh của mình, tăng khả năng duy trì khách hàng và thu hút hơn nhiều khách hàng mới sử dụng các dịch vụ của ngân hàng Từ đó giúp ngân hàng. .. điểm của Bancassurance - Bancassurace là việc bán các sản phẩm bảo hiểm thông qua ngân hàng, nhân viên ngân hàng chính là những người trực tiếp tư vấn và bán các sản phẩm bảo hiểm Như vậy, Bancassurance có sự tham gia của một đội ngũ hùng hậu cả về số lượng và chất lượng là các cán bộ ngân hàng - Đối tư ng khách hàng của Bancassurance là các khách hàng đang sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng Thông... lại về phía ngân hàng, hoạt động liên kết ngân hàng bảo hiểm cũng giúp cho các ngân hàng giảm các chi phí hoạt động hay tăng nguồn thu phí dịch vụ thông qua việc tăng năng suất lao động của nhân viên ngân hàng Với cùng một quỹ 22 thời gian giao dịch nhất định ngoài việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng, nhân viên ngân hàng có thể cung cấp thêm các dịch vụ ngân hàng bảo hiểm - Ngày nay các DNBH luôn chú... mua bảo hiểm qua ngân hàng, khách hàng có thêm niềm tin vì có thêm một người nữa “bảo lãnh uy tín” cho DNBH Các ngân hàng và DNBH cũng được lợi do sử dụng uy tín, thương hiệu và nguồn lực của cả hai bên vào việc cung cấp dịch vụ bảo hiểm, tăng cường các dịch vụ ngân hàng, nhờ đó giúp tiết kiệm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh và lợi nhuận Hơn nữa, ngân hàng và DNBH không cạnh tranh vào lĩnh vực riêng . về Bancassurance Chương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ Bancassurance tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chương 3: Giải pháp phát triển dịch vụ Bancassurance tại Ngân hàng TMCP Đầu. thiệu về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 47 2.3.2. Mô hình Bancassurance của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 49 2.3.3. Đặc điểm của dịch vụ Bancassurance tại BIDV 51 2.4 về phát triển dịch vụ Bancassurance ở Việt Nam 32 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BANCASSURANCE TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 37 2.1. Khái quát về hoạt động ngân hàng,

Ngày đăng: 03/07/2015, 17:11

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI CAM ĐOAN

  • LỜI CẢM ƠN

  • MỤC LỤC

  • PHẦN MỞ ĐẦU

    • 1.1. Giới thiệu chung

      • 1.1.1. Khái niệm về Bancassurance

      • 1.1.2. Các mô hình Bancassurance

        • Bảng 1.1: Mô hình hợp tác trong Bancassurance

        • 1.1.2.1. Mô hình thỏa thuận phân phối

          • Hình 1.1: Mô hình thỏa thuận phân phối

          • 1.1.2.2. Mô hình đồng minh chiến lược

            • Hình 1.2: Mô hình đồng minh chiến lược

            • 1.1.2.3. Mô hình liên doanh

              • Hình 1.3: Mô hình liên doanh

              • 1.1.2.4. Mô hình Tập đoàn dịch vụ tài chính

                • Hình 1.4: Mô hình tập đoàn dịch vụ tài chính

                • 1.2. Đặc điểm và lợi ích của Bancassurance

                  • 1.2.1. Đặc điểm của Bancassurance

                  • 1.2.2. Lợi ích của Bancassurance

                    • 1.2.2.1. Lợi ích đối với khách hàng

                      • Hình 1.5: Bancassurance với khách hàng

                      • 1.2.2.2. Lợi ích đối với DNBH

                      • 1.2.2.3. Lợi ích đối với ngân hàng

                      • 1.2.2.4. Lợi ích đối với các cơ quan quản lý nhà nước

                      • 1.3. Nội dung của phát triển dịch vụ Bancassurance

                        • 1.3.1. Khái niệm phát triển dịch vụ Bancassurance

                        • 1.3.2. Nội dung của dịch vụ Bancassurance

                          • 1.3.2.1. Về sản phẩm

                          • 1.3.2.2. Về kênh phân phối

                          • 1.3.2.3. Về chất lượng dịch vụ

                          • 1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ Bancassurance

                            • 1.3.3.1. Nhân tố chủ quan

                            • 1.3.3.2. Nhân tố khách quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan