Đề thi thử ĐH lần 2 -2011. Môn Hóa học khối AB

4 254 0
Đề thi thử ĐH lần 2 -2011. Môn Hóa học khối AB

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GD-ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT BẮC YÊN THÀNH ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 2. NĂM 2011 Môn: Hoá học. Khối A, B. Thời gian làm bài 90 phút Mã đề: 189 Họ, tên thí sinh:. . . . . . . . . . . . . . . . ………………………….Số báo danh:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . Cho biết: H=1; C=12; N=14; O=16; Na=23; Mg= 24; Al= 27; P= 31; S= 32; Cl= 35,5; K= 39; Ca= 40; Cr= 52; Fe= 56; Cu= 64; Zn= 65; Br= 80, Ag= 108; Ba= 137. I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (40 câu, từ câu 1 đến câu 40) Câu 1. Nung nóng bình kín chứa hiđrocacbon X và H 2 đến phản ứng hoàn toàn thu được khí Y duy nhất. Áp suất trong bình trước khi nung gấp 3 lần áp suất trong bình sau khi nung (ở cùng nhiệt độ). Đốt cháy một lượng Y thu được 8,8 gam CO 2 và 5,4 gam nước. Cho các phát biểu: đime hóa X thu được vinylaxetilen (1); đốt cháy hoàn toàn X thu được n H2O = n CO2 (2); X không phản ứng với AgNO 3 /NH 3 dư (3); X + H 2 O (HgSO 4 , H + xúc tác) thu được etanal (4); từ X không điều chế trực tiếp tạo benzen (5); X không có đồng phân (6). Các phát biểu đúng về X là A. (2), (4), (5) B. (2), (3), (6) C. (1), (4), (6) D. (1), (3),(5) Câu 2. Dãy gồm các chất khí được làm khô bằng axit sunfuric đặc là A. CO 2 , H 2 O, H 2 , Cl 2 B. SO 3 , H 2 S, CO 2 , O 2 C. CO 2 , HCl, N 2 , NH 3 D. N 2 , SO 3 , CO 2 , SO 2 Câu 3. Cho hỗn hợp X gồm 11,6 gam Fe 3 O 4 và 3,2 gam Cu hòa tan hoàn toàn vào 400 ml dung dịch HCl 1M. Dung dịch thu được sau phản ứng tác dụng với dung dịch AgNO 3 dư thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là A. 73,6 B. 16,2 C. 68,2 D. 57,4 Câu 4. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm một amin no đơn chức mạch hở X và một amin không no đơn chức mạch hở Y (có 1 liên kết C=C, có cùng số nguyên tử C với X) cần dùng vừa đủ 55,44 lít O 2 (đktc) thu được hỗn hợp khí và hơi trong đó V CO2 / V H2O = 10/13 (cùng điều kiện); V N2 = 5,6 lít (đktc). Giá trị của m; CTPT của X, Y tương ứng là A. 25,4 gam; C 3 H 9 N; C 3 H 7 N B. 28,9 gam; C 3 H 9 N; C 3 H 7 N C. 29,8 gam ; C 2 H 7 N; C 2 H 5 N D. 25,4 gam; C 2 H 7 N; C 2 H 5 N Câu 5. Cho hợp chất X tác dụng với dung dịch NaOH tạo ra khí Y làm xanh quỳ tím ẩm. Mặt khác, chất X tác dụng với axit HCl tạo ra khí Z vừa làm vẩn đục nước vôi trong, vừa làm mất màu nước brom. Chất X không tác dụng với dung dịch BaCl 2 . X là A. (NH 4 ) 2 SO 4 B. NH 4 HCO 3 C. NH 4 HSO 3 D. (NH 4 ) 2 SO 3 Câu 6. Số đồng phân cấu tạo, mạch hở ứng với công thức phân tử C 6 H 10 khi tác dụng với H 2 dư có Ni xúc tác, nung nóng thu được isohexan là A. 7 B. 5 C. 8 D. 6 Câu 7. Các chất mà phân tử không phân cực là A. NH 3 , Br 2 , C 2 H 4 . B. Cl 2 , CO 2 , C 2 H 2 . C. HBr, CO 2 , CH 4 . D. HCl, C 2 H 2 , Br 2 . Câu 8. X có vòng benzen và có công thức phân tử là C 9 H 8 O 2 . X tác dụng dễ dàng với dung dịch brom thu được chất Y có công thức phân tử là C 9 H 8 O 2 Br 2 . Mặt khác, cho X tác dụng với NaOH thu được muối Z có công thức phân tử là C 9 H 7 O 2 Na. X có số công thức cấu tạo là A. 6 B. 5 C. 4 D. 3 Câu 9. Cho các chất: CO, Al(OH) 3 , KHCO 3 , Fe(OH) 2 , HF, Cl 2 , NH 4 Cl. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường là A. 6. B. 4. C. 5. D. 3 Câu 10. Cho m gam Fe tác dụng hết với dung dịch chứa y mol CuSO 4 và z mol H 2 SO 4 loãng, sau phản ứng hoàn toàn thu được khí H 2 , m gam Cu và dung dịch chỉ chứa một chất tan duy nhất. Mối quan hệ giữa y và z là A. y = 5z. B. y = 3z. C. y = z. D. y = 7z Câu 11. Phát biểu nào sau đây sai ? A. Trong công nghiệp có thể chuyển hoá chất béo lỏng thành chất béo rắn. B. Nhiệt độ sôi của este thấp hơn hẳn so với ancol có cùng phân tử khối C. Số nguyên tử hiđro trong phân tử este (chứa C, H,O) đơn và đa chức luôn là một số chẵn. D. Sản phẩm của phản ứng xà phòng hoá chất béo là axit béo và glixerol Câu 12. Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng ? A. poliacrilonitrin B. poli(metyl metacrylat) C. polistiren D. poli(etylen terephtalat) Câu 13. Phát biểu đúng là A. Photpho trắng có cấu trúc mạng tinh thể nguyên tử, photpho đỏ có cấu trúc polime B. Nitrophotka là hỗn hợp của NH 4 H 2 PO 4 và KNO 3 C. Thủy tinh lỏng là dung dịch đậm đặc của Na 2 SiO 3 và K 2 SiO 3 D. Cacbon monooxit và silic đioxit là oxit axit Câu 14. Điện phân với điện cực trơ 500 ml dung dịch CuSO 4 aM đến khi thu được 1,12 lít khí (đktc) ở anôt thì dừng điện phân. Ngâm một lá sắt vào dung dịch sau điện phân đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thấy khối lượng lá sắt tăng 0,8 gam so với ban đầu. Giá trị của a là : A. 0,4M B. 1,8M C. 1,6M D. 3,6M Câu 15. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp 2 ancol no, 2 chức, mạch hở thu được V lít khí CO 2 (đktc) và a gam H 2 O. Giá trị thể tích O 2 (đktc) cần dùng cho phản ứng trên tính theo V và a là A. V – 14a/45 B. 2V + 14a/45 C. 2V – 28a/45 D. V + 28a/45 Page 1 of 4 Mã đề 189 Câu 16. Cho các axit: CH 3 COOH (1), ClCH 2 COOH (2), C 2 H 5 COOH (3), FCH 2 COOH (4). Dãy được sắp xếp theo thứ tự tính axit tăng dần từ trái sang phải của các axit trên là A. (1), (2), (3), (4). B. (3), (1), (2), (4). C. (4), (2), (3),(1). D. (3), (2), (1), (4). Câu 17. Phát biểu đúng là A. Phương pháp duy nhất để điều chế Flo là điện phân dung dịch hỗn hợp KF + 2HF B. Isopren không có đồng phân hình học C. Dùng Cu(OH) 2 để phân biệt etilenglicol và glixerol D. Dùng CO 2 để dập tắt các đám cháy kim loại Mg, Al Câu 18. Thể tích khí O 2 sinh ra (đktc) và pH của dung dịch sau khi dẫn H 2 O 2 dư vào 300 ml dung dịch gồm KMnO 4 0,3M và H 2 SO 4 0,5M có giá trị lần lượt là ( coi thể tích dung dịch không đổi) A. V= 7,84 lít ; pH= 1,0 B. V= 5,04 lít ; pH = 1,0 C. V= 5,04 lít ; pH= 1,3 D. V= 7,84 lít ; pH= 1,3 Câu 19. Hỗn hợp chất rắn gồm Fe, FeO, Fe 2 O 3 , Fe 3 O 4 với số mol mỗi chất là 0,1 mol. Hòa tan hết X vào dung dịch Y gồm HCl, H 2 SO 4 loãng dư thu được dung dịch Z. Nhỏ từ từ V lít dung dịch Cu(NO 3 ) 2 1M vào Z đến khi ngừng thoát khí NO thì dừng lại. Giá trị của V đã dùng là A. 0,25 lít B. 0,05 lít C. 0,5 lít D. 0,025 lít Câu 20. Đun nóng 7,2 gam este A với dung dịch NaOH dư, phản ứng kết thúc thu được glixerol và 7,9 gam hỗn hợp muối. Cho toàn bộ hỗn hợp muối đó tác dụng với dung dịch H 2 SO 4 loãng, dư thu được 3 axit hữu cơ no đơn chức mạch hở D, E, F trong đó E, F là đồng phân của nhau, E là đồng đẳng kế tiếp của D. CTPT của các axit là A. C 3 H 6 O 2 và C 4 H 8 O 2 B. C 2 H 4 O 2 và C 3 H 6 O 2 C. C 3 H 4 O 2 và C 4 H 8 O 2 D. C 4 H 8 O 2 và C 5 H 10 O 2 Câu 21. Khi dẫn từ từ hỗn hợp X chứa C 3 H 6 , C 4 H 8 vào bình đựng dung dịch brom dư thấy dung dịch brom bị nhạt màu và có một chất khí thoát ra. Nếu dẫn X qua dung dịch thuốc tím ở điều kiện thường, thấy dung dịch không nhạt màu. Hai hiđrocacbon trong X là A. Propen và but – 2 – en B. Propen và xiclobutan C. Xiclopropan và metylxiclopropan D. Xiclobutan và xiclopropan Câu 22. Cho các dãy chuyển hóa: Glixin  → + NaOH A  → + HCl X ; Glixin  → + HCl B  → + NaOH Y. X và Y lần lượt là: A. đều là ClH 3 NCH 2 COONa B. ClH 3 NCH 2 COOH và ClH 3 NCH 2 COONa C. ClH 3 NCH 2 COONa và H 2 NCH 2 COONa D. ClH 3 NCH 2 COOH và H 2 NCH 2 COONa Câu 23. Tiến hành điện phân (điện cực trơ) 200 gam dung dịch NaOH 10% đến khi dung dịch NaOH trong bình điện phân có nồng độ 25% thì dừng lại. Thể tích khí (đktc) thoát ra ở 2 điện cực là A. 168 lít B. 224 lít C. 112 lít D. 336 lít Câu 24. Một thể tích hơi anđehit mạch hở X cộng hợp tối đa ba thể tích H 2 . Sản phẩm sinh ra tác dụng với Na dư sinh ra thể tích khí H 2 bằng thể tích hơi anđehit X đã dùng ban đầu ( các khí và hơi đo cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Công thức phân tử tổng quát của X là A. C n H 2n O (n ≥ 1) B. C n H 2n-2 O 2 (n ≥ 1) C. C n H 2n-4 O (n ≥ 3) D. C n H 2n-4 O 2 (n ≥ 4) Câu 25. Một chất hữu cơ X (chứa C, H, O) chỉ chứa nhóm chức có H linh động. X tác dụng với Na dư thu được n H2 = n X . X phản ứng với CuO nung nóng thu được hợp chất tham gia phản ứng tráng bạc. Lấy 13,5 gam X phản ứng vừa đủ với Na 2 CO 3 có CO 2 thoát ra và thu 16,8 gam muối Y. Công thức cấu tạo của X là A. HO – CH 2 – CH 2 – COOH B. CH 3 – CH(OH) – COOH C. OHC – CH 2 – (COOH) 2 D. HO – CH 2 – CH = CH – COOH Câu 26. Ion X 3+ có phân lớp electron ngoài cùng là 3d 2 . Cấu hình electron nguyên tử của X là A. [Ar]3d 5 . B. [Ar]3d 5 4s 1 . C. [Ar]3d 3 4s 2 . D. [Ne]3s 2 3p 5 . Câu 27. Cho phương trình hóa học: K 2 Cr 2 O 7 + Na 2 S + H 2 SO 4 → Cr 2 (SO 4 ) 3 + S + K 2 SO 4 + Na 2 SO 4 + H 2 O Sau khi cân bằng phương trình với hệ số là những số nguyên, tối giản thì tổng hệ số của các chất trong phương trình phản ứng trên là A. 27 B. 28 C. 25 D. 26 Câu 28. Thực hiện hai thí nghiệm : - Cho dung dịch chứa x mol HCl vào dung dịch chứa a mol NaAlO 2 , thấy có kết tủa cực đại rồi tan còn một nửa - Cho dung dịch chứa y mol KOH vào dung dịch chứa a mol AlCl 3 , thấy có kết tủa cực đại rồi tan còn một nửa Tỉ lệ x : y là A. 1 : 3 B. 1 : 1 C. 1 : 2 D. 5 : 7 Câu 29. Cho các chất sau : etylfomat, glixerol, anđehit benzoic, saccarozơ, vinyl axetat, axetilen. Số chất khử được Cu(OH) 2 /NaOH là A. 1 B. 3 C. 4 D. 2 Câu 30. Một bình kín dung tích không đổi chứa hỗn hợp gồm N 2 và H 2 có cùng thể tích (ở 0 0 C, 100 atm). Sau khi phản ứng tổng hợp amoniac, đưa bình về 0 0 C, áp suất lúc đó là 90 atm. Hiệu suất phản ứng tổng hợp amoniac là A. 50% B. 30% C. 20% D. 25% Câu 31. Trong phản ứng: Fe 3 O 4 + HI → Y + Z + H 2 O thì một phân tử Fe 3 O 4 sẽ A. Nhận 9 electron. B. Nhận 2 electron. C. Nhường 1 electron. D. Không nhường, không nhận eletron. Page 2 of 4 Mã đề 189 Câu 32. Số đồng phân cấu tạo ứng với công thức phân tử C 4 H 8 có khả năng làm nhạt màu dung dịch nước brom là A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 33. Cho khí H 2 S lội từ từ (tới dư) qua 500 ml dung dịch chứa hỗn hợp CuCl 2 1M và FeCl 3 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 48. B. 56. C. 100. D. 92. Câu 34. Cho các chất khí sau: SO 2 , NO 2 , Cl 2 , CO 2 . Các chất khí khi tác dụng với dung dịch NaOH (theo bất kỳ tỉ lệ nào) chỉ tạo ra muối trung hòa là A. CO 2 , SO 2 . B. CO 2 , Cl 2 . C. Cl 2 , NO 2 . D. SO 2 , NO 2 . Câu 35. Cho 4 chất hữu cơ X, Y, Z, T có công thức phân tử dạng C 2 H 2 O x (x ≥ 0). Biết: X, Y, Z đều tác dụng được với dung dịch AgNO 3 trong NH 3 ; Z, T đều tác dụng được với dung dịch NaOH; X tác dụng được với H 2 O. Các giá trị của x thoả mãn tương ứng với X, Y, Z, T lần lượt là A. 0,1,2,3. B. 0,1,2,4. C. 0,2,3,4. D. 1,2,3,4. Câu 36. Cho các chất: KClO 3 , KMnO 4 , CaOCl 2 , NaClO 4 . Chất khi tác dụng với dung dịch HCl đặc, không tạo ra khí Cl 2 là A. KClO 3 . B. KMnO 4 . C. CaOCl 2 . D. NaClO 4 . Câu 37. Có các phát biểu sau: (1) Nhúng lá nhôm vào dung dịch NaHSO 4 thì lá nhôm tan dần. (2) Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá bằng % khối lượng của nguyên tố P tương ứng có trong phân. (3) AgCl, AgBr, AgI đều tan trong dung dịch NH 3 do tạo cation phức [Ag(NH 3 )] + . (4) Ni(OH) 2 tan trong dung dịch NH 3 do tạo cation phức [Ni(NH 3 ) 6 ] 2+ . (5) Các đồng phân của C 3 H 6 đều làm nhạt màu dung dịch nước brôm. (6) Dung dịch NaHCO 3 0,1M có pH< 7. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 38. Hỗn hợp X gồm hai amin no đơn chức mạch hở thuộc cùng dãy đồng đẳng và một anđêhit no đơn chức mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X thu được 24,64 lít CO 2 (ở đktc); 33,3 gam H 2 O và V lít khí N 2 (ở đktc). Giá trị của V là A. 5,6. B. 8,96. C. 6,72. D. 11,2. Câu 39. Có thể phân biệt 3 dung dịch: NaOH, HCl, H 2 SO 4 (loãng) bằng một thuốc thử là A. giấy quỳ tím. B. Al. C. Zn. D. BaCO 3 . Câu 40. Có 5 dung dịch: H 2 SO 4 (loãng), AgNO 3 , FeCl 3 , Cu(NO 3 ) 2 , ZnSO 4 . Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Fe nguyên chất. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hóa học là A. 4. B. 2. C. 1. D. 3. II. PHẦN RIÊNG [10 câu] Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần (phần A hoặc B) A. Theo chương trình chuẩn (10 câu, từ câu 41 đến câu 50) Câu 41. Cho các phản ứng: (a) CaOCl 2 + H 2 SO 4 → (b) Na 2 O 2 + H 2 O → (c) KMnO 4 + H 2 S+ H 2 SO 4 → (d) CO 2 + Na 2 CO 3 + H 2 O → (e) KI+ O 3 + H 2 O → (f) CO 2 + Na 2 SiO 3 + H 2 O → Số phản ứng tạo ra đơn chất là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 42. Cho biết tổng số eletron của anion XY 3 2- là 32. Trong hạt nhân X có số proton bằng số notron. Số khối hạt nhân nguyên tử của nguyên tố X là A. 28. B. 32. C. 12. D. 14. Câu 43. Từ các nguyên tố C, H, N. Số hợp chất khí (điều kiện thường) thuộc họ amin no đơn chức mạch hở tối đa tạo ra từ đồng thời ba nguyên tố trên là A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 44. Ankađien CH 3 CH=CH-CH=CHCH 3 có số đồng phân hình học là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 45. Hợp chất hữu cơ X có % khối lượng các nguyên tố C, H, N tương ứng là 40,449; 7,856; 15,730; còn lại là oxi. Cho 17,8 gam X tác dụng hết với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 19,4 gam muối khan. Biết khối lượng phân tử của X nhỏ hơn 150 đvC. Công thức cấu tạo thu gọn của X là A. H 2 NCOOC 2 H 5 . B. C 2 H 3 COONH 4 . C. H 2 NCH 2 CH 2 COOH. D. H 2 NCH 2 COOCH 3 . Câu 46. Cho 100ml dung dịch NaOH 4M tác dụng với 100ml dung dịch H 3 PO 4 aM thu được 25,95 gam hai muối. Giá trị của a là: A. 1,5 B. 1,75 C. 1,25 D. 1. Câu 47. Đốt 24 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu trong không khí thu được m gam hỗn hợp chất rắn Y gồm Fe, Cu, CuO, Fe 3 O 4 . Cho hỗn hợp Y vào dung dịch H 2 SO 4 đặc, nóng, dư thu được 6,72 lít SO 2 (đktc) và dung dịch có chứa 72 gam muối sunfat. Xác định m? A. 25,6 B. 28,8 C. 27,2 D. 26,4 Câu 48. Cho 3,36 lít khí CO 2 vào 200,0 ml dd chứa NaOH xM và Na 2 CO 3 0,4M thu được dd X chứa 19,98 gam hỗn hợp muối. Giá trị của x là Page 3 of 4 Mã đề 189 A. 0,70M B. 0,75M C. 0,50M D. 0,60M Câu 49. Cho các chất (kí hiệu X): p-HOC 6 H 4 CH 2 OH, CH 3 COOC 6 H 5 , C 6 H 5 NH 3 Cl, CH 3 COONH 4 , ClH 3 NCH 2 COOH, NH 4 HSO 4 . Số chất phản ứng với dung dịch NaOH dư theo tỉ lệ mol n X : n NaOH = 1: 2 là (các gốc C 6 H 4 , C 6 H 5 là gốc thơm) A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 50 Chia m gam hỗn hợp M gồm hai ancol đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thành 2 phần bằng nhau. Cho phần một tác dụng với Na (dư), được 3,36 lít khí hiđro (đktc). Cho phần hai phản ứng hoàn toàn với CuO ở nhiệt độ cao, được hỗn hợp M 1 chứa hai anđehit (ancol chỉ biến thành anđehit). Toàn bộ lượng M 1 phản ứng hết với dung dịch AgNO 3 dư trong NH 3 , thu được 86,4 gam Ag. Giá trị của m là A. 24,8 gam B. 30,4 gam C. 15,2 gam D. 45,6 gam B. Theo chương trình Nâng cao (10 câu, từ câu 51 đến câu 60) Câu 51. Cho phản ứng sau: 2SO 2 (k) + O 2 (k) → ¬  2SO 3 (k) ; ∆ H < 0 Để cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận thì: (1): tăng nhiệt độ, (2): tăng áp suất, (3): hạ nhiệt độ, (4): dùng xúc tác là V 2 O 5 , (5): Giảm nồng độ SO 3 . Biện pháp đúng là: A. 1, 2, 5. B. 2, 3, 5. C. 1, 2, 3, 4, 5. D. 2, 3, 4, 5. Câu 52. Dãy gồm các chất đều tác dụng với CH 3 OH (xúc tác HCl khan là) A. tinh bột, xelulozơ, fructozơ, saccarozơ. B. Tinh bột, sacarozơ, glucozơ, mantozơ. C. glucozơ, mantozơ, sacarozơ, fructozơ. D. glucozơ, mantozơ, fructozơ. Câu 53. Thực hiện hai thí nghiệm: - Thí nghiệm 1: Cho m 1 gam mantozơ phản ứng hết với dung dịch AgNO 3 dư trong NH 3 thu được a gam Ag. - Thí nghiệm 2: Thuỷ phân hoàn toàn m 2 gam saccarozơ (môi trường axit, đun nóng) sau đó cho sản phẩm hữu cơ sinh ra phản ứng hết với dung dịch AgNO 3 dư trong NH 3 cũng thu được a gam Ag. Mối liên hệ giữa m 1 và m 2 là: A. m 1 = 2m 2 . B. m 1 = 1,5m 2 . C. m 1 =0,5m 2 . D. m 1 = m 2 . Câu 54. Oxi hoá 25,6 gam CH 3 OH bằng CuO dư nung nóng, thu được hỗn hợp hơi X (gồm các chất hữu cơ và nước). Chia X thành hai phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng với AgNO 3 dư trong NH 3 đun nóng thu được m gam Ag. Phần 2 tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch KOH 1M. Hiệu suất quá trình oxi hoá CH 3 OH là 75%. Giá trị của m là A. 64,8. B. 32,4. C. 129,6. D. 108. Câu 55. Cho sơ đồ phản ứng sau : Công thức cấu tạo của Y là A. CH 2 =C(CH 3 )-COOC 6 H 5 . B. CH 2 =CH-COOC 6 H 5 . C. C 6 H 5 COOCH=CH 2 . D. CH 2 =C(CH 3 )-COOCH 2 -C 6 H 5 . Câu 56. Cho giá trị thế điện cực chuẩn E 0 (V) của các cặp oxi hóa - khử Mg 2+ /Mg; Zn 2+ /Zn; Pb 2+ /Pb, Cu 2+ /Cu lần lượt là: -2,37; -0,76; -0,13; +0,34. Cho biết pin điện hóa tạo ra từ cặp oxi hóa - khử nào có suất điện động chuẩn nhỏ nhất? A. Zn và Cu. B. Mg và Cu. C. Zn và Pb. D. Pb và Cu. Câu 57. Hợp chất X có công thức C 2 H 7 NO 2 có phản ứng tráng gương, khi phản ứng với dung dịch NaOH loãng tạo ra dung dịch Y và khí Z, khi cho Z tác dụng với dung dịch hỗn hợp gồm NaNO 2 và HCl tạo ra khí T. Cho 11,55 gam X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, cô cạn dung dịch thu được số gam chất rắn khan là A. 9,52 g. B. 8,75 g. C. 10,2 g. D. 14,32 g. Câu 58. Cho từ từ từng giọt của dung dịch chứa b mol HCl vào dung dịch chứa a mol Na 2 CO 3 thu được V lít CO 2 . Ngược lại, cho từ từ từng giọt của dung dịch chứa a mol Na 2 CO 3 vào dung dịch chứa b mol HCl thu được 2V lít CO 2 . So sánh a và b (các thể tích khí đo cùng điều kiện) A. a = 0,8b B. a = 0,35b C. a = 0,75b D. a = 0,5b Câu 59. Số đồng phân (kể cả đồng phân hình học) đơn chức mạch hở có công thức phân tử C 5 H 8 O 2 khi xà phòng hóa cho một muối của axit hữu cơ và một anđêhit là A.4. B. 5. C. 6. D. 7. Câu 60. Cho 12,25 gam KClO 3 vào dung dịch HCl đặc dư, toàn bộ khí Cl 2 thoát ra cho phản ứng hoàn toàn với kim loại M, kết thúc thu được 30,9 gam hỗn hợp chất rắn X. Cho X vào dung dịch AgNO 3 dư, thu được 107,7 gam kết tủa. Vậy kim loại M là A. Zn B. Mg C. Fe D. Cu Hết Lưu ý: Thí sinh không được sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học Page 4 of 4 Mã đề 189 . phản ứng: (a) CaOCl 2 + H 2 SO 4 → (b) Na 2 O 2 + H 2 O → (c) KMnO 4 + H 2 S+ H 2 SO 4 → (d) CO 2 + Na 2 CO 3 + H 2 O → (e) KI+ O 3 + H 2 O → (f) CO 2 + Na 2 SiO 3 + H 2 O → Số phản ứng tạo. [Ar]3d 5 4s 1 . C. [Ar]3d 3 4s 2 . D. [Ne]3s 2 3p 5 . Câu 27 . Cho phương trình hóa học: K 2 Cr 2 O 7 + Na 2 S + H 2 SO 4 → Cr 2 (SO 4 ) 3 + S + K 2 SO 4 + Na 2 SO 4 + H 2 O Sau khi cân bằng phương. → + NaOH Y. X và Y lần lượt là: A. đều là ClH 3 NCH 2 COONa B. ClH 3 NCH 2 COOH và ClH 3 NCH 2 COONa C. ClH 3 NCH 2 COONa và H 2 NCH 2 COONa D. ClH 3 NCH 2 COOH và H 2 NCH 2 COONa Câu 23 . Tiến hành

Ngày đăng: 03/07/2015, 00:00

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan