Đánh giá hiệu quả công tác giao đất, giao rừng theo dự án trên địa bàn xã tứ quận huyện yên sơn tỉnh tuyên quang

76 652 0
Đánh giá hiệu quả công tác giao đất, giao rừng theo dự án trên địa bàn xã tứ quận huyện yên sơn tỉnh tuyên quang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI ============= ĐÀO DUNG HUYỀN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIAO ĐẤT, GIAO RỪNG MỘT SỐ DỰ ÁN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TỨ QUẬN – HUYỆN YÊN SƠN – TỈNH TUYÊN QUANG HÀ NỘI -2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI ============= ĐÀO DUNG HUYỀN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIAO ĐẤT, GIAO RỪNG MỘT SỐ DỰ ÁN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TỨ QUẬN – HUYỆN YÊN SƠN – TỈNH TUYÊN QUANG Chuyên ngành : Quản lý đất đai Mã ngành : 52850103 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS PHẠM ANH TUẤN HÀ NỘI -2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong đồ án này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việ thực hiện đồ án này đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong đồ án đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày… tháng… năm 2015 Sinh viên Đào Dung Huyền LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành đồ án tốt nghiệp, em đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ tận tình của nhiều tập thể và cá nhân. Lời đầu tiên, em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến toàn thể thầy giáo, cô giáo khoa Quản lý đất đai trường Đại Học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ emtrong quá trình hoàn thành đồ án tốt nghiệp. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo- TS Phạm Anh Tuấn , người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành đồ án tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, tập thể cán bộ của Ủy ban nhân dân xã Tứ Quận, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang đã giúp đỡ, cung cấp những thông tin, tài liệu cần thiết và tạo điều kiện thuận lợi nhất để em hoàn thành đồ án tốt nghiệp. Với điều kiện thời gian có hạn, cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của một sinh viên nên không tránh khỏi những sai xót trong đồ án. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô để em có điều kiện bổ sung, nâng cao kiến thức của mình phục vụ tốt hơn cho công tác thực tế sau này. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày… tháng … năm 2015 Sinh viên Đào Dung Huyền MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT STT DẠNG VIẾT TẮT DẠNG ĐẦY ĐỦ 1 QHSDĐ Quy hoạch sử dụng đất 2 GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 3 QH Quốc hội 4 HĐND Hội đồng nhân dân 5 UBND Ủy ban nhân dân 6 THCS Trung học cơ sở 7 CP Chính phủ 8 QĐ Quyết định DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH ẢNH MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất rừng và rừng là nguồn tài nguyên quan trọng của con người và mọi sự sống trên Trái Đất. Sự tồn tại của hành tinh chúng ta phụ thuộc rất nhiều vào tài nguyên đất, tài nguyên rừng dùng để sản xuất ra của cải vật chất phục vụ con người. Nếu mục đích sử dụng đúng đắn và quản lý tốt thì sẽ cung cấp cho nhu cầu của chúng ta không bao giờ cạn, ngược lại nếu quản lý kém thì rừng nhanh chóng xuống cấp cả về số lượng và chất lượng và không còn cung cấp cho con người những thứ cần thiết. Việt Nam có tổng diện tích đất tự nhiên là 33 triệu ha, trong đó diện tích đất đồi núi là 23 triệu ha, chiếm 70% diện tích đất tự nhiên cả nước. Rừng và đất rừng đến nay chưa được khai thác, sử dụng hợp lý. Đất chưa sử dụng còn rất lớn khoảng 13,1 triệu ha, chiếm 40% diện tích cả nước (trong đó hơn 1 triệu ha là đất trống, đồi núi trọc), cùng với sự phát triển của xã hội vai trò của tài nguyên đất, tài nguyên rừng cũng trở nên quan trọng hơn và đòi hỏi phải có sự quản lý, sử dụng một cách hiệu quả bền vững. Gần đây, Quốc hội nước ta đã đưa ra luật đất đai số 13/2003/QH. Luật này quy định quyền hạn và trách nhiệm của nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý về đất đai, chế độ sử dụng và quản lý về đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Luật bảo vệ và phát triển rừng số 29/2004/QH11 và các văn bản liên quan đến giao đất, giao rừng và hưởng dụng rừng như nghị định 135/2005/NĐ-CP về giao khoán đất, quyết định 186/2006/QĐ-TTg về quy chế quản lý rừng, quyết định 40/2005/QĐ-BNN về quy chế khai thác gỗ và lâm sản. 1 Những chính sách này đã từng bước đáp ứng được nhu cầu về quản lý đất đai, đống thời đã coi trọng, nâng cao trách nhiệm, nghĩa vụ của người sử dụng đất, gắn người lao động đối với đất đai khi họ thực sự là chủ của từng thửa đất, từ đó việc sử dụng đất có hiệu quả, năng suất cây trồng tăng lên, việc khai thác tài nguyên rừng và đất rừng đã có sự quản lý chặt chẽ, đất đai đã được khai thác một cách có hiệu quả, triệt để, tương ứng với tiềm năng. Trong những năm qua, nhà nước đã có chủ trương về giao đất, giao rừng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để quản lý bảo vệ và sản xuất nhưng thực tế triển khai còn chậm. Việc giao rừng chưa gắn liền với giao đất lâm nghiêp, nhiều khu rừng chưa có chủ quản lý thực sự trong khi ở nhiều nơi người dân miền núi vẫn thiếu đất sản xuất không có điều kiện tham gia vào sản xuất nghề rừng phát triển kinh tế, dẫn đến tình trạng tranh chấp đất đai, xâm lấn đất rừng. Để thực hiện tốt công tác giao đất, giao rừng nhằm phát huy sức mạnh của lâm nghiệp miền núi, tăng thu nhập cho người dân đặc biệt là dân tộc ở vùng sâu, vùng xa có đời sống khó khăn, góp phần thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng thì việc đánh giá hiệu quả giao đất, giao rừng trong giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết. Tứ Quận là một xã có địa hình đa dạng, có nhiều rừng núi của huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Có thể nói rằng, xã Tứ Quận là một địa phương có điều kiện tự nhiên điển hình cho sản xuất lâm nghiệp và phát triển rừng. Xuất phát từ yêu cầu cấp bách về lý luận và thực tiễn và được sự cho phép của nhà trường và địa phương, em xin thực hiện đề tài: “ Đánh giá hiệu quả công tác giao đất, giao rừng theo dự án trên địa bàn xã Tứ Quận-Huyện Yên Sơn-Tỉnh Tuyên Quang”. 2. Mục đích nghiên cứu - Tìm hiểu và phân tích tiến trình thực hiện công tác giao đất, giao rừng ở địa bàn nghiên cứu. 2 [...]... trong công tác giao đất, giao rừng - Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giao đất, giao rừng và công tác quản lý đất rừng 3 Giới hạn nghiên cứu Đề tài tập trung tìm hiểu công tác giao đất giao rừng, công tác quản lý đất rừng theo 1 số dự án cụ thể ở xã Tứ Quận 4 Nội dung nghiên cứu - Đặc điểm chung của khu vực nghiên cứu: + Tình hình cơ bản của xã Tứ Quận + Điều kiện tự nhiênvà xã hội... xã Tứ Quận + Điều kiện tự nhiênvà xã hội + Tình hình kinh tế - xã hội + Cở sở hạ tầng - Công tác giao đất, giao rừng theo dự án (hiện trạng sử dụng đất trước khi thực hiện dự án, tổ chức tiến trình thực hiện, phương án, kết quả) - Tình hình quản lý, sử dụng đất - Một số nhân tố ảnh hưởng đến công tác giao đất, giao rừng - Hiệu quả của dự án - Thuận lợi, khó khăn - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát... các dự án giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp; giao rừng, cho thuê rừng sản xuất ổn định, lâu dài cho các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn bản theo quy định của pháp luật Riêng Nhà máy bột giấy và giấy An Hòa (Tuyên Quang) , được tỉnh giao 163.358 ha đất lâm nghiệp và rừng sản xuất trên địa bàn 105 xã thuộc bốn huyện Chiêm Hóa, Hàm Yên, Yên Sơn và Sơn Dương để đầu tư xây dựng... hành chính tiếp giáp với các xã trong huyện như sau: - Phía Bắc giáp xã Đức Ninh huyện Hàm Yên - Phía Đông giáp với sông Lô và xã Phúc Ninh huyện Yên Sơn - Phía Nam giáp với xã Thắng Quân huyện Yên Sơn - Phía Tây giáp xã Hùng Đức huyện Hàm Yên * Địa hình, địa mạo Xã Tứ Quận có địa hình đồi núi thấp, địa thế nghiêng dần theo hướng từ Tây xang Đông Nơi cao nhất là đỉnh núi Khe Đảng với độ cao là 420 m,... nghèo theo chủ truong của Đảng và nhà nước Trong đó chủ yếu lôi kéo họ tham gia vào nghề rừng, chăm sóc, quản lý và bảo vệ rừng 17 2.1.2 Điều kiện tự nhiên * Vị trí địa lý Xã Tứ Quận là xã miền núi vùng cao nằm ở phía Bắc của huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang, cách trung tâm huyện 1 km, có diện tích đất tự nhiên là 3.627 ha, địa giới hành chính tiếp giáp với các xã trong huyện như sau: - Phía Bắc giáp xã. .. tham gia bảo vệ rừng, làm giàu vốn rừng Lợi ích của người làm nghề rừng đã tăng lên đáng kể và được bảo đảm theo quy định của pháp luật Ðây là điều kiện thuận lợi để Tuyên Quang triển khai, thực hiện các giải pháp tạo động lực phát triển kinh tế rừng theo hướng xã hội hóa đạt hiệu quả bền vững Tuyên Quang đã thành công bước đầu việc đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp tuyên truyền, giáo dục nhằm... cho điều này? 1.2 Những thành quả của hoạt động giao đất, giao rừng Hoạt đông giao đất, giao rừng là một công cụ hữu ích trong quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp, tuy nhiên tùy theo từng giai đoạn lịch sử của xã hội và chính sách hỗ trợ mà hiệu quả mang lại của hoạt động giao đất, giao rừng có khác nhau 1.2.1 Ở Việt Nam nói chung * Giai đoạn 1968-1992 Những chính sách xây dựng nhằm hoàn thiện quan hệ... bó với rừng 9 Giao đất lâm nghiệp ở nước ta được hình thành như là một cấu thành đổi mới kinh tế hiện nay.Muốn quản lý bảo vệ rừng thì mỗi khu rừng phải có chủ rừng và chủ rừng phải có lợi ích thực sự từ rừng và nghề rừng Thực tế cho thấy thông qua kết quả giao đất, giao rừng ở địa phương trong cả nước đã thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, tăng độ che phủ của rừng, tạo... từ rừng phòng hộ sang rừng sản xuất theo quy hoạch, với mục tiêu khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai, phát triển kinh tế rừng theo hướng nông, lâm kết hợp bền vững, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người làm nghề rừng Mặt khác, tỉnh đã chỉ đạo các công ty lâm nghiệp trên địa bàn mở rộng hình thức liên doanh các hộ là cán bộ, công nhân nhà nước, các hộ dân trên địa bàn cùng góp vốn tham gia trồng rừng. .. (2001-2005) Diện tích rừng chăm sóc đã vượt 70 % so với mức kế hoạch Nhà nước giao cho tỉnh Do làm tốt công tác bảo vệ rừng đi đôi với các biện pháp làm giàu vốn rừng cho nên tỷ lệ che phủ của rừng trên địa bàn đã vượt ngưỡng 60 % vào năm 2005, tăng lên gần 62 % hiện nay Tuyên Quang trở thành tỉnh có độ che phủ của rừng lớn nhất vùng miền núi phía bắc và đứng thứ ba trong số các địa phương có rừng của cả nước . phép của nhà trường và địa phương, em xin thực hiện đề tài: “ Đánh giá hiệu quả công tác giao đất, giao rừng theo dự án trên địa bàn xã Tứ Quận-Huyện Yên Sơn-Tỉnh Tuyên Quang . 2. Mục đích nghiên. NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI ============= ĐÀO DUNG HUYỀN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIAO ĐẤT, GIAO RỪNG MỘT SỐ DỰ ÁN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TỨ QUẬN – HUYỆN YÊN SƠN – TỈNH TUYÊN QUANG Chuyên. NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI ============= ĐÀO DUNG HUYỀN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIAO ĐẤT, GIAO RỪNG MỘT SỐ DỰ ÁN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TỨ QUẬN – HUYỆN YÊN SƠN – TỈNH TUYÊN QUANG

Ngày đăng: 02/07/2015, 16:53

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • * Vị trí địa lý

    • * Địa hình, địa mạo

    • Xã Tứ Quận có địa hình đồi núi thấp, địa thế nghiêng dần theo hướng từ Tây xang Đông. Nơi cao nhất là đỉnh núi Khe Đảng với độ cao là 420 m, nơi thấp nhất có độ cao 20 m tại Khe Côn (ven Sông Lô), độ cao trung bình phổ biến từ 40-50 m so với mực nước biển, chiếm khoảng 80% diện tích tự nhiên. Phần diện tích tương đối bằng phẳng thích hợp với trồng lúa nằm xen kẽ rải rác giữa quả đồi chiếm khoảng 20% diện tích tự nhiên. Đất đai khá mầu mỡ rất thuận lợi cho việc phát triển nông lâm nghiệp.

    • * Khí hậu, thủy văn

    • - Khí hậu.

    • * Tài nguyên đất

    • Theo số liệu thống kê năm 2014, tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 3.627,00 ha được phân bố sử dụng như sau:

    • - Diện tích đã đưa vào sử dụng: 3.588,12 ha, chiếm 98,93% tổng diện tích tự nhiên.

    • + Đất nông nghiệp (NNP): 3.323,66 ha, chiếm 91,64% tổng diện tích tự nhiên.

    • + Đất phi nông nghiệp (PNN): 264,46 ha, chiếm 7,29% tổng diện tích tự nhiên.

    • - Đất chưa sử dụng (CSD): 38,88 ha, chiếm 1,07 % tổng diện tích tự nhiên.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan