Phân tích các chính sách của doanh nghiệp việt nam nhằm vượt qua các rào cản kỹ thuật khi xuất khẩu mặt hàng dệt may sang hoa kỳ

11 448 1
Phân tích các chính sách của doanh nghiệp việt nam nhằm vượt qua các rào cản kỹ thuật khi xuất khẩu mặt hàng dệt may sang hoa kỳ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM KINH TẾ QUỐC TẾ Đề tài : Phân tích các chính sách của doanh nghiệp Việt Nam nhằm vượt qua các rào cản kỹ thuật khi xuất khẩu mặt hàng dệt may sang Hoa Kỳ GV hướng dẫn: Thầy Nguyễn Hữu Lộc Nhóm : TCNN - K34 Hồng Phạm Thu Thảo Lê Thị Hồi Thanh Võ Thị Thu Cúc TP Hồ Chí Minh 04/2010 NHẬN XÉT CỦA GV: ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ LÀM VIỆC NHÓM: -Hoàng Phạm Thu Thảo (TCNN6_K34) -Lê Thị Hoài Thanh (TCNN6_K34) -Võ Thị Thu Cúc (TCNN5_K34) Mục lục Lời mở đầu I.Tổng quan xuất khẩu mặt hàng dệt may VN 1 II.Phân tích chính sách của DN về mặt hàng dệt may 1. Lý luận chung 2 2. Chính sách của doanh nghiệp VN với các rào cản của Hoa Kỳ về mặt hàng dệt may xuất khẩu 2 III.Chính sách của Nhà nước tác động đến của các DN đối với mặt hàng dệt may 5 IV.Xu hướng phát triển của mặt hàng dệt may xuất khẩu trong tương lai 6 Kết luận chung Lời mở đầu Trong thời kỳ đổi mới của một nước đang phát triển còn gặp nhiều khó khăn như Việt Nam (VN), để đưa quốc gia trở thành nước phát triển thì Việt Nam buộc phải mở cửa; tự do hóa mậu dịch cùng với việc đẩy mạnh xuất khẩu. Bằng cách thúc đẩy sản xuất các mặt hàng có tính xuất khẩu cao (như thủy hải sản, lương thực, thực phẩm…) trong đó có mặt hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ - thị trường xuất khẩu số một của Việt Nam - hiện có kim ngạch xuất khẩu đứng đầu trong các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, những rào cản thuế quan của Hoa Kỳ đã gây khó khăn nhiều cho các doanh nghiệp Việt Nam đang kinh doanh, sản xuất mặt hàng này. Cùng những khó khăn về mặt kỹ thuật công nghệ, nguồn nguyên liệu, chính sách của chính phủ Hoa Kỳ… thì các doanh nghiệp trong nước sẽ giải quyết như thế nào? Bài viết của nhóm sẽ đi vào phân tích sự giải quyết của các doanh nghiệp Việt Nam về hoạt động sản xuất kinh doanh hàng dệt may ở một vài khía cạnh, có gì thiếu sót mong thầy góp ý cho nhóm để hoàn chỉnh. I.Tổng quan xuất khẩu mặt hàng dệt may VN Nhu cầu tất yếu của con người khi đủ ăn rồi thì người ta bắt đầu chú ý đến vẻ bề ngoài như quần áo, giày dép, túi giỏ… đánh vào tâm lý đó nên việc xuất khẩu hàng may mặc vào các nước phát triển rất được ưu chuộng và Mỹ thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Dệt may được coi là một trong những ngành trọng điểm của nền công nghiệp Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngành dệt may Việt Nam hiện nay đang được xem là ngành sản xuất mũi nhọn và có tiềm lực phát triển khá mạnh. Hòa cùng xu thế chung của Thế giới đó là xu thế hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế thì Việt Nam đã lần lượt gia nhập vào các tổ chức thương mại quốc tế ASEAN (7/1995), APEC (11/1998), chính thức là thành viên WTO (11/1/2007)…giúp Việt Nam mở rộng được thị trường xuất khẩu nhưng lại đẩy các doanh nghiệp trong nước phải cạnh tranh ngang bằng với các công ty, tập đoàn đa quốc gia lớn và có uy tín của các nước phát triển khác. Bên cạnh đó là những khó khăn trong nước như công nghệ còn yếu, trang thiết bị lạc hậu, chưa tạo được nhiều nguồn nguyên liệu sạch còn phải nhập khẩu nhiều…mà ta cần giải quyết để nâng cao giá trị hàng dệt may. II.Phân tích các chính sách của DN 1. Lý luận chung : Ở Việt Nam, hàng dệt may với những lợi thế riêng biệt như vốn đầu tư không lớn, thời gian thu hồi vốn nhanh, thu hút nhiều lao động với giá rẻ và có nhiều điều kiện mở rộng thị trường trong và ngoài nước cùng sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Ngoài ra Việt Nam còn có nhiều nhà máy xí nghiệp sản xuất quần áo với nguồn lao động dồi dào giúp giải quyết đáng kể việc làm cho xã hội mà không cần trình độ cao; hơn 1000 nhà máy dệt may, thu hút trên 50 vạn lao động, chiếm đến 22% tổng số lao động trong toàn ngành công nghiệp là những bước tiền đề cho Việt Nam hội nhập ngành dệt may vào khu vực cũng như quốc tế.Với những thuận lợi trên thì dệt may xứng đáng là mặt hàng được chọn để xuất khẩu qua Hoa Kỳ và điều đó đã được chứng minh khi mà kim ngạch 2009 của dệt may dẫn đầu trong các mặt hàng xuất khẩu. 2. Chính sách của doanh nghiệp Việt Nam với các rào cản của Hoa Kỳ về hàng dệt may xuất khẩu: Ngay khi Việt Nam trở thành thành viên WTO,dù Hoa Kỳ có trao PNTR hay không , đầu năm 2007, hàng rào hạn ngạch đối với sản phẩm dệt may Việt Nam vào Mỹ gần như chắc chắn sẽ được dỡ bỏ đó là thuận lợi về chính sách thuế quan của Hoa Kỳ nhưng kèm theo đó là những rào cản không kém phần nan giải: Một là, Bộ Thương mại Hoa kỳ (DOC) áp dụng Chương trình giám sát hàng dệt may nhập khẩu từ Việt Nam; mục đích nhằm bảo đảm kiểm soát mức tăng trưởng hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Để tránh những khó khăn, chậm trễ hoặc chế tài phạt, người nhập khẩu, người bán hoặc người gửi hàng phải cẩn thận trong việc lập hoá đơn hoặc các chứng từ khác khi nhập khẩu hàng vào Hoa Kỳ. Mỗi chứng từ phải ghi đầy đủ những thông tin do luật và các quy định yêu cầu. Bất kỳ thông tin nào trong chứng từ được xuất trình cho Hải quan khi làm thủ tục nhập khẩu mà không chính xác hoặc gian lận có thể sẽ gây nên việc hàng hoá bị tạm giữ hoặc người nhập khẩu sẽ bị kiện về giá trị hàng hoá. Trong hoá đơn cần phải ghi rõ nội dung thực sự của giao dịch theo đó hàng hoá được gửi sang Mỹ. Nếu nội dung này không rõ ràng, doanh nghiệp có thể sẽ phải chịu những thuế suất rất nặng. Trước ảnh hưởng bị giảm đơn hàng từ việc Mỹ đặt cơ chế giám sát hàng dệt may Việt Nam, để giữ lại đơn hàng, nhiều doanh nghiệp trong nước đã ký thỏa thuận sẽ chia đôi mức thuế, nếu Mỹ áp thuế chống phá giá đối với hàng dệt may Việt Nam. Nhìn bảng dự báo tình hình xuất nhập khẩu dệt may bên dưới ta dễ dàng nhận thấy việc xuất khẩu của hàng dệt may qua từng năm tăng rất đáng kể. Bảng: Số liệu và dự báo tình hình xuất nhập khẩu dệt may của Việt Nam giai đoạn 2007-2013 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Kim ngạch XK hàng dệt 1.690,0 1.318,2 1.453,5 1.598,8 1.742,7 1.912,7 Kim ngạch NK hàng dệt 5.874,8 4.699,8 5.056,9 5.166,8 4.990,7 5.096,5 Cán cân thương mại ngành dệt -4.184,8 -3.381,6 -3.603,4 -3.568,0 -3.247,9 -3.183,8 Kim ngạch XK hàng may mặc 9.054,4 7.424,6 8.335,4 8.898,6 8.929,0 9.505,3 Kim ngạch NK hàng may mặc 449,8 337,3 379,8 414,0 451,3 497,3 Cán cân thương mại ngành may mặc 8.604,6 7.087,2 7.955,6 8.484,6 8.477,7 9.008,0 Nguồn: BMI (tháng 7/2009) Hai là, năm mặt hàng dệt may VN (áo sơ mi, quần dài, đồ bơi, đồ lót, áo thun len) nằm trong “tầm ngắm” của việc áp thuế chống “phá giá” của Mỹ lại chiếm đến 60% kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào Mỹ.Và đây là những mặt hàng chủ yếu được nhập khẩu, rất ít được sản xuất từ Mỹ. Doanh nghiệp VN bên cạnh việc xây dựng các "hàng rào" phòng ngừa những rủi ro phá giá, nên đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng khác như EU hay Nhật Bản, chứ không chỉ hướng đến một thị trường Hoa Kỳ. Đây là hướng đi khá tích cực và chủ động làm phong phú các thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Ba là, các quy định về hàm lượng tiêu chuẩn của các chất hóa học có trong sản phẩm tránh gây bệnh cho người tiêu dùng của Hoa Kỳ đồng thời được dựng lên (16 CFR 1610 - Tiêu chuẩn tính cháy của quần áo ; 16 CFR 1615/1616 - Tiêu chuẩn tính cháy quần áo ngủ của trẻ em ; 16 CFR 1303 - Tổng hàm lượng chì trong sơn và bề mặt phủ ; PL 110-314, sec 101 - Tổng hàm lượng chì trong chất nền…) . Các thuốc nhuộm tổng hợp được sản xuất từ dầu mỏ bởi các nhà sản xuất lớn như DyStar, Hunstman, Clariant đều tuân thủ với các tiêu chuẩn mang tính luật pháp của châu Âu. Các thuốc nhuộm tổng hợp đều qua quá trình thử nghiệm nghiêm ngặt đắt tiền để đảm bảo rằng chúng không gây ung thư, không độc hoặc không gây dị ứng và các nhà máy nhuộm hoặc in vật liệu dệt cần được các nhà cung cấp thuốc nhuộm đảm bảo rằng các thuốc nhuộm/pigment được họ cung cấp đều trải qua quá trình như vậy, Hiện nay các loại chất trợ này hầu hết phải nhập với khối lượng lớn làm cho tỷ lệ giá nguyên liệu và phụ liệu thanh toán bằng ngoại tệ chiếm khá cao trong giá thành sản phẩm dệt nhuộm. Nên khiến nhiều cơ sở sản xuất hàng dệt may có phần lơ là bỏ qua và nhập về những nguyên vật liệu kém làm giảm chất lượng hàng hóa và đồng thời gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng với giá thành phải chăng; tạo nguồn nguyên liệu là hướng đi cần phát triển trong tương lai để giảm bớt chi phí nhập khẩu. Bốn là, đối mặt với rào cản kỹ thuật của thị trường Mỹ đó là đạo luật bảo vệ môi trường cho người tiêu dùng Mỹ kể từ này 1/1/2010. Đây là thách thức lớn, đòi hỏi ngành dệt may gấp rút chạy đua với thời gian 3 tháng để kịp đáp ứng. Doanh nghiệp cần quan tâm đến việc bảo vệ môi trường nơi sản xuất, xây dựng thêm các khu công nghiệp dệt nhuộm có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn tại một số địa phương như Thái Bình, Nghệ An, Trà Vinh ; đồng thời xây dựng phòng thí nghiệm sinh thái tại Viện dệt may Đây là cơ sở để kiểm tra các loại hàng hóa, bảo đảm an toàn cho người sử dụng cũng như để được cấp chứng chỉ an toàn cho hàng xuất khẩu. Ngoài ra, việc xây dựng và quản lý các tiêu chuẩn an toàn sản phẩm và các hàng rào kỹ thuật cần thiết nhằm bảo vệ người tiêu dùng và thị trường trong nước cũng cần được quan tâm… Ngành Dệt May Việt Nam đã đề ra 4 giải pháp lớn phải đồng bộ thực hiện, đó là: đổi mới công nghệ, ổn định chất lượng sản phẩm, giảm giá thành sản xuất để tăng sức cạnh tranh trên thị trường nội địa và xuất khẩu. Đầu tư mở rộng quy mô từ khâu nguyên liệu cho đến khâu sản xuất thành phẩm cùng với việc quy tụ các nhà máy mới vào 10 cụm công nghiệp dệt là phát triển mạnh vùng bông ở Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ, ngành sẽ đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị, xây dựng mạng lưới bán buôn bán lẻ trong nước và các đại diện thương mại quốc tế; áp dụng ngay phương thức kinh doanh mới như thương mại điện tử và cuối cùng là đào tạo nguồn nhân lực. Các sản phẩm xuất khẩu nói chung và hàng dệt may nói riêng của Việt Nam sẽ trở nên nổi tiếng trên Thế giới nếu sản phẩm đó được chứng nhận đảm bảo bằng Giấy chứng nhận hợp chuẩn của Hoa Kỳ. III.Chính sách của Nhà nước tác động đến của các doanh nghiệp Việt Nam đối với mặt hàng dệt may Để thực hiện được tăng trưởng kinh tế đi đôi với bảo đảm công bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vai trò quản lý và điều tiết vĩ mô của Nhà nước là hết sức quan trọng.Chính phủ đã thực hiện chính sách hoàn thuế, trợ giá, bù lãi suất các hoạt động xuất khẩu và thưởng xuất khẩu. Xuất khẩu hàng hóa là một trong những mục tiêu lớn của Nhà nước ta nhằm cân bằng kim nghạch xuất nhập khẩu. Đối với ngành dệt may là một ngành mà nguyên liệu chủ yếu phụ thuộc nước ngoài, hàng năm chúng ta phải nhập khoảng 60.000-70.000 tấn bông, xơ sợi và hàng tấn chất thuốc nhuộm, phụ tùng thay thế đẩy kim ngạch nhập khẩu lên khoảng 120-150 triệu USD. Muốn cân bằng kim ngạch xuất nhập khẩu, không có cách nào khác là đẩy mạnh xuất khẩu. Để khuyến khích xuất khẩu từ nhiều năm nay Nhà nước không đánh thuế xuất khẩu đối với hàng dệt may hay nói cách khác đó là thuế suất bằng 0% đối với các mặt hàng dệt may. Dự kiến trong mấy năm tới đây, sẽ áp dụng chính sách ưu đãi hàng xuất khẩu. Trước khi đem hàng hóa dệt may xuất khẩu bản thân nước ta đã có áp dụng những chính sách về giám định chất lượng hàng hóa (theo Thông tư số 32/2009/TT-BCT) để đảm bảo uy tín cho thương hiệu Việt khi xuất khẩu hàng hóa ra nước bạn không chỉ riêng gì xuất khẩu sang Hoa Kỳ. IV.Xu hướng phát triển của mặt hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam trong tương lai Việc phát triển kinh tế ngày nay khi mà công nghệ khoa học ngày càng hiện đại đã kéo theo hàng loạt các tác động vào môi trường sống của con người.Vì vậy, cần phải phát triển kinh tế một cách bền vững đó là phát triển trong mức độ duy trì chất lượng môi trường, giữ cân bằng giữa môi trường và phát triển. Ngành dệt phải duy trì sự phát triển thì các vấn đề quan trọng về bền vững, tái tạo và tái chế đang ngày càng gia tăng phải được giải quyết trong tất cả các giai đoạn. Ví như ‘Eco-textile’ (hàng dệt sinh thái) nghĩa là hàng dệt giảm tác động của nó lên môi trường trong tất cả các giai đoạn của vòng đời tới mức thấp nhất. Nguồn nguyên liệu sạch cho dệt may cũng rất quan trọng để cho hàng xuất khẩu của ta càng ngày càng có chất lượng cao hơn và đa dạng về sản phẩm cũng như mẫu mã. Kết luận chung Trong hoàn cảnh khó khăn của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, trao đổi thương mại Việt-Mỹ trong năm 2009 vẫn đạt được những kết quả đáng khích lệ đặc biệt việc xuất khẩu hàng dệt may qua Mỹ với doanh thu rất lớn. Mở rộng thị trường dệt may hơn nữa; máy móc thiết bị cần được thay thế nâng cấp; đào tạo lực lượng lao động có kỹ thuật và tay nghề cao; sản xuất đa dạng hóa sản phẩm; thu hút đầu tư từ nước ngoài để được học tập công nghệ của các nước; chuyển đổi khoa học kỹ thuật công nghệ để tăng tính cạnh tranh trong khu vực cũng như trên Thế giới. Ngành dệt may cần phấn đấu xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn sản phẩm dệt may phù hợp và hài hòa với các tiêu chuẩn quốc tế; đồng thời đầu tư nâng cấp các trung tâm giám định, kiểm tra chất lượng sản phẩm dệt may để hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong quản lý chất lượng và khắc phục các rào cản kỹ thuật. Web tham khảo: http://viet.vietnamembassy.us/tintuc/story.php?d=20010101231412 http://www.tinkinhte.com/nd5/viewsubject/marketing-xuat-khau/d-viet-nam- tham-gia-khu-vuc-mau-dich-tu-do-asean/33608.s_48.1.html http://www.haiduongdost.gov.vn/index.php? option=com_content&view=article&id=1664:rao-cn-k-thut-i-vi-hang-dt- may&catid=236:thong-tin-tbt&Itemid=214 http://chongbanphagia.vn/beta/glossaries/49 http://www.chungkhoan247.vn/Desktop.aspx/Tin-DN/Thi- Truong/Chiec_banh_van_kho_nuot/ http://dantri.com.vn/c76/s76-155708/xuat-khau-det-may-vao-my-nguy-co-rao- can-moi.htm http://www.viendetmay.org.vn/tintuc/detail.php?ID=780 http://www.itpc.gov.vn/exporters/van-ban-phap-luat-moi-ban-hanh/VBPL-XNK Một số rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may tại Hoa Kỳ - Luật tăng cường an toàn sản phẩm tiêu dùng 2008 (CPSIA) - Qui định hải quan về xuất sứ hàng hoá (luật 19 C.F.R part 102) - Luật nhận biết sản phẩm dệt (Luật 15 U.S.C.70) - Luật ghi nhãn sản phẩm từ len ( 15 U.S.C. 68) và lông thú (15.U.S.C. 69) - Quy định ghi nhãn hướng dẫn sủ dụng hàng may mặc (16 CFR part 423) - Luật 65 California về thông báo sử dụng các hoá chất độc hại - Qui định về "Chứng chỉ tuân thủ tổng quát "của CPSIA (ngày có hiệu lực [...]... 1610 - tiêu chuẩn tính cháy của quần áo 16 CFR 1615/1616 Tiêu chuẩn tính cháy quần áo ngủ của trẻ em 16 CFR 1303 Tổng hàm lượng chì trong sơn và bề mặt phủ PL 110-314, sec 101 - Tổng hàm lượng chì trong chất nền PL 110-314, sec 108- Hàm lượng Phtalat trong các sản phẩm trẻ em 16 CFR 1500.48-49 - Các điểm nhọn và cạnh sắc với các sản phẩm cho trẻ em 16 CFR 1501,1500.50-53 Các phần nhỏ trong sản phẩm... Các phần nhỏ trong sản phẩm và đồ chơi trẻ em dưới 3 tuổi Các amin thơm gây ung thư (liên quan đến thuốc nhuộm azo) Các thuốc nhuộm phát tán gây dị ứng Các kim loại nặng (cadimi, crom, chì, thuỷ ngân, nikel ) Các hợp chất hữu cơ thiếc ( thí dụ : MBT, TBT, TPhT ) Các hợp chất thơm có chứa clo (chất tải hữu cơ chứa clo như clobenzen, clotoluen) Các chất làm chậm cháy (PBBs, Peta-BDE, octo BDE ) Focmaldehyt... Peta-BDE, octo BDE ) Focmaldehyt Phthalat (thí dụ: DEHP, DINP ) (Chỉ có tính chất tham khảo: http://www.haiduongdost.gov.vn/index.php? option=com_content&view=article&id=1664:rao-cn-k-thut-i-vi-hang-dtmay&catid=236:thong-tin-tbt&Itemid=214 ) . đầu I.Tổng quan xuất khẩu mặt hàng dệt may VN 1 II .Phân tích chính sách của DN về mặt hàng dệt may 1. Lý luận chung 2 2. Chính sách của doanh nghiệp VN với các rào cản của Hoa Kỳ về mặt hàng dệt may xuất. TP.HCM KINH TẾ QUỐC TẾ Đề tài : Phân tích các chính sách của doanh nghiệp Việt Nam nhằm vượt qua các rào cản kỹ thuật khi xuất khẩu mặt hàng dệt may sang Hoa Kỳ GV hướng dẫn: Thầy Nguyễn Hữu. trường xuất khẩu số một của Việt Nam - hiện có kim ngạch xuất khẩu đứng đầu trong các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, những rào cản thuế quan của Hoa Kỳ đã gây khó khăn nhiều cho các doanh nghiệp

Ngày đăng: 02/07/2015, 09:05

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan