giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS.

31 1.6K 7
giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Trong xã hội phát triển mạnh mẽ đầy thách thức hiện nay, nếu thiếu kỹ năng sống sẽ thiếu khả năng phân tích xử lý các tình huống khó khăn, xuống cấp về đạo đức, nhận thức và ứng xử lệch lạc, có phản ứng tiêu cực, dễ rơi vào bế tắc, không tự mình kéo lên được,... Trong khi đó, chương trình giáo dục hiện nay còn nặng về kiến thức, chưa chú trọng đúng mức đến việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Năm học 2008 – 2009 với chủ trương xây dựng “Trường học thân thiện – Học sinh tích cực”, nội dung giáo dục KNS trong trường học lần đầu tiên được Bộ GDĐT nhắc đến. Đặc biệt, ở một số trường học ngoài công lập, trường học quốc tế, việc giáo dục KNS đã được quan tâm sớm hơn một bước và đã trở thành một bộ môn chính khóa. Do vậy, đề tài “Giáo dục KNS cho học sinh THCS” đã thực hiện, nhằm hướng đến giáo dục toàn diện cho HS, giúp các em rèn luyện KNS vững vàng trong cuộc sống. II. Đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS. III. Khách thể nghiên cứu. Khách thể nghiên cứu là học sinh THCS. IV. Đối tượng khảo sát. Đối tượng khảo sát là trường THCS Nguyễn Viết Xuân, Thị xã Thủ Dầu Một, Bình Dương. V. Phương pháp nghiên cứu. 1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu. Phương pháp nghiên cứu tài liệu dùng để nghiên cứu các tài liệu, các đề tài về giáo dục KNS cho học sinh THCS, phân tích, đánh giá, tổng hợp tài liệu về vấn đề có liên quan đến đề tài.

MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Trong xã hội phát triển mạnh mẽ đầy thách thức hiện nay, nếu thiếu kỹ năng sống sẽ thiếu khả năng phân tích xử lý các tình huống khó khăn, xuống cấp về đạo đức, nhận thức và ứng xử lệch lạc, có phản ứng tiêu cực, dễ rơi vào bế tắc, không tự mình kéo lên được, Trong khi đó, chương trình giáo dục hiện nay còn nặng về kiến thức, chưa chú trọng đúng mức đến việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Năm học 2008 – 2009 với chủ trương xây dựng “Trường học thân thiện – Học sinh tích cực”, nội dung giáo dục KNS trong trường học lần đầu tiên được Bộ GD&ĐT nhắc đến. Đặc biệt, ở một số trường học ngoài công lập, trường học quốc tế, việc giáo dục KNS đã được quan tâm sớm hơn một bước và đã trở thành một bộ môn chính khóa. Do vậy, đề tài “Giáo dục KNS cho học sinh THCS” đã thực hiện, nhằm hướng đến giáo dục toàn diện cho HS, giúp các em rèn luyện KNS vững vàng trong cuộc sống. II. Đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS. III. Khách thể nghiên cứu. Khách thể nghiên cứu là học sinh THCS. IV. Đối tượng khảo sát. Đối tượng khảo sát là trường THCS Nguyễn Viết Xuân, Thị xã Thủ Dầu Một, Bình Dương. V. Phương pháp nghiên cứu. 1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu. Phương pháp nghiên cứu tài liệu dùng để nghiên cứu các tài liệu, các đề tài về giáo dục KNS cho học sinh THCS, phân tích, đánh giá, tổng hợp tài liệu về vấn đề có liên quan đến đề tài. 2. Phương pháp khảo sát, phỏng vấn qua bàng hỏi. Phương pháp được thực hiện nhằm thu thập thông tin về thực trạng giáo dục KNS cho học sinh THCS. Để đo mức độ hình thành KNS cho học sinh THCS. 3. Phương pháp thống kê toán học. Phương pháp thống kê toán học dùng để xử lý các kết quả khảo sát bằng phiếu hỏi. 4. Phương pháp xử lý thông tin. Phương pháp xử lý thông tin: để xây dựng các luận cứ, khái quát hoá để phục vụ cho việc chứng minh. 5. Phương pháp nghiên cứu lý luận. Nghiên cứu các đề tài, các văn bản, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước về vấn đề giáo dục và giáo dục KNS cho học sinh THCS, phân tích, tổng hợp những tư liệu, tài liệu lý luận về giáo dục KNS. VI. Cơ sở lý luận Dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm cùa Nhà nước ta về giáo dục kỹ năng cho HS. VI. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu, đề tài gồm 4 chương và phần kết luận, kiến nghị. Chương 1. Khái quát về kỹ năng sống. Chương 2. Thực trạng về kỹ năng sống của học sinh. Chương 3. Vai trò và tác động của KNS đối với học sinh THCS. Chương 4. Phương thức và phương pháp tiếp cận giáo dục KNS cho học sinh THCS. CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ KỸ NĂNG SỐNG 1.1. KỸ NĂNG LÀ GÌ? Kỹ năng là năng lực hay khả năng chuyên biệt của một cá nhân về một hoặc nhiều khía cạnh nào đó được sử dụng để giải quyết tình huống hay công việc nào đó phát sinh trong cuộc sống. 1.2. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI KỸ NĂNG SỐNG. 1.2.1. Khái niệm kỹ năng sống. Khái niệm KNS được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Theo tồ chức UNESCO định nghĩa " kỹ năng sống" là: khả năng thích nghi và hành vi tích cực cho phép cá nhân có đầy đủ khả năng đối phó có hiệu quả với nhu cầu và thách thức cùa cuộc sống hằng ngày. Nói một cách dễ hiểu, đó là khả năng nhận thức của bản thân (giúp mỗi người biết mình là ai, sinh ra để làm gì, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, mình có thể làm được làm gì?) 1.2.2. Phân loại kỹ năng sống. Kỹ năng sống được chia làm hai loại: kỹ năng cơ bản và kỹ năng nâng cao.  Kỹ năng cơ bản gồm: kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, múa, hát, đi, đứng,  Kỹ năng nâng cao là sự kế thừa và phát triển các kỹ năng cơ bản dưới một dạng thức mới hơn. Nó bao gồm: các khả năng tư duy logic, sáng tạo, suy nghĩ nhiều chiều, phân tích, tổng hợp, Ở các lớp THCS, kỹ năng nâng cao được xem trọng nhiều, còn kỹ năng cơ bản được xem trọng ở các lớp đầu cấp tiểu học. KNS được học qua 3 môi trường cụ thể, đó là: học từ những người truyền thụ trực tiếp kiến thức cho mình, học từ sách báo, truyền hình và các phương tiện truyền thông đại chúng khác, học từ những hiện tượng xảy ra trong tự nhiên xã hội. Hay nói cách khác, KNS có trong 3 môi trường: gia đình, nhà trường và xã hội. 1.3. Giáo dục kỹ năng sống và sự cần thiết phải giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. 1.3.1. Giáo dục KNS là gì? Giáo dục KNS là một quá trình với những hoạt động cụ thể nhằm tổ chức, điều khiển để học sinh biết cách chuyển dịch kiến thức đã được biết và thái độ, giá trị ( HS suy nghĩ, cảm thấy tin tưởng được) thành hành động thực tế một cách tích cực và mang tính chất xây dựng. Giáo dục KNS cho HS không phải là đưa ra những lời giải đơn giản cho những câu hỏi đơn giản, mà giáo dục KNS là việc hướng đến làm thay đổi các hành vi. Có nghĩa là, GD cho các em có cách sống tích cực trog xã hội, là xây dựng và thay đổi ở các em các hành vi theo hướng tích cực, phù hợp với mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách người học dựa trên cơ sở giúp HS có tri thức, giá trị, thái độ và kỹ năng phù hợp. Mục tiêu giáo dục KNS cho học sinh THCS không dừng lại ở việc làm thay đổi nhận thức cho HS bằng cách cung cấp thông tin, tri thức mà tập trung vào mục tiêu xây dựng hoặc làm thay đổi hành vi của HS theo hướng tích cực, mang tính xây dựng đối với các vấn đề đặc ra trong cuộc sống. 1.3.2. Sự cần thiết phải giáo dục KNS cho học sinh THCS. Cuộc sống luôn tạo ra những khó khăn, thử thách để con người vượt qua. Vì vậy, mỗi con người cần phải trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết để giải quyết các vấn đề gặp phải trong cuộc sống. Là một nhà giáo dục tương lai, một con người của xã hội, chúng ta cần phải thấy rõ vai trò của việc trang bị KNS cho HS. Học sinh THCS (12- 16 tuổi) là lứa tuổi có nhiều thay đổi mạnh mẽ về thể chất, sức khỏe và tâm sinh lý. Tuổi dậy thì các em dễ thay đổi tình cảm, hành vi, chóng vui chóng buồn. Mâu thuẫn giữa ý muốn thoát khỏi sự giám sát của bố mẹ, muốn khẳng định mình trong gia đình lẫn ngoài xã hội với ý thức “các em vẫn còn là trẻ con” trong suy nghĩ của các bậc cha mẹ, thầy cô đã nảy sinh những xung đột mà các em chưa được trang bị kỹ năng cần thiết để ứng phó và giải quyết. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng phạm pháp ở thanh thiếu niên, đặc biệt ở độ tuổi THCS, ngày càng gia tăng đến mức độ đáng báo động trong xã hội. Vì vậy, giáo dục KNS là con đường ngắn nhất, giúp các em định hướng về cách sống và hành động một cách tích cực. Nắm được KNS, các em sẽ dễ dàng áp dụng những kiến thức lý thuyết, những “cái mình biết”, “cái mình tin tưởng”, vào thực tiễn thành những hành động tích cực, giúp các em thích ứng nhanh nhẹn với những sự thay đổi ngày càng nhanh của xã hội, vững bước tương lai. * Nhóm kỹ năng sống cần thiết cho khối học sinh THCS • Kỹ năng tự phục vụ bản thân • Kỹ năng xác lập mục tiêu cuộc đời • Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả • Kỹ năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc • Kỹ năng tự nhận thức và đánh giá bản thân • Kỹ năng giao tiếp và ứng xử • Kỹ năng hợp tác và chia sẻ • Kỹ năng thể hiện tự tin trước đám đông • Kỹ năng đối diện và ứng phó khó khăn trong cuộc sống • Kỹ năng đánh giá người khác. CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ VIỆC GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THCS VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN THỰC TRẠNG ĐÓ. 2.1. THỰC TRẠNG VỀ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ . Thời gian qua, báo chí đã phản ánh khá nhiều về thực trạng thanh thiếu niên thiếu hụt về kỹ năng xử lý, ứng phó với tình huống xảy ra trong cuộc sống nên đã rơi vào bế tắc, không thể tự kéo mình lên được, như: giết bạn vì mâu thuẫn nhỏ nhặt, bỏ nhà đi bụi, bạo lực học đường, nữ sinh tham gia vào các đường dây mại dâm, hoặc tự vẫn chỉ vì thầy cô, cha mẹ trách mắng, Thực trạng cho nền giáo dục ở nước ta hiện nay là quá chú trọng vào việc giảng dạy kiến thức, sách vở, quản lý GD bằng những quy tắc cứng nhắc mà xem nhẹ việc GD về KNS, đạo đức cho học sinh. Chính vì thế mà Việt Nam là một trong những nước đứng đầu về bạo lực học đường. Công tác giáo dục KNS cho HS chưa được đầu tư đúng mức về tài liệu, cơ sở vật chất giảng dạy. Nội dung, cách thức giáo dục KNS đơn điệu, sơ sài, chưa thu hút được sự quan tâm tham gia của các em HS. Bản thân giáo viên cũng còn thiếu KNS nên khó đáp ứng tốt yêu cầu giáo dục KNS cho HS. Vì vậy, với không ít cơ sở GD, giáo dục KNS là nhiệm vụ bất đắc dĩ, và kết quả "được hay không thì tùy". Về phía các đoàn thể xã hội khác, nhìn chung đều có tham gia vào công tác này, nhưng chưa thực sự quan tâm đúng mức. Đặc biệt, về phía gia đình, vì nhiều nguyên nhân mà hầu hết các bậc phụ huynh đều đẩy việc giáo dục KNS con em mình cho nhà trường, không quan tâm đến con em mình trong nhận thức về KNS. Trong khi đó, GD trong gia đình là nền tảng đầu tiên và quan trọng nhất. Hầu hết đề tài nghiên cứu trước đây đều có chung nhận định: học sinh thời nay năng động, tự tin, mạnh dạn bày tỏ chính kiến của mình và thường có mức yêu cầu cao đối với bản thân. Kết quả nghiên cứu cho thấy các em bước đầu hình thành những quan niệm cơ bản về kỹ năng sống, phần đông nhận thức được kỹ năng sống là hành vi con người thể hiện khi ứng phó với những tình huống diễn ra trong cuộc sống, dựa trên những phẩm chất tâm lý và kinh nghiệm cá nhân. Bên cạnh đó, các em cũng nhận định được nguyên nhân chính dẫn đến việc thiếu kỹ năng sống là do chưa có sự hòa hợp trong giao tiếp giữa các em với cha mẹ, thầy cô. Đồng thời cũng bị ảnh hưởng bởi lối sống, quan niệm sống từ bạn bè cùng lớp, cùng trường và từ các phương tiện thông tin đại chúng (mạng Internet, báo chí, diễn đàn ). Tuy nhiên, chỉ mới dừng ở việc nhận thức, đa số học sinh vẫn chưa tiếp cận được những biện pháp rèn luyện để hình thành kỹ năng sống. Điều này cần sự nỗ lực từ nhiều phía: gia đình, nhà trường và chính bản thân học sinh. Có nhiều HS học rất giỏi, nhưng ngoài điểm số cao, các em chỉ biết ăn, ngủ, học và vui chơi, trong khi đó khả năng giao tiếp rất kém. Qua khảo sát thực nghiệm đối với nhóm HS trường THCS Nguyễn Viết Xuân. Để có những nhận xét, đánh giá chính xác, nhóm thực hiện đề tài đã đưa ra một phiếu khảo sát nhằm tìm hiểu thực trạng và nhu cầu cần được giáo dục KNS cho học sinh THCS. Nội dung của phiếu như sau: PHIẾU TRẮC NGHIỆM KỸ NĂNG SỐNG CỦA HỌC SINH THCS ( Đánh dấu vào ô bạn chọn) Câu 1: Theo bạn, kỹ năng giao tiếp tốt sẽ quyết định bao nhiêu sự thành công của bạn trong công việc và cuộc sống? a. 20% b. 50% c. 85% d. 70% Câu 2: Cách tư duy nào sau đây sẽ luôn giúp bạn thành công hơn trong quá trình giao tiếp? a. Hãy luôn đơn giản hóa vấn đề b. Luôn nhìn người khác với con mắt tích cực d. Xem người khác sai gì để mình chỉ trách c. Luôn xem mình có thể học gì từ người khác và mình sẽ giao tiếp như thế nào để tốt hơn. Câu 3: Giao tiếp không hiệu quả sẽ dẫn đến hậu quả như thế nào? a. Xảy ra hiểu lầm b. Mọi người không lắng nghe nhau c. Người nói không thể đưa ra những chỉ dẫn rõ ràng d. Mọi người không làm theo bạn Câu 4: Bí quyết nào sao đây sẽ luôn giúp bạn thành công, luôn được người khác yêu mến trong cuộc sống và công việc? a. Góp ý thẳng thắng, lắng nghe và tôn trọng b. Luôn tươi cười, học cách khen ngợi và lắng nghe c. Đặt câu hỏi, giúp đỡ nhiệt tình và phê bình khi có sai sót d. Ý kiến khác của bạn : …………………………………… Câu 5: Tôi có khuynh hướng làm những gì tôi nghĩ mình có thể làm được hơn những gì tô tin là đúng? a. Không bao giờ b. Hiếm khi c. Thỉnh thoảng d. Thường xuyên e. Luôn luôn Câu 6: Bạn kiểm soát những tình huống mới một cách khá thỏa mái và dễ dàng? a. Không bao giờ b. Hiếm khi c. Thỉnh thoảng d. Thường xuyên e. Luôn luôn Câu 7: Bân được rèn luyện kỹ năng sống ở đâu? a. Nhà trường b. Gia đình c. Bạn bè d. Tất cả Câu 8: Bạn thường rèn luyện kỹ năng sống của mình bằng cách nào? a. Trong hoạt động vui chơi với bạn bè b. Trong học tập ở nhà trường c. Trong mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình d. Trong công việc hàng ngày Câu 9: Bạn được trường tổ chức giáo dục kỹ năng sống bao lâu một lần? a. Thường xuyên (một tuần một lần) b. Thỉnh thoàng (một tháng một lần) c. Hiếm khi d. Không bao giờ Câu 10: Trong tiết học, giáo viên có kết hợp giữa việc dạy kiến thức trong bài học với việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh hay không? a. Thường xuyên b. Thỉnh thoảng c. Hiếm khi d. Không bao giờ * Kết quả điều tra 100 học sinh trong trường: Đánh giá tổng hợp (10 câu hỏi cho 100 HS): Tỉ lệ (%) a B c d e 1 2,4 2,0 42,4 35,2 2 6,4 5,6 0 88,0 3 40,8 16,0 33,6 9,6 4 43,1 10,6 19,5 26,8 5 3,2 9,8 54,8 18,5 13,7 6 3,2 14,5 37,9 33,1 11,3 7 4,0 6,4 2,4 87,2 8 19,5 13,8 14,6 52,0 9 11,3 27,4 46,0 15,3 10 35,5 49,2 10,5 4,8 Nhận xét về kết quả điều tra cho thấy: hầu hết các em biết được tầm quan trọng của KNS trong cuộc sống hiện nay, và có những nhận thức đúng đắn về việc tiếp xúc và giải quyết các tình huống. Nhưng, hầu hết các em chưa được tiếp cận một cách thường xuyên và giáo dục đúng đắn về các KNS. Vì vậy, các em cần phải được rèn luyện và giáo dục đúng đắn về KNS. 2.2. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN THỰC TRẠNG ĐÓ. • Về phía HS: chưa được trang bị các kỹ năng cần thiết để nhận thức về bản thân và đối phó với các tình huống đến từ các mối quan hệ xã hội và sự biến đổi tâm sinh lý của bản thân và sự biến đổi của môi trường. • Về phía gia đình: chưa nhận thức được đầy đủ về nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho HS, còn lơ là, không quan tâm đến các em, chưa thật sự gương mẫu cho các em noi theo, phó mặc nhiệm vụ cho giáo viên và nhà trường. • Về phía nhà trường: chưa quan tâm đầy đủ đến công tác giáo dục KNS cho học sinh, chưa đưa công tác này thành kế hoạch cụ thể, chưa có công tác tổ chức và hướng dẫn thực hiện cho GV. GV thì chưa được trang bị đầy đủ về KNS và tmầ quan trọng của công tác giáo dục KNS cho HS, chưa biết cách tổ chức giáo dục KNS phù hợp cho từng lứa tuổi. • Về phía xã hội: ngày càng có nhiều tệ nạn xã hội nguy hiểm, các khu vui chơi giải trí [...]... VIẾT TẮT - KNS: kỹ năng sống - THCS: trung học cơ sở - HS: học sinh - GD: giáo dục - BGD&ĐT: Bộ Giáo dục và Đào Tạo - GV: giáo viên - SV: sinh viên - NXB GD: nhà xuất bản giáo dục TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA: KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP: C11VL02 & HUỲNH ANH TRÂM GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ Môn: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KHOA HỌC Người hướng... nghiệp cho tương lai,… * Kỹ năng Tiếp tục rèn luyện kỹ năng cơ bản đã được hình thành, trên cơ sở đó phát triển thành một số năng lực chủ yếu như: năng lực tự hoàn thiện, khả năng thích ứng, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng kiên định, năng lực hoạt động chính trị xã hội, nang9 lực tở chức, quản lý, năng lực hợp tác, chia sẻ, thương lượng, nhằm giúp cho học sinh sống một cách an toàn,... còn giúp tăng cường khả năng giao tiếp giữa học sinh với học sinh, giữa GV với học sinh * Yêu cầu sư phạm - Trò chơi phải dễ tổ chức và thực hiện, phải phù hợp với chủ đề giáo dục học để cùng chung sống , với đặc điểm và trình độ học sinh, với quỹ thời gian, với hoàn cảnh, điều kiện thực tế của lớp học, đồng thời phải không gây nguy hiểm cho học sinh - Học sinh phải nắm được quy tắc chơi và phải tôn... KNS CHƯƠNG 3 VAI TRÒ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA KỸ NĂNG SỐNG ĐỐI VỚI HỌC SINH THCS 3.1 Vai trò của kỹ năng sống Nhiều nghiên cứu đã cho phép đi đến kết luận là trong các yếu tố quyết định sự thành công của con người, kỹ năng sống đóng góp đến khoảng 85% Theo UNESCO ba thành tố hợp thành năng lực của con người là: kiến thức, kỹ năng và thái độ Hai yếu tố sau thuộc về kỹ năng sống, có vai trò quyết định trong việc... những em sống trong gia đình với nhiều lo toan cho cuộc mưu sinh, phụ huynh bỏ mặc con cái Môi trường hoàn cảnh khác nhau ấy lại thường cùng mang đến cho các em một thiếu sót lớn trong từng bước trưởng thành, đó là kĩ năng sống Vì vậy, việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học qua học tập – sinh hoạt ở trường là điều hết sức cần thiết Theo đó, bằng trách nhiệm, bằng kinh nghiệm và vốn sống của... về các kỹ năng sống ngày càng trở nên quan trọng Thiếu kỹ năng sống con người dễ hành động tiêu cực, nông nổi Giáo dục cần trang bị cho người học những kỹ năng thiết yếu như ý thức về bản thân, làm chủ bản thân, đồng cảm, tôn trọng người khác, biết cách hợp tác và giải quyết hợp lý các mâu thuẫn, xung đột Cuộc đời là một hành trình mà bằng cấp chuyên môn giống như một bệ phóng, còn kỹ năng sống chính... luyện kỹ năng sống là một quá trình lâu dài, bền bỉ Do đó, không phải vì kỹ năng sống có tầm quan trọng rất lớn mà cố đưa vào chương trình giảng dạy cho HS nhiều chuyên đề mang tính lý thuyết Điều cần thiết là làm cho mọi người ý thức được tầm quan trọng của kỹ năng sống và lồng nó vào các môn học Những người đã đi làm thì cần bổ sung một vài chuyên đề cần thiết mà bản thân c 3.2 Tác động của kỹ năng sống. .. sai lầm của người khác Bồi dưỡng cho các em tính tích cực, chủ động, sang tạo tham gia các hoạt động tập thể, giáo dục cho các em tinh thần đoàn kết hữu nghị, CHƯƠNG 4 PHƯƠNG PHÁP GIÚP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THCS Hiện nay, đa số học sinh sống trong hai môi trường có hoàn cảnh khác nhau: một là các em được sự quan tâm chăm sóc quá sức chu đáo của phụ huynh vì sống trong gia đình ít con, hoàn... cao kỹ năng GD, KNS, kỵ năng tổ chức hoạt động GD ngoài giờ lên lớp cho SV, đáp ứng với yêu cầu đổi mới GD Các địa phương nên tạo điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật, khuôn viên, đầu tư xây dựng trường chuẩn quốc gia để các trường có điều kiện tổ chức các hoạt động GD ngoài giờ lên lớp theo mục tiêu GD và mục tiêu giáo dục KNS TÀI LIỆU THAM KHẢO - PGS-TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc Giáo dục kỹ năng sống cho học. .. tập – sinh hoạt ở trường là điều hết sức cần thiết Theo đó, bằng trách nhiệm, bằng kinh nghiệm và vốn sống của mình, giáo viên cần từng bước một giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua từng bài dạy, thông qua các hoạt động ở trường, ở lớp Giáo dục kỹ năng sống không phải là để nói cho trẻ biết thế nào là đúng thế nào là sai như ta thường làm Cũng không phải là rao truyền nhưng lời hay ý đẹp để chúng . học dựa trên cơ sở giúp HS có tri thức, giá trị, thái độ và kỹ năng phù hợp. Mục tiêu giáo dục KNS cho học sinh THCS không dừng lại ở việc làm thay đổi nhận thức cho HS bằng cách cung cấp thông. vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS. III. Khách thể nghiên cứu. Khách thể nghiên cứu là học sinh THCS. IV. Đối tượng khảo sát. Đối tượng khảo sát là trường THCS Nguyễn Viết Xuân, Thị. được thực hiện nhằm thu thập thông tin về thực trạng giáo dục KNS cho học sinh THCS. Để đo mức độ hình thành KNS cho học sinh THCS. 3. Phương pháp thống kê toán học. Phương pháp thống kê toán

Ngày đăng: 02/07/2015, 08:58

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan