Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học, năng suất và chất lượng của một số dòng chè mới tại phú hộ phục vụ cho biến chè xanh và chè olong

97 307 0
Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học, năng suất và chất lượng của một số dòng chè mới tại phú hộ phục vụ cho biến chè xanh và chè olong

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM *** NGUYỄN THỊ THUẬN NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA MỘT SỐ DÒNG CHÈ MỚI TẠI PHÚ HỘ PHỤC VỤ CHO CHẾ BIẾN CHÈ XANH VÀ CHÈ OLONG CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG MÃ SỐ: 60.62.01.10 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN ĐÌNH VINH HÀ NỘI – 2014 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page i LỜI CAM ĐOAN - Tôi xin cam đoan rằng, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa sử dụng để bảo vệ một học vị nào. - Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2014 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thuận Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page ii LỜI CẢM ƠN Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy TS. Nguyễn Đình Vinh - Học viện Nông nghiệp Việt Nam là người đã định hướng đề tài và trực tiếp chỉ bảo tôi trong quá trình thực tập tốt nghiệp, hoàn thành luận văn tốt nghiệp này Bên cạnh đó, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến tập thể thầy cô giáo Bộ môn câ công nghiệp - Khoa Nông học - Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Luận văn này sẽ không thể thực hiện được nếu không có sự giúp đỡ nhiệt tình của tập thể anh chị em Bộ môn chọn tạo giống - Trung tâm nghiên cứu và phát triển Chè - Viện KHKT Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn ở bên tôi, khích lệ để tôi có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2014 Học viên Nguyễn Thị Thuận Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page iii MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục bảng v Danh mục hình vi PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài 2 1.3. ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 2 PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài 4 2.1.1. Cơ sở sinh học 4 2.1.2. Cơ sở sinh lý học 4 2.1.3. Cơ sở thực tiễn của sản xuất chè 5 2.2. Nguồn gốc, phân loại của cây chè 5 2.2.1. Nguồn gốc 6 2.2.2. Phân loại. 7 2.2.3. Sự phân bố của cây chè 10 2.3. Tình hình sản xuất chè trong nước và thế giới 11 2.3.1. Tình hình sản xuất chè trên thế giới. 11 2.3.2. Tình hình sản xuất chè Trong nước. 12 2.4. Các Nghiên cứu về cây chè trong và ngoài nước 13 2.4.1. Nghiên cứu trên thế giới 13 2.4.2. Các nghiên cứu trong nước 19 2.5. Đánh giá tổng quan 27 PHẦN III: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29 3.1. Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu: 29 3.1.1. Vật liệu nghiên cứu: 29 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page iv 3.1.2. Địa điểm 29 3.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu: 29 3.2.1. Nội dung nghiên cứu: 29 3.2.2. Phương pháp nghiên cứu 30 PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 34 4.1. Nghiên cứu đặc điểm hình thái của các dòng chè nhập nội và lai tạo 34 4.1.1. Nghiên cứu đặc điểm hình thái thân cành của các dòng chè nhập nội và lai tạo 34 4.1.2. Nghiên cứu đặc điểm hình thái, kích thước lá của các dòng chè nhập nội và lai tạo. 35 4.1.3. Nghiên cứu đặc điểm, kích thước búp của các dòng chè nhập nội và lai tạo 38 4.1.4. Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng sinh thực của các dòng chè nhập nội và lai tạo 42 4.2. Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của các dòng chè nhập nội và lai tạo 43 4.2.1. Nghiên cứu khả năng sinh trưởng thân cành của các dòng chè nhập nội và lai tạo. 43 4.2.2. Nghiên cứu khả năng sinh trưởng búp của các dòng chè nhập nội và lai tạo 45 4.3. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng chè nhập nội và lai tạo. 50 4.4. Điều tra sâu bệnh hại của các dòng chè nhập nội và lai tạo 53 4.5. N ghiên cứu về chất lượng của các dòng chè nhập nội và lai tạo 55 PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 68 5.1. Kết luận 68 5.2. Đề nghị 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO 69 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page v DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 2.1 Sản lượng chè thế giới trong những năm gần đây 11 2.2 Diện tích, năng suất và sản lượng chè trong nước 12 4.1 Đặc điểm thân cành của các dòng chè nghiên cứu 34 4.2 Đặc điểm kích thước hình thái lá các dòng chè nghiên cứu 35 4.3 Đặc điểm hình thái lá của các dòng chè nghiên cứu 37 4.4 Đặc điểm kích thước búp của các dòng chè nghiên cứu 39 4.5 Đặc điểm hình thái búp của các dòng chè nghiên cứu 41 4.6 Đặc điểm cấu tạo hoa của các dòng chè nghiên cứu 42 4.7 Tình hình sinh trưởng của các dòng chè nghiên cứu 44 4.8 Đợt sinh trưởng và thời gian sinh trưởng của các dòng, giống chè nghiên cứu 46 4.9 Động thái tăng trưởng chiều dài búp của các dòng chè nghiên cứu (vụ xuân 2014) 47 4.10 Thời gian hình thành lá của các dòng chè nghiên cứu 49 4.11 Năng suất cá thể của các dòng chè nghiên cứu (Tuổi 3) 50 4.12 Năng suất và yếu tố cấu thành năng suất của các dòng chè nghiên cứu (tuổi 3) 51 4.13 Một số loài sâu bệnh gây hại chính trên các dòng chè nghiên cứu 53 4.14 Tỷ lệ mù xòe của các dòng chè nghiên cứu (%) 56 4.15 Thành phần cơ giới búp chè tôm 3 lá của các dòng chè nghiên cứu 57 4.16 Kết quả phân tích sinh hoá của các dòng chè nghiên cứu 59 4.17 Kết quả thử nếm cảm quan chất lượng chè xanh của các dòng chè nghiên cứu 63 4.18 Kết quả thử nếm cảm quan chất lượng chè Oolong của các dòng chè nghiên cứu 66 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page vi DANH MỤC HÌNH STT Tên hình Trang 4.1 Động thái tăng trưởng chiều dài búp của các dòng chè nghiên cứu 48 4.2 Năng suất thực thu của các dòng chè nghiên cứu 53 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Cây chè (Camellia sinensis (L).O.Kuntze) là cây công nghiệp dài ngày, có lịch sử lâu đời. Theo Trà Kinh của Lục Vũ thì uống chè có từ thời Thần Nông cách đây 4000 năm. Trải qua rất nhiều thăng trầm, song lịch sử của cây chè từ trước đến nay là quá trình phát triển không ngừng. Từ lúc con người dùng sản phẩm sơ khai là lá tươi, nụ hoa, đến nay con người đã phát hiện chè có rất nhiều công dụng: Là đồ uống bổ dưỡng, có tác dụng chữa bệnh, kháng sinh tốt và làm thực phẩm tốt. Cây chè chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế, xã hội của người dân Việt Nam, không thể thiếu trong giao tiếp, lễ nghi, cưới xin, hội hè Ngoài ra, chè còn là cây trồng cho sản phẩm xuất khẩu có giá trị kinh tế. Hiện nay, cây chè được coi là cây xóa đói giảm nghèo, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, bảo vệ môi trường sinh thái. Quy hoạch các vùng chè tập trung, bao gồm sản xuất nông nghiệp - dịch vụ, đã hình thành các cụm dân cư, nhằm góp phần cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, nhất là tại các vùng sâu vùng xa của đồng bào các dân tộc ít người ở Trung du, miền núi Phía Bắc và Tây Nguyên. Mặc dù đứng thứ 5 thế giới về diện tích và sản lượng chè nhưng đời sống của người trồng và chế biến chè ở nước ta vẫn rất khó khăn do giá trị sản phẩm thấp, thiếu sự đa dạng các mặt hàng sản phẩm. Xuất khẩu chè của Việt Nam chủ yếu là chè đen, tỷ lệ các mặt hàng cao cấp có giá trị cao như chè xanh chất lượng cao hay chè Olong còn rất thấp,… Một trong những nguyên nhân quan trọng đó là ở nước ta còn thiếu các giống chất lượng cao. Để nâng cao năng suất và chất lượng chè ở Việt Nam, đa dạng hóa sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới, đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ các biện pháp từ chọn tạo giống đến thâm canh, chăm sóc, chế biến, và thị trường. Trong đó, công tác chọn tạo giống chè năng suất cao, chất lượng tốt luôn được quan tâm hàng đầu. Trong những năm gần đây Viện KHKT Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc đã tiến hành đồng bộ các phương pháp chọn tạo và nhân giống, từ công tác nhập nội giống chất lượng cao, chọn lọc cá thể, lai tạo, đột biến, thu thập bảo quản nguồn gen. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 2 Tuy nhiên để nhanh chóng cải thiện năng suất chất lượng chè ở nước ta, bên cạnh việc chọn tạo giống bằng phương pháp lai tạo chúng ta cần phải tiến hành nhập nội giống chất lượng cao và nhanh chóng đưa vào khảo nghiệm nhằm chọn ra giống tốt, phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng để từ đó đưa ra quy trình canh tác hợp lý là việc làm cần thiết. Xuất phát từ yêu cầu trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài "Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học, năng suất và chất lượng của một số dòng chè mới tại Phú Hộ phục vụ cho chế biến chè xanh và chè Olong". 1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài 1.2.1.Mục đích: Nghiên cứu đặc điểm hình thái, khả năng sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng của một số dòng chè nhập nội và lai tạo mới để tìm ra dòng chè có năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp cho chế biến chè xanh và chè Olong tại Phú Thọ. 1.2.2.Yêu cầu: - Đánh giá được các đặc điểm hình thái thực vật học của một số dòng chè nhập nội và lai tạo trong nước. - Đánh giá được khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của các dòng chè nhập nội và lai tạo trong nước. - Đánh giá sơ bộ khả năng chống chịu sâu bệnh hại chính trên một số dòng chè nhập nội và lai tạo trong nước. - Đánh giá được các chỉ tiêu về chất lượng của các dòng chè nhập nội và lai tạo trong nước. 1.3. ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 1.3.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu này nhằm chọn ra được những giống chè năng suất cao chất lượng tốt, có khả năng chế biến chè xanh và chè Olong để đưa vào khảo nghiệm ở các vùng sinh thái, góp phần làm cơ sở cho việc nghiên cứu, xây dựng quy trình kỹ thuật phù hợp cho một số dòng chè mới. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn Đề tài giải quyết được yêu cầu thực tiễn hiện nay của ngành chè Việt Nam là tuyển chọn một số giống chè có năng suất cao, chất lượng tốt, thích nghi với điều kiện sinh thái của các vùng chè. Từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng được Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 3 nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước, góp phần nâng cao thương hiệu cho ngành chè Việt Nam. [...]... tập trung nghiên cứu về các đặc điểm nông sinh học, năng suất và chất lượng của 6 dòng chè nhập nội và lai tạo mới ở tuổi 3 trong điều kiện sinh trưởng tại Phú Hộ Thí nghiệm được bố trí tại gò Trại Khế - Trung tâm nghiên cứu và phát triển chè - Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc 3.2 Nội dung và phương pháp nghiên cứu: 3.2.1 Nội dung nghiên cứu: Đề tài tập chung nghiên cứu các nội... ý và có nhiều thành công 2.4.1.2 Nghiên cứu đặc tính sinh vật học của cây chè Các đặc điểm hình thái của cây chè (thân, lá, búp), đặc tính sinh trưởng của cây chè, thời gian sinh trưởng (bắt đầu, kết thúc sinh trưởng búp …), số đợt sinh trưởng búp/năm… có quan hệ chặt chẽ với khả năng cho năng suất và chất lượng chè nguyên liệu Do vậy nghiên cứu đặc tính sinh vật học cây chè nhằm tuyển chọn giống chè. .. chọn lọc ra các dòng chè số 10, 12, 13, 14, 15, 17, 19, 20, 25 có khả năng sinh trưởng tốt, năng suất cao chất lượng tốt thích hợp với chế biến chè xanh đặc biệt là 2 dòng số 10 và dòng số 14 có khả năng chế biến chè xanh chất lượng cao và chè Oolong Bên cạnh việc khảo nghiệm so sánh giống, khảo nghiệm trên diện rộng, khảo nghiệm trong sản xuất tại các vùng sinh thái đối với các dòng chè có triển vọng... thể đưa vào giám định , năm 2002 chọn được 5 cá thể nổi trội hơn là Dòng số 26, số 8, số 9, số 32, số 36, sau 6 năm giám đinh dòng số 8, số 9 là 2 dòng sinh trưởng khoẻ, năng suất cao chất lượng tốt cho chế biến chè xanh và chè Oolong, khả năng kháng sâu bệnh tốt, được Bộ NN & PTNT công nhận là giống sản xuất thử năm 2008 Hiện nay Trung tâm nghiên cứu và phát triển chè đã tiến hành lai tạo và chọn... chè Bakhơtadze К.Е (1971) cho rằng: Góc lá tối ưu cho quang hợp của cây chè là 450, lá chè màu vàng là đặc trưng có lợi cho các chỉ tiêu sinh hoá búp chè Nghiên cứu tương quan giữa số búp/tán và năng suất búp của nương chè tác giả đưa ra kết luận: Tương quan giữa số lượng búp và năng suất chè là 0,956 ± 0,064 Mật độ búp và khối lượng búp là nhân tố quan trọng tạo nên sản lượng chè Tác giả Tanton Kumar... khả năng phân cành của cây chè sẽ thúc đẩy việc tăng năng suất nương chè một cách đáng kể Với những đặc điểm sinh trưởng thân cành cũng như sinh trưởng của bộ rễ chúng ta quyết định thời điểm bón phân để có hiệu quả 2.4.2.3 Nghiên cứu về đặc tính chất lượng nguyên liệu búp chè Sản phẩm chè xanh, chè Olong là những mặt hàng đòi hỏi nguyên liệu chế biến ra nó có những đặc tính riêng biệt Như chè xanh. .. hồ sơ nhận giống và được đặt tên dòng chè số 1 Qua quá trình nghiên cứu đánh giá dòng chè số 1 thấy có một số đặc điểm quý về chất lượng Năm 2004 chúng tôi đã tiến hành trồng khảo nghiệm so sánh giống tại gò Cọc Rào Trung tâm nghiên cứu và phát triển chè Năm 2009 Dòng chè số 1 được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn công nhận giống sản xuất thử , được đặt tên là PH10 (Viện KHKT Nông lâm nghiệp miền... quan trọng đối với chất lượng chè đen Đường khử tham gia vào chất lượng chè với vai trò tạo hương và điều hoà vị chè, hàm lượng đường khử trong búp chè phụ thuộc vào giống chè, điều kiện canh tác và mùa vụ 2.5 Đánh giá tổng quan Nghiên cứu về cây chè trong và ngoài nước đã đạt được những thành tựu to lớn trên tất cả các mặt như: Nghiên cứu về sinh trưởng, phát triển, đặc tính sinh vật học, giống, kỹ thuật... Đài Loan, Nhật Bản, Singapo và một số nước Đông Nam Á Trong những năm gần đây, chè Olong đang dần xâm nhập vào thị trường các nước Âu Mỹ,… và là một trong những mặt hàng xuất khẩu có giá trị Trong thực tế sản xuất hiện nay, các giống chè trong nước chủ yếu phù hợp với chế biến sản phẩm chè đen, các giống phục vụ cho chế biến chè xanh đặc biệt là chè xanh chất lượng cao và chè Olong còn rất hạn chế Trong... màu xanh vàng, xanh tía, đỏ tía và có lông tuyết là những đặc điểm nông học chính của giống chè Olong Các tác giả đều cho rằng: Các mẫu chè có hương thơm mạnh có liên quan nhiều đến chất lượng búp non và màu sắc của lá tươi Những giống Olong có hương đậm luôn có đặc điểm là cành non màu đỏ tía hoặc xanh tía, vàng xanh, điều này có thể có Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông . sinh học, năng suất và chất lượng của một số dòng chè mới tại Phú Hộ phục vụ cho chế biến chè xanh và chè Olong& quot;. 1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài 1.2.1.Mục đích: Nghiên cứu đặc điểm. khả năng sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng của một số dòng chè nhập nội và lai tạo mới để tìm ra dòng chè có năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp cho chế biến chè xanh và chè Olong. nghiên cứu 37 4.4 Đặc điểm kích thước búp của các dòng chè nghiên cứu 39 4.5 Đặc điểm hình thái búp của các dòng chè nghiên cứu 41 4.6 Đặc điểm cấu tạo hoa của các dòng chè nghiên cứu 42 4.7

Ngày đăng: 01/07/2015, 21:42

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Trang bìa

  • Mục lục

    • Mở đầu

    • Chương I. Tổng quan tài liệu

    • Chương II. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

    • Chương III. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

    • Kết luận và đề nghị

    • Tài liệu tham khảo

    • Phụ lục

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan