CMMI 5 và việc đánh giá chứng chỉ CMMI 5 tại công ty cổ phần phần mềm FPT

89 2.2K 6
CMMI   5 và việc đánh giá chứng chỉ CMMI   5 tại công ty cổ phần phần mềm FPT

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ Phạm Ngọc Hà CMMI-5 & Việc đánh giá chứng chỉ CMMI-5 tại công ty cổ phần phần mềm FPT LUẬN VĂN THẠC SỸ Hướng dẫn khoa học: PGS. Nguyễn Quốc Toản Hà nội 1 Lời cam đoan Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, được các tác giả cho phép sử dụng. Phạm Ngọc Hà 2 Lời cảm ơn Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS. Nguyễn Quốc Toản, Khoa Công Nghệ Thông Tin, Trường ĐH Công Nghệ, ĐHQG Hà nội đã hướng dẫn và giúp đỡ tận tình cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu thực hiện luận văn này. Xin chân thành cám ơn quý thầy cô giáo Khoa Công nghệ thông tin, Trường Đại học Công nghệ đã trang bị cho tôi những kiến thức khoa học để hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp công tác tại Công ty cổ phần phần mềm FPT đã tạo điều kiện và giúp đỡ tận tình để hoàn thành luận văn này. Lời cảm ơn cuối cùng xin dành cho gia đình, và bạn bè, những người đã góp nhiều công lao thầm lặng trong suốt thời gian qua. Xin được cảm ơn! Hà Nội, tháng 10 năm 2006 Phạm Ngọc Hà 3 Mục lục Lời cam đoan 1 Lời cảm ơn 2 Mục lục 3 Mở đầu 5 Chương 1 : Tổng quan 7 1. Tổng quan về CMM 7 2. Tình hình áp dụng CMM ở Việt nam : 8 3. Các khái niệm sơ lược về CMM : 9 3.1 Định nghĩa & đặc điểm CMM 9 3.2 Cấu trúc của CMM 12 3.3 Cơ sở của CMM 13 Chương 2 : CMMi-5 17 1. Giới thiệu chung 17 1.1 So sánh CMM và CMMI 17 1.2 Sự khác nhau giữa CMM và CMMI 17 1.3 Lợi ích khi thay thế CMM bằng CMMI 22 1.4 Các khái niệm chung 24 1.5 Lựa chọn cách biểu đạt quy trình : 25 2. Các thành phần của tầng lĩnh vực quy trình 26 2.1 Các thành phần được yêu cầu, mong đợi và thông tin 26 2.2 Các thành phần được kết hợp với lĩnh vực quy trình 26 3. Việc thể chế hóa quy trình 28 3.1 Thể chế hóa quy trình 28 3.2 Các mục đích khái quát và thực hành khái quát 31 3.3 Kiểm tra việc áp dụng 34 3.4 Ứng dụng các thực hành khái quát 34 3.5 Các lĩnh vực quy trình hỗ trợ các thực hành chuyên biệt 35 4. Việc kết hợp tất cả với nhau 36 4.1 Khái niệm về các mức 36 4.2 Cấu trúc các biểu đạt liên tục và chia theo giai đoạn 36 4 4.3 Khái niệm về các mức khả năng 38 5. Các lĩnh vực quy trình 39 5.1 Quản lý quy trình 39 5.2 Quản lý dự án 42 5.3 Quy trình công nghệ 47 5.4 Các quy trình hỗ trợ 50 Chương 3: Quá trình đánh giá chứng chỉ CMMi-5 tại công ty cổ phần phần mềm FPT 54 1. Quá trình đánh giá CMMi-5 nói chung : 54 2. Áp dụng quá trình đánh giá CMMi-5 tại FSOFT: 54 2.1 Tổ chức tham gia đánh giá : 54 2.2 Những người tham gia đánh giá : 55 2.3 Phạm vi đánh giá : 56 2.4 Quá trình chuẩn bị : 61 2.5 Các công việc và nguồn lực: 63 3 Kết quả đánh giá CMMi-5 tại FSOFT 66 3.1 Việc đánh giá quy trình của một tổ chức 66 3.2 Kết quả đánh giá tại FSOFT 66 Kết luận 82 Tài liệu tham khảo 84 Phụ lục 85 1. Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt : 85 2. Danh mục các bảng 86 3. Danh mục các hình vẽ, đồ thị 86 4. Danh mục các ví dụ minh họa 86 5 Mở đầu Mặc dù nước ta đã ứng dụng nhiều thành tựu công nghệ thông tin trong các lĩnh vực của xã hội tuy nhiên việc phát triển nghành công nghệ phần mềm của nước ta vẫn thuộc loại đang phát triển. Số các công ty và người làm công nghệ phần mềm vẫn còn hạn chế. Do vậy việc phát triển công nghệ phần mềm theo tiêu chuẩn quốc tế là đang là bài toán cấp thiết đặt ra đối với những người làm công nghệ phần mềm nếu muốn phát triển và hội nhập quốc tế. Trong khuôn khổ luận văn này tôi muốn trình bày về chứng chỉ CMMi-5 và quá trình đạt được chứng chỉ CMMi-5 của công ty cổ phần phần mềm FPT. Nói đến CMM thì những người làm về công nghệ phần mềm cũng biết đây là chứng chỉ danh giá & phổ biến nhất về quy trình phát triển phần mềm. Trong các mức của CMM thì CMMi-5 hiện tại là mức cao nhất và việc công ty phần mềm đạt được chứng chỉ sẽ có ý nghĩa rất to lớn về việc xuầt khẩu phần mềm cũng như việc hội nhập quốc tế. Luận văn gồm phần mở đầu, ba chương nội dung, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phần phụ lục. Chương 1 trình bày tổng quan về CMM và tình hình áp dụng CMM tại Việt nam. Nội dung chính tập trung vào việc trình bày các khái niệm sơ lược về CMM, cấu trúc của CMM và cơ sở cấu tạo của CMM. Chương 2 trình bày về nội dung của CMMI mức 5 thông qua việc so sánh với CMM, nêu các thành phần của CMMI, việc thể chế hóa và các lĩnh vực quy trình của CMMI. Luận văn đã tiến hành so sánh mức khái quát giữa CMM và CMMI bằng việc phân tích điểm yếu và các điểm cải tiến của CMM so với CMM. Trong chương này cũng nêu chi tiết các thành phần và nội dung của các lĩnh vực quy trình, việc thể hóa và kết hợp các lĩnh vực quy trình này trong tổ chức để đưa ra một cách nhìn cụ thể hơn về CMMI. Chương 3 trình bày về quá trình đánh giá CMMI tại tổ chức và nêu một ví dụ cụ thể tại Việt nam là công ty cổ phần phần mềm FPT. Đầu tiên bản luận văn đưa ra các khái niệm và chu trình cần thiết để đánh giá CMMI tại một tổ chức. Chu trình đánh giá được nêu theo đúng tiêu chuẩn của tổ chức đã đưa ra tiêu chuẩn CMMI. Về việc áp dụng CMMI tại công ty cổ phần phần mềm FPT thì tác giả đã dựa theo đúng kinh nghiệm thực tế của bản thân và công ty cổ phần mềm 6 FPT để đưa ra các nội dung và nhận định. Phần phụ lục trình bày một số thông số và ví dụ cụ thể trong thông qua các hình vẽ, bảng biểu để làm rõ hơn các nội dung đã nêu trong các chương của bản luận văn. 7 Chương 1 : Tổng quan 1. Tổng quan về CMM Viện công nghệ phần mềm (SEI) đã đưa ra một số thước đo mà một tổ chức cụ thể tập trung trong việc cải tiến hoạt động sản xuất kinh doanh của họ. Hình 1 minh họa mối quan hệ 3 chiều giữa : con người, các thủ tục và các phương pháp, các công cụ và thiết bị. Hình 1 : Mối quan hệ 3 chiều giữa con người, các thủ tục và các phương pháp, các công cụ và thiết bị. Tuy nhiên cái gì duy trì các mối quan hệ này? Đó chính là các quy trình làm việc trong tổ chức. Các quy trình này cho phép theo dõi các hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức, địa chỉ hóa và cung cấp cách thức hợp nhất các kiến thức để làm cho mọi thứ trở nên tốt hơn. Các quy trình cũng cho phép tổ chức kiểm soát được nguồn lực và rà soát được các hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này không có nghĩa công nghệ không giữ vai trò quan trọng, đặc biệt là trong thời điểm hiện nay khi chúng ta đang sống trong một thế giới mà công nghệ thay đổi từng ngày. Chúng ta sống trong một thế giới năng động nên khi tập trung vào cung cấp quy trình cho cơ sở hạ tầng rất cần thiết cho việc thích ứng với thế giới đang thay đổi từng ngày với việc cạnh tranh về con người và công nghệ ngày càng trở nên quyết liệt hơn. Trong quá trình sản xuất các tổ chức đã mất khá nhiều thời gian để nhận ra rằng hiệu quả mà quy trình đem lại đóng vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên ngày nay đã có rất nhiều tổ chức, doanh nghiệp nhận ra vai trò quan trọng của quy trình chất lượng. Các quy trình giúp cho các hoạt động sản xuất kinh doanh theo luồng công việc cụ thể, trơn tru hơn không bị cứng nhắc và dễ dàng cải tiến đồng bộ. Hiệu quả của quy trình cũng khiến cho việc áp dụng công nghệ mới trở nên dễ thích ứng hơn với các đối tượng sản xuất kinh doanh của tổ chức. Công cụ và thiết bị Các phương pháp và thủ tục xác định mối quan hệ giữa các nhiệm vụ Người có kỹ năng, được đào tạo và 8 Vào những năm 30 thế kỷ này, Walter Shewhart bắt đầu làm việc trong việc cải tiến quy trình với các khái niệm hệ thống hóa kiểm soát chất lượng. Các khái niệm này được làm rõ bởi W.Ewards Deming và Joseph Juran, Watts Humphrey, Ron Radice và các người khác đã mở rộng các khái niệm xa hơn và bắt đầu áp dụng chúng vào phần mềm trong công việc của họ tại IBM và SEI. Các mô hình độ thành thục khả năng tập trung vào việc cải tiến các quy trình trong một tổ chức. Chúng bao gồm các yếu tố thiết yếu của các hiệu quả của quy trình cho một hoặc nhiều khái niệm và mô tả đối với chu trình cải tiến quy trình. Nhiệm vụ của CMM được chia thành 3 nhóm mô hình :  Mô hình độ thành thục khả năng cho phần mềm (SW-CMM)  Mô hình độ thành thục khả năng cho công nghệ hệ thống  Mô hình độ thành thục khả năng trong việc phát triển sản phẩm thống nhất lại (IPD-CMM) 2. Tình hình áp dụng CMM ở Việt nam : Hầu như các công ty phần mềm tại Việt nam, trừ những tên tuổi lớn như FSOFT, Paragon Solution, đều bắt đầu ở mức 2. Có ý kiến cho rằng 1 công ty khoảng chừng 30-50 người trở lên thì mới làm CMM được hiệu quả nhất (con số 30 là vì công ty phần mềm cỡ trung bình thường chỉ có mức qui mô như vậy). Đối với quy mô như vậy thì CMM mức 2 cũng không đòi hỏi quá nhiều tiêu chí để đạt được. Việc đầu tiên muốn áp dụng CMM nghiêm chỉnh là cần có "kinh phí" và quá trình áp dụng theo kinh nghiệm của FSOFT nên bao gồm các bước sau :   Mời 1 chuyên gia về CMM sang đánh giá tổ chức xem có thể làm CMM được không, ở mức nào thì làm được, chuyên gia từ Ấn độ thì rẻ và hiệu quả đối với Việt nam.   Cử nhân viên đi học hoặc mời chuyên gia về dạy các khóa học về CMM.   Khi đạt được một chứng chỉ về CMM, một thời gian sau SEI sẽ "kiểm tra" xem công ty bạn vẫn giữ được mức đó hay không, có bị hạ xuống hoặc có thể tiến lên mức cao hơn. Việc đạt được chứng chỉ có giá trị nếu trong hoạt động hiện tại, công ty vẫn duy trì ở mức đó chứ không phải đạt được chứng chỉ rồi sau đó cất đi. 9 3. Các khái niệm sơ lược về CMM : 3.1 Định nghĩa & đặc điểm CMM CMM cho phần mềm được đưa ra bởi Viện Kỹ nghệ Phần mềm (Software Engineering Institute - SEI) của Đại học tổng hợp Carnegie Mellon, đã được phổ biến rộng rãi trên thế giới và là một chương trình tài trợ không hoàn lại, công khai cho bất kỳ công ty nào muốn tiếp nhận nó. CMM mô tả các nguyên tắc và các thực tiễn nằm bên trong “mức độ thành thục về khả năng” của quy trình phần mềm và mục đích giúp đỡ các công ty phần mềm hoàn thiện khả năng thuần thục quá trình sản xuất phần mềm, đi từ tự phát, hỗn độn tới các quá trình phần mềm thành thục, có kỷ luật. Bằng việc thực hiện CMM các công ty thu được những lợi ích xác thực, giảm được rủi ro trong phát triển phần mềm và tăng được tính khả khi - do đó trở thành đối tác hay một nhà cung ứng hấp dẫn hơn đối với các khách hàng trên toàn thế giới. Tuy nhiên, CMM không phải không đòi hỏi chi phí. Những nguồn lực đáng kể của công ty phải được dành cho việc hướng tới các vùng tiến trình then chốt, cần thiết để lên từng bậc thang của chứng nhận CMM. CMM đưa ra các mức biểu thị độ thành thục đã đạt được. Mức 1 ứng với mức độ thành thục thấp nhất và mức 5 ứng với mức độ thành thục cao nhất. Gần đây, SEI đã xúc tiến CMMi, một mô hình kế thừa CMM và các công ty cũng đang bắt đầu triển khai việc sử dụng mô hình này. [3] Hình 2: Mô hình CMM - Các mức đối với phát triển phần mềm. Giải thích thêm về CMM : [3] Ngoại trừ mức 1, mỗi mức độ thành thục được phân tích thành các vùng tiến trình chủ chốt, biểu thị những khu vực mà một tổ chức nên tập trung vào để cải thiện tiến trình phần mềm của nó. 5/ Đang được tối ưu (Optimizing) 4/ Được quản lý (Managed) 3/ Được xác lập (Defined) 2/ Có thể lặp lại (Repeatable) 1/ Khởi đầu (Initial) [...]... không bao gồm phần mềm Các công nghệ hệ thống tập trung vào 24 việc chuyển giao các thứ khách hàng cần, mong đợi, và ràng buộc trong các sản phẩm và hỗ trợ các sản phẩm này trong suốt cuộc đời của sản phẩm 1.4.2 Công nghệ phần mềm Công nghệ phần mềm bao gồm phát triển phần mềm Các công nghệ phần mềm tập trung vào việc cung cấp tiếp cận chất lượng cho việc phát triển, vận hành và duy trì phần mềm 1.4.3... dụng CMMI  Những người sử dụng CMM về phần mềm cần được làm quen với SCAMPI (là phương pháp đánh giá CMMI) trước khi chấp nhận mô hình CMMI Kể từ năm 20 05, thì việc tổ chức và sử dụng “một đội đánh giá của tổ chức đánh giá (SCAMPI) là cần thiết cho việc đánh giá các tổ chức sử dụng CMMI về phần mềm 1.3 Lợi ích khi thay thế CMM bằng CMMI Khi thay thế CMM bằng CMMI thì sẽ có các lợi ích sau :  Có thêm... CMM về phần mềm được SEI công bố rộng rãi ra công chúng vào năm 1993 CMM đã được SEI thay thế bởi CMMI vào tháng 8 năm 2000 Khi thay thế CMM bằng CMMI thì cần đánh giá sự cải tiến khác nhau giữa CMM và CMMI ngoài ra còn cần đánh giá các lợi ích mà khi nâng cấp lên CMMI sẽ đạt được 1.2 Sự khác nhau giữa CMM và CMMI [3] CMM là một mô hình quy trình khá thành công và đã từng được xem là có ưu điểm mềm dẻo,... Đào tạo  Các công cụ  Các xét duyệt lại và thẩm tra được thực hiện  Các kết quả công việc được quản lý và điều khiển 15  Các đo đạc 16 Chương 2 : CMMi- 5 1 Giới thiệu chung 1.1 So sánh CMM và CMMI [3] Khái niệm CMM về phần mềm được nêu vắn tắt như sau:  CMM là mô hình đánh giá mức độ thành thục khả năng đầu tiên và được chấp nhận trên toàn thế giới đối với các công ty phát triển phần mềm  Phiên... thế CMM bằng CMMI CMMI không chỉ giới hạn phạm vi ở mức phát triển và duy trì phần mềm mà còn mở rộng bao gồm phát triển hệ thống, thống nhất lại và duy trì các dự án Các tổ chức còn có thể áp dụng CMMI cho các phần việc không liên quan đến kỹ thuật như đấu thầu phần 21 mềm, chuyển giao và hỗ trợ các dịch vụ Điểm lợi nhất của việc mở rộng là thêm việc đánh giá các công nghệ về hệ thống và điều này sẽ... phẩm và dịch vụ  Tuân thủ đầy đủ hơn với các tiêu chuẩn đáng tin cậy của ISO Kể từ khi được SEI công bố ra công chúng thì CMMI không chỉ được sử dụng trong các công ty phần mềm để cải tiến quy trình phần mềm mà đã và đang được các công ty sử dụng để cải tiến các quy trình về kinh doanh SEI đã thu thập các bài học, các vấn đề học được từ những công ty áp dụng đầu tiên để đưa ra các lợi ích trong việc. .. trong việc áp dụng cho các công ty phần mềm và tin học SEI đã công bố ra công chúng phiên bản CMMI cho phần mềm (CMMI- SW) vào tháng 8 năm 2002 Ta có thể thấy một tổ chức khi thích nghi CMMI sẽ không ảnh hưởng nhiều lắm đến việc đầu tư của tổ chức này khi nâng cấp từ các quy trình CMM khác lên CMMI Bởi vì các tổ chức đã có quy trình liên quan chặt chẽ với CMM thì sẽ thấy ngay rằng CMMI được xây dựng trên... cho phần mềm (SW-CMM) có thể dễ dàng chuyển đổi sang CMMI 1.4 Các khái niệm chung [1,2] Mục đích của CMMI là cung cấp CMM cho sản phẩm, duy trì và phát triển dịch vụ nhưng cũng cung cấp một khung làm việc và bao gồm bốn lĩnh vực :  Công nghệ hệ thống  Công nghệ phần mềm  Phát triển quy trình và sản phẩm thống nhất lại  Dịch vụ nhà cung cấp 1.4.1 Công nghệ hệ thống Công nghệ hệ thống bao gồm việc. .. các tổ chức chỉ tập trung vào các hành động chưa rõ ràng trong CMM về phần mềm CMMI bao gồm các nội dung giống như CMM cho phần mềm (SW-CMM) mặc dù một số nội dung đã được cập nhật để phản ánh sự phát triển của công nghệ phần mềm từ năm 1993 đến nay, ví dụ như “Quản lý rủi ro”, “Đo đạc và phân tích” CMMI được xây dựng dựa trên các kinh nghiệm thu thập được từ CMM cho phần mềm (SW-CMM) và các mô hình... xuất phần mềm để phát triển và bảo trì phần mềm o 4/ Được quản lý (Managed) Các biện pháp chi tiết của của quá trình sản xuất phần mềm và chất lượng sản phẩm được thu thập lại Cả quá trình sản xuất phần mềm và các sản phẩm đều được hiểu và được kiểm tra một cách định lượng o 5/ Đang được tối ưu (Optimizing) Cải tiến không ngừng quá trình sản xuất qua phản hồi có định lượng từ quá trình sản xuất và từ . hỗ trợ 50 Chương 3: Quá trình đánh giá chứng chỉ CMMi- 5 tại công ty cổ phần phần mềm FPT 54 1. Quá trình đánh giá CMMi- 5 nói chung : 54 2. Áp dụng quá trình đánh giá CMMi- 5 tại FSOFT: 54 2.1. nghệ phần mềm nếu muốn phát triển và hội nhập quốc tế. Trong khuôn khổ luận văn này tôi muốn trình bày về chứng chỉ CMMi- 5 và quá trình đạt được chứng chỉ CMMi- 5 của công ty cổ phần phần mềm FPT. . tham gia đánh giá : 54 2.2 Những người tham gia đánh giá : 55 2.3 Phạm vi đánh giá : 56 2.4 Quá trình chuẩn bị : 61 2 .5 Các công việc và nguồn lực: 63 3 Kết quả đánh giá CMMi- 5 tại FSOFT

Ngày đăng: 01/07/2015, 18:37

Mục lục

  • Trang bìa

  • Lời cam đoan

  • Lời cảm ơn

  • Mục lục

  • Mở đầu

  • Chương 1 : Tổng quan

  • 1. Tổng quan về CMM

  • 2. Tình hình áp dụng CMM ở Việt nam :

  • 3. Các khái niệm sơ lược về CMM :

  • 3.1 Định nghĩa & đặc điểm CMM

  • 3.2 Cấu trúc của CMM [1]

  • 3.3 Cơ sở của CMM [1

  • Chương 2 : CMMi-5

  • 1. Giới thiệu chung

  • 1.1 So sánh CMM và CMMI [3]

  • 1.2 Sự khác nhau giữa CMM và CMMI [3]

  • 1.2.1 Thay thế có chọn lọc các lĩnh vực quy trình [3]

  • 1.2.2 Thêm các lĩnh vực quy trình mới

  • 1.2.3 Thay đổi cách biểu đạt

  • 1.2.4 Mở rộng phạm vi ứng dụng

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan