Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần chứng khoán Nông nghiệp

84 558 2
Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần chứng khoán Nông nghiệp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính MỤC LỤC Đặng Thị Phương Nga Page 1 Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sự ra đời và phát triển TTCK là sự kiện ghi nhận một bước phát triển quan trọng trong quá trình đổi mới nền kinh tế và xu thế hội nhập quốc tế của Việt Nam. Từ khi ra đời cho đến nay, TTCK Việt Nam đã bước qua biết bao nhiêu thăng trầm sóng gió. Thời kỳ huy hoàng, khi mà VN –Index đạt đỉnh 1179,32 điểm thì người người đầu tư chứng khoán, nhà nhà đầu tư chứng khoán. Khoảng thời gian cuối năm 2006, đến đầu năm 2007, với sự bùng nổ của chứng khoán thì các CTCK mọc lên như nấm. Tại thời điểm đó, trung bình khoảng 20 ngày lại có một thành viên mới xuất hiện trên HASTC hay HOSE. Đến nay, quy mô thị trường tăng gấp 30 lần với khoảng 101 công ty có giấy phép kinh doanh trong lĩnh vực chứng khoán. Do vậy, mức độ cạnh tranh giữa các CTCK vốn đang khốc liệt hiện nay sẽ còn tăng lên khi mà môi trường hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, thị trường chứng khoán trong nước còn gặp nhiều khó khăn, thị trường đang trên đà hồi phục sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Nhiều CTCK đã đưa ra nhiều chiêu thức cạnh tranh: giảm phí, nâng cao chất lượng phục vụ, đa dạng hóa dịch vụ để giành giật thị phần. Do đó, làm thế nào để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của các CTCK là một vấn đề rất cấp thiết đối với các CTCK. Xuất phát từ yêu cầu đó, trong quá trình thực tập tại Công ty cổ phần chứng khoán Nông nghiệp, cùng với sự giúp đỡ của đơn vị thực tập em đã chọn đề tài: “ Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần chứng khoán Nông nghiệp” để nghiên cứu và làm đề tài cho Luận văn tốt nghiệp cuối khóa của mình. Đặng Thị Phương Nga Page 2 Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính 2. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu những vấn đề lý luận mang tính cơ bản về khả năng cạnh tranh của các CTCK. - Phân tích thực trạng khả năng cạnh tranh của CTCK Nông nghiệp (AGRISECO ). Từ đó, đánh giá kết quả, hạn chế và các nguyên nhân làm hạn chế khả năng cạnh tranh của công ty. - Đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của AGRISECO. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài - Đối tượng nghiên cứu: thực trạng năng lực cạnh tranh và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần chứng khoán Nông nghiệp. - Phạm vi nghiên cứu là hoạt động kinh doanh chứng khoán của AGRISECO từ năm 2009 đến nay từ nhiều nguồn. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu và viết bài có sử dụng: phương pháp duy vật biện chứng, thống kê, phân tích và phương pháp so sánh – tổng hợp. 5. Kết cấu của luận văn gồm 3 phần chính sau: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán. Chương 2: Công ty cổ phần chứng khoán Nông nghiệp và năng lực cạnh tranh của công ty. Chương 3: một số giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của Công ty cổ phần chứng khoán Nông nghiệp. Đặng Thị Phương Nga Page 3 Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 1.1. Lý luận chung về công ty chứng khoán và các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán chủ yếu của công ty chứng khoán 1.1.1. Khái niệm và mô hình công ty chứng khoán 1.1.1.1. Khái niệm về công ty chứng khoán Theo giáo trình kinh doanh chứng khoán của Học viện Tài chính (Chuyên ngành Kinh doanh chứng khoán) xuất bản năm 2010, “Công ty chứng khoán là một tổ chức hoạt động kinh doanh thông qua việc thực hiện một hoặc vài dịch vụ chứng khoán với mục đích tìm kiếm lợi nhuận”. Ở Việt Nam, theo quyết định 04/ 1998/ QĐ – UBCK3 ngày 13 tháng 10 năm 1998 của UBCK, CTCK là công ty cổ phần trách nhiệm hữu hạn thành lập hợp pháp tại Việt Nam, được UBCKNN cung cấp giấy phép thực hiện một hoặc một số loại hình kinh doanh chứng khoán. Điều kiện có giấy phép kinh doanh chứng khoán: - Có phương án hoạt động kinh doanh phù hợp với các mực tiêu phát triển kinh tế, xã hội và phát triển chứng khoán. - Có đủ cơ sở vật chất, kỹ thuật cho kinh doanh chứng khoán. - Vốn pháp định cho các nghiệp vụ kinh doanh của CTCK, CTCK có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh CTCK nước ngoài tại Việt Nam là: + Môi giới chứng khoán: 25 tỷ VND + Tự doanh chứng khoán: 100 tỷ VND + Bảo lãnh chứng khoán: 165 tỷ VND + Tư vấn đầu tư chứng khoán: 10 tỷ VND - Giám đốc, phó giám đốc (Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc), các nhân viên kinh doanh của CTCK phải đáp ứng đủ điều kiện để được cung cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoánh do UBCKNN cấp. - Giấy phép bảo lãnh phát hành chỉ được cấp cho công ty có giấy phép tự doanh. Đặng Thị Phương Nga Page 4 Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính 1.1.1.2. Phân loại các công ty chứng khoán  Theo hình thức tổ chức hoạt động của công ty chứng khoán: Chia theo hình thức tổ chức hoạt động thì hiện nay CTCK có 3 loại hình đó là công ty cổ phần, công ty Trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh. - Công ty cổ phần Công ty cổ phần là một pháp nhân độc lập, các thành viên góp vốn gọi là các cổ đông. Các cổ đông chịu trách nhiệm hữu hạn trên phần vốn góp của mình. Dựa trên số lượng cổ phần nắm giữ mà Đại hội cổ đông bầu ra hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng quản trị và ban giám đốc. Giám đốc ( Tổng giám đốc có thể là thành viên HĐQT nhưng cũng có thể là người được thuê ngoài ). Giám đốc chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. Một số công ty tiêu biểu theo hình thức này: + Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn + Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt + Công ty cổ phần chứng khoán VNDIRECT - Công ty trách nhiệm hữu hạn Đây là loại hình công ty mà các thành viên góp vốn phải chịu trách nhiệm giới hạn trong số vốn mà họ đã góp. Công ty TNHH có hai loại hình chính là công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH nhiều thành viên. Tùy vào lượng vốn góp của các bên mà xác định chức Chủ tịch hội đồng quản trị. Một số công ty tiêu biểu theo hình thức này: + Công ty TNHH chứng khoán NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam + Công ty TNHH chứng khoán Ngân hàng Á Châu ACB - Công ty hợp danh Là loại hình công ty có từ hai thành viên góp vốn tạo nên. Tùy vào số vốn góp của các bên tham gia mà xác định thành viên ban giám đốc. Thành viên tham gia vào việc điều hành công ty được gọi là thành viên hợp danh. Các thành viên phải chịu trách nhiệm vô hạn về những nghĩa vụ tài chính của công ty bằng toàn bộ tài sản của mình. Ngược lại các thành viên không tham Đặng Thị Phương Nga Page 5 Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính gia điều hành công ty được gọi là thành viên góp vốn, họ chỉ chịu trách nhiệm về những khoản nợ của công ty trong giới hạn phần vốn góp của mình vào công ty. Loại hình công ty này thì hiện nay ở Việt Nam chưa có công ty chứng khoán nào.  Theo hình thức kinh doanh - Công ty môi giới: loại công ty này còn được gọi là công ty thành viên vì nó là thành viên của SGDCK. Công việc kinh doanh chủ yếu của công ty môi giới là mua và bán chứng khoán cho khách hàng của họ trên SGDCK mà công ty đó là thành viên. - Công ty đầu tư ngân hàng: loại công ty này phân phối mới được phát hành cho công chúng qua việc mua bán chứng khoán do công ty cổ phần phát hành và bán lại cho công chúng theo giá tính gộp cả lợi nhuận của công ty. Vì vậy, công ty này còn được gọi là nhà bảo lãnh phát hành. - Công ty giao dịch phi tập trung: công ty này mua bán chứng khoán tại thị trường OTC. - Công ty dịch vụ đa năng: những công ty này không bị giới hạn hoạt động ở một lĩnh vực nào của ngành công nghiệp chứng khoán. Ngoài 3 dịch vụ trên, họ còn cung cấp cho khách hàng dịch vụ tư vấn đầu tư chứng khoán, niêm yết chứng khoán trên SGDCK, ủy nhiệm các giao dịch buôn bán cho khách hàng trên thị trường OTC. Sự kết hợp giữa các sản phẩm và kinh nghiệm của công ty sẽ quyết định các dịch vụ mà họ có thể cung cấp cho khách hàng. - Công ty buôn bán chứng khoán: là công ty đứng ra mua bán chứng khoán với chi phí do công ty tự chịu, công ty này phải cố gắng bán chứng khoán với giá cao hơn giá mua vào. Vì vậy, loại công ty này hoạt động với tư cách là người ủy thác chứ không phải là đại lý nhận ủy thác. - Công ty buôn bán chứng khoán không nhận hoa hồng: đây là loại hình công ty mà theo đó công ty này nhận chênh lệch giá qua việc mua bán chứng khoán, do đó họ còn được gọi là nhà tạo lập thị trường, nhất là trên thị trường giao dịch OTC. Các công ty chứng khoán là đối tượng quản lý của các nguyên tắc, quy chế do UBCKNN ban hành. Các quy chế này chi phối kinh Đặng Thị Phương Nga Page 6 Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính doanh của các công ty chứng khoán, kiểm soát họ trong mối quan hệ của các công ty chứng khoán. 1.1.2. Đặc điểm của công ty chứng khoán Công ty chứng khoán là một tổ chức hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực chứng khoán, một bộ phận của thị trường tài chính, vì vậy, nó sẽ mang những đặc điểm chung của tổ chức tài chính trung gian.  CTCK là tổ chức trung gian về giao dịch TTCK hoạt động với một đặc điểm khác biệt với các thị trường khác là người mua và người bán không trực tiếp gặp nhau để thỏa thuận giá cả và tiến hành giao dịch, mà họ phải giao dịch thông qua hệ thống của Sở Giao dịch và hệ thống sẽ tự động so khớp các lệnh với nhau, cuối cùng sẽ đưa ra một mức giá khớp tốt nhất với một khối lượng khớp nhất định.  CTCK là tổ chức trung gian về thông tin CTCK với trang thiết bị kỹ thuật hiện đại cùng với đội ngũ nhân viên có trình độ cao trong việc thu nhập xử lý và phân tích thông tin liên quan đến chứng khoán và các thông tin khác thành những thông tin có ích. Những thông tin này có thể được phục vụ miễn phí cho khách hàng, có thể phục vụ cho việc ra quyết định đầu tư của CTCK hoặc cũng có thể là những thông tin dịch vụ tài chính mà CTCK muốn bán để thu lời. Công ty cung cấp cho khách hàng của mình (có thể là nhà đầu tư hay các doanh nghiệp cần tư vấn) các sản phẩm thông tin thông qua nghiệp vụ môi giới, tư vấn đầu tư, quản lý danh mục đầu tư Nhờ đó mà khách hàng có thể được sử dụng những thông tin hiệu quả cao và với chi phí thấp hơn nhiều so với chi phí mà nhà đầu tư bỏ ra để tự thu thập, xử lý thông tin  Trung gian về vốn Chức năng này đươc thể hiện rõ trong nghiệp vụ cầm cố, mua bán khống, ứng trước, repo của CTCK với khách hàng Điều này nhằm mục đích tăng cơ hội cho khách hàng, đồng thời tạo thu nhập cho việc đa dạng hóa hoạt động của công ty trên thị trường.  Trung gian thanh toán Đặng Thị Phương Nga Page 7 Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính Do CTCK là một thành viên của hệ thống thanh toán lưu ký nên CTCK là một trung gian thanh toán. Chức năng này được thể hiện thông qua việc thanh toán giữa người phát hành và nhà đầu tư. Công ty thực hiện bù đắp kết quả cuối cùng sau khi có kết quả chuyển xuống từ trung tâm giao dịch và giữa những nhà đầu tư với nhau.  Tính chuyên nghiệp cao, kiến thức rộng Thị trường tài chính là thị trường phát triển ở tầm cao, phức tạp và khó khăn. Do đó, nó đòi hỏi các chủ thể tham gia phải có kiến thức sâu, rộng về thị trường và lĩnh vực mà chủ thể đó tham gia. Đối với CTCK thì tính chuyên nghiệp và kiến thức của nhân viên là rất cao. Nó không chỉ bao gồm kiến thức về tài chính mà còn bao gồm tất cả các mặt, lĩnh vực khác của thị trường.  Mối quan hệ đa dạng Do là một trung gian tài chính nên mối quan hệ của CTCK là rất đa dạng được thể hiện trong mối quan hệ với khách hàng là công chúng đầu tư, doanh nghiệp cần tư vấn trong huy động vốn, phát hành, bảo lãnh và với các tổ chức tín dụng khác  Tham gia vào các lĩnh vực dịch vụ tài chính Trên TTCK, để công việc mua bán và thanh toán giữa các chủ thể với nhau được thuận lợi đòi hỏi có một hệ thống bổ trợ phục vụ cho hoạt động này. Đó là các nghiệp vụ môi giới, tư vấn, phân tích, thanh toán Mỗi CTCK hoạt động trên TTCK, tùy thuộc vào khả năng, năng lực của mình và quy định của pháp luật mà CTCK thực hiện một hay nhiều nghiệp vụ. Việc thực hiện nhiều nghiệp vụ giúp cho CTCK đa dạng hóa hoạt động, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận. Nhưng nếu tham gia vào quá nhiều hoạt động thì thiếu đi sự chuyên môn hóa làm cho khả năng cạnh tranh của công ty so với các công ty thực hiện chuyên môn hóa sẽ kém hơn, phân bổ lực lượng vào các lĩnh vực này bị dàn trải, thiếu tập trung nên hiệu quả không cao Tuy nhiên, TTCK có những đặc điểm riêng biệt với thị trường tài chính, là một tổ chức kinh doanh lĩnh vực chứng khoán nên CTCK có sự khác biệt với các doanh nghiệp khác, thể hiện ở các điểm sau: - Tài sản Đặng Thị Phương Nga Page 8 Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính Tài sản chính của CTCK và của khách hàng mà CTCK giữ hộ là tài sản chính. Đây là loại tài sản khó xác định giá trị, mang yếu tố vô hình, có tính rủi ro cao - Lĩnh vực hoạt động CTCK thực hiện các dịch vụ về tài chính. Đó là hoạt động trên thị trường tài chính và cung cấp các dịch vụ tài chính khi khách hàng có nhu cầu. Các sản phẩm dịch vụ tài chính ở đây là tư vấn tài chính, môi giới, thực hiện giúp khách hàng một số hoạt động ủy quyền Với đặc điểm là trung gian tài chính, trung gian đầu tư CTCK có ưu thế về chuyên môn nghiệp vụ, về vốn, về tiếp cận thông tin hơn các nhà đầu tư nên đòi hỏi CTCK phải ưu tiên quyền lợi của khách hàng lên trước, tách biệt tài sản của doanh nghiệp và tài sản của khách hàng để tránh những xung đột về lợi ích giữa khách hàng và công ty, đồng thời để hạn chế rủi ro cho khách hàng. 1.1.3. Vai trò của công ty chứng khoán Vai trò của công ty chứng khoán được thể hiện qua các nghiệp vụ của công ty chứng khoán. Thông qua các hoạt động này, công ty chứng khoán đã thật sự tạo ra ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của TTCK nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung. Công ty chứng khoán đã trở thành tác nhân quan trọng không thể thiếu trong quá trình phát triển của TTCK 1.1.3.1. Vai trò làm cầu nối giữa cung cầu chứng khoán Công ty chứng khoán là một định chế tài chính trung gian tham gia hầu hết vào quá trình luân chuyển của chứng khoán: từ khâu phát hành trên thị trường sơ cấp đến khâu giao dịch mua bán trên thị trường thứ cấp: - Trên thị trường sơ cấp: Công ty chứng khoán là cầu nối giữa nhà phát hành và NĐT, giúp các tổ chức phát hành huy động vốn một cách nhanh chóng thông qua nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán. Một doanh nghiệp khi thực hiện huy động vốn bằng cách phát hành chứng khoán, họ thường không trực tiếp bán chứng khoán của mình mà thông Đặng Thị Phương Nga Page 9 Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính qua một tổ chức chuyên nghiệp tư vấn và giúp họ phát hành chứng khoán. Đó là tổ chức trung gian tài chính như ngân hàng, công ty chứng khoán Công ty chứng khoán với nghiệp vụ chuyên môn kinh nghiệm nghề nghiệp và bộ máy thích hợp, họ thực hiện tốt vai trò trung gian môi giới mua bán, phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư và thực hiện một số dịch vụ khác cho cả người đầu tư và người phát hành. Với nghiệp vụ này, công ty chứng khoán thực hiện vai trò làm cầu nối và kênh dẫn vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu. - Trên thị trường thứ cấp: Công ty chứng khoán là cầu nối giữa các nhà đầu tư, là trung gian chuyển các khoản đầu tư thành tiền và ngược lại. Công ty chứng khoán với nghiệp vụ môi giới, tư vấn đầu tư đảm nhận tốt vai trò chuyển đổi này, giúp cho các nhà đầu tư giảm thiểu thiệt hại về giá trị khoản đầu tư của mình. 1.1.3.2. Vai trò góp phần điều tiết và bình ổn giá trên thị trường Từ sau cuộc khủng hoảng của TTCK thế giới ngày 28/10/1929, Chính phủ các nước đã ban hành những luật lệ bổ sung cho hoạt động của TTCK, trong đó đòi hỏi một sự phối hợp giữa Nhà nước với các thành viên tham gia Sở giao dịch chứng khoán nhằm ngăn chặn những cơn khủng hoảng giá chứng khoán có thể xảy ra trên thị trường, vì nếu TTCK bị khủng hoảng thì không những nền kinh tế bị ảnh hưởng mà ngay cả quyền lợi nhà đầu tư, các công ty chứng khoán cũng bị ảnh hưởng. Theo qui định của các nước, các công ty chứng khoán có nghiệp vụ tự doanh phải dành ra một tỷ lệ nhất định giao dịch của mình để mua chứng khoán vào khi giá giảm và bán chứng khoán dự trữ ra khi giá lên quá cao nhằm góp phần điều tiết và bình ổn giá trên thị trường. Tuy nhiên, tại Việt Nam chưa có quy định này. Dĩ nhiên, sự can thiệp của công ty chứng khoán chỉ có hạn, phụ thuộc vào nguồn vốn tự doanh và quỹ dự trữ chứng khoán. Tuy vậy, nó vẫn có ý nghĩa nhất định, có tác động đến tâm lý của các nhà đầu tư trên thị trường. Đặng Thị Phương Nga Page 10 [...]... ngày càng cao 1.2.2 Năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán 1.2.2.1 Khái niệm về năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán Năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán là khả năng công ty chứng khoán tạo ra được lợi thế cạnh tranh so với các công ty chứng khoán khác Nghĩa là công ty chứng khoán có khả năng tạo ra sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần lớn... nâng cao uy tín của công ty và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường CHƯƠNG 2 CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN NÔNG NGHIỆP VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY 2.1 Khái quát về Công ty cổ phần chứng khoán Nông nghiệp 2.1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của công ty chứng khoán Nông nghiệp Công ty cổ phần chứng khoán Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (AGRISECO) là một trong... tế, năng lực cạnh tranh được xem xét ở các góc độ khác nhau như năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh sản phẩm Năng lực cạnh tranh của sản phẩm được đo bằng thị phần của sản phẩm đó Năng lực cạnh tranh của sản phẩm phụ thuộc vào chất lượng, giá cả, tốc độ cung cấp, dịch vụ đi kèm, uy tín của người bán, thương hiệu, quảng cáo, điều kiện mua bán, Năng lực cạnh. .. đổi Agriseco từ công ty TNHH 100% vốn Nhà nước sang công ty cổ phần + 22/06/2009: tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thành lập Công ty cổ phần chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam + 10/07/2009: Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh số 108/ UBCK – GP cho Công ty cổ phần chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt... AGRISECO đã trở thành công ty chứng khoán hàng đầu của Việt Nam Thông tin về công ty: - Tên công ty: Công ty cổ phần chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp và • Phát triển Nông thôn Việt Nam (gọi một cách ngắn gọn: Công ty cổ phần - chứng khoán Nông nghiệp) Tên tiếng anh: Agribank securities joint – stock corporation Tên viết tắt: AGRISECO Vốn điều lệ: 2.120.000.000.000 đ Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết:... bán, Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng doanh nghiệp tạo ra được lợi thế cạnh tranh, có khả năng tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thỏa mãn tốt hơn các đòi hỏi của khách hàng để... Hoạt động quản lý quỹ Ở một số TTCK, pháp luật về chứng khoán còn cho phép các CTCK tham gia quản lý quỹ đầu tư Theo đó, CTCK cử đại diện của mình để quản lý sử dụng vốn và tài sản của quỹ đầu tư để đầu tư vào thị trường CTCK được thu phí quản lý đầu tư 1.2 Cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán 1.2.1 Khái niệm cạnh tranh và năng lực cạnh tranh Cạnh tranh là hiện tượng tự nhiên, là mâu... quan đến chứng khoán của người sở hữu Công ty chứng khoán khi cung cấp dịch vụ này thì sẽ thu được một khoản phí lưu kí chứng khoán, phí gửi, phí rút và phí chuyển nhượng chứng khoán - Dịch vụ tín dụng chứng khoán Đây là hoạt động thông dụng trên thị trường chứng khoán phát triển Công ty chứng khoán bên cạnh hoạt động môi giới chứng khoán để hưởng hoa hồng còn triển khai dịch vụ tín dụng chứng khoán như:... công nghệ đặc biệt là công nghệ thông tin và viễn thông đã tạo điều kiện thuận lợi để các công ty chứng khoán nâng cao hiệu quả trong quản lý và kinh doanh Nhờ khoa học công nghệ thông tin các công ty chứng khoán có thể tiết kiệm được chi phí quản lý, chi phí hoạt động kinh doanh chứng khoán từ đó giảm phí cung cấp dịch vụ cho khách hàng nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty chứng khoán Tuy nhiên, nhân... rất khó khăn thì áp lực cạnh tranh hết sức căng thẳng Đối thủ cạnh tranh là các công ty đang kinh doanh cùng ngành nghề hoặc các công ty sắp gia nhập ngành, cũng có thể là các công ty cung cấp các dịch vụ thay thế Số lượng, quy mô, sức mạnh của từng đối thủ cạnh tranh trong ngành đều có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty Trong cạnh tranh, công ty giành thắng lợi là công ty có lợi thế so sánh . của công ty chứng khoán. Chương 2: Công ty cổ phần chứng khoán Nông nghiệp và năng lực cạnh tranh của công ty. Chương 3: một số giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của Công ty cổ phần chứng khoán. doanh của công ty. Một số công ty tiêu biểu theo hình thức này: + Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn + Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt + Công ty cổ phần chứng khoán VNDIRECT - Công ty trách. Công ty cổ phần chứng khoán Nông nghiệp, cùng với sự giúp đỡ của đơn vị thực tập em đã chọn đề tài: “ Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần chứng khoán Nông nghiệp để nghiên

Ngày đăng: 01/07/2015, 15:02

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

    • 1. Tính cấp thiết của đề tài

    • 2. Mục đích nghiên cứu

    • 4. Phương pháp nghiên cứu

    • CHƯƠNG 1

    • NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN

      • 1.1. Lý luận chung về công ty chứng khoán và các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán chủ yếu của công ty chứng khoán

        • 1.1.1. Khái niệm và mô hình công ty chứng khoán

          • 1.1.1.1. Khái niệm về công ty chứng khoán

          • 1.1.1.2. Phân loại các công ty chứng khoán

          • 1.1.2. Đặc điểm của công ty chứng khoán

          • 1.1.3. Vai trò của công ty chứng khoán

            • 1.1.3.1. Vai trò làm cầu nối giữa cung cầu chứng khoán

            • 1.1.3.2. Vai trò góp phần điều tiết và bình ổn giá trên thị trường

            • 1.1.3.3. Vai trò cung cấp dịch vụ cho TTCK

            • 1.1.3.4. Đối với tổ chức phát hành

            • 1.1.3.5. Đối với nhà đầu tư trên thị trường

            • 1.1.3.6. Đối với các cơ quan quản lý thị trường

            • 1.1.4. Cơ cấu tổ chức của công ty chứng khoán

            • 1.1.5. Các hoạt động cơ bản của công ty chứng khoán

              • 1.1.5.1. Nghiệp vụ môi giới chứng khoán

              • 1.1.5.2. Tự doanh chứng khoán

              • 1.1.5.3. Bảo lãnh phát hành chứng khoán

              • 1.1.5.4. Hoạt động tư vấn

              • 1.1.5.5. Các hoạt động khác của công ty chứng khoán

              • 1.2. Cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán

                • 1.2.1. Khái niệm cạnh tranh và năng lực cạnh tranh

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan