Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế quận tây hồ, thành phố hà nội

112 4.1K 79
Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế quận tây hồ, thành phố hà nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Quận Tây Hồ được thành lập ngày 28 tháng 10 năm 1995, nằm ở phía Tây Bắc của thành phố Hà Nội. Theo định hướng phát triển của Thủ đô Hà Nội đến năm 2020, toàn bộ quận Tây Hồ nằm trong khu vực Thành phố trung tâm và được xác định là trung tâm văn hoá, du lịch, dịch vụ và là vùng bảo vệ cảnh quan thiên nhiên của Thủ đô Hà Nội. Đây là thời cơ cũng là thách thức đối với Đảng bộ, chính quyền quận Tây Hồ. Vì vậy, công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội, củng cố hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách hàng đầu, đặc biệt là phải nhanh chóng xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế vững mạnh, đồng bộ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thời kỳ mới.Xuất phát từ thực tế trên, tôi chọn đề tài “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội” cho luận văn Thạc sỹ, chuyên ngành Quản lý Kinh tế.

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I NGUYỄN THẾ DUẨN XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ QUẬN TÂY HỒ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế Mã số: 60340410 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS MAI VĂN BƯU Hà Nội, tháng 6 năm 2015 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào. Tác giả luận văn Nguyễn Thế Duẩn i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành Luận văn này, em xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Chính trị khu vực I đã tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình học tập; Cảm ơn sự giúp đỡ, hướng dẫn của Thầy cô giáo Khoa Quản lý kinh tế, Ban Đào tạo sau Đại học; Cảm ơn lãnh đạo Quận ủy, UBND, Ban Tổ chức quận ủy và phòng Nội vụ quận Tây Hồ. Đặc biệt em xin cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của PSG, TS. Mai Văn Bưu, đã giúp em trong quá trình hoàn thành Đề tài Luận văn. Bản thân em đã cố gắng song do năng lực, điều kiện còn hạn chế không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được những ý kiến góp ý của Thầy cô giáo, cơ quan quản lý để em hoàn thiện hơn. Em xin trân trọng cảm ơn! Học viên Nguyễn Thế Duẩn ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i iii 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại của sự nghiệp cách mạng, “là cái gốc của mọi công việc”, Đảng và Nhà nước ta luôn chăm lo, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức gắn với nhiệm vụ chính trị trong từng giai đoạn. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định “công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”[ Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, nhà xuất bản Chính trị Quốc gia , tr.273]. Nghị quyết Đại hội VIII, Đại hội IX và Đại hội X của Đảng đã đặt vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ là công việc hệ trọng của sự nghiệp đổi mới đất nước. Việc xây dựng đội ngũ cán bộ “vững vàng về chính trị, gương mẫu về đạo đức, trong sạch về lối sống, có trí tuệ, kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn, gắn bó với nhân dân” [ Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I X, tr.141] đang là mối quan tâm hàng đầu và là điều kiện sống còn của Đảng và Nhà nước ta. Kể từ khi tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, nền kinh tế Việt Nam đã có những chuyển biến quan trọng, từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì thế chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước cũng có những thay đổi đáng kể. Chức năng mới, nhiệm vụ mới đòi hỏi phải tiến hành cải cách nền hành chính nhà nước, mà nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là phải xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế nói riêng có đủ phẩm chất, trình độ và năng lực trong quản lý nền kinh tế thị trường. Trong những năm gần đây, đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế bước đầu đã được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về kinh tế thị trường, về quản lý nhà nước, hành chính, pháp luật, ngoại ngữ, … Tuy nhiên so với yêu cầu, nhiệm vụ mới đang đặt ra, chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế hiện nay chưa đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn. Về năng lực xây dựng chính sách, tổ chức điều hành, thực thi công vụ còn hạn chế, thiếu cán bộ khoa học, chuyên gia giỏi, cộng với xu hướng cạnh tranh, thu hút nhân tài từ khu vực kinh 2 tế nước ngoài và kinh tế tư nhân đang làm cho chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế chậm được cải thiện. Mặt khác, vẫn còn một bộ phận cán bộ, công chức sa sút về phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm, biểu hiện là bệnh quan liêu, hách dịch và tham nhũng Quận Tây Hồ được thành lập ngày 28 tháng 10 năm 1995, nằm ở phía Tây Bắc của thành phố Hà Nội. Theo định hướng phát triển của Thủ đô Hà Nội đến năm 2020, toàn bộ quận Tây Hồ nằm trong khu vực Thành phố trung tâm và được xác định là trung tâm văn hoá, du lịch, dịch vụ và là vùng bảo vệ cảnh quan thiên nhiên của Thủ đô Hà Nội. Đây là thời cơ cũng là thách thức đối với Đảng bộ, chính quyền quận Tây Hồ. Vì vậy, công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, củng cố hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách hàng đầu, đặc biệt là phải nhanh chóng xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế vững mạnh, đồng bộ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thời kỳ mới. Xuất phát từ thực tế trên, tôi chọn đề tài “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội” cho luận văn Thạc sỹ, chuyên ngành Quản lý Kinh tế. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong thời gian qua đã có một số công trình, đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến nội dung của đề tài này. Dưới đây là một số công trình tiêu biểu: - Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước (Nghị quyết Trung ương 3, khóa VII; Nghị quyết Trung ương 3, 7 khóa VIII, Nghị quyết Trung ương 6, khóa IX, Nghị quyết Trung ương 9, khóa X); - Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ, năm 1997), đề tài cấp Bộ: Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức; - Trần Huy Sáng (1999), Luận án Tiến sỹ Kinh tế, Học Viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh: Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế ở các huyện (qua thực tế các huyện ngoại thành Hà Nội); 3 - GS.TS Nguyễn Phú Trọng, PGS.TS Trần Xuân Sầm (2003), đề tài nghiên cứu khoa học, công nghệ cấp Nhà nước: Luận chứng khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước; - Lê Khắc Ngọc (2008), Luận văn Thạc sỹ Kinh tế, Học Viện Chính trị -Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh: Giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế cấp cơ sở tỉnh Thanh Hóa; - Trần Văn Tuấn, Bộ trưởng Bộ Nội vụ “Tiếp tục đổi mới tổ chức bộ máy Nhà nước và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong tình hình hiện nay”. Tạp chí Cộng sản, Số 22 (142) năm 2007; “Để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức”. Tạp chí Cộng sản, Số 22 (166) năm 2008; - Vũ Khoan, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ “Công tác cán bộ trong tình hình mới”. Tạp chí Xây dựng Đảng, mục Lý luận - Thực tiễn - Kinh nghiệm. Địa chỉ http://w.w.w.xaydungdang.org.vn; cập nhật ngày 05 tháng 6 năm 2008. Các công trình trên đã đề cập đến nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nói chung, về đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế nói riêng. Tuy nhiên cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu riêng về đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn Mục đích nghiên cứu của Luận văn đề xuất một số định hướng và giải pháp hoàn thiện công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế cấp quận ở quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Để đạt được mục đích nói trên, Luận văn có nhiệm vụ: - Hệ thống hóa có bổ sung cơ sở lý luận về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế cấp quận ở Việt Nam; - Phân tích thực trạng xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế cấp quận ở quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội; - Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế cấp quận ở quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn * Đối tượng nghiên cứu: Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế cấp quận, xét trên hai mặt chủ yếu: - Tổ chức xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế ở các khâu tuyển dụng, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển và bộ máy quản lý cán bộ, công chức. - Cơ chế chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công chức. * Phạm vi nghiên cứu: Quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Thời gian nghiên cứu, khảo sát thực trạng là giai đoạn 2010-2014 và đề xuất giải pháp đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. 5. Phương pháp nghiên cứu của luận văn - Sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin vận dụng vào điều kiện thực tế tại địa phương. - Kế thừa có chọn lọc kết quả các công trình nghiên cứu liên quan. - Ngoài ra, còn sử dụng một số phương pháp: phân tích, tổng hợp, hệ thống, so sánh, thống kê dựa trên những tài liệu, tư liệu, báo cáo, kết luận, … của địa phương và toàn quốc. 6. Đóng góp của luận văn - Khẳng định sự cần thiết phải xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế cấp quận ở quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay. Góp phần hoàn thiện khung lý luận về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế tại cấp quận ở nước ta. - Đánh giá một cách thực trạng xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế cấp quận ở quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. - Đề xuất các giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế cấp quận ở quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội đến năm 2020. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của Luận văn được kết cấu thành 3 chương. 5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ CẤP QUẬN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 1.1. ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ CẤP QUẬN 1.1.1. Khái niệm đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế cấp quận * Cán bộ là khái niệm quen thuộc trong đời sống chính trị, xã hội. Khái niệm cán bộ thường được hiểu theo hai nghĩa: Cán bộ là người làm công tác có nghiệp vụ chuyên môn trong cơ quan nhà nước; cán bộ là người làm công tác có chức vụ trong một chính quyền, một tổ chức, phân biệt với người thường, không có chức vụ [ Từ điển tiếng Việt, tr.125-126]. Hay cụ thể hơn: Cán bộ là người làm công tác, có nghiệp vụ chuyên môn trong một cơ quan, một tổ chức của hệ thống chính trị, có trình độ đào tạo từ trung cấp trở lên; cán bộ là người làm công tác có chức vụ, phân biệt với người không có chức vụ, trong các cơ quan, tổ chức, của hệ thống chính trị [12, tr.315]. Hệ thống chính trị ở nước ta dựa trên nguyên tắc cơ bản “tất cả quyền lực thuộc về nhân dân”, là hệ thống tổ chức mà qua đó nhân dân lao động thực hiện quyền lực chính trị của mình. Hệ thống đó bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên. Vì vậy, nói đến cán bộ là nói tới những người công tác trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc hệ thống chính trị. * Công chức: Khái niệm công chức gắn liền với chế độ công chức ra đời ở các nước tư bản phương Tây, từ nửa cuối thế kỷ XIX. Công chức được hiểu là những công dân được tuyển dụng bổ nhiệm giữ một công vụ thường xuyên trong một công sở của Nhà nước ở Trung ương hay địa phương, ở trong nước hay ở ngoài nước, đã được xếp vào một ngạch và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước [10, tr.12]. Theo Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 1998, bổ sung sửa đổi một số điều 6 năm 2003 thì những người làm việc trong các cơ quan nhà nước nhưng theo chế độ hợp đồng lao động, tập sự hoặc được bổ nhiệm làm quản lý trong các doanh nghiệp Nhà nước nhưng không hưởng lương từ ngân sách, không theo chế độ tuyển dụng thì không phải là công chức. Luật cán bộ, công chức được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công bố ngày 28-11-2008, có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2010, quy định: “Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội Trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước” [ Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam ]. “Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật” [ Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam ]. “Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước” [ Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam ]. [...]... lực làm việc cho đội ngũ cán bộ, công chức nhằm phát triển đội ngũ cán bộ ,công chức về số lượng chất lượng và cơ cấu hà hiệu quả công tác, dưới sự lãnh đạo Đảng ủy cấp quận 1.2.1.2 Mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế nhằm hình thành và phát triển đội ngũ công chức đáp ứng tốt nhất yêu cầu về số lượng, chất... CÔNG CHỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ CẤP QUẬN 1.2.1 Khái niệm, mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế cấp quận 1.2.1.1 Khái niệm xây dựng đôi ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế cấp quận Xây dựng đôi ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế cấp quận là quá trình chính quyền cấp quận thực hiện đồng bộ các hoạt động từ xác định tiêu chuẩn, quy hoạch,... cơ chế quản lý, bộ máy quản lý đòi hỏi cán bộ, công chức QLNN về kinh tế phải vừa đổi mới kiến thức, nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng quản lý, vừa nâng cao trách nhiệm quản lý, lãnh đạo, ở tất cả các khâu, các cấp quản lý 1.1.4 Yêu cầu đối với đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế cấp quận 1.1.4.1 Yêu cầu về chất lượng đối với đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế cấp quận. .. tiêu chí đánh giá chủ yếu công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức 1.2.2 Nội dung xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế cấp quận 1.2.2.1 Xây dựng tiêu chuẩn cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế cấp quận Khâu đầu tiên, hết sức quan trọng trong công tác cán bộ là việc xác định cho rõ hệ tiêu chuẩn của từng loại hình cán bộ, công chức Đây có thể coi là thước đo, là... là bộ phận cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước thực hiện chức năng QLNN về kinh tế 1.1.2 Cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế cấp quận Đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về kinh tế có thể phân loại theo những tiêu chí khác nhau, tùy thuộc vào đặc điểm và mục đích nghiên cứu Dựa vào vị trí, tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về kinh tế người ta chia thành 3 nhóm:... nhóm: Nhóm các nhà hoạch định chính sách kinh tế; nhóm các chuyên gia phân tích kinh tế; nhóm các nhân viên nghiệp vụ - kỹ thuật Dựa vào phân cấp quản lý, đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về kinh tế được phân thành 3 loại: Cán bộ, công chức QLNN về kinh tế cấp Trung ương; cán bộ, công chức QLNN về kinh tế cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và quận, huyện; cán bộ, công chức QLNN về kinh tế cấp xã,... còn phụ thuộc vào đội ngũ cán bộ, công chức trong bộ máy QLNN về kinh tế Quản lý nhà nước về kinh tế ở nước ta không có bộ máy riêng Bộ máy QLNN về kinh tế là một bộ phận cán bộ, công chức chuyên về QLNN về kinh tế trong hệ thống bộ máy QLNN nói chung Vậy có thể hiểu: Cán bộ, công chức QLNN về kinh tế là những người làm việc trong bộ máy nhà nước thực hiện chức năng QLNN về kinh tế Hay nói cách khác... phức tạp Đặc biệt là nội dung quản lý về tư tưởng chính trị, các mối quan hệ xã hội của cán bộ, công chức 31 1.2.3 Yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế cấp quận 1.2.3.1 Các yếu tố bên trong quận Đây là nhóm yếu tố quyết định đối với thực hiện công tác xây dựng đội ngũ cán bộ công chức nói chung và cán bộ công chức quản lý kinh tế nói riêng Nhóm yêu... quản lý; nhóm cán bộ, công chức tham mưu, thừa hành và nhóm cán bộ, công chức có tính chất phục vụ… Việc xác định cơ cấu cán bộ, công chức QLNN về kinh tế cấp quận trong từng thời kỳ được xây dựng trên cơ sở định hướng quy hoạch phát triển chung của cấp Thành phố và căn cứ vào vị trí, đặc điểm, tình hình cụ thể của quận 1.2 XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ CẤP QUẬN 1.2.1... Đảng bộ cấp quận đôi với công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp quận Đảng giữ vai trò lãnh đạo công tác cán bộ, Đảng Uỷ quan tâm, lãng đạo, kiểm tra đôn đốc thì chính quyền thực hiện nghiêm túc các nội dung xây xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hơn; - Sự quan tâm của lãng đạo quận đối với công tác quản lý cán bộ, công chức của quân Lãnh đạo luân đóng vai trò quyết định mọi thành công trong . cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế cấp quận 1.2.1.1 Khái niệm xây dựng đôi ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế cấp quận Xây dựng đôi ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà. đội ngũ cán bộ, công chức. 1.2.2. Nội dung xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế cấp quận 1.2.2.1. Xây dựng tiêu chuẩn cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế cấp. sở lý luận về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế cấp quận ở Việt Nam; - Phân tích thực trạng xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế cấp quận

Ngày đăng: 30/06/2015, 14:26

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI CAM ĐOAN

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan