Phân tích thực trạng công tác quản lý chi trả các chế độ BHXH tại cơ quan BHXH tỉnh hà tĩnh giai đoạn 2007 2011

29 604 5
Phân tích thực trạng công tác quản lý chi trả các chế độ BHXH tại cơ quan BHXH tỉnh hà tĩnh giai đoạn 2007 2011

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

DANH MỤC VIẾT TẮT BHXH: Bảo hiểm xã hội: BHXHBB: Bảo hiểm xã hội bắt buộc BHYT: Bảo hiểm y tế HCSN: Hành chính sự nghiệp NSDLĐ: Người sử dụng lao động SDLĐ: Sử dụng lao động NLĐ: Người lao động NDSPHSK: Nghỉ dưỡng sức phục hồi tức khỏe NSNN: Ngân sách nhà nước KCB: Khám chữa bệnh 1 DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ Bảng 1: Cơ cấu chi trả cho các chế độ ngắn và các chế độ dài trong tổng chi trả các chế độ BHXH ở BHXH Hà Tĩnh giai đoạn 2007- 2011…………… Bảng 2: Tình hình chi trả 3 chế độ ngắn ở BHXH Hà Tĩnh giai đoạn 2007- 2011…………………………………………………………………… ……. Bảng 3: Tổng số tiền chi trả cho các chế độ dài hạn ở BHXH Hà Tĩnh trong giai đoạn 2007- 2011…………………………………………………… Bảng 4: Tình hình thực hiện công tác chi trả các chế độ BHXH dài hạn ở BHXH tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2007- 2011………………………………. Bảng 5: số tiền chi trả các chế độ BHXH thường xuyên ở BHXH Hà Tĩnh giai đoạn 2007-2011…………………………………………………………. 2 LỜI MỞ ĐẦU Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một trong những loại hình bảo hiểm ra đời khá sớm, phát triển theo quá trình phát triển của xã hội và đến này đối với bất cứ một quốc gia nào thì BHXH cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với người lao động. BHXH có vai trò thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động tham gia BHXH khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do mất việc làm. Cũng chính vì vậy công tác chi trả các chế độ BHXH có vai trò vô cùng quan trọng, nó là khâu cuối cùng trong việc thực hiện các chế độ BHXH và liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người lao động. Bởi vậy, thực hiện tốt công tác chi trả mới có thể đảm bảo được đời sống vật chất và tinh thần của người lao động, đảm bảo được quyền lợi của họ từ đó mới phát huy được hết vai trò của chính sách BHXH. Công tác chi trả các chế độ BHXH phản ánh chất lượng của dịch vụ BHXH và trong một chừng mực nào đó nó còn thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội. Hơn nữa tỉnh Hà Tĩnh là địa bàn có số đố tượng tham gia và thụ hưởng trợ cấp BHXH rất lớn, với số tiền chi trả hàng năm lên tới hàng trăm tỷ đồng, bởi vậy công tác chi trả các chế độ BHXH đang ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của hàng nghìn người lao động trên địa bàn, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác chi trả các chế độ BHXH nên trong thời gian thực tập ở BHXH tỉnh Hà Tĩnh, em đã tìm hiểu và chọn đề tài: “Phân tích thực trạng công tác quản lý chi trả các chế độ BHXH tại 3 cơ quan BHXH tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2007-2011” cho chuyên đề chi của mình. Nội dung đề tài bao gồm có 3 chương: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về BHXH và công tác chi trả các chế độ BHXH Chương 2: Thực trạng chi trả các chế độ BHXH ở BHXH tỉnh Hà Tĩnh Chương 3: Một số kiến nghị nhằm thực hiện tốt công tác chi trả các chế độ BHXH ở BHXH tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian tới. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo và thầy cô trong khoa bảo hiểm đã tận tình và giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình hoàn thành chuyên đề này. 4 Chương I: Những vấn đề cơ bản về BHXH và công tác chi trả các chế độ BHXH 1.1. Vai trò của công tác chi trả các chế độ BHXH Chi trả BHXH là việc cơ quan BHXH trích ra một khoản tiền theo quy định từ quỹ BHXH để chi trả cho người lao động và gia đình họ khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do bị giảm hoặc mất khả năng lao động hay mất việc làm và có đủ các điều kiện quy định. Hiện nay, ở hầu hết các nước trên thế giới, chi trả các chế độ BHXH luôn được coi là trọng tâm của công tác chi trả BHXH. Bởi lẽ việc chi trả các chế độ BHXH này liên quan trực tiếp đến cuộc sống của nhóm đối tượng nhạy cảm nhất trong xã hội. Đa số họ đều là những người đã cống hiến rất nhiều cho đất nước trong khi đang công tác. Và sau cả cuộc đời làm việc, họ sống chủ yếu dựa vào khoản tiền trợ cấp BHXH. Vì vậy, công tác chi trả các chế độ BHXH có một vai trò rất quan trọng; ngoài việc nó chính là hoạt động cụ thể, thiết thực nhất nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động, nó còn thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với sự cống hiến của họ cho xã hội. Ngoài ra công tác chi trả các chế độ BHXH còn có các vai trò khác, cụ thể như: Chi trả BHXH là khâu cuối cùng trong việc thực hiện các chế độ BHXH. Vì vậy, tổ chức chi trả BHXH chính là thực hiện các chế độ BHXH, đảm bảo cho chính sách BHXH của quốc gia được thực thi; đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của người lao động và mục đích của chính sách BHXH, của Nhà nước. Bởi suy cho cùng, mục đích cuối cùng của bất kỳ một Nhà nước nào khi thực hiện chính sách BHXH cũng là chi trả, trợ cấp cho người lao động khi họ gặp phải những sự kiện bảo hiểm, góp phần đảm bảo cuộc sống cho người lao động và gia đình họ. 5 Công tác chi trả các chế độ BHXH không những có ý nghĩa về mặt vật chất mà nó còn có ý nghĩa về mặt tinh thần. Vì việc chi trả các chế độ BHXH là chi trả cho những rủi ro, những sự kiện bảo hiểm xảy ra với người lao động và gây ra khó khăn nhất định đối với người lao động từ đó giúp họ vượt qua được khó khăn và an tâm trong cuộc sống. Chi trả các chế độ BHXH có thể được chi trả một lần hoặc được tiến hành thường xuyên vì vậy nó góp phần đảm bảo cuộc sống cho người lao động và gia đình họ khi gặp khó khăn. Đồng thời quá trình thụ hưởng thường liên quan chặt chẽ với quá trình đóng góp trước đó. Vì vậy việc thực hiện chi trả các chế độ BHXH có tác dụng rất lớn đối với cả người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước. Người lao động được hưởng trợ cấp BHXH sẽ an tâm hơn trong cuộc sống từ đó tích cực lao động sáng tạo nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tạo thêm nhiều sản phẩm cho người sử dụng lao động, làm tăng của cải cho xã hội, góp phần phát triển kinh tế đất nước. Còn người lao động khi được hưởng trợ cấp BHXH sẽ có được cuộc sống ấm no, ổn định, càng thêm tin tưởng vào chính sách BHXH của Nhà nước. Chi trả các chế độ BHXH chính là nội dung và cũng là mục đích hoạt động của quỹ BHXH. Nó còn đảm bảo cho quỹ BHXH được cân đối, có thu thì phải có chi. Với những vai trò quan trọng như vậy, công tác chi trả các chế độ BHXH cần phải được tiến hành một cách cẩn trọng, chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật. Nhưng đồng thời cũng cần phải đảm bảo cho quỹ BHXH không bị thâm hụt, muốn vậy việc chi trả trợ cấp cũng cần phải dựa trên những cơ sở khoa học, hợp lý, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của từng địa phương, từng quốc gia. 1.2. Cơ sở xác định mức chi trả các chế độ BHXH Thứ nhất: những nhu cầu tối thiểu cần thiết. Bởi vì mục tiêu của BHXH là nhằm thoả mãn những nhu cầu thiết yếu của người lao động trong trường 6 hợp bị giảm hoặc mất thu nhập, mất việc làm. Vì vậy để xác định mức trợ cấp BHXH hợp lý thì đầu tiên cần dựa vào các nhu cầu tối thiểu cần thiết để làm căn cứ. Mức trợ cấp phải đảm bảo được các nhu cầu: nhu cầu về ăn, ở, đi lại, nhu cầu khám chữa bệnh Đối với mỗi chế độ khác nhau thì phải chú trọng những nhu cầu khác nhau. Ví dụ như chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp thì cần quan tâm đến những nhu cầu: chăm sóc y tế, dinh dưỡng và những nhu cầu cơ bản khác. Đối với chế độ hưu trí cần quan tâm đến những nhu cầu: ăn ở, đi lại, khám chữa bệnh, giải trí Đối với chế độ tử tuất thì phải để ý đến những nhu cầu: mai táng phí cho người qua đời, hỗ trợ cho thân nhân người lao động. Thứ hai: tính chất công việc và đặc điểm nơi làm việc. Đây là hai yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ cũng như mức độ suy giảm khả năng lao động của người lao động. Vì vậy, khi xác định mức chi trả căn cứ vào tính chất công việc (bình thường, nặng nhọc, độc hại ); đặc điểm và môi trường nơi làm việc ( thành thị hay vùng sâu vùng xa, không khí bình thường hay ô nhiễm độc hại ) để có thể đưa ra mức trợ cấp hợp lý. Thứ ba: Mức đóng và thời gian đóng BHXH. Đây là một trong những cơ sở quan trọng nhất để xác định mức trợ cấp BHXH. Nó thể hiện trách nhiệm của người lao động trong việc tham gia BHXH và từ đó có thể xác định mức trợ cấp hợp lý theo nguyên tắc “có đóng – có hưởng, đóng ít - hưởng ít, đóng nhiều - hưởng nhiều” của BHXH. Đồng thời cũng nhằm đảm bảo cân đối thu – chi cho quỹ BHXH, cơ chế tài chính BHXH được bảo đảm. Thứ tư: Điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước. Bởi vì khi kinh tế xã hội càng phát triển thì đời sống vật chất và tinh thần của người dân càng cao, vì vậy mức trợ cấp BHXH phải được điều chỉnh sao cho phù hợp với mức thu nhập chung của nền kinh tế quốc dân và các trợ cấp xã hội khác. 7 1.3. Nguyên tắc chi trả các chế độ BHXH Để bảo vệ quyền lợi cho người lao động khi tham gia BHXH và để công tác chi trả đạt hiệu quả cao thì trong quá trình thực hiện cần phải tuân theo một số nguyên tắc sau: Đảm bảo chi trả đúng đối tượng, đúng chế độ chính sách của Nhà nước. Đây là nguyên tắc có thể được coi là quan trọng nhất trong công tác chi trả chế độ BHXH, bởi vì nếu chi trả sai đối tượng thì mục đích của việc chi trả sẽ không được đảm bảo, không thực hiện được chính sách của Nhà nước về BHXH đồng thời việc chi trả sai dẫn đến nguồn quỹ BHXH không được đảm bảo. Thực hiện đúng nguyên tắc này sẽ tạo nên sự công bằng tin tưởng từ phía người tham gia vào Nhà nước vào chính sách BHXH. Từ đó góp phần làm cho đất nước ổn định, người dân phấn khởi hăng hái sản xuất, tích cực tham gia BHXH. Để đảm bảo chi trả đúng phải xem xét các công tác từ khâu xét duyệt đến chi trả, quản lý biến động đối tượng hưởng BHXH. Đảm bảo chi trả đầy đủ, kịp thời. Có nghĩa là chi đúng số tiền đối tượng được hưởng, chi đúng lịch trình kế hoạch đề ra, không gây phiền hà cho đối tượng. Nguyên tắc này đảm bảo khoản tiền chi trả đến tay đối tượng hưởng kịp thời và đầy đủ nhằm giúp người lao động có thể nhanh chóng ổn định cuộc sống, trách xảy ra các hiện tượng tiêu cực. Để thực hiện nguyên tắc này, trong công tác chi trả các chế độ BHXH cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan BHXH các cấp và các ngành có liên quan. Đồng thời công tác chi trả cũng cần được kiểm tra, kiểm soát thường xuyên. Đảm bảo an toàn tiền mặt, công tác chi trả các chế độ BHXH thường liên quan tới tiền mặt nên thường xảy ra hiện tượng mất mát, thất thoát Vì vậy công tác chi trả cần đảm bảo an toàn tiền mặt. Mức độ an toàn tiền mặt nó phụ thuộc vào quy định phương thức chi trả của nhà nước. Tuân thủ các nguyên tắc kế toán và nguyên tắc thống kê theo quy định của Nhà nước. 8 Trên đây là những nguyên tắc cơ bản trong việc thực hiện chi trả các chế độ BHXH, nó đảm bảo cho công tác chi trả được thực hiện đúng theo chủ trương, chỉ đạo của nhà nước đồng thời đảm bảo công bằng xã hội. Tuy nhiên để công tác chi trả được thực hiện có hiệu quả thì công tác quản lý chi trả các chế độ BHXH cần phải được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục, chặt chẽ từ Trung ương đến địa phương. 1 4. Phân cấp quản lý chi trả và quy trình chi trả các chế độ BHXH 1.4.1 Phân cấp quản lý chi trả các chế độ BHXH Công tác chi trả BHXH được quản lý theo phân cấp. Theo đó cơ quan BHXH cấp trên có nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc chi trả BHXH của cơ quan BHXH cấp dưới, của đại diện chi trả và của chủ sử dụng lao động theo quy định. Ngược lại cơ quan BHXH cấp dưới có trách nhiệm chi trả trợ cấp, báo cáo lên cơ quan BHXH cấp trên theo quy định. Công tác quản lý chi trả các chế độ BHXH được phân thành 3 cấp quản lý: Cấp trung ương: Đây là tổ chức quản lý BHXH cấp cao nhất và có bộ máy hoàn chỉnh nhất. Nhiệm vụ ở cấp này là phải bao quát toàn bộ hoạt động chi trả trong toàn hệ thống, đồng thời giải quyết các tranh chấp và vi phạm lớn xảy ra trong công tác chi trả. Để quản lý hoạt động chi trả, cấp trung ương thường hình thành ban quản lý chi trả. Cấp khu vực: Tại bất kỳ một nước nào khi triển khai thực hiện chính sách BHXH cho người lao động cũng phải có cơ quan BHXH cấp khu vực hay còn gọi là cấp tỉnh. Ở cấp này thường có phòng quản lý chi trả để quản lý hoạt động chi trả trong toàn khu vực. Đối với công tác chi trả, nhiệm vụ của cơ quan BHXH cấp khu vực là: Đối với các khu vực có cơ quan BHXH cấp địa phương: cơ quan BHXH cấp khu vực có nhiệm vụ bao quát chung, quản lý, điều hành, kiểm tra, kiểm soát việc chi trả ở các cơ quan BHXH cấp địa phương; trực tiếp tham gia chi trả trong những trường hợp không thuộc thẩm quyền của cơ quan 9 BHXH cấp địa phương; tư vấn, hỗ trợ, giúp đỡ các cơ quan BHXH cấp địa phương trong công tác chi trả. Đối với các khu vực không có cơ quan BHXH cấp địa phương (Mô hình 2 cấp): ngoài chức năng và nhiệm vụ của mình, cơ quan BHXH cấp khu vực còn phải hoạt động như một cơ quan BHXH cấp địa phương. Nó phải thực hiện quản lý nghiệp vụ đối với tất cả các đối tượng trong khu vực, tổ chức công tác chi trả trợ cấp cho đối tượng hưởng. - Cấp địa phương: Đây là cấp cuối cùng trong bộ máy quản lý chi trả BHXH từ trung ương tới địa phương. Nhiệm vụ của cấp này là thực hiện chi trả các chế độ BHXH cho đối tượng hưởng; có trách nhiệm đảm bảo thực hiện đúng các nguyên tắc chi trả, quản lý chặt chẽ tình hình tăng giảm đối tượng hưởng BHXH và số tiền chi trả theo đúng quy định của Nhà nước và hệ thống BHXH. BHXH cấp địa phương thường tổ chức bộ phận chi trả để thực hiện công tác chi trả cho các đối tượng trên địa bàn. 1.4.2 Quy trình chi trả các chế độ BHXH Với việc phân cấp chi trả như trên thì quy trình chi trả các chế độ BHXH thường được tiến hành như sau: Ở cấp Trung ương: Căn cứ vào các quy định của Nhà nước, hàng năm cơ quan BHXH cấp Trunh ương hướng dẫn, tổ chức xét duyệt và thông báo dự toán kinh phí chi các chế độ BHXH dài hạn cho BHXH cấp khu vực. Tiến hành lập dự toán chi các chế độ BHXH cho toàn bộ hệ thống trên cơ sở tổng hợp dự toán chi của các cơ quan BHXH cấp khu vực.Sau khi dự toán kinh phí chi được cơ quan Nhà nước cấp trên phê duyệt, BHXH cấp Trung ương tổ chức cấp kinh phí cho các cơ quan BHXH cáp khu vực, tiến hành hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện chi trả của BHXH cấp khu vực và báo cáo tình hình cho cơ quan Nhà nước cấp trên. Ở cấp khu vực: Hàng năm, cơ quan BHXH cấp khu vực tiến hành lập dự toán kinh phí chi trả các chế độ BHXH cho đối tượng trên địa bàn mình 10 [...]... với các chế độ BHXH ngắn hạn, còn đối với các chế độ BHXH dài hạn thì thường sử dụng các phương tiện như tiền mặt và chuyển khoản Việc sử dụng phương tiện nào còn phụ thuộc vào việc sử dụng phương thức chi trả nào 12 Chương II: Thực trạng chi trả các chế độ BHXH ở BHXH tỉnh Tĩnh 2007- 2011 2.1 Thực trạng công tác chi trả các chế độ BHXH ở BHXH tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2007- 2011 Chi trả các chế độ BHXH. .. 805.846.688.200 98,13 0 2011 821.164.299.60 0 ( Nguồn :BHXH tỉnh Hà Tĩnh ) 13 Ta thấy trong công tác chi trả các chế độ BHXH, chi trả cho các chế độ dài hạn luôn chi m trọng rất lớn và là những khoản chi chủ yếu Ở BHXH Hà Tĩnh trong thời gian qua chi trả cho các chế độ dài hạn luôn chi m trên 97 % so với tổng chi trả cho các chế độ BHXH Chi trả cho các chế độ ngắn chỉ chi m một phần rất nhỏ trong tổng chi, năm 2008... người - Chi trả các chế độ BHXH dài hạn là khoản chi chủ yếu trong tổng chi trả cho các chế độ BHXH (luôn chi m trên 97%) vì vậy mà thời gian qua BHXH Hà Tĩnh luôn xác định chi trả các chế độ BHXH dài hạn là trọng tâm của công tác chi trả các chế độ BHXH, BHXH tỉnh Hà Tĩnh đã luôn tập trung làm tốt công tác này và đã thu được những kết quả đáng kể như sau: 15 Bảng 3: Tổng số tiền chi trả cho các chế độ. .. máy quản lý chi trả các chế độ BHXH từ Trung ương đến địa phương, có nhiệm vụ tổ chức bộ máy thực hiện, hướng dẫn việc thực hiện, tiến hành thanh tra, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện công tác chi trả các chế độ BHXH tại các cơ quan BHXH tỉnh, huyện Ngoài ra BHXH Việt Nam cũng là cơ quan ban hành các văn bản điều chỉnh, hướng dẫn quá trình chi trả các chế độ BHXH ở các cơ quan BHXH cấp dưới Bởi... tiền chi trả cho các chế độ ngắn chi m tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi trong năm năm nhưng cũng chỉ chi m có 2,76 % Điều đó là do số lượng đối tượng hưởng các chế độ dài hạn lớn hơn rất nhiều so với các chế độ ngắn hạn Để thấy rõ hơn kết quả của công tác chi trả các chế độ BHXH ở BHXH Hà Tĩnh ta xem xét những kết quả cụ thể trong việc chi trả các chế độ ngắn và chế độ dài như sau: - Các chế độ BHXH. .. chế độ BHXH cho cả năm gửi lên BHXH cấp khu vực Tiếp nhận kinh phí cùng danh sách các đối tượng được hưởng trợ cấp BHXH và tiến hành chi trả cho các đối tượng theo danh sách trên 1.5 Phương thức và phương tiện chi trả các chế độ BHXH 1.5.1 Phương thức chi trả các chế độ BHXH Việc chi trả các chế độ BHXH thường do cơ quan BHXH cấp địa phương thực hiện và có nhiều phương thức chi trả khác nhau : Chi trả. .. động tỉnh quản lý - Tiếp tục hướng dẫn cho BHXH các huyện, thị xã sử dụng máy vi tính phục vụ công tác quản lý đối tượng, quản lý chi - Tổ chức tập huấn và hướng dẫn nghiệp vụ cho BHXH các huyện, thị xã 23 3.2 Một số kiến nghị nhằm thực hiện tốt công tác chi trả các chế độ BHXH tại BHXH tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian tới 3.2.1 Đối với BHXH Việt Nam BHXH Việt Nam là cấp cao nhất trong bộ máy quản lý chi trả. .. hưởng chính sách BHXH Bảng 1: Cơ cấu chi trả cho các chế độ ngắn và các chế độ dài trong tổng chi trả các chế độ BHXH ở BHXH Hà Tĩnh giai đoạn 2007- 2011 chỉ tiêu Tổng số tiền chi Chi các chế độ ngắn năm trả (đồng) Số tiền (đồng) 349.729.504.88 6.304.380.030 1,8 343.425.124.800 98,2 10.579.906.390 2,76 372.834.819.300 97,24 7.630.758.592 1,75 429.895.904.200 98,25 2007 % Chi các chế độ dài Số tiền (đồng)... số tiền chi trả các chế độ BHXH ở Hà Tĩnh trong năm 2010 tăng lên đột biến như ta đã thấy ở bảng 2 Chi trả dài hạn ở BHXH Hà Tĩnh bao gồm 2 khoản chi lớn: chi thường xuyên và chi BHXH một lần, ta có thể thấy những kết quả cụ thể qua bảng sau: 16 Bảng 4: Tình hình thực hiện công tác chi trả các chế độ BHXH dài hạn ở BHXH tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2007- 2011 Chỉ tiêu thường xuyên BHXH 1 lần số tiền tỷ trọng... Chi trả các chế độ BHXH một lần: hiện nay BHXH tỉnh Hà Tĩnh đang thực hiện chi trả một lần cho các chế độ: hưu trí (Theo điều 54, 55 Luật BHXH) , tuất, TNLĐ-BNN, mai táng phí Trong đó chế độ hưu trí một lần, TNLĐ-BNN một lần do quỹ BHXH đảm bảo chi trả; còn trợ cấp tuất một lần và MTP thì do cả 2 nguồn Quỹ BHXH và NSNN chi trả Với những kết quả cụ thể dưới đây: 19 Bảng 6: Tình hình chi trả các chế độ . chi trả nào. 12 Chương II: Thực trạng chi trả các chế độ BHXH ở BHXH tỉnh Tĩnh 2007-2011 2.1. Thực trạng công tác chi trả các chế độ BHXH ở BHXH tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2007-2011 Chi trả các chế. tầm quan trọng của công tác chi trả các chế độ BHXH nên trong thời gian thực tập ở BHXH tỉnh Hà Tĩnh, em đã tìm hiểu và chọn đề tài: Phân tích thực trạng công tác quản lý chi trả các chế độ BHXH. hình thực hiện công tác chi trả các chế độ BHXH dài hạn ở BHXH tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2007- 2011………………………………. Bảng 5: số tiền chi trả các chế độ BHXH thường xuyên ở BHXH Hà Tĩnh giai đoạn 2007-2011 ………………………………………………………. 2 LỜI

Ngày đăng: 30/06/2015, 10:41

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ

    • Bảng 1: Cơ cấu chi trả cho các chế độ ngắn và các chế độ dài trong tổng chi trả các chế độ BHXH ở BHXH Hà Tĩnh giai đoạn 2007-2011……………

    • Bảng 2: Tình hình chi trả 3 chế độ ngắn ở BHXH Hà Tĩnh giai đoạn 2007-2011………………………………………………………………………….

    • Bảng 3: Tổng số tiền chi trả cho các chế độ dài hạn ở BHXH Hà Tĩnh trong giai đoạn 2007-2011……………………………………………………..

    • Bảng 4: Tình hình thực hiện công tác chi trả các chế độ BHXH dài hạn ở BHXH tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2007-2011……………………………….

    • LỜI MỞ ĐẦU

    • Chương I: Những vấn đề cơ bản về BHXH và công tác chi trả các chế độ BHXH

      • 1.1. Vai trò của công tác chi trả các chế độ BHXH

      • 1.2. Cơ sở xác định mức chi trả các chế độ BHXH

      • 1.3. Nguyên tắc chi trả các chế độ BHXH

      • 1..4. Phân cấp quản lý chi trả và quy trình chi trả các chế độ BHXH

        • 1.4.1 Phân cấp quản lý chi trả các chế độ BHXH

        • 1.4.2 Quy trình chi trả các chế độ BHXH

        • 1.5 Phương thức và phương tiện chi trả các chế độ BHXH

          • 1.5.1 Phương thức chi trả các chế độ BHXH

          • 1.5.2 Phương tiện chi trả các chế độ BHXH

          • Chương II: Thực trạng chi trả các chế độ BHXH ở BHXH tỉnh Tĩnh 2007-2011

            • 2.1. Thực trạng công tác chi trả các chế độ BHXH ở BHXH tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2007-2011

              • Bảng 1: Cơ cấu chi trả cho các chế độ ngắn và các chế độ dài trong tổng chi trả các chế độ BHXH ở BHXH Hà Tĩnh giai đoạn 2007-2011

              • Bảng 2: Tình hình chi trả 3 chế độ ngắn ở BHXH Hà Tĩnh giai đoạn 2007-2011

              • Bảng 3: Tổng số tiền chi trả cho các chế độ dài hạn ở BHXH Hà Tĩnh trong giai đoạn 2007-2011

              • Bảng 4: Tình hình thực hiện công tác chi trả các chế độ BHXH dài hạn ở BHXH tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2007-2011

              • Bảng 5: số tiền chi trả các chế độ BHXH thường xuyên ở BHXH Hà Tĩnh giai đoạn 2007-2011

              • Bảng 6: Tình hình chi trả các chế độ BHXH một lần ở BHXH tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2007-2011

                • 2.2. Những vấn đề còn tồn tại trong công tác chi trả các chế độ BHXH ở BHXH tỉnh Hà Tĩnh

                • Chương III: Một số kiến nghị nhằm thực hiện tốt công tác chi trả các chế độ BHXH ở BHXH tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian tới

                  • 3.1. Phương hướng, nhiệm vụ của BHXH tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian tới

                  • 3.2. Một số kiến nghị nhằm thực hiện tốt công tác chi trả các chế độ BHXH tại BHXH tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian tới

                    • 3.2.1. Đối với BHXH Việt Nam

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan