Giao trinh MD02 nuôi rắn sinh sản

97 259 2
Giao trinh MD02   nuôi rắn sinh sản

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN NUÔI RẮN SINH SẢN MÃ SỐ: MĐ 02 NGHỀ: NUÔI RẮN, KỲ ĐÀ, TẮC KÈ Trình độ: Sơ cấp nghề 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về dạy và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 02 3 LỜI GIỚI THIỆU Để đáp ứng nhu cầu phát triển ngành chăn nuôi theo hướng công nghiệp đa sản phẩm của nước ta trong thời gian tới, những người tham gia vào hoạt động chăn nuôi cần được đào tạo để họ có những kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết. Trường Cao Đẳng Nông nghiệp Nam Bộ được Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn giao nhiệm vụ xây dựng chương trình đào tạo sơ cấp nghề, nghề “Nuôi rắn, kỳ đà, tắc kè”. Chương trình được xây dựng dựa trên cơ sở phân tích nghề theo phương pháp DACUM và cấu trúc mô đun. Kiến thức, kỹ năng và thái độ của nghề được tích hợp vào các mô đun. Kết cấu của chương trình gồm nhiều mô đun, mỗi mô đun gồm nhiều công việc và bước công việc tích hợp liên quan chặt chẽ với nhau, nhằm hướng tới hình thành những năng lực thực hiện của người học. Vì vậy những kiến thức lý thuyết được chọn lọc và tích hợp vào công việc, mỗi công việc được trình bày dưới dạng một bài học. Đây là chương trình chủ yếu dùng cho đào tạo sơ cấp nghề, đối tượng học là lao động nông thôn đủ sức khỏe có nhu cầu đào tạo nhưng không có điều kiện đến các cơ sở đào tạo chính quy để học tập ở bậc học cao, thời gian tập trung dài hạn, họ có trình độ học vấn thấp. Vì vậy việc đào tạo diễn ra với thời gian ngắn, tại cộng đồng, hình thức gọn nhẹ phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của học viên. Tài liệu này được viết theo từng mô đun của chương trình đào tạo sơ cấp nghề nuôi rắn, kỳ đà, tắc kè và được dùng làm giáo trình cho các học viên trong khóa học sơ cấp nghề, các nhà quản lý và người sử dụng lao động tham khảo, hoàn chỉnh để trở thành giáo trình chính thức trong hệ thống dạy nghề Việt Nam Giáo trình nuôi rắn sinh sản có 07 bài được sắp xếp theo trình tự liên quan bao gồm chuẩn bị chuồng trại, chuẩn bị thức ăn, chuẩn bị con giống, nuôi dưỡng chăm sóc, kiểm tra ấp nở, phòng trị bệnh, phòng và xử lý khi bị rắn cắn. . Việc xây dựng một chương trình đào tạo sơ cấp nghề theo phương pháp DACUM dùng cho đào tạo nông dân ở nước ta nói chung còn mới. Vì vậy chương trình còn nhiều hạn chế và thiếu sót, tập thể các tác giả mong muốn sự đóng góp của các bạn đồng nghiệp để chương trình được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn ! Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: BSTY.Trần Văn Thanh 2. ThS.Nguyễn Thị Yến Mai 3. KS. Ngô Ngọc Sơn 4. Ths. Phan Văn Đầy 5. Ths. Nguyễn Tiến Huyền 6. Ths. Phạm Chúc Trinh Bạch 4 MỤC LỤC Trang LỜI GIỚI THIỆU 3 Bài 1: Chuẩn bị chuồng trại 7 1.Chuẩn bị địa điểm xây dựng 7 1.1.Loài rắn sống trên cạn 7 1.2. Loài rắn sống dưới nước 8 2. Xác định diện tích 8 2.1.Loài rắn sống trên cạn 8 2.2. Loài rắn sống dưới nước 10 3. Xác định kiểu chuồng 10 3.1. Loài rắn sống trên cạn 10 3.2. Loài rắn sống dưới nước 14 4. Xây dựng chuồng 18 4.1. Loài rắn sống trên cạn 18 4.2. Loài rắn sống dưới nước 20 5.Chuẩn bị dụng cụ chăn nuôi 22 6. Chuẩn bị trang thiết bị chăn nuôi 23 6.1. Số lượng và công dụng các trang thiết bị cần thiết trong chăn nuôi rắn 23 6.2. Tiêu chuẩn kỹ thuật các trang thiết bị dùng trong chăn nuôi rắn 23 Bài 2: Chuẩn bị thức ăn 28 1. Xác định nguồn thức ăn 28 1.1. Loài rắn sống trên cạn 28 1.2. Loài rắn sống dưới nước 29 2. Chuẩn bị thức ăn (dự trữ, bảo quản) 29 3. Chế biến thức ăn 30 Bài 3: Chuẩn bị con giống 35 1. Nhận biết đặc điểm các giống 35 1.1.Rắn Ráo Trâu (rắn Long Thừa, miền Tây gọi là Hổ Hèo, miền Trung gọi là Ráo Trâu và miền Bắc là rắn Hổ Trâu). 35 1.2. Rắn Ri Voi (rắn Ri Tượng hay rắn Bồng Voi.). 36 2. Xác định tiêu chuẩn chọn giống 38 3.Chọn giống nuôi 40 Bài 4: Nuôi dưỡng chăm sóc 46 1. Kiểm tra sức khỏe hàng ngày 46 2. Kiểm tra khối lượng cá thể 48 3. Thực hiện vệ sinh chuồng trại, môi trường chăn nuôi 48 3.1. Loài rắn sống trên cạn 48 3.2. Loài rắn sống dưới nước 49 4.Thực hiện vệ sinh dụng cụ chăn nuôi 49 5.Xác định khẩu phần ăn cho rắn 49 5.1.Loài rắn sống trên cạn 49 5.2. Loài rắn sống dưới nước 50 5 6. Cho rắn ăn, uống 50 6.1. Loài rắn sống trên cạn 50 6.2. Loài rắn sống dưới nước 51 7. Ghi sổ sách theo dõi 52 Bài 5: Kiểm tra ấp nở 56 1. Kiểm tra cơ học: 58 2. Kiểm tra sinh học ấp trứng 59 3. Kiểm tra nhiệt độ, ẩm độ ổ ấp 60 4. Kiểm tra độ an toàn ấp nở trứng 60 Bài 6: Phòng và trị bệnh 64 1.Phòng và trị bệnh dinh dưỡng 64 1.1.Bệnh thiếu vitamin 64 1.2. Bệnh tiêu chảy 65 2. Phòng và trị bệnh do vi sinh vật 67 2.1. Bệnh xuất huyết - sình hơi - trụy tim 67 2.2. Bệnh gan thận mủ (trắng gan) - phù nề 68 2.3. Bệnh viêm phổi + phù thận 69 2.4. Bệnh ghẻ lở ngoài da 70 2.5. Nhiễm trùng do các vết thương 70 3. Phòng và trị bệnh ký sinh trùng-Nấm 71 3.1. Bệnh sán dây – giun tròn 71 3.2. Nấm miệng 72 4. Một số giải pháp phòng bệnh tổng hợp 73 Bài 7. Phòng và xử lý khi bị rắn cắn 77 1. Đề phòng rắn cắn 77 2. Phát hiện rắn cắn 80 3. Xử lý vết thương 82 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 88 6 MÔ ĐUN: NUÔI RẮN SINH SẢN Mã mô đun: MĐ 02 Giới thiệu mô đun: Mô đun Nuôi rắn sinh sản là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình đào tạo sơ cấp nghề nuôi rắn, kỳ đà, tắc kè. Học xong mô đun này người học có khả năng thực hiện được các công việc chuẩn bị chuồng trại, chuẩn bị thức ăn, chuẩn bị con giống, nuôi dưỡng chăm sóc, kiểm tra ấp nở, phòng trị bệnh, phòng và xử lý khi bị rắn cắn. Mô đun được xây dựng trên cơ sở phân tích nghề, phân tích công việc, mỗi công việc gồm nhiều bước công việc liên quan mật thiết với nhau và được bố trí thành một bài học. Quỹ thời gian để giảng dạy mô đun được thiết kế 92 giờ, trong đó lý thuyết 16 giờ, thực hành 68 giờ, kiểm tra 8 giờ. Phần lý thuyết của mô đun gồm 7 bài, phần thực hành gồm câu hỏi, bài tập, bài thực hành được xây dựng trên cơ sở nội dung cơ bản của các bài học lý thuyết về chuẩn bị chuồng trại, chuẩn bị thức ăn, chuẩn bị con giống, nuôi dưỡng chăm sóc, kiểm tra ấp nở, phòng trị bệnh, phòng và xử lý khi bị rắn cắn. Các bài học trong mô đun được sử dụng phương pháp dạy học tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, trong đó thời lượng cho các bài thực hành được bố trí 75 – 85 %. Vì vậy để học tốt mô đun người học cần chú ý thực hiện các nội dung sau: tham gia học tập tất cả các mô đun có trong chương trình đào tạo; các bài lý thuyết, thực hành có trong mô đun, chú ý những bài thực hành vì thực hành là cơ sở quan trọng hình thành kỹ năng nghề cho người học; phải có ý thức kỷ luật trong học tập, nghiêm túc, say mê nghề nghiệp; đảm bảo an toàn cho người, vật nuôi; vệ sinh an toàn thực phẩm để bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng. Phương pháp đánh giá kết quả học tập mô đun được thực hiện theo Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy, ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH, ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. 7 Bài 1: Chuẩn bị chuồng trại Mục tiêu - Trình bày được nội dung cơ bản về chuẩn bị chuồng trại, dụng cụ, trang thiết bị chăn nuôi rắn sinh sản. - Chuẩn bị được chuồng trại, dụng cụ và trang thiết bị chăn nuôi đúng kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu về số lượng, chủng loại và chất lượng. A.Nội dung 1.Chuẩn bị địa điểm xây dựng 1.1.Loài rắn sống trên cạn - Vị trí đặt (hoặc xây dựng) chuồng rắn cần phải đảm bảo cao ráo, không ngập úng, thông thoáng, sạch sẽ, tránh mưa tạt, gió lùa, yên tĩnh, tránh tiếng ồn - Quy mô nuôi rắn: + Quy mô hộ gia đình: Chủ yếu là tận dụng địa điểm để đặt chuồng rắn, có thể đặt ở vị trí đầu nhà nơi có mái che hoặc tận dụng các gian nhà trống. + Quy mô trang trại: Xây dựng chuồng rắn nên thiết kế cửa ra vào ở hướng gió, giúp thông thoáng khí tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh trưởng của rắn. Tuy nhiên, chuồng nuôi rắn phải kín để tránh mưa tạt, gió lùa làm ẩm ướt và lạnh rắn; Tiểu khí hậu chuồng nuôi không quá nóng về mùa hè và quá lạnh về mùa đông. Hình 2.1.1. Chuồng nuôi rắn cá thể Hình 2.1.2. Chuồng nuôi rắn trong nhà 8 1.2. Loài rắn sống dưới nước Tuy sống dưới nước nhưng ao, bể nuôi rắn phải ở vùng đất cao ráo, quanh năm không bị ngập úng; gần sông, suối, kênh rạch, mương rãnh, đảm bảo quanh năm có nước ngọt và sạch (không bị ô nhiễm), thủy triều lên xuống; thuận tiện cho việc thay nước. 2. Xác định diện tích 2.1.Loài rắn sống trên cạn 2.1.1.Nuôi bán hoang dã Yêu cầu: Không gian khu nuôi bán hoang dã cần có cây hoặc vật che mát, khu trú ẩn khi trời mưa, nơi chứa thức ăn, nước uống và tắm cho rắn, tạo điều kiện gần giống với tự nhiên càng tốt. + Quy mô hộ gia đình: Bố trí số lượng rắn nuôi cho phù hợp với diện tích tận dụng. Hình 2.1.4. Chuồng trại nuôi rắn bán hoang dã Hình 2.1.5.Chuồng trại nuôi rắn bán hoang dã Hình 2.1.3. Ao nuôi rắn 9 + Quy mô trang trại: Tùy theo nguồn vốn của cơ sở, cơ cấu đàn (số lượng rắn nuôi), căn cứ mật độ nuôi cho phép, từ đó ta tính ra diện tích chuồng trại và diện tích trại nuôi thích hợp. Nuôi rắn sinh sản chuồng bán hoang dã cần tạo cho chúng những hang giúp chúng ẩn trú. 2.1.2. Nuôi nhốt trong các ô chuồng dạng hộp Có nhiều quy cách chuồng để giúp bố trí số lượng rắn khác nhau tùy theo mỗi giai đoạn phát triển. Ở giai đoạn trưởng thành (1 năm tuổi) thường nhốt 01 cá thể/1 ô chuồng, Hình 2.1.8. Chuồng trại nuôi rắn nhốt Hình 2.1.6.Chuồng trại nuôi rắn bán hoang dã Hình 2.1.7. Hang rắn ( chuồng bán tự nhiên) 10 kích thước rộng x dài x cao = 50 x 50 x 50cm (diện tích ô: 0.25m 2 ) Mỗi khu nuôi cần bố trí một số ô chuồng dành cho rắn giao phối; kích thước chuồng: Rộng x dài x cao = 3 x 3 x 1,5m (diện tích ô: 9 - 10m 2 ) Trong điều kiện diện tích khu nuôi hẹp có thể làm chuồng tầng, tuy nhiên không nên làm quá cao, mùa nóng rắn sẽ bị nóng và khô, tốn công phun nước làm ẩm. Chú ý: Chuồng trại cần được làm cẩn thận để đảm bảo rắn không thoát ra ngoài. Thiết kế chuồng thông thoáng, tránh quá ngột ngạt nóng bức sẽ ảnh hưởng không tốt đến rắn. 2.2. Loài rắn sống dưới nước Diện tích ao: Tùy theo quy mô nuôi (số lượng đàn rắn), nguồn nước thủy triều lên xuống hay nước tù đọng và căn cứ vào mật độ cho phép để tính diện tích ao, bể nuôi. Nếu nuôi rắn trong ao có thủy triều lên xuống mật độ nuôi rắn con là 30 con/m 2 ; rắn trưởng thành 7-10 con/m 2 ; rắn bố mẹ 4-5con/m 2 . Nếu nuôi rắn ở ao nước tù đọng nên nuôi với mật độ bằng ½ so với mật độ ao có nguồn nước thủy triều lên xuống. Diện tích bể: Tốt nhất là nên xây dựng bể xi măng có diện tích dài x rộng x cao: 3m x 5m x 1,2m; không nên xây lớn hơn vì sẽ tốn chi phí làm móng (đế) bể rất cao; quy mô nôi lớn có thể xây nhiều bể liền kề nhau. 3. Xác định kiểu chuồng 3.1. Loài rắn sống trên cạn Tùy theo quy mô và nguồn vốn của cơ sở có thể chọn các kiểu chuồng sau: 3.1.1.Kiểu chuồng hộp đơn xếp tầng Kiểu chuồng này, phù hợp với rắn nuôi thả bán hoang dã trước đó và bắt đầu vào quy trình nuôi rắn mang trứng lớn gần đến thời điểm đẻ trứng, cần nuôi riêng mỗi con một hộp với kích thước: Dài x rộng x cao = 1.0m x 0.5m x 0.2m Hình 2.1.9. Chuồng hộp đơn xếp tầng [...]... ứng dụng: Học viên biết các kiểu chuồng nuôi rắn sinh sản 2.1.6 Nội dung thực hành Thông qua phim giới thiệu học viên các kiểu chuồng nuôi rắn sinh sản 27 2.2 Tham quan nhận diện các kiểu chuồng thông dụng nuôi rắn sinh sản (rắn sống ở môi trường trên cạn, và môi trường nước) (6 giờ) 2.2.1 Mục đích Giúp học viên tham quan nhận dạng các kiểu chuồng nuôi rắn sinh sản tại các trang trại thực tế 2.2.2 Yêu... Chuồng không được sử dụng để nuôi rắn có kích thước lớn Chuồng tập trung cửa đứng một mặt thoáng nuôi rắn con Hình 2.1.15 Chuồng nuôi rắn con 3.2 Loài rắn sống dưới nước 3.2.1 Nuôi rắn con trong vèo (Hình 2.1.16) Có thể làm vèo (lồng bằng lưới có 5 mặt) bằng lưới nylon tốt, mịn trong Hình 2.1.8 Nuôi rắn hoặc tấm bạt vèo nylon và lớn nhỏ tùy vào lượng rắn con với mật độ nuôi dưỡng 25 - 30 con/m2, mực... xây dựng kiểu chuồng nuôi rắn sinh sản phù hợp hơn 2.2.6 Nội dung thực hành Giới thiệu học viên các kiểu chuồng nuôi thực tế tại các trang trại; Học viên đo kích thước, xác định và nhận xét ưu nhược điểm từng kiểu chuồng nuôi C Ghi nhớ: - Chọn địa điểm, biết cách xây dựng và chọn các kiểu chuồng nuôi rắn sinh sản - Tạo môi trường chuồng, ao nuôi phù hợp với đặc điểm sinh học của rắn 28 Bài 2: Chuẩn... cho từng đối tượng, rắn có thể ăn được 2.1.6 Nội dung thực hành Tham quan thực tế tại các trang trại về các loại thức ăn, chế biến và bảo quản thức ăn của rắn sinh sản 2.2.Tham quan các trang trại sản xuất thức ăn cho rắn sinh sản (5 giờ) 2.2.1 Mục đích Giúp học viên biết cách tính lượng thức ăn và cho rắn sinh sản và rắn con ăn 2.2.2 Yêu cầu Học viên tính được lượng thức ăn và cho rắn ăn 2.2.3 Dụng... sơ chế thức ăn cho rắn 35 Bài 3: Chuẩn bị con giống Mục tiêu - Trình bày được nội dung cơ bản về chuẩn bị con giống trong nuôi rắn sinh sản; - Chuẩn bị được con giống rắn sinh sản theo đúng yêu cầu kỹ thuật A.Nội dung 1 Nhận biết đặc điểm các giống 1.1 .Rắn Ráo Trâu (rắn Long Thừa, miền Tây gọi là Hổ Hèo, miền Trung gọi là Ráo Trâu và miền Bắc là rắn Hổ Trâu) Rắn Ráo Trâu là loại rắn lành, không có... biến và bảo quản thức ăn cho rắn sinh sản và rắn con 2.1.2 Yêu cầu -Quan sát và thực hiện cách chế biến thức ăn cho rắn sinh sản và rắn rắn con -Quan sát và thực hiện bảo quản thức ăn cho rắn 2.1.3 Dụng cụ, vật tư - Thức ăn cho rắn - Dụng cụ như dao, kéo, hộp, khay, thớt - Tủ đông cấp - Bảo hộ lao động 2.1.4 Hình thức tổ chức Chia lớp thành các nhóm nhỏ: 5-10 người/nhóm 2.1.5 Sản phẩm ứng dụng Thức ăn... cho rắn ở giai đoạn phối giống, giai đoạn rắn con mới nở, khu rắn bố mẹ, khu nuôi bán thương phẩm… Cần đánh số các ô chuồng để theo dõi các thế hệ vật nuôi, đảm bảo tránh cho giao phối cận huyết; đặc biệt là nuôi rắn sinh sản để lấy giống Hình 2.1.28 Chuồng hai dãy có các ô chuồng 20 Bên trong chuồng có vỉ tre để rắn nằm, mặt trên của chuồng lợp bằng lưới sắt nhỏ để tạo sự thoáng mát, sạch và êm để rắn. .. trước khi cho rắn ăn Nuôi loài rắn sống trên cạn không cần cho uống nước và tắm 5 Kích cỡ của mồi phụ thuộc vào kích cỡ của rắn, sao cho rắn có thể ăn mồi dễ dàng 6 Nên tập cho rắn ăn nhiều chủng loại thức ăn khác nhau, để rắn quen mồi và cũng rất thuận lợi trong việc cho ăn theo mùa khác nhau 7 Đa số các cơ sở nuôi rắn đều có tủ cấp đông để dự trữ thức ăn, đảm bảo cho đàn rắn nuôi 8 Rắn con thường... sạch Trong thời gian nuôi dưỡng rắn con trong vèo cũng là thời gian làm cho rắn quen dần với người nuôi, tập cho rắn săn mồi và có thói quen ăn no Như vậy khi ra ao rắn sẽ háo ăn và tích cực đi săn mồi Từ đó chúng sẽ lớn nhanh hơn Hình 2.1.16 Vèo nuôi rắn Hình 2.1.17 Vèo nuôi rắn 15 Bên trong vèo ta cũng thả lục bình, rau, bèo chiếm 2/3 mặt nước Tác dụng của lục bình, rau, bèo là nơi rắn bám hoặc nằm nghỉ... thường ăn mồi vào ban ngày 9 Rắn lớn thường ăn mồi vào ban ngày 10 Thức ăn cho rắn không được cho vào tràn lan, mà phải đựng vào trong khai để khi đói rắn có thể vào ăn, những thức ăn thừa sẽ không bị rơi ra ngoài làm bẩn chuồng rắn 11 Đối với mô hình nuôi rắn trong ao có thể nuôi chung với ếch đồng, lươn, cá trê, cá bảy màu làm nguồn thức ăn cho rắn ăn dần 12 Thức ăn rắn sinh sản không cần trộn thêm vitamin . ao, bể nuôi. Nếu nuôi rắn trong ao có thủy triều lên xuống mật độ nuôi rắn con là 30 con/m 2 ; rắn trưởng thành 7-1 0 con/m 2 ; rắn bố mẹ 4-5 con/m 2 . Nếu nuôi rắn ở ao nước tù đọng nên nuôi với. chuồng: - Giai đoạn rắn mới nở, nuôi rắn trong các ô chuồng có kích thước rộng x dài x cao = 1 x 1 x 0,5cm (diện tích ô: 1 m 2 ) -Thời gian rắn sinh trưởng và sinh sản, nuôi rắn trong. nước mưa. Rắn từ 300g trở xuống, nuôi từ 5-1 0 con/khạp. Còn trọng lượng từ 1-1 ,5 kg, nuôi từ 3-4 con là vừa. Hình 2.1.22. Nuôi rắn bể xi măng Hình 2.1.23. Nuôi rắn trong lu, khạp

Ngày đăng: 29/06/2015, 11:29

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan