Giáo trình MD 01 chuẩn bị điều kiện nuôi lợn rừng

131 269 3
Giáo trình MD 01  chuẩn bị điều kiện nuôi lợn rừng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHUẨN BỊ ĐIỀU KIỆN NUÔI LỢN RỪNG, LỢN NUÔI THẢ MÃ SỐ: MĐ 01 NGHỀ: NUÔI LỢN RỪNG, LỢN NUÔI THẢ Trình độ: Sơ cấp ngh ề Hà Nội, Năm 2014 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 01 2 LỜI GIỚI THIỆU Chúng ta đang bước vào giai đoạn lịch sử mới, giai đoạn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Việt Nam từ một nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu trở thành một nước công nghiệp hiện đại. Việc đa dạng hóa, đa cấp hoá hình thức đào tạo, đặc biệt đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề, một đội ngũ lao động kỹ thuật chăn nuôi là một nhiệm vụ hết sức cấp bách và cần thiết hiện nay Chương trình đào tạo nghề “Nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả” cùng với bộ giáo trình được biên soạn đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, đã cập nhật những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế sản xuất chăn nuôi lợn tại các địa phương trong cả nước. Với chương trình này những học viên có trình độ biết đọc, biết viết trở lên sẽ có điều kiện tham gia khoá học và họ sẽ là những hạt nhân cơ sở thực hiện công tác chăn nuôi - thú y tại xã, thôn, bản làng mạc nông nghiệp Việt Nam sau khoá học. Bộ giáo trình gồm 5 quyển: 1) Giáo trình mô đun chuẩn bị điều kiện nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả 2) Giáo trình mô đun nuôi dưỡng, chăm sóc lợn rừng 3) Giáo trình mô đun nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nuôi thả 4) Giáo trình mô đun phòng và trị bệnh cho lợn rừng, lợn nuôi thả 5) Giáo trình mô đun tiêu thụ sản phẩm Bộ giáo trình được xây dựng dựa trên cơ sở dùng cho đào tạo lưu động, lao động nông thôn được soạn thảo bởi ban chủ nhiệm Trường Cao nghề Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ. Để hoàn thiện bộ giáo trình này, chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo, hướng dẫn của Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT; Tổng cục dạy nghề - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Đồng thời chúng tôi cũng nhận được các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật của các trường, các cơ sở chăn nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả, Ban Giám hiệu cùng các thầy cô giáo Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ. 3 Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục dạy nghề, Ban lãnh đạo các Trường, các cơ sở chăn nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi giúp chúng tôi hoàn thành bộ giáo trình này. Bộ giáo trình là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài liệu nghiên cứu và học tập của học viên học nghề “Nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả”. Các thông tin trong bộ giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế và tổ chức giảng dạy các mô đun một cách hợp lý. Giáo viên có thể vận dụng cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế trong quá trình dạy học. Giáo trình “Chuẩn bị điều kiện nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả” có thời gian học tập là 110 giờ. Mô đun này cung cấp cho người học kiến thức về chọn giống, chuẩn bị chuồng trại, thức ăn, nước uống. Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót. Để chương trình được hoàn thiện hơn chúng tôi rất mong nhận được những đóng góp của các chuyên gia tư vấn, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện. Chúng tôi xin trân trọng ghi nhận. Xin trân trọng cảm ơn! Tham gia biên soạn 1. Ths.Hà Văn Lý: Chủ biên 2. Ths.Nguyễn Xuân Lới 3. Đỗ Huyền Trang 4. Nông Văn Trung 4 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG Bài mở đầu 8 1. Hiện trạng nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả 8 1.1. Nuôi lợn rừng. 8 1.2. Nuôi lợn nuôi thả. 10 2. Một số thuận lợi, khó khăn của việc nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả. 13 2.1. Một số thuận lợi 13 2.2. Một số khó khăn 15 Bài 1: Chọn giống lợn rừng, lợn nuôi thả 18 A. Nội dung. 18 1. Đặc điểm một số giống lợn rừng, lợn nuôi thả 18 1.1. Đặc điểm một số giống lợn rừng 18 1.1.1. Lợn rừng Việt Nam 18 1.1.1.1. Đặc điểm ngoại hình 18 1.1.1.2. Tập tính và khả năng sản xuất 24 1.1.2. Lợn rừng Thái Lan 27 1.1.2.1. Đặc điểm ngoại hình 28 1.1.2.2. Tập tính và khả năng sản xuất 31 1.2. Đặc điểm một số giống lợn nuôi thả 35 1.2.1. Lợn Mường Khương 35 1.2.1.1. Đặc điểm ngoại hình 35 1.2.1.2. Tập tính và khả năng sản xuất 36 1.2.2. Lợn Mẹo 37 1.2.2.1. Đặc điểm ngoại hình 37 1.2.2.2. Tập tính và khả năng sản xuất 38 1.2.3. Lợn Đen 39 1.2.3.1. Đặc điểm ngoại hình 39 1.2.3. Lợn Sóc 40 1.2.3.1. Đặc điểm ngoại hình 40 1.2.3.2. Tập tính và khả năng sản xuất 41 1.2.3. Lợn Cỏ 42 1.2.3.1. Đặc điểm ngoại hình 42 1.2.3.2. Tập tính và khả năng sản xuất 43 2. Đặc điểm sinh lý của lợn 43 2.1. Đặc điểm sinh lý sinh dục 43 2.2. Đặc điểm sinh lý tiêu hóa 46 2.3. Đặc điểm sinh lý tuần hoàn 49 2.4. Đặc điểm sinh lý hô hấp 50 5 3. Chọn và nhân giống lợn rừng, lợn nuôi thả 52 3.1. Chọn giống lợn rừng 52 3.2. Chọn giống lợn nuôi thả 55 3.3. Lai tạo giống. 56 B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 57 C. Ghi nhớ: 58 Bài 2: Chuồng trại nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả 59 A. Nội dung 59 1. Những yêu cầu chung về chuồng trại nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả 59 2. Địa điểm khu nuôi, thả 59 3. Chuồng nuôi lợn 60 3.1. Hướng chuồng 61 3.2. Diện tích chuồng nuôi 62 3.3. Các chi tiết chuồng nuôi 63 3.3.1. Nền chuồng 63 3.3.2. Mái chuồng 65 3.3.3. Tường và vách ngăn 68 3.3.4. Cửa chuồng 70 3.3.5. Hành lang 71 3.4. Dụng cụ, trang thiết bị trong chuồng 71 3.4.1. Máng ăn, máng uống 71 3.4.2. Rèm che 74 3.4.3. Đèn chiếu sáng 75 4. Hệ thống xử lý chất thải 75 5. Khu chăn thả lợn 77 5.1. Sân, vườn vận động 77 5.2. Hệ thống cây xanh 79 5.3. Hang trú, vũng đằm tắm 80 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 81 C. Ghi nhớ: 81 Bài 3: Thức ăn, nước uống cho lợn rừng, lợn nuôi thả 82 A. Nội dung 82 1. Nhu cầu thức ăn của lợn rừng, lợn nuôi thả 82 2. Lựa chọn thức ăn 86 2.1. Thức ăn xanh tự nhiên 86 2.2. Thức ăn xanh trồng 88 2.3. Thức ăn tinh 93 2.4. Thức ăn bổ sung 97 3. Chế biến, sử dụng và bảo quản thức ăn 101 3.1. Thức ăn xanh 101 3.2. Thức ăn tinh 105 6 3.3. Thức ăn phụ phẩm 107 4. Phối trộn thức ăn tinh 110 4.1. Yêu cầu về nguyên liệu 110 4.2. Cách phối trộn thức ăn 110 5. Nước uống cho lợn rừng, lợn nuôi thả 113 5.1. Nhu cầu nước uống của lợn 113 5.2. Nguồn cung cấp nước 114 5.3. Kiểm tra chất lượng nước 115 5.3.1. Màu nước 116 5.3.2. Mùi nước 116 5.3.3. Vị nước 117 5.3.4. Độ trong (độ đục) của nước 117 5.4. Dự trữ và vệ sinh nguồn nước 117 5.4.1. Dự trữ nguồn nước 117 5.4.2. Vệ sinh nguồn nước 118 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 120 C. Ghi nhớ: 121 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 122 I. Vị trí, tính chất của mô đun: 122 II. Mục tiêu: 122 III. Nội dung chính của mô đun: 122 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 123 VI. Tài liệu tham khảo 129 7 MÔ ĐUN: CHUẨN BỊ ĐIỀU KIỆN NUÔI LỢN RỪNG, LƠN CHĂN THẢ Mã mô đun: MĐ 01 Giới thiệu mô đun Mô đun 01: “Chuẩn bị điều kiện nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả” có thời gian đào tạo là 110 giờ, trong đó có 28 giờ lý thuyết, 70 giờ thực hành và 12 giờ kiểm tra. Mô đun này giúp cho học viên nắm bắt được đặc điểm một số giống lợn rừng, lợn nuôi thả, cách ghép đôi, lai tạo nhằm tạo ra các con lai; bố trí khu chăn nuôi; lựa chọn nguyên liệu, cách chế biến, bảo quản và sử dụng thức ăn nước uống nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả. Phần lý thuyết của mô đun gồm 4 bài học sau: Bài mở đầu Bài 1: Chọn giống lợn rừng, lợn nuôi thả Bài 2: Chuồng trại nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả Bài 3: Thức ăn, nước uống cho lợn rừng lợn nuôi thả Phần thực hành gồm câu hỏi, bài tập, bài thực hành được xây dựng trên cơ sở nội dung cơ bản của các bài học lý thuyết về: Chuẩn bị điều kiện nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả. Các bài học trong mô đun được sử dụng phương pháp dạy học tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, trong đó thời lượng cho các bài thực hành được bố trí 70 – 85 %. Vì vậy để học tốt mô đun người học cần chú ý thực hiện các nội dung sau: - Tham gia học tập tất cả các mô đun có trong chương trình đào tạo. - Tham gia học tập đầy đủ các bài lý thuyết, thực hành có trong mô đun, chú ý những bài thực hành. Vì thực hành là cơ sở quan trọng hình thành kỹ năng nghề cho người học. - Phải có ý thức kỷ luật trong học tập, nghiêm túc, say mê nghề nghiệp và đảm bảo an toàn cho người, vật nuôi, vệ sinh an toàn thực phẩm bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng. Phương pháp đánh giá kết quả học tập mô đun được thực hiện theo Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy, ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH, ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. 8 Bài mở đầu Nghề nuôi lợn rừng đã và đang trở thành một nghề đem lại lợi nhuận cao cho người chăn nuôi. Ban đầu, chỉ có một số ít hộ ở một số địa phương mạnh dạn thử nghiệm nuôi lợn rừng lai với phương thức tự phát, sau đã có nhiều người dân ở các địa phương khác học tập và làm theo. Đến nay, nghề nuôi lợn rừng đã phát triển rộng ra nhiều vùng trong cả nước. Bài mở đầu trong mô đun chuẩn bị điều kiện nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả giúp cho người học nắm bắt được hiện trạng nghề nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả cũng như các điều kiện thuận lợi, khó khăn của việc phát triển nghề chăn nuôi này. 1. Hiện trạng nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả 1.1. Nuôi lợn rừng. Các loài vật con người hiện nuôi cơ bản được thuần hóa từ các loài hoang dã. Các con vật khi được thuần dưỡng thường được hưởng chế độ ưu đãi hơn những con ở rừng. Chúng được cung cấp đầy đủ thức ăn bổ dưỡng, được xây chuồng để tránh mưa, tránh nắng, được tắm rửa và vệ sinh thường xuyên, được phòng ngừa bệnh tật…Vì vậy chúng lớn nhanh hơn nhiều, cung cấp các sản phẩm về thịt, trứng, da, lông, sức kéo…và mang lại lợi nhận cao cho con người. Lợn là một loại vật nuôi điển hình, hầu như cả thế giới đều nuôi lợn. Lợn là một trong những loài cung cấp thịt chủ yếu cho con người. Thế nhưng, trên thế giới, khoảng mấy chục năm gần đây, mỡ lợn nói riêng và mỡ động nói chung không còn được mấy người ưa chuộng vì trong mỡ chứa nhiều cholesterol vốn là tác nhân gây một số bệnh, trong đó có bệnh tim mạch gây hại cho sức khỏe con người. Từ đó, các loại dầu thực vật được dùng vào việc chiên nấu nướng thức ăn thay thế mỡ động vật. Và cũng từ đó các loại lợn cao sản cho nhiều mỡ được lai 9 tạo hoàn toàn để tạo thành các giống lợn siêu nạc được cả thế giới tin dùng như giống lợn Y-oóc–sai; lợn Lan –drat, lợn Đại bạch. Các giống lợn siêu nạc cho tỷ lệ nạc cao, có thể tới 60%, thế nhưng nếu đem so sánh với thịt lợn rừng và lợn rừng lai thì còn thua xa, vì thịt lợn rừng và lợn rừng lai có tỷ lệ nạc tới 90%. Cái tên lợn rừng và việc nuôi lợn rừng lai có phần nào còn xa lạ với những người sống ở vùng đồng bằng. Còn những người sống ở vùng rừng núi, cao nguyên như đồng bào thiểu số thì đó là nghề có từ lâu đời của họ. Lợn rừng lai là giống lai giữa heo rừng đực thuần chủng với giống lợn cái nội địa được đồng bào vùng núi nuôi nhiều ở vùng trung du, miền núi từ lâu nay. Những con lợn này thuộc đời F1, nếu mua con cái về cho phối với lợn đực thuần chủng thì quá tốt vì nó tạo ra con lai F2 có 75% máu lợn rừng. Tuy nhiên, việc có được các con đực giống lợn rừng thuần chủng là rất khó khăn, cho nên trong chăn nuôi lợn rừng hiện nay, người ta chủ yếu là nuôi các con lai (giữa lợn đực rừng thuần chủng với lợn nái địa phương). Vì vậy, giá giống lợn rừng lai trong những năm gần đây là rất cao, có khi tới 200.000 đ/kg. Dù giá lợn giống cao, nhưng trong một số năm gần đây nhiều hộ chăn nuôi ở Long Thành, Lộc Ninh, Bù Đăng, Bù Đốp, Đồng Phú… thuộc các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh đã hăm hở bắt tay vào việc nuôi lợn rừng lai. Hộ nuôi ít thì nuôi một số con, còn hộ nuôi nhiều thì tập trung thành trang trại nuôi với qui mô hàng trăm con và bước đầu đã cho kết quả tốt. Từ đó, mô hình nuôi lợn rừng lai phát triển mạnh ra các tỉnh từ miền trung, khu vực miền tây nam bộ, vùng trung du miền núi phía bắc. Đây là giống lợn dễ nuôi, ít bệnh tật, thức ăn dễ kiếm và rẻ tiền, chúng mau lớn trong điều kiện nuôi nhốt như cách nuôi lợn nhà hoặc nuôi thả tự nhiên. Vì chất lượng thịt tốt (ít mỡ và có tỷ lệ nạc cao), phẩm chất thịt thơm ngon nên thịt lợn rừng được thị trường ưa chuộng. Tại các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí minh và các trung tâm thành phố nơi quy tụ nhiều quán ăn, [...]... Hình 1.7: Lợn nuôi thả 10 tháng tuổi - Khó tìm kiếm giống lợn rừng: Với nghề nuôi lợn rừng, lợn rừng lai thực chất rất khó có thể nuôi được những con lợn rừng thuần chủng 100% Chỉ có một số nơi bắt được lợn rừng về, 17 sau đó nuôi dưỡng, thuần hóa để nuôi những con lợn đực Tuy nhiên tỷ lệ thuần hóa lợn rừng thấp vì bản tính nhút nhát, rất hung dữ của lợn rừng Vì vậy, trong chăn nuôi lợn rừng, người... khi điều kiện kinh tế gặp khó khăn, nhu cầu về loại sản phẩm này sẽ bị sút giảm, dẫn tới giá sẽ giảm và ảnh hưởng tới người chăn nuôi 18 Bài 1: Chọn giống lợn rừng, lợn nuôi thả Mục tiêu: - Nhận biết đặc điểm giống lợn rừng, lợn nuôi thả và phương pháp lai tạo nhằm chọn được các giống lợn rừng, lợn nuôi thả phù hợp với điều kiện chăn nuôi của địa phương A Nội dung 1 Đặc điểm một số giống lợn rừng, lợn. .. hệ F2, F3, tuy vóc dáng bên ngoài vẫn giống lợn rừng, nhưng tính nết rất thuần, giống hệt lợn nhà nên rất dễ nuôi 14 Hình 1.5: Lợn Mường Khương – Lào Cai - Thức ăn cho lợn dễ kiếm và rẻ Nuôi lợn rừng lai, lợn nuôi thả khâu tìm kiến thức ăn không tốn kém bằng nuôi lợn nhà vì cách ăn uống của lợn rừng lai, lợn nuôi thả rất kham khổ Trong khẩu phần ăn của lợn rừng lai, đa số thức ăn có nguồn gốc thực vật... Bắc, vùng Tây Nguyên đã có tập tục nuôi thả rông gia súc Quá trình nuôi lợn thả rông là quá trình chăn nuôi dựa nhiều vào điều kiện tự nhiên Ban ngày, lợn được thả tự do, tự tìm kiếm thức ăn, đến tối khi lợn về nhà người dân mới cho lợn ăn thêm 11 Hình 1.2: Vùng núi và trung du, nơi có điều kiện để nuôi lợn nuôi thả Như vậy, chăn nuôi theo phương thức này, cho dù lợn có thể tự tìm kiếm thêm được thức... mắt thịt lợn rừng lai, thịt lợn nuôi thả chưa đáp ứng được hết nhu cầu của người tiêu dùng - Nuôi lợn rừng lai dễ nuôi như lợn nhà: Chỉ có lợn rừng thuần chủng mới còn chất hoang dã trong thời gian mấy tháng đầu mới bắt về thuần dưỡng mà thôi Bằng chứng là những con lợn đực nuôi làm giống lâu ngày chúng cũng mau thuần tính, dạn dĩ, dễ dạy và cũng biết thân thiện với người nuôi Với những con lợn rừng lai,... lớn Giá lợn con từ đó sẽ sụt giảm, giúp người chăn nuôi tăng được lợi nhuận - Thị trường tiêu thụ còn bấp bênh: Cho dù nhu cầu thịt lợn rừng lai và lợn nuôi thả của thị trường còn khá cao, tuy nhiên nhu cầu này bấp bênh và phụ thuộc vào điều kiện kinh tế Nếu điều kiện kinh tế khá giả thì nhu cầu về thịt lợn rừng và thịt lợn nuôi thả sẽ nhiều, giá sẽ cao và tăng lợi nhuận khuyến khích người chăn nuôi. ..10 nhà hàng… thì thịt lợn rừng, thịt lợn rừng lai được tiêu thụ mạnh, và thực tế cho thấy nhu cầu của người tiêu dùng về sản phẩm này còn rất cao Như vây, có thể nói rằng, việc nuôi lợn rừng lai đã trở thành một nghề chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao, có khả năng nhân rộng ra nhiều vùng trong cả nước Hình 1.1: Nuôi lợn rừng lai 1.2 Nuôi lợn nuôi thả Từ lâu người dân vùng núi ở các... Tốc độ lớn của lợn rừng, lợn nuôi thả chậm 16 Do cuộc sống hoang dã, lợn rừng có tốc độ lớn chậm, có khi 1 năm tuổi, chúng mới chỉ nặng được 30 - 40Kg Nhiều con lợn cái động dục và phối giống lần đầu ở 7 - 8 tháng tuổi khi chỉ năng trên dưới 20 kg, vì vậy lợn rừng thường có số con để ra mỗi lứa thấp, từ 5 - 8 con Lợn con sơ sinh rất nhỏ chỉ vài ba lạng một con Lợn con thường được lợn mẹ nuôi dưỡng, chăm... vùng núi áp dụng và phát triển mạnh, đem lại hiệu quả kinh tế cao như mô hình nuôi lợn Lửng ở huyện Thanh Sơn, huyện Tân sơn (Phú Thọ), mô hình nuôi lợn Mán tại Sơn La, Điện Biên, Lai Châu 2 Một số thuận lợi, khó khăn của việc nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả 2.1 Một số thuận lợi - Thị trường rộng lớn: Thịt lợn rừng lai, lợn nuôi thả có tỷ lệ mỡ thấp, chất lượng thịt thơm ngon nên được thị trường ưa chuộng... chăn nuôi thấp, ảnh hưởng đến sản xuất trồng trọt và hiệu quả chăn nuôi không cao Vì vậy, mô hình chăn nuôi thả rông đàn lợn hiện nay ít được áp dụng Hình 1.3: Lợn nuôi thả phải có hàng rào bảo vệ 12 Để hạn chế hao hụt, tăng hiệu quả chăn nuôi, người dân đã làm chuồng và thực hiện quá trình bán nuôi nhốt Theo phương thức này, lợn được tự do, vận động và tìm kiếm thêm thức ăn trong khu nuôi thả Khu nuôi . PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHUẨN BỊ ĐIỀU KIỆN NUÔI LỢN RỪNG, LỢN NUÔI THẢ MÃ SỐ: MĐ 01 NGHỀ: NUÔI LỢN RỪNG, LỢN NUÔI THẢ Trình độ: Sơ cấp ngh ề Hà. chăn nuôi - thú y tại xã, thôn, bản làng mạc nông nghiệp Việt Nam sau khoá học. Bộ giáo trình gồm 5 quyển: 1) Giáo trình mô đun chuẩn bị điều kiện nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả 2) Giáo trình. trình mô đun nuôi dưỡng, chăm sóc lợn rừng 3) Giáo trình mô đun nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nuôi thả 4) Giáo trình mô đun phòng và trị bệnh cho lợn rừng, lợn nuôi thả 5) Giáo trình mô đun

Ngày đăng: 29/06/2015, 10:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan