Giải nghĩa từ ngữ trong văn bản “Sông nước Cà Mau

109 561 0
Giải nghĩa từ ngữ trong văn bản “Sông nước Cà Mau

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài này chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô trong khoa Xã hội trường ĐHSP Hà Nội, đặc biệt là sự chỉ đạo hướng dẫn tận tình của Thạc sĩ Giảng viên chính Đinh Văn Thiện. Chúng tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất tới thầy. Do thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài này có hạn, nên không tránh khỏi những thiếu sót; chúng tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến chỉ bảo của các thầy, các cô cùng các ý kiến đóng góp của các bạn đồng nghiệp, các bạn yêu tiếng Việt. Xin trân trọng cảm ơn Hưng Yên, ngày 20 tháng 6 năm 2009 Người thực hiện đề tài : Nguyễn Thị Trung Thành MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn 1 Phần mở đầu I. Lí do chọn đề tài 3 II. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4 III. Ý nghĩa của đề tài 4 IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5 V. Phương pháp nghiên cứu 5 VI. Bố cục bài tập 5 Chương I : Cơ sở lí thuyết của đề tài I. Từ và từ tiếng Việt 6 II. Nghĩa của từ 7 III. Hiện tượng nhiều nghĩa. Các phương thức chuyển nghĩa 11 IV. Thành ngữ 17 V. Các cách giải nghĩa từ ngữ 19 Chương II : Văn bản “Sông nước Cà Mau” Giải nghĩa từ ngữ I. Văn bản “Sông nước Cà Mau” 41 II.Nghĩa của các từ ngữ trong văn bản “Sông nước Cà Mau” 43 Kết luận. 104 Tài liệu tham khảo 105 PHẦN MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Từ ngữ là đơn vị quan trọng của ngôn ngữ. Sự tồn tại của từ ngữ là biểu hiện của sự tồn tại ngôn ngữ, số lượng từ ngữ là minh chứng cho khả năng diễn đạt của ngôn ngữ. Do đó, khi nghiên cứu ngôn ngữ rất nhiều nhà khoa học chọn xuất phát điểm là từ ngữ và dành cho những một sự quan tâm thích đáng. Có thể kể đến những công trình nghiên cứu về từ ngữ Tiếng Việt của các tác giả như: Nguyễn Văn Tu, Hoàng Văn Hành, Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Giáp, Hồ Lê… Tuy nhiên, những nghiên cứu trên đây mới tập trung làm rõ những đặc điểm khái quát về cấu tạo, về nghĩa… của từ ngữ Tiếng Việt. Chưa có một công trình nào tập trung làm rõ nghĩa của từ ở một văn bản cụ thể, đặc biệt là văn bản: “Sông nước Cà Mau ” trong SGK ngữ văn lớp 6 tập II. 2. Việc giảng dạy văn bản đọc hiểu ở trường THCS không thể thực hiện hiệu quả nếu giáo viên và học sinh không nắm được nghĩa của từng từ ngữ cụ thể trong văn bản đó. 3. Xu hướng tích hợp trong giảng dạy buộc người giáo viên phải biết vận dụng những kiến thức liên ngành, mà cụ thể trong ngôn ngữ văn là biết vận dụng các kiến thức của phân môn Tiếng Việt vào giảng dạy trong văn bản đọc hiểu và giảng dạy Tập làm văn. Nắm được nghĩa của các từ ngữ cụ thể sẽ là điều kiện để học sinh làm giàu vốn từ. 4. Hơn nữa, nghĩa của từ ngữ tồn tại ở hai dạng: Tĩnh và động. Nghĩa của từ ngữ ở trạng thái tĩnh được hiểu là nghĩa tiềm năng của từ ngữ khi chưa được đem ra sử dụng. Đối lập với trạng thái tĩnh là nghĩa của từ ở trạng thái động. Đó chính là nghĩa của từ được hiện thực hoá trong hoàn cảnh sử dụng cụ thể. Do vậy sẽ là thiếu đầy đủ nếu chỉ nghiên cứu một trạng thái nào đó trong nghĩa của từ. Từ những lí do trên đây, chúng tôi chọn đề tài : Giải nghĩa từ ngữ trong văn bản “Sông nước Cà Mau” làm đối tượng nghiên cứu của bài tập tốt nghiệp này.

Bài tập tốt nghiệp LỜI CẢM ƠN! Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài này chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô trong khoa Xã hội trường ĐHSP Hà Nội, đặc biệt là sự chỉ đạo hướng dẫn tận tình của Thạc sĩ - Giảng viên chính Đinh Văn Thiện. Chúng tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất tới thầy. Do thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài này có hạn, nên không tránh khỏi những thiếu sót; chúng tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến chỉ bảo của các thầy, các cô cùng các ý kiến đóng góp của các bạn đồng nghiệp, các bạn yêu tiếng Việt. Xin trân trọng cảm ơn! Hưng Yên, ngày 20 tháng 6 năm 2009 Người thực hiện đề tài : Nguyễn Thị Trung Thành Người thực hiện:Nguyễn Thị Trung Thành 1 Bài tập tốt nghiệp MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn 1 Phần mở đầu I. Lí do chọn đề tài 3 II. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4 III. Ý nghĩa của đề tài 4 IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5 V. Phương pháp nghiên cứu 5 VI. Bố cục bài tập 5 Chương I : Cơ sở lí thuyết của đề tài I. Từ và từ tiếng Việt 6 II. Nghĩa của từ 7 III. Hiện tượng nhiều nghĩa. Các phương thức chuyển nghĩa 11 IV. Thành ngữ 17 V. Các cách giải nghĩa từ ngữ 19 Chương II : Văn bản “Sông nước Cà Mau” - Giải nghĩa từ ngữ I. Văn bản “Sông nước Cà Mau” 41 II.Nghĩa của các từ ngữ trong văn bản “Sông nước Cà Mau” 43 Kết luận. 104 Tài liệu tham khảo 105 Người thực hiện:Nguyễn Thị Trung Thành 2 Bài tập tốt nghiệp PHẦN MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Từ ngữ là đơn vị quan trọng của ngôn ngữ. Sự tồn tại của từ ngữ là biểu hiện của sự tồn tại ngôn ngữ, số lượng từ ngữ là minh chứng cho khả năng diễn đạt của ngôn ngữ. Do đó, khi nghiên cứu ngôn ngữ rất nhiều nhà khoa học chọn xuất phát điểm là từ ngữ và dành cho những một sự quan tâm thích đáng. Có thể kể đến những công trình nghiên cứu về từ ngữ Tiếng Việt của các tác giả như: Nguyễn Văn Tu, Hoàng Văn Hành, Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Giáp, Hồ Lê… Tuy nhiên, những nghiên cứu trên đây mới tập trung làm rõ những đặc điểm khái quát về cấu tạo, về nghĩa… của từ ngữ Tiếng Việt. Chưa có một công trình nào tập trung làm rõ nghĩa của từ ở một văn bản cụ thể, đặc biệt là văn bản: “Sông nước Cà Mau ” trong SGK ngữ văn lớp 6 tập II. 2. Việc giảng dạy văn bản đọc- hiểu ở trường THCS không thể thực hiện hiệu quả nếu giáo viên và học sinh không nắm được nghĩa của từng từ ngữ cụ thể trong văn bản đó. 3. Xu hướng tích hợp trong giảng dạy buộc người giáo viên phải biết vận dụng những kiến thức liên ngành, mà cụ thể trong ngôn ngữ văn là biết vận dụng các kiến thức của phân môn Tiếng Việt vào giảng dạy trong văn bản đọc hiểu và giảng dạy Tập làm văn. Nắm được nghĩa của các từ ngữ cụ thể sẽ là điều kiện để học sinh làm giàu vốn từ. 4. Hơn nữa, nghĩa của từ ngữ tồn tại ở hai dạng: Tĩnh và động. Nghĩa của từ ngữ ở trạng thái tĩnh được hiểu là nghĩa tiềm năng của từ ngữ khi chưa được đem ra sử dụng. Đối lập với trạng thái tĩnh là nghĩa của từ ở trạng thái động. Đó chính là nghĩa của từ được hiện thực hoá trong hoàn cảnh sử dụng cụ thể. Do vậy sẽ là thiếu đầy đủ nếu chỉ nghiên cứu một trạng thái nào đó trong nghĩa của từ. Người thực hiện:Nguyễn Thị Trung Thành 3 Bài tập tốt nghiệp Từ những lí do trên đây, chúng tôi chọn đề tài : Giải nghĩa từ ngữ trong văn bản “Sông nước Cà Mau” làm đối tượng nghiên cứu của bài tập tốt nghiệp này. II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 1. Mục đích nghiên cứu. Thực hiện đề tài này chúng tôi làm rõ các đặc điểm về nghĩa của từ, mối quan hệ giữa nghĩa của từ ở trạng thái tĩnh với nghĩa của từ ở trạng thái động. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu. Để đạt được mục đích trên chúng tôi đặt ra các nhiệm vụ sau: - Đọc các tài liệu có liên quan về nghĩa của từ ngữ để xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài. - Thống kê các từ có trong văn bản : “Sông nước Cà Mau”. - Tham khảo từ điển Tiếng Việt để xác định nghĩa của từ ngữ ở trạng thái tĩnh. - Dựa vào hoàn cảnh sử dụng cụ thể xác định nghĩa của từ ngữ ở trạng thái động. III. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI: 1. Ý nghĩa lí luận: Những kết quả nghiên cứu của đề tài này sẽ góp phần làm sáng tỏ những đặc điểm về nghĩa của từ: nhất là mối quan hệ giữa nghĩa của từ ngữ ở trạng thái tĩnh với nghĩa của từ ngữ ở trạng thái động. 2. Ý nghĩa thực tiễn: Các kết quả nghiên cứu của đề tài này có thể được sử dụng để giảng dạy một số bài trong phân môn Tiếng Việt như: Nghĩa của từ, thành ngữ, từ địa phương, thuật ngữ, các biện pháp tu từ như: ẩn dụ, hoán dụ… đồng thời chúng cũng có thể được sử dụng khi giảng dạy các bài đọc- hiểu, giảng dạy các bài tập làm văn. Người thực hiện:Nguyễn Thị Trung Thành 4 Bài tập tốt nghiệp IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU. 1. Đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của bài tập này là nghĩa của từ ngữ ở cả trạng thái tĩnh và động. 2. Phạm vi nghiên cứu Trong khuôn khổ của một bài tập tốt nghiệp chúng tôi hạn chế nghĩa của từ ngữ chỉ ở một văn bản, cụ thể là văn bản “Sông nước Cà Mau” Mặt khác, chúng tôi chỉ nghiên cứu nghĩa của danh từ chung, động từ, tính từ và thành ngữ. V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thực hiện đề tài này chúng tôi thực hiện những phương pháp và thủ pháp sau: - Phương pháp diễn dịch, - Phương pháp tổng hợp, - Phương pháp phân tích ngữ nghĩa, - Phương pháp phân tích ngữ cảnh, - Phương pháp thống kê VI. BỐ CỤC BÀI TẬP Bài tập này ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, được triển khai thành hai chương: Chương I: Cơ sở lí thuyết Chương II: Văn bản "Sông nước Cà Mau" - Nghĩa các từ ngữ có trong văn bản "Sông nước Cà Mau" Người thực hiện:Nguyễn Thị Trung Thành 5 Bài tập tốt nghiệp CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI I. TỪ VÀ TỪ TIẾNG VIỆT 1. Từ Theo giáo trình của thầy Đỗ Hữu Châu, từ được hiểu như sau: “Từ là đơn vị lớn nhất của hệ thống ngôn ngữ… nhưng nó lại là đơn vị nhỏ nhất ở trong câu, là đơn vị trực tiếp để tạo câu”. Nó là những đơn vị thực tại hiển nhiên của ngôn ngữ, có tính sẵn có cố định bắt buộc, nó có các hình thức ngữ âm và các ý nghĩa. Ví dụ: Nhà, đường, sáng 2. Từ Tiếng Việt. “Từ của Tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định, bất biến, mang những đặc điểm ngữ pháp nhất định, nằm trong những kiểu cấu tạo nhất định, tất cả ứng với một kiểu ý nghĩa nhất định lớn nhất trong Tiếng Việt và nhỏ nhất để tạo câu”(Đỗ Hữu Châu – từ vựng ngữ nghĩa Tiếng Việt/ trang 16) Từ Tiếng Việt có các đặc điểm về ngữ âm, ngữ pháp như sau: Về ngữ âm: Hình thức âm thanh của từ Tiếng Việt cố định bất biến ở mọi vị trí, mọi quan hệ và các chức năng trong câu. - Tính cố định, bất biến về âm thanh là điều kiện hết sức thuận lợi giúp chúng ta nhận diện được từ khá dễ dàng. - Tính cố định, bất biến có quan hệ mật thiết với tính độc tương đối cao của từ tiếng Việt đối với câu, với ngôn cảnh. Về ngữ pháp: Nó không biểu hiện trong nội bộ từ mà biểu hiện chủ yếu ở ngoài từ, trong tương quan của nó với các từ khác trong câu. Từ Tiếng Việt có khả năng kết hợp giữa từ đang được xét với những từ nhân chứng : có ý nghĩa khái quát, ý nghĩa quan hệ hay tình thái, thường chỉ kết hợp với những từ thuộc một loại nhất định. Sự kết hợp này có thể là Người thực hiện:Nguyễn Thị Trung Thành 6 Bài tập tốt nghiệp trực tiếp hay gián tiếp… Nó có khả năng làm các thành phần trong câu như chủ ngữ, vị ngữ, khả năng chi phối các thành phần phụ trong cụm từ, trong câu. Đặc điểm ngữ pháp của từ không hoàn toàn độc lập với nghĩa.Đặc điểm ngữ pháp của từ chính là những biểu hiện ở khả năng tạo câu của một ý nghĩa nào đó của từ. Ý nghĩa của từ là cơ sở của đặc điểm ngữ pháp. Ngược lại, đặc điểm ngữ pháp là cái khuôn hình thức để nhận định một ý nghĩa. Vì vậy, các đặc điểm ngữ pháp thường là căn cứ khách quan để xác định các ý nghĩa khác nhau của một hình thức ngữ âm. Đơn vị cấu tạo của từ là hình vị ( còn gọi là từ tố, tiếng) Có 3 phương thức cấu tạo từ đó là: Từ hoá hình vị, ghép và láy II. NGHĨA CỦA TỪ Theo sgk ngữ văn lớp 6 tập 1( NXB – GD ) ta có khái niệm về nghĩa của từ như sau: Nghĩa của từ là nội dung ( sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ ) mà từ biểu thị. Theo thầy Đỗ Hữu Châu từ có những thành phần ý nghĩa sau: - Ý nghĩa biểu vật ứng với chức năng biểu vật. - Ý nghĩa biểu niệm ứng với năng biểu niệm. - Ý nghĩa biểu thái ứng với chức năng biểu thái. 1. Nghĩa biểu vật “Ý nghĩa biểu vật là sự phản ánh sự vật hiện tượng trong thực tế vào ngôn ngữ. Đó là những mẩu, những mảnh, những đoạn cắt của thực tế, nhưng không hoàn toàn trùng với thực tế”.(Từ vựng ngữ nghĩa – Tiếng Việt) Trong từ vựng của tất cả các ngôn ngữ có một bộ phận lớn các từ mà ý nghĩa biểu vật của chúng trùng với sự vật, biểu vật, biểu tượng, tính chất ngoài ngôn ngữ. Nhưng đối với các từ thông thường thì khác. a. Sự chia cắt thực tế khách quan khác nhau trong ngôn ngữ và ý nghĩa biểu vật. Thực tế khách quan về cơ bản đồng nhất đối với mọi dân tộc, đối với mọi ngôn ngữ. Song mỗi ngôn ngữ lại có những tên gọi ứng với những Người thực hiện:Nguyễn Thị Trung Thành 7 Bài tập tốt nghiệp bộ phận không đồng đều, ứng với những đoạn cắt không trùng danh giới của thực tế. Chẳng hạn như: Để chỉ hoạt động “ dùng nước làm cho sạch”ở tiếng Việt có các từ : Rửa, dội, giặt, vo…, ở tiếng Anh chỉ có một từ: To wash (làm sạch). Như thế số lượng từ của ngôn ngữ này ứng với một phạm vi sự vật, hiện tượng khách quan có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn so với số lượng từ ngữ ở ngôn ngữ kia. Ý nghĩa biểu vật không phải là sự vật, hiện tượng y như chúng có trong thực tế khách quan . Chúng chỉ bắt nguồn từ đó mà thôi. b. Tính cá thể, cụ thể của sự vật, hiện tượng trong thực tế và tính khái quát của các ý nghĩa biểu vật. Trong thực tế khách quan, sự vật, hiện tượng bao giờ tồn tại chỉ trong dạng cá thể . Hơn thế nữa, sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan gắn bó chặt chẽ với nhau trong tính cụ thể của chúng. Do tính khái quát mà ý nghĩa biểu vật không trùng với sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan vốn có các đặc trưng là cá thể và cụ thể. Ý nghĩa biểu vật của từ trong ngôn ngữ có tính khái quát, nhưng cách khái quát không giống nhau. Sự khác nhau này thể hiện: - Phạm vi rộng hẹp của các loại mà từ biểu thị. - “Quan niệm” riêng của từng ngôn ngữ trong việc khái quát các ý nghĩa biểu vật thành các loại khác nhau.Ý nghĩa biểu vật cũng không phải là sự vật hiện tượng trong thực tế khách quan, bởi nó có tính khái quát (khái quát rộng hoặc hẹp hơn). Ví dụ: Từ “Củ” trong “củ sắn, củ khoai” (bao gồm dễ). Nhưng “củ su hào” lại bao gồm thân. c. Ý nghĩa biểu vật và hệ thống cấu tạo từ: Mỗi ngôn ngữ có các kiểu cấu tạo từ và hệ thống hình vị cấu tạo không giống nhau, cho nên mỗi ngôn ngữ có những kiểu ý nghĩa cấu tạo khác nhau. Chúng có thể là điều kiện Người thực hiện:Nguyễn Thị Trung Thành 8 Bài tập tốt nghiệp thuận lợi làm xuất hiện ý nghĩa biểu vật này hoặc cản trở sự xuất hiện ý nghĩa biểu vật kia trong một ngôn ngữ nào đấy. 2. Ý nghĩa biểu niệm “Ý nghĩa biểu niệm của từ là tập hợp một số nét, nghĩa chung và riêng, khái quát và cụ thể theo một tổ chức, một trật tự nhất định. Giữa các nét những có những quan hệ nhất định. Giữa các nét nghĩa có những quan hệ nhất định. Tập hợp này ứng với một hoặc mộy số ý nghĩa biểu vật của từ". (Trang 119- Từ vựng- ngữ nghĩa Tiếng Việt). Như thế sự vật, hiện tượng, tính chất phản ánh vào tư duy của con người thành các khái niệm, khái niệm được yên ngữ hoá thành ý nghĩa biểu niệm của từ. Ví dụ: “Bàn” (đồ dùng), (có mặt phẳng), (chân cứng) (dùng để đặt các đồ vật, hay làm việc), (làm bằng gỗ, đá) . (Đồ dùng) chính là nét nghĩa chung khái quát các nét nghĩa còn lại ( có mặt phẳng, chân cứng ) chính là ý nghĩa biểu niệm. Nghĩa biểu niệm là một tập các nét nghĩa phạm trù , khái quát chung có nhiều từ nên có gọi nó là cấu trúc biểu niệm. Tập hợp một số nét nghĩa thành ý nghĩa biểu niệm là một tập hợp có quy tắc, giữa các nét nghĩa có những quan hệ nhất định. Các từ thuộc các từ loại khác nhau,có cách tổ chức các nét nghĩa khác nhau.Còn các ý nghĩa biểu niệm của những từ trong một từ loại có tổ chức giống nhau. Ví dụ: cắt, chặt, lành, hiền từng đôi một có tổ chức ý nghĩa biểu niệm giống nhau. So sánh nét nghĩa của các từ trong cặp chúng ta thấy có những nét nghĩa chung cho nhiều từ và những nét nghĩa riêng cho từng từ. Ví dụ: (Đồ dùng) là nét chung cho các từ (bàn, ghế, giường, tủ.) Tính chất chung , riêng của các nét nghĩa chỉ là tương đối. Có tính chất chung rộng, có tính chất chung hẹp. Người thực hiện:Nguyễn Thị Trung Thành 9 Bài tập tốt nghiệp Các nét nghĩa còn khác nhau ở tính chất khái quát và cụ thể. Một nét nghĩa khái quát khi nó có thể được phân chia thành những nét nghĩa nhỏ hơn nằm trong nó. Tính chất khái quát ,cụ thể cũng là tương đối: nét nghĩa này so với nét nghĩa bao trùm nó là nét nghĩa cụ thể, nhưng so với nét nghĩa hẹp hơn, do nó phân hoá ra, lại là nét nghĩa khái quát. Nhưng các nét nghĩa khái quát không thể đưa về nét nghĩa khái quát hơn mà chỉ có thể phân hoá về các nét nghĩa cụ thể (Nét nghĩa phạm trù hay phạm trù ngữ nghĩa). Vậy làm cách nào để phát hiện ra các nét nghĩa? Chúng ta cần phải tìm ra nhũng nét nghĩa chung, đồng nhất trong nhiều từ rồi lại đối lập những từ có nét nghĩa cụ thể hơn, cứ như vậy cho đến khi gặp những nét nghĩa chỉ có riêng trong một từ. 3. Ý nghĩa biểu thái Thuộc phạm vi ý nghĩa biểu thái của từ là những nhân tố đánh giá (to- nhỏ, tốt – xấu, ngắn – dài ) nhân tố cảm xúc ( dễ chịu – khó chịu, vui buồn- sợ hãi ) nhân tố thái độ ( yêu, ghét, trọng, khinh…). Sự vật, hiện tượng được biểu thị trong ngôn ngữ đều là những sự vật, hiện tượng đã được nhận thức, được thể nghiệm bởi con người . Do đó, cùng với tên gọi, con người thường gửi kèm những cách đánh giá của mình ( núi gợi ra cái gì to lớn; biển gợi ra cái mênh mông, mẹ gợi ra sự âu yếm, dịu dàng ). Đối với nhân tố cảm xúc, thái độ cũng vậy. Có những từ khi phát âm lên gợi ra cho chúng ta những cảm xúc sợ hãi ( ma quái, tàn sát ), hoặc gợi ra sự ghê tởm (đờm, dãi, mửa, đĩ thoã ). Có những từ gợi sự khoan khoái, dễ chịu ( thanh thoát, êm ái, quê hương ). Có những từ giúp ta bộc lộ sự khinh bỉ ( đê tiện, hèn hạ, thô bỉ ). Lại có những từ giúp ta bày tỏ lòng tôn trọng (cao quý, ca ngợi, doàng hoàng, thẳng thắn ) hay sự thiết tha ( khẩn thiết, ân cần, vồn vã ). Người thực hiện:Nguyễn Thị Trung Thành 10 [...]... phần ý nghĩa khác và quan hệ ngữ nghĩa giữa từ với các từ liên quan trong một ngữ cảnh nhất định… 19 Người thực hiện:Nguyễn Thị Trung Thành Bài tập tốt nghiệp Khi giải nghĩa từ ngữ người ta thường sử dụng các cách sau đây: 1 Giải nghĩa theo cách định nghĩa khái niệm 2 Giải nghĩa theo lối so sánh từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa 3 Giải nghĩa theo cách miêu tả 1 .Giải nghĩa của từ theo cách định nghĩa khái... nhiều nghĩa và các quan hệ thống nhất về ngữ nghĩa là những cơ sở tốt giải quyết việc này a Từ ngữ ( và các hình ảnh ngôn ngữ) trong tác phẩm thường nằm trong các trường hợp ngữ nghĩa như sau: (i) Từ ngữ được dùng trong nghĩa chính hay nghĩa phụ ngôn ngữ và chỉ dùng trong nghĩa đó mà thôi Thí dụ các từ: thoi thót, chim, rừng trong câu thơ Kiều: “Chim hôm thoi thót về rừng” Là những từ dùng trong nghĩa. .. các từ khác nhất là từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa - Tách các nghĩa trong các từ nhiều nghĩa cần chú ý cấu trúc biểu niệm khác nhau ứng với từ đó để dồn các ý nghĩa biểu vật ứng với từng ý nghĩa biểu niệm về thành một nhóm 21 Người thực hiện:Nguyễn Thị Trung Thành Bài tập tốt nghiệp - Không lẫn lộn ý nghĩa của từ với ý nghĩa của ngữ hoặc của một từ ghép mà từ đang giảng là một bộ phận * Trong khi giải. .. cấu tạo từ để giảng nghĩa từ - Giảng nghĩa từ thực chất là lấy từ này giảng nghĩa cho từ khác - Yêu cầu của lời giảng là khái quát càng cao càng tốt, lời giảng phải đầy đủ, tránh khuyết điểm chỉ đúng với một bộ phận ý nghĩa biểu vật này mà không đúng với bộ phận ý nghĩa biểu vật kia - Từ nằm trong các trường nghĩa dọc, cho nên muốn phát hiện chính xác ý nghĩa biểu niệm nhất thiết phải đối chiếu từ đương... đặc sắc của ngôn ngữ dân tộc, tôn trọng ngôn ngữ dân tộc, có thói quen cân nhắc, lựa chọn, khai thác triệt để cái hay cái đẹp trong từ Dạy từ không chỉ thu hẹp trong việc giảng nghĩa từ Một từ là một hợp thể giữa những thành phần ý nghĩa và hình thức Mỗi hợp thể tuỳ theo từng phần hay bộ phận của từng thành phần mà nằm trong hàng loạt quan hệ với các từ quan hệ với các từ khác trong từ vựng Đó là quan... giải nghĩa từ ngữ việc phân tích từ ngữ cũng rất quan trọng 1 Đối tượng của việc phân tích từ ngữ trong giảng văn bao gồm cả từ, ngữ cố định, cụm từ tự do, thậm chí cả câu, nếu như các đơn vị lời nói này tương đương với một loại hình ảnh ngôn ngữ Thường thường đây là những ẩn dụ hay hoán dụ có hình thức diễn đạt trên từ Thí dụ câu “cành táo đầu hè rung rinh quả ngọt” (Tỗ Hữu) và cụm từ "quả ngọt" trong. .. bộc lộ ra 2 .Giải nghĩa theo lối so sánh từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa Là cách giải nghĩa một từ bằng cách quy nó về những từ đã biết Nhất thiết các từ dùng để quy chiếu đó phải được tìm hiểu kĩ VD: Ngắn: Trái nghĩa với dài Cam tâm: cũng như cam lòng Vì từ đồng nghĩa thường khác nhau về sắc thái, cho nên cách giảng theo lối so sánh chỉ áp dụng cho những từ đồng nghĩa tuyệt đối Đối với từ đồng nghĩa khác... đứng Để xác định nhiều nghĩa biểu niệm của từ, có thể căn cứ vào ý nghĩa từ loại và những đặc điểm ngữ pháp: Một hình thức ngữ âm có thể hoạt động trong bao nhiêu đặc điểm ngữ pháp và có bao nhiêu ý nghĩa từ loại khác nhau thì có bấy nhiêu ý nghĩa biểu niệm khác nhau Ví dụ: “Muối” có hai ý nghĩa biểu niệm bởi nó có hai đặc điểm ngữ pháp: - Danh từ: chỉ (Sự vật : chất liệu) (lấy từ nước biển bốc hơi) (có... tự bên trong, mặc cho một sức bên ngoài kéo đi, lôi lại như một lá cỏ dài chưa rời khỏi rễ lay động trong làn nước chảy nhẹ * Khi giảng nghĩa của từ cần chú ý - Yêu cầu có tính chất lí tưởng là lời giảng nghĩa có thể thay thế được từ trong câu văn Cụm từ đầu tiên chỉ nét nghĩa khái quát rộng nhất phải cùng từ loại của từ được giảng Không nên mở đầu bằng một cụm danh từ để giảng động từ, tính từ - Diễn... tiểu lọai trong từ loại lớn đó thì cũng là một từ có nhiều nghĩa biểu hiện Tính đồng nhất giữa các nghĩa biểu niệm được tách ra trong một từ với ý nghĩa biểu niệm của từ khác Nghĩa là từ tách một ý nghĩa nào đó của từ thành một ý nghĩa biểu niệm tương đối độc lập với các ý nghĩa biểu niệm khác khi nó có cấu trúc biểu niệm chung với một số từ khác trong từ vựng Ví dụ: Che: - Có cấu trúc biểu niệm ( đậy,

Ngày đăng: 29/06/2015, 09:47

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan