SKKN Rèn kỹ năng độc diễn cảm cho trẻ

19 1K 6
SKKN Rèn kỹ năng độc diễn cảm cho trẻ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

I. ĐẶT VẤN ĐỀ Mỗi chúng ta ai cũng biết “Trẻ em là tờ giấy trắng”.Chính vì vậy việc phát triển vốn từ cho trẻ là nhiệm vụ hàng đầu của giáo dục mầm non ,như BácHồ đã nói : “Dạy trẻ cũng giống như trồng cây non Trồng cây non được tốt thì sau này các cháu thành tốt” Một trong những bộ môn của ngành học mầm non mà tôi quan tâm để đầu tư thực hiện nhiệm vụ trên đó là bộ môn cho trẻ làm quen với văn học .Đặc biệt là việc giúp trẻ có vốn từphong phúvà khả năng diễn đạt mạch lạc được tôi quan tâm nhất khi cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm văn học . Đối với tôithì việc đọc diễn cảm có nghệ thuật lại có ý nghĩa to lớn hơn nhằm giúp trẻ cảm thụtác phẩm một cách trọn vẹn và đầy đủ hơn. Qua đó trẻ tái tạo lại bằng hình ảnhnhững gì đã nghe được và gợi lên ở trẻ những tình cảmcảm xúc nhất định; trẻ chú ý say mê với cốt truyện và các hình tượng của tác phẩm tự sự với âm thanh nhịp điệu, nhạc vần của thơ ca. Điều đó là tiền đề cho sự hình thành và phát triển nhân cách , đạo đức cho trẻ thơ. Mặt khác đọc, kể tác phẩm văn học một cách diễn cảm là một trong những nội dung cơ bản của môn văn học và phương pháp cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học ở lớp mẫu giáo. Vì vậy không những đọc, kể diễn cảm cho trẻ nghe mà còn phải rèn luyện cho trẻ kỹ năng đọc, kể diễn cảm tác phẩm văn học để tạo điều kiện cho trẻ phát triển vốn từ và thể hiện những kỹ năng, kiến thức mà mình đã học. Trong quá trình thực tiễn ở trường mầm non tôi thấy kỹ năng đọc diễn cảm của trẻ mẫu giáo chưa được tốt và còn nhiều hạn chế: chỉ có một số ít trẻ biết đọc kể diễn cảm, việc đọc kể tác phẩm còn mang tính chất thuộc lòng chứ chưa thể hiện một cách diễn cảm, thậm chí có trẻ còn đọc chưa đúng, một số trẻ còn ngọng lắp… do đó gây rất nhiều khó khăn đối với việc luyện kỹ năng đọc- kể diễn cảm cho trẻ, từ đó dẫn đến kết quảgiáo dục chưa cao. Từthực tiễn này nên tôi đã chọn đề tài : “Một số biện pháprèn kỹ năng đọc diễn cảm cho trẻ mẫu giáo 4- 5tuổi” làm đề tài của mình . II.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ A. Cơ sở lí luận 1. Ý nghĩa của việc rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm cho trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi Như chúng ta đã biết trẻ mẫu giáo 4 -5tuổi còn nhiều hạn chế về khả năng diễn đạt và tư duy chưa phát triển cao vì thế việc rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho chúng có ý nghĩarất to lớntrong phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Đọc diễn cảm giúp trẻ phát âm rõ ràng ( đảm bảo sự nghiêm ngặt chính âm) Phân biệt từ , cụm từ, câu,đoạn với cấu trúc chính xác ( chính tả và ngữ pháp) Tái tạo đầy đủ nội dung ý nghĩa tác phẩm trên cơ sở nắm vững sự thống nhất giữa cái biểu đạt ( hình thức nghệ thuật ) và cái được biểu đạt ( tư tưởng nghệ thuật ) làm nên chỉnh thể toàn diện của tác phẩm. Đọc diễn cảm là giọng đọc hay đọc đúng, biết phối hợp giữa chất giọng tự nhiên với các nội dung tác phẩm . Biết làm chủ giọng đọc và kỹ thuật đọc phù hợp với giọng điệu cảm xúc của nhà văn và nghĩa của văn bản 2. Đặc điểm tâm lý của trẻ mẫu giáo 4 -5 tuổi -Tốc độ hình thành các phản xạ có điều kiện ở trẻ mẫu giáo 4 -5 tuổi chưa tăng cao -Sự vận dụng ngôn ngữ diễn cảmvào cuộc sống sinh hoạt hàng ngày còn ít - Tư duycủa trẻ 4 – 5 tuổi chưa cao điều đó giúp chúng ta hiểu rằng việc dạy kỹ năng đọc diễn cảm còn nhiều khó khăn. 3 Định nghĩa thế nào là đọc diễn cảm Đọc diễn cảmlà làm nổi bật đặc điểm, cảm xúc thẩm mỹ và đời sống tinh thần của tác phẩm, tạo ra mối quan hệ xúc động riêng tư của người đọc với tác phẩm. 4 .Những tiêu chí đánh giá năng lực đọc diễn cảm của trẻ a. Có khả năng đọc các loại thể văn học khác nhau Biết phát huy ưu thế chất giọng với từng loại thể văn học phù hợp và ưa thích. b. Đọc rõ ràng mạch lạc Đọc sáng hết mình, vang hết nhạc của ngôn ngữ nghệ thuật trong tác phẩm c. Đọc thể hiện được âm điệu chủ đạo của bài văn và đó cũng là tình cảm thẩm mỹ của tác phẩm d. Thể hiện sự hiều biết mối quan hệ giữa phương diện hình thức thực nghiệm ( phương tiện biểu đạt) và nội dung ý nghĩa tư tưởng văn học ( cái biểu đạt) của bài văn. Biết ngắt giọng, nhấn trọng âm lô gic, đọc đúng ngữ điệu câu hỏi, khẳng định, phủ định nhấn giọng những sắc thái biểu cảm cần thiết như: vui sướng, buồn rầu, xúc động tự hào, truyền đạt được ý tưởng tác giả. Biết nhấn mạnh tô đậm những yếu tố hình thức, nghệ thuật trung tâm và độc đáo của bài văn trong mối quan hệ làm sáng tỏ nội dung chủ đề và tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm . e.Đọc thể hiện được cảm xúc và sự hiểu biết riêng về tác phẩm và có những biểu hiện sáng tạo trong biện pháp đọc. g. Biết khai thác những ưu điểm và hạn chế nhược điểm của cá nhân trong khi đọc. Có giọng đọc chân thực, bảo tồn được mối quan hệ truyền cảm giao lưu với người nghe. B. Cơ sở thực tiễn 1. Vài nét về trường mầm non Trường mà tôi chọn là địa điểm tiến hành điều tra là trường mầm non Yên Hoà - nơi tôi đang công tác . Trình độ phát triển cá nhân ở đây nói chung thuộc mức độ trung bình và có thể đại diện cho toàn bộ trẻ ở lứa tuổi này và đạt tiêu chuẩn khách quan của đối tượng được chọn nghiên cứu . ở đối tượng nghiên cứu , tôi chọn trẻ mẫu giáo nhỡ, 20 cháu 2. Điều tra vấn đề có liên quan đến đề tài Kỹ năng đọc diễn cảm của trẻ mẫu giáo 4 -5 tuổi -Phương pháp điều tra: Sử dụng phương pháp đàm thoại -Nội dung điều tra: Dùng hệ thống các câu hỏi để đàm thoại cùng trẻ. Câu hỏi -Các con có thích nghe kể chuyện và đọc thơ không? -Lớp mình đã được cô giáo dạy những bài thơ gì? - Khi đọc thơ thì chúng mình phải đọc như thế nào? đọc nhanh hay đọc chậm - Các con thích bài thơ nào nhất? - Cháu Linh cho cô biết bài thơ “Gấu Qua Cầu”mà cháu thích nói về con gì và chúng làm gì ? - Linh đọc bài thơ này cho các bạn nghe nhé! - Còn bạn nào biết đọc thơ hay giống nhưbạn Linh không? - Vậy còn kể chuyện thì sao? Bạn nào kể được chuyện - Các con được nghe truyện “ Dê con nhanh trí” chưa? - Các con cho cô biết trong câu chuyện giọng Con Sói như thế nào ? -Vậy bạn dê conrụt rè hay dứt khoát - Dê con có nhanh tríkhông? - Cô mời một bạn thật giỏi kể cho cô và các bạn nghe câu chuyện “ Dê con nhanh trí” - Kết quả điều tra : Sau khi thực nghiệm nội dung điều tra, tôi đã thu được kết quả sau: 10/20 đọc được thơ, 4/20 trẻ chưa biết ngắt nghỉ giọng. 5/20 trẻ chưa thể hiện được tình cảm qua giọng đọc. * Nhận xét chung: Khi đàm thoại với trẻ về bộ môn “ cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học” tôi thấy nhiều cháu đã biết đọc thơ, tuy nhiên xét về mặt diễn cảm thì chỉ có một vài trẻ có kỹ năng này. Phần lớn các cháu còn chưa biết xác định giọng điệu của các câu thơ. Qua đó ta thấy rằng vấn đề đọc diễn cảm của trẻ mẫu giáo nhỡ chưa được quan tâm nhiều. 3. Trao đổi với giáo viên, với phụ huynh: a. Trao đổi với giáo viên ( giáo viên chủ nhiệm lớp 4 -5 tuổi) Thời gian: 12/2008 Họ tên giáo viên : NguyễnThị Thanh Huyền * Nội dung trao đổi: Câu hỏi:Xin chị vui lòng cho biết việc rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho trẻ 4 -5tuổi được thực hiện ở trường ta lâu chưa? Trả lời:Việc rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm cho trẻ 4 -5tuổi được thực hiện chưa lâu lắm, khoảng 3 năm trước đây. Câu hỏi:Vậy chị có suy nghĩ gì về việc rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho trẻ? Trả lời: Việc rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho trẻ, nhất là trẻ 4 -5tuổi là rất cần thiết. Nó không những giúp trẻ cảm thụtốt tác phẩm má còn giúp trẻ có tính mạnh dạn trong các hoạt động khác. Câu hỏi:Xin chị cho biết việc rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho trẻ 4 -5 tuổi có những khó khăn gì? Trả lời: Với trẻ 4 -5tuổirèn kỹ năng đọc diễn cảm là rất khó khăn. Bởi vì tlứa tuổi này tư duy của trẻ chưa cao vì vậy việc trẻ thuộc được thơ, truyện đã là khó khăn. đề rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm cho trẻ phải cần nhiều thời gian vàphải rèn luyện thường xuyên thì mới đạt kết quả cao. Câu hỏi: Trong khi giảng dạy chị có những phương pháp gí để giúp trẻ đọc diễn cảm tác phẩm văn học, chị vui lòng cho tôi biết được không? Trả lời: Tôi cũng sử dụng các phương pháp chung như: phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan, phương pháp trao đổi, gợi mở, phương pháp đọc kể tác phẩm một cách nghệ thuật … Ngoài ra trường còn tổ chức nhiểu buổi văn gnhệ, ngày lễ, ngày tết để tạo điều kiện cho trẻ đọc kể diễn cảm các tác phẩm văn học . * Nhận xét: Qua cuộc trao đổi với giáo viên chủ nhiệm lớp 4 -5ở trường mầm non Yên Hòa, tôi thấy việc rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho trẻ đã được quan tâm nhiều biểu hiệnlà sự nhận thức sâu sắc của giáo viên ở đây về việc rèn luyện kỹ năng đọc- kể diễn cảm và nhà trường đã áp dụng các phương pháp dạy học phù hợp, đồng thời tạo mọi điều kiện để trẻ rèn kỹ năng đọc – kể diễn cảm có vai trò rất cần thiết và quan trọng đối với sự hình thành và phát triểnđạo đức, nhân cách của trẻ. b. Trao đổi với trẻ: -Thời gian: 12/2008 - Họ và tên trẻ: Nguyễn Trần Phương Linh -Lớp MGN B3. -Nội dung trao đổi: Sử dụng câu hỏi đàm thoại Câu hỏi Câu trả lời - Cháu có thích nghe cô kể chuyện và đọc thơ không? - Cháu thấy các cô kể chuyện và đọc thơ có hay không? - Vậy cháu có biết kể chuyện không? Cháu biết kể những chuyện gì? - Linh rất giỏi đúng không nào? Thế ở nhà cháu có được ông bà hay bố mẹ kể chuyện cho nghe không? - Vậy Linh có kể chuyện cho ông bà, bố mẹ nghe không? -ở lớp cháu có được kể chuyện theo tranh không? - Cháu có thích các nhân vật trong tranh không? -Vì sao cháu thích? * Nhận xét: Sau khi trò chuyện với bé Linh, tôi thấy bé rất ham thích các bài thơ, câu chuyện đặc biệt là được xem tranh truyện . Qua đó ta thấy được rằng trẻ có nhu cầu rất lớn về bộ môn văn, trẻ luôn mong muốn được nhge và thể hiện tác phẩm văn học. Vì vậy người lớn cần phải truyền đạt các tác phẩm đó một cách có nghệ thuật đề trẻ lĩnh hội được tri thức tốt hơn. 4. Dự giờ của giáo viên a. Tiết 1: - Thời gian: Ngày1/2009 - Lớp :Mẫu giáo nhỡ( 4 -5tuổi) - Môn: Cho trẻ làm qen với tác phẩm văn học . -Bài : Hoa Cúc Vàng -Người dạy : Phùng Minh Thuỳ - Giáo viên trường mầm non Yên Hoà - Quận Cầu Giấy * Tiến trình thực hiện như sau: 1. ổ định tổ chức : -Cho trẻ hát một bài: “ Màu Hoa ” 2. Bài mới : - Cô hỏi trẻ ; Các cháu có biết trong bài hát có những mầu hoa gì không? - Đúng rồi ! Có rất nhiều màu hoa đẹp và những màu hoa ấy khiến cho cuộc sống của chúng ta tươi đẹp hơn rất nhiều .Hôm naycô sẽ dạy lớp mình đọc lại bài thơ “ Hoa Cúc Vàng”, lớp mình có thích không? -Cô đọc mẫu bài thơ 2-3 lần -Cô giảng bài + ong và bướm gặp nhau trong một khu vườn: “ Con bướm trắng Lượn vườn hồng Gặp con ong Đang bay vội” + Bướm đang chơi nên rủ ong đi chơi cùng “Bướm liền gọi Rủ đi chơi” + Nhưng ong rất chăm chỉ hút nhụy hoa làm mật ngọt, thơm cho mọi người, cong bướm chỉ thích rong chơi trong vườn hoa đề khoe đôi cách sặc sỡ. Vì thế ong và bướm cùng bay vào vườn hoa nhưng ong vần lời mẹ dặn làm việc chăm chỉ. Còn bướm chỉ mải chơi “ ong trả lời tôi còn bận Mẹ tôi dặn Việc chưa xong Đi chơi rong Mẹ không thích” + Các cháu thấy bài thơ có hay không? + Bài thơ nói về những con gì? + ong và bướm gặp nhau ở đâu? + Bướm muốn rủ ong đi đâu? + ong trả lời bướm như thế nào? + Trong thơ các con thích nhân vật nào? - Bây giờ lớp mình cùng cô đọc bài thơ này nhé! “ Con bướm trắng…” -> Cho từng trẻ, cá nhân đọc => Giáo dục trẻ biết vâng lời cha mẹ không rong chơi, la cà… 3.Nhận xét- củng cố – tuyên dương: -Củng cố lại tên bài thơ -Tyuên dương trẻ học ngoan -Nhắc nhở trẻ chưa chú ý học. b. Nhân xét, đánh giá giờ dạy. + Ưu điểm: Thực hiện đủ các bước tiến hành dạy trẻ đọc thơ, sử dụng kết hợp các phương pháp tốt, giọng đọc của cô diễn cảm . + Hạn chế: Cô chưa chú ý dạt trẻ cách ngắt nghỉ câu thơ cách nhấn giọng từ và sử dụng cường độ trong khi đọc. Vì vậy trẻ chưa biết cách đọc diễn cảm bài thơ. c. Tiết 2: -Thời gian: 1/2009 -Lớp mẫu giáoNhỡ -Môn văn học -Bài: Truyện“Ba cô tiên ” -Người dạy: Lê Thị Hồng - Giáo viên trường mầm non Yên Hòa- Cầu Giấy * Tiến trình thực hiện như sau: 1. Ổn định tổ chức lớp - Cho trẻ hát 1 bài 2. Bài mới : - Cô nói: Ngày xưa, có một cậu bé đã lên 6 tuổi rồi mà vẫn bé tí ti, bé chỉ bằng ngón tay cái mọi người thôi, cho nên ai cũng gọi là cậu bế tí hon. Do vậy để biết được tí hon có giúp đỡ bố mệ hay không, cô sẽ kể cho lớp mình nghe câu chuyện “ 3 cô tiên” lớp mình có thích không nào? Cô kể diễn cảm câu chuyện hai lần ( lần 2 kết hợp kể theo tranh)-> khi kể đến câu “ Bố mẹ phải đi chăn trâu cho địa chủ” .Cô giải thích từ “ Địa chủ” cho trẻ hiểu ( Địa chủ là người giàu có nhưng keo kiệt và độc ác) - Dùng câu hỏi đàm thoại để giúp trẻ hiểu nội dung truyện kết hợp kể trích dẫn theo tranh: + Tại sao mọi người lại gọi cậu bé là “ bé tí hon”? -> vì tí hon chỉ bé bằng ngón tay cái của mọi người. + Ai dã giúp đỡ tí hon? ->Ba cô tiên áo đỏ, áo vàng và áo xanh đã giúp đỡ Tí hon và bố mẹ của tí hon có nhà cửa đẹp, có ruộng và nhiều quần áo đẹp. + Vì sao tí hon được các cô tiên giúp -> Vì tí hon chăm chỉ và yêu thương bố mẹ. Thấy vậy các cô tiên rất cảm động nên đã giúp gia đình tí hon. 3. Kết thúc tiết học - Kể lại câu chuyện 1 lần nữa -Giáo dục trẻ biết giúp đỡ yêu thương cha mẹ. *. Nhận xét – củng cố – tuyên dương. - Củng cố lại tên chuyện, nhận xét gìơ học. Tuyên dương những trẻ học ngoan, nhắc nhở trẻ chưa chú ý * Nhận xét đánh giá giờ dậy. - Ưu điểm:Thực hiện đủ các bước dạy trẻ kể chuyện biết kết hợp sử dụng tranh chuyện để giảng giải nội dung câu chuyện. - Tồn tại: Giọng kể của cô chưa được diễn cảm, chưa thể hiện rõ giọng của các nhân vật. Vì vậy chưa thu hút trẻ vào nội dung câu chuyện. 5. Đánh giá tình hình, tìm hiểu nguyên nhân : a. Những điểm tốt: - ở các trường mầm non, phần lớn trẻ rất thông minh ham thích học môn văn ( kể chuyện, đọc thơ) - Cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học phục vụ cho môn văn học tương đối đầy dủ. b.Những điểm hạn chế: - Giáo viênsử dụng các phương pháp dạy học môn văn chưa được nhuyễn . Số trẻ biết đọc diễn cảm rất ít. - cô chưa quan tâm nhiều đến việc rèn đọc diễn cảm cho trẻ. 6.Xác định nguyên nhân của tình hình. Theo tôi việc rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho trẻ 4 -5tuổi ởcác trường mầm nonchưa đạt hiệu quả cao bởi nhiều nguyên nhân: Thứ nhất: đó là việc giáo viên chưa thê hiện rõ ngữ điệu, cường điệu của âm thanh ngôn ngữ khi đọc tác phẩm cho trẻ nghe Thứ hai: là do giáo viên sử dụng chưa hợp lý các phương pháp dạy học và những đồ dùng trực quan khi giảng dạy. Thứ ba: là chưa chú ý rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho trẻ qua các môn học và dưới các hình thức khác nhau C . Một số biện pháp thực hiện đề tài Sau khi tìm hiểu nguyên nhân của việc rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho trẻ mẫu giáo nhỡ( trường mầm non Yên Hoà ). Tôi xin đề xuất một số biện pháp sau: 1.Giáo viên phải nhận thức đúng về tầm quan trọng của việc đọc diễn cảm. Nhận thức đúng về việc đọc diễn cảm là phải có sự hiểu biết sâu sắc về kiến thức văn học, nghiên cứu kỹ từng tác phẩm để hiểu được rằng muốn truyền thụ các tác phẩm văn học đến trẻ một cách tốt nhất cần phải sử dụng ngôn ngữ đọc một cách tốt nhất cần phải sử dụng ngôn ngữ đọc một cách có nghệ thuật . Việc rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho trẻ có tác dụng phát triển ngôn ngữ , hình thành những tình cảm đạo đức cho trẻ đối với sự vật, con người ở môi trường xung quanh. Ví dụ: khi dạy trẻ đọc bài thơ “ Dán hoa tặng mẹ” – Khai Minh, trẻ học được cách nói với mẹ khi tặng hoa cho mẹ đồng thời có tình cảm yêu thương, kính trọng mẹ qua ngôn ngữ đọc diễn cảm của cô. Rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho trẻ mầm non là cơ sở ban đầu cho việc cảm thụ các tác phẩm văn học của trẻ ở các cấp học tiếp theo. Vì vậy việc rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho trẻ là hết sức quan trọng. 2. Giáo viên phải tự rèn luyện cho mình các thủ thuật ngữ âm khi đọc tác phẩm văn học : Để truyền thụ một tác phẩm văn học đến trẻ một cách trọn vẹn, dễ dàng thì người giáo viên mầm non cân phải rèn luyện nắm được các thủ thuật đọc, kể, có được kỹ năng, thậm chí kỹ xảo đọc diễn cảm. Việc rèn luyện này đòi hỏi người giáo viên phải đọc kĩ tác phẩm văn học và phân tích từng chi tiết nhỏ của tác phẩm để từ đó xác định và sử dụng đúng giọng điệu cơ bản, ngữ điệu, ngắt giọng theo đúng nhịp điệu, cường độ của âm thanh ngôn ngữ của mình. Giọng điệu cơ bản là tính chất chung của giọng đọc, giọng kể khi trình bày một tác phẩm văn học nghệ thuật, giọng điệu cơ bản phụ thuộc vào thể loại, nội dung tư tưởng phong cách ngôn ngữ của tác phẩm . ví dụ:với bài thơ “ Tết đang vào nhà” cần đọc với giọng điệu rộn ràng vui vẻ để khắc họa cảnh vật và hoạt động của con người rất sáng sủa, sinh động thực sự gợi tâm trạng vui sướng, yêu đời với mùa xuân đang tới Hoa đào trước ngõ Cười vui sáng hồng Hoa mai trong vườn Rung rinh cánh trắng Sân nhà đầy nắng Mẹ phơi áo hoa [...]... năng đọc diễn cảm cho trẻ một cách tự nhiên nhất Vì vậy giáo viên cần chú ý tăng cường việc rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho trẻ dưới hình thức ngoài tiết học 5 Rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho trẻ qua các môn học khác Việc rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho trẻ không chỉ diễn ra ở tiết học văn học mà còn được diễn ra trong c cho t động hoạc tập khác như: Môn làn quen với môi trường xung quanh Chơi vận động Môn tạo... lớp mẫu giáo bé cô có thể đọc cho trẻ đọc diễn cảm bài tthơ “ Đi nắng” tác giả - Nhược Thủy Hay trong giờ chuẩn bị cơm trưa cô cho trẻ đọc diễn cảm bài thơ “ Nhớ ơn” Hoặc trước khi đi ngủ cô cho trẻ đọc diễn cảm bài thơ: “ Giờ đi ngủ” Hình thức ngoài giờ học là hình thứcơn, giúp trẻ nhớ lại các bài thơ, câu chuyện đã được nghe và đặc biệtlà rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho trẻ một cách tự nhiên nhất Vì... khác nhau Việc rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho trẻ có thể được diễn ra linh hoạt theo hai hình thức chính: hình thức trong giờ học và hình thức ngoài giờ học Hình thức trong giờ học là cô rèn kỹ năng ọc diễn cảm cho trẻ trong tiết học văn học mà trong đó cô dọc diễn cảm các bài thơ, câu chuyện đã được phân phối theo chương trình qui định Vd: khi dạy bài thơ “ Cây đào”- Nhược Thủy, cô cho trẻ đọc bài thơ... cơ bản có ý nghĩa quan trọng trong việc rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho trẻ, bởi vì một trong những yêu cầu của việc rèn kỹ năng ọc diễn cảm cho trẻ cũng là viẹc giúp trẻ cảm nhận và thể hiện các giọng điệu khác nhau khi trình bày: trang trọng hay vui vẻ, êm dịu hay hóm hỉnh… Trên nền của giọng điệu cơ bản, người đọc còn phải sử dụng các sắc thái khác nhau tùy theo diễn biến nội dung để trình bày trọn vẹn... đó không hề mất đi ý nghĩa văn học của nó mà còn giúp trẻ hiểu một cách dẽ dàng nội dung của tác phẩm, đặc biệt là kỹ năng đọc diễn cảm của trẻ dần phát triển Ví dụ : khi dạy môn: Môi trường xung quanh về “ một số vật nuôi trong gia đình” cô có thể kết hợp cho trẻ đọc diễn cảm bài thơ “ Đàn gà con” ( Phạm Hổ) để rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảmcho trẻ Đàn gà con Mười quả trứng tròn Mẹ gà ấp ủ Mười chú... cảm thụ văn học của trẻ ở các bậc học tiếp theo Nhận thức được tầm quan trọng đó nên tôi đã chọn đề tài “ Một số biện pháp giúp trẻ rèn luyện kỹ năng dọc diễn cảm cho trẻ mẫu giáo 4-5tuổi” để nghiên cứu Trong đề tài này, tôi tập trung chủ yếu vào việc nghiên cứu kỹ năng đọc diễn cảm của trẻ mẫu giáo nhỡ, từ việc tìm hiểu tình hình , xác định nguyên nhân về việc đọc diễn cảm của trẻ ở trường mẫu giáo... số trẻ về cách thể hiện tình cảm của mình qua giọng đọc III KẾT LUẬN Bộ môn “ cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học “ là một trong những nội dunggiáo dục rất quan trọng Nó giúp trẻhình thành và phát triển nhân cách, đạo đức, tình cảm cho trẻ Trong đó kỹ năng đọc diễn cảm đóng vai trò hết sức cần thiết, nó không chỉ giớp trẻ cảm nhận được tác phẩm văn họcmột cách tốt nhất mà còn là cơ sở cho sự cảm. .. trọngđối với việc rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho trẻ tác phẩm văn học có cuốc hút được trẻ và trẻ có cảm thụđầy đủ những giá trị nghệ thuật hay không là phụ thuộc vào cách đọc của cô Do đó, giáo viên cần phải trang bị cho mình các thủ thuật đọc diễn cảm tác phẩm văn học 3 Sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ khi đọc tác phẩm văn học như: Tư thế, nét mặt, ánh mắt cử chỉ…để tăng thêm sức biểu cảm cho lời nói là cần... trò chơi: “ Kéo cưa lừa sẻ” cô cho trẻ ọc diễn cảm bài đồng dao “ kéo cưa lừa sẻ” Tuy nhiên việc rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho trẻ qua môn văn vẫn là chính Những biện pháp trên tôi đã tiến hành thực hiện trên lớp học mà tôi đang chủ nhiệm (Lớp MGN B3 – trường mầm non Yên Hoà - Quận Cầu Giấy) thì đã thực sự thu được kết quả đáng kể trên trẻ cụ thểnhư sau : Nội dung khi Yêu trẻ Trước Số phẩm Đ 5 CĐ 15 phẩm... vui, diễn biến coa hậu có tình tiết ngộ nghĩnh Nét mặt buồn nếu tác phẩm có tính chất bi thương Sự giao cảm giữa người đọc, người kể với người nghe chính là thể hiện ở nết mặt, ánh mắt, cử chỉ Tuy nhiên tư thế cử chỉ sẽ mất đi sức biểu cảm mạnh mẽ nếu lạm dụng nó Vì thế cần sử dụng có mức độ để trẻ khỏi bị phân tán bởi những ấn tượng bên ngoài tác phẩm 4.Tổ chức rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho trẻ dưới . biệtlà rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho trẻ một cách tự nhiên nhất. Vì vậy giáo viên cần chú ý tăng cường việc rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho trẻ dưới hình thức ngoài tiết học. 5. Rèn kỹ năng đọc diễn cảm. về việc rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho trẻ? Trả lời: Việc rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho trẻ, nhất là trẻ 4 -5tuổi là rất cần thiết. Nó không những giúp trẻ cảm thụtốt tác phẩm má còn giúp trẻ có. ý nghĩa quan trọng trong việc rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho trẻ, bởi vì một trong những yêu cầu của việc rèn kỹ năng ọc diễn cảm cho trẻ cũng là viẹc giúp trẻ cảm nhận và thể hiện các giọng

Ngày đăng: 29/06/2015, 05:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan