Báo cáo thực tập tài chính ngân hàng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP đông á PGD võ văn tần

57 645 4
Báo cáo thực tập tài chính ngân hàng  cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP đông á PGD võ văn tần

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S.Từ Thị Hoàng Lan LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) là một loại hình doanh nghiệp không những thích hợp đối với nền kinh tế của những nước công nghiệp phát triển mà còn đặc biệt thích hợp với nền kinh tế của những nước đang phát triển. Ở nước ta trước đây, việc phát triển các DNVVN cũng đã được quan tâm, song chỉ từ khi có đường lối đổi mới kinh tế do Đảng cộng sản Việt Nam khởi xướng thì các doanh nghiệp này mới thực sự phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng. Theo thống kê mới nhất, cả nước hiện có trên 500.000 DNVVN chiếm tới 98% số lượng doanh nghiệp với số vốn đăng ký lên gần 2.313.857 tỷ đồng (tương đương 121 tỷ USD). Để hỗ trợ DNVVN phát triển, Chính phủ đã thực hiện những chính sách ưu đãi nhằm tạo điều kiện cho các doang nghiệp phát triển. Các DNVVN hoạt động trong tất cả các lĩnh vực, ngành nghề kinh tế đồng thời có những đóng góp quan trọng vào tình hình kinh tế chính trị xã hội của đất nước. Việc tăng mạnh về số lượng doanh nghiệp cũng kéo theo sự nảy sinh của hàng loạt các vấn đề khác như nhân công, nguyên vật liệu, thị trường và đặc biệt là nhu cầu về vốn kinh doanh mà trong đó tín dụng ngân hàng là một kênh rất quan trọng có ảnh hưởng tiên quyết tới sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Đây cũng là phân khúc thị trường tín dụng đem lại nguồn thu nhập quan trọng và tạo điều kiện cho các NHTM phát triển ổn định, nên cũng rất được các ngân hàng đẩy mạnh cạnh tranh, mở rộng. Hiện nay nhu cầu về vốn đối với DNVVN trên thị trường là rất lơn. Do đó, đẩy mạnh cho vay DNVVN để "kích" tăng trưởng tín dụng được đánh giá là một trong những giải pháp mở rộng tín dụng hiệu quả, mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng. Trong thời gian thực tập tại phòng tín dụng doanh nghiệp Ngân hàng TMCP Đông Á – PGD Võ Văn Tần, em nhận thấy cho vay DNVVN chiếm vai trò quan trọng trong hoạt động của ngân hàng đồng thời thấy được tầm quan trọng của DNVVN nên em quyết định chọn đề tài “ Cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Đông Á-PGD Võ Văn Tần” để làm đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp của mình. SVTH: Lê Thị Minh Thi _10004765 1 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S.Từ Thị Hoàng Lan 2. Mục đích nghiên cứu đề tài. Từ cơ sở lý luận, các số liệu được thu thập và xử lý, em xin trình bày về thực trạng hoạt động cho vay đối với DNVVN tại Ngân hàng TMCP Đông Á-PGD Võ Văn Tần, từ đó đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng hoạt động cho vay DNVVN tại PGD trong thời gian tới. 3. Đối tượng nghiên cứu. Đề tài tập trung trình bày những nội dung chủ yếu về hoạt động cho vay DNVVN của Ngân hàng TMCP Đông Á-PGD Võ Văn Tần từ năm 2011 đến năm 2013. 4. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động cho vay đối với DNVVN của Ngân hàng TMCP Đông Á-PGD Võ Văn Tần, phường 5, quận 3, TP. Hồ Chí Minh. 5. Phương pháp nghiên cứu. Đề tài sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, để phân tích và xử lý các vấn đề nghiên cứu. 6. Kết cấu đề tài. Đề tài gồm bốn chương. Chương 1: Cơ sở lý luận cho vay DNVVN Chương 2: Giới thiệu về ngân hàng TMCP Đông Á-PGD Võ Văn Tần Chương 3: Thực trạng cho vay DNVVN tại Ngân hàng TMCP Đông Á-PGD Võ Văn Tần Chương 4: Một số giải pháp nhằm phát triển cho vay DNVVN tại Ngân hàng TMCP Đông Á-PGD Võ Văn Tần. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHO VAY DNVVN SVTH: Lê Thị Minh Thi _10004765 2 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S.Từ Thị Hoàng Lan 1.1 TỔNG QUAN VỀ DNVVN 1.1.1. Khái niệm Các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường rất đa dạng và phong phú. Dựa vào quy mô kinh doanh người ta chia doanh nghiệp thành các loại doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và doanh nghiệp nhỏ gọi tắt là DNVVN. Việc quy định thế nào là doanh nghiệp lớn, DNVVN là tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội cụ thể của từng nước và nó cũng thay đổi theo từng thời kỳ, từng giai đoạn phát triển kinh tế. Mặc dù có những khác biệt nhất định giữa các nước về quy định các tiêu thức phân loại DNVVN song khái niệm chung nhất về DNNVV được hiểu là: “DNVVN là những cơ sở sản xuất kinh doanh có tư cách pháp nhân, kinh doanh vì mục đích lợi nhuận, có quy mô doanh nghiệp trong những giới hạn nhất định tính theo các tiêu thức vốn, lao động, doanh thu, giá trị gia tăng thu được trong từng thời kỳ theo quy định của mỗi quốc gia”. 1.1.2. Các tiêu thức phân loại DNVVN Ở Việt Nam, căn cứ Khoản 1, Điều 3 Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ về Định nghĩa DNVVN: Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành 3 cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguốn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), cụ thể như sau: SVTH: Lê Thị Minh Thi _10004765 3 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S.Từ Thị Hoàng Lan BẢNG 1.1 - Phân loại DNVVN Quy mô Khu vực Doanh nghiệ p siêu nhỏ Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa Số lao động Tổng nguồn vốn Số lao động Tổng nguồn vốn Số lao động I. Nông, lâm nghiệp và thủy sản 10 người trở xuống 20 tỷ đồng trở xuống từ trên 10 người đến 200 người từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng từ trên 200 người đến 300 người II. Công nghiệp và xây dựng 10 người trở xuống 20 tỷ đồng trở xuống từ trên 10 người đến 200 người từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng từ trên 200 người đến 300 người III.Thương mại và dịch vụ 10 người trở xuống 10 tỷ đồng trở xuống từ trên 10 người đến 50 người từ trên 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng từ trên 50 người đến 100 người (Nguồn: khoản 1 điều 3 Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009) 1.1.3. Đặc điểm của DNVVN − Nguồn tài chính hạn chế: mặc dù thiếu vốn nhưng các DNVVN lại rất khó tiếp cận được các nguồn vốn vay của các ngân hàng. Nguyên nhân là do các DNVVN là không có đủ tài sản thế chấp nên không vay được vốn, không mở rộng được SXKD, không tạo ra nhiều lợi nhuận và tài sản vì thế cũng chẳng có nhiều tài sản để thế chấp… Mặt khác, vốn tự có của các DNVVN thường ít; báo cáo của các doanh nghiệp không được kiểm toán hàng năm do đó không đủ tin cậy cho ngân hàng… khiến cho ngân hàng và doanh nghiệp khó có thể có sự đồng thuận và đảm bảo cho việc vay vốn của doanh nghiệp − DNVVN hoạt động ở hầu hết các lĩnh vực, các thành phần kinh tế: các DNVVN hoạt động trên tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế: thương mại, dịch vụ, công nghiệp, xây dựng, nông lâm, ngư nghiệp và hoạt động dưới mọi hình thức như: DNNN, DNTN, công ty CP, công ty TNHH, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. và các cơ sở kinh tế cá thể − DNVVN có tính năng động cao: Trước những thay đổi của thị trường, các DNVVN có khả năng chuyển hướng kinh doanh và thay đổi mặt hàng nhanh. Mặt khác, do DNVVN tồn tại ở mọi thành phần kinh tế. Sản phẩm của các DNVVN đa dạng , phong SVTH: Lê Thị Minh Thi _10004765 4 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S.Từ Thị Hoàng Lan phú nhưng số lượng không lớn nên dễ dàng trong việc chuyển hướng sang loại hình khác cho phù hợp với thị trường. − Năng lực kinh doanh còn hạn chế. Do quy mô vốn nhỏ nên các DNVVN không có điều kiện đầu tư quá nhiều vào nâng cấp, đổi mới máy móc, mua sắm thiết bị, tải sản công nghệ tiên tiến, hiện đại. Việc sử dụng các công nghệ lạc hậu dẫn đến chất lượng sản phẩm không cao, tính cạnh tranh trên thị trường kém. DNVVN cũng gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm, thâm nhập thị trường và phân phối sản phẩm do thiếu thông tin về thị trường, công tác marketing còn kém hiệu quả. Điều đó làm cho các mặt hàng của DNVVN khó tiêu thụ trên thị trường. − Công nghệ kỹ thuật còn lạc hậu: Công nghệ, máy móc thiết bị mà các DNVVN sử dụng thường lạc hậu nên sản phẩm làm ra thường không đáp ứng được mẫu mã cũng như chất lượng mà thị trường yêu cầu. Theo thống kê, trong những năm qua chỉ có khoảng 8% các doanh nghiệp có được công nghệ sản xuất tiên tiến, 50% doanh nghiệp đang sử dụng công nghệ trung bình và 42% doanh nghiệp sử dụng công nghệ lạc hậu. − Trình độ quản lý còn thấp: trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như khả năng quản lý của các DNVVN còn thấp. Số lượng DNVVN có chủ doanh nghiệp, giám đốc giỏi, trình độ chuyên môn cao và năng lực quản lý tốt chưa nhiều. Phần lớn các cán bộ, công nhân kỹ thuật trong các DNVVN chưa qua các lớp đào tạo cơ bản, việc quản lý tài chính trong các doanh nghiệp này còn thiếu minh bạch, các số liệu báo cáo chưa phản ánh đúng tình hình hoạt động thực tế của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các DNVVN chưa quan tâm nhiều đến việc đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ và ít có khả năng thu hút được những nhà quản lý và lao động có trình độ, tay nghề cao vì trả lương thấp và không có các chính sách đãi ngộ hấp dẫn. Từ những đặc điểm trên dẫn đến một đặc điểm chung của các DNVVN, đó là khả năng cạnh tranh chưa cao. Hầu hết các DNVVN vẫn chưa có khả năng chịu được áp lực cạnh tranh từ quá trình tự do hóa, toàn cầu hóa nhẹ hiện nay. Các DNVVN vẫn còn bị vướng mắc về các chính sách và các điều luật được áp dụng nên gặp nhiều trở ngại khi tham gia vào thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, DNVVN còn có những hạn chế như thiếu thông tin về thị trường, khả năng Marketing còn kém nên sản phẩm không được quảng bá rộng rãi dẫn đến giảm khả năng cạnh tranh. 1.1.4. Vai trò của DNVVN Ở mỗi nền kinh tế quốc gia hay lãnh thổ, các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể giữ những vai trò với mức độ khác nhau, song nhìn chung có một số vai trò tương đồng như sau: − Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế: các DNVVN thường chiếm tỷ trọng lớn, thậm chí áp đảo trong tổng số doanh nghiệp (Ở Việt Nam chỉ xét các doanh nghiệp có đăng ký thì tỷ lệ này là trên 95%). Vì thế, đóng góp của họ vào tổng sản lượng và tạo việc làm là rất đáng kể. − Giữ vai trò ổn định nền kinh tế: ở phần lớn các nền kinh tế, các doanh nghiệp nhỏ và vừa là những nhà thầu phụ cho các doanh nghiệp lớn. Sự điều chỉnh hợp đồng thầu phụ tại các thời điểm cho phép nền kinh tế có được sự ổn định. Vì thế, doanh nghiệp nhỏ và vừa được ví là thanh giảm sốc cho nền kinh tế. − Làm cho nền kinh tế năng động: vì doanh nghiệp nhỏ và vừa có quy mô nhỏ, nên dễ điều chỉnh (xét về mặt lý thuyết) hoạt động. SVTH: Lê Thị Minh Thi _10004765 5 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S.Từ Thị Hoàng Lan − Tạo nên ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ quan trọng: doanh nghiệp nhỏ và vừa thường chuyên môn hóa vào sản xuất một vài chi tiết được dùng để lắp ráp thành một sản phẩm hoàn chỉnh. − Là trụ cột của kinh tế địa phương: nếu như doanh nghiệp lớn thường đặt cơ sở ở những trung tâm kinh tế của đất nước, thì doanh nghiệp nhỏ và vừa lại có mặt ở khắp các địa phương và là người đóng góp quan trọng vào thu ngân sách, vào sản lượng và tạo công ăn việc làm ở địa phương. − Đóng góp không nhỏ giá trị GDP cho quốc gia. 1.2. HOẠT ĐỘNG CHO VAY DNVVN CỦA NHTM 1.2.1 Khái niệm cho vay đối với DNVVN Cho vay đối với DNVVN của NHTM là một hình thức cấp tín dụng theo đó NHTM giao cho DNVVN một khoản tiền để sử dụng vào một đích nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. 1.2.2 Vai trò của cho vay đối với DNVVN  Giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng vốn tiết kiệm và có hiệu quả Để giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cho vay, các ngân hàng bên cạnh việc phân tích, thẩm định trước khi cho vay còn có nhiều biện pháp để thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh của DN, mục đích và tình hình sử dụng vốn vay. Sự kiểm soát chặt chẽ từ phía các ngân hàng phần nào sẽ buộc cácdoanh nghiệpphải sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả hơn.  Góp phần hình thành cơ cấu vốn hợp lý cho DNVVN Mục tiêu của mỗidoanh nghiệplà tối đa hóa giá trị tài sản của chủ sở hữu tại mức cơ cấu vốn tối ưu. Nguồn vốn vay chính là công cụ đòn bẩy để doanh nghiệp tối ưu hoá hiệu quả sử dụng vốn đặc biệt là đối với các DNVVN hạn chế về vốn.  Góp phần đảm bảo cho hoạt động của các DNVVN được liên tục. Vốn tín dụng của ngân hàng đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm máy móc thiết bị cải tiến phương thức kinh doanh. Từ đó góp phần thúc đẩy tạo điều kiện cho quá trình phát triển sản xuất kinh doanh đựơc liên tục.  Tạo điều kiện cho DNVVN mở rộng sản xuất hoặc đầu tư chiều sâu, tăng sức cạnh tranh. Muốn mở rộng sản xuất, các DNVVN bên cạnh việc sử dụng nguồn lợi nhuận tích lũy thì cần phải huy động từ các nguồn tài trợ bên ngoài như: phát hành trái phiếu, vay vốn từ ngân hàng và các TCTD khác, trong đó nguồn vốn vay từ ngân hàng có thể coi là nguồn có chi phí thấp, dễ tiếp cận nếudoanh nghiệpchứng minh được năng phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có tài sản thế chấp hoặc bảo lãnh vay vốn thông qua uy tín của người thứ ba. 1.2.3 Các phương thức cho vay đối với DNVVN SVTH: Lê Thị Minh Thi _10004765 6 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S.Từ Thị Hoàng Lan Có nhiều tiêu thức phân loại cho vay. Tuy nhiên người ta thường phân loại cho vay theo các tiêu thức sau: − Căn cứ vào phương thức tài trợ: a. Thấu chi: Ngân hàng cho phép người vay được chi trội trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhất định và trong khoảng thời gian xác định, giới hạn này gọi là hạn mức thấu chi. b. Cho vay trực tiếp từng lần: Mỗi lần vay vốn khách hàng và tổ chức tín dụng thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và kí kết hợp đồng tín dụng sau khi ngân hàng đã phân tích khách hàng , xác định quy mô cho vay, thời hạn giải ngân, thời hạn trả nợ, lãi suất và yêu cầu đảm bảo nếu cần . Mỗi món vay được tách biệt thành các hồ sơ khác nhau ( khế ước nhận nợ khác nhau) c. Cho vay theo hạn mức: Ngân hàng sẽ thoả thuận cấp cho khách hàng hạn mức tín dụng đó là số dư tối đa tại thời điểm tính. Nó được cấp trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh, nhu cầu sử dụng vốn, nhu cầu vay vốn của khách hàng. Mỗi lần vay khách hàng chỉ cần trình bày phương án sử dụng tiền vay, nộp các chứng từ chứng minh đã mua hàng hoặc dịch vụ và nêu yêu cầu vay. Sau khi kiểm tra tính chất hợp pháp, hợp lệ của chứng từ ngân hàng sẽ giải ngân cho khách hàng. d. Cho vay luân chuyển: Doanh nghiệp khi mua hàng có thể thiếu vốn, ngân hàng có thể cho vay để mua hàng và sẽ thu nợ khi doanh nghiệp bán hàng. Ngân hàng và khách hàng sẽ thoả thuận với nhau về phương thức vay, hạn mức tín dụng, các nguồn cung cấp hàng hoá, khả năng tiêu thụ. e. Chiết khấu thương phiếu : Là nghiệp vụ mà theo đó ngân hàng mua lại các giấy tờ có giá như lệnh phiếu hoặc các hối phiếu còn thời hạn, và thanh toán cho khách hàng sau khi đã trừ đi số tiền chiết khấu . g. Cho vay hợp vốn : Là việc một nhóm tổ chức tín dụng thưc hiện cùng cho vay với một dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng. h. Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng : Tổ chức tín dụng chấp thuận cho khách hàng được sử dụng vốn vay trong phạm vi hạn HMTD để thanh toán tiền mua hàng hóa, vật tư thiết bị, và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của tổ chức tín dụng. Các hình thức cho vay khác mà pháp luật không cấm, phù hợp với điều kiện hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng và đặc điểm của khách hàng vay. − Căn cứ vào phương thức hoàn trả: Cho vay trả góp: là hình thức tín dụng mà ngân hàng cho phép khách hàng trả gốc làm nhiều lần trong thời hạn tín dụng đã thoả thuận. − Căn cứ vào mức độ tín nhiệm: a. Cho vay không có bảo đảm: Đối với những khách hàng tốt, trung thực trong kinh doanh, có khả năng tài chính lành mạnh, quản trị có hiệu quả thì ngân hàng có thể cấp tín dụng dựa vào uy tín của bản thân khách hàng mà không cần một nguồn thu nợ bổ sung. b. Cho vay có bảo đảm: là loại cho vay phải có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của người thứ ba. SVTH: Lê Thị Minh Thi _10004765 7 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S.Từ Thị Hoàng Lan − Căn cứ vào thời hạn cho vay: a. Cho vay ngắn hạn: là loại hình cho vay có thời hạn dưới 12 tháng mục đích bổ sung vốn lưu động phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. b. Cho vay trung hạn: là loại hình cho vay có thời hạn 12 tháng đến dưới 60 tháng. Chủ yếu để đáp ứng nhu cầu mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án quy mô nhỏ và thu hồi vốn nhanh. c. Cho vay dài hạn: là loại hình cho vay có thời hạn hơn 60 tháng và thời hạn tối đa có thể lên đến 20 – 30 năm, tùy theo nhu cầu của khách hàng, dùng để đáp ứng các nhu cầu vốn dài hạn của doanh nghiệp như xây dựng nhà ở, văn phòng , các thiết bị, phương tiện vận tải có quy mô lớn, xây dựng các xí nghiệp mới. 1.2.4. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHO VAY DNVVN Việc đánh giá chất lượng cho vay đối với một ngân hàng là hết sức cần thiết và quan trọng vì chất lượng cho vay biểu hiện khả năng hoạt động của ngân hàng, là cơ sở để ngân hàng tự đánh giá vị trí của mình từ đó giúp ngân hàng có những thay đổi kịp thời trong hoạt động và đưa ra những quyết định hợp lí, nâng cao khả năng cạnh tranh đáp ứng mục tiêu an toàn và sinh lợi. Có nhiều chỉ tiêu để đánh giá chất lượng cho vay DNVVN của NHTM: 1.1.1.1. Các chỉ tiêu định tính  Số lượng DNVVN đến vay tại ngân hàng: Chất lượng cho vay của ngân hàng có tốt thì mới có nhiều doanh nghiệp đến với ngân hàng, khả năng đáp ứng nhu cầu vay nhanh và đầy đủ.  Uy tín của ngân hàng: Uy tín của ngân hàng là chỉ tiêu quan trọng, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay DNVVN nói riêng. Ngân hàng tồn tại được chính là nhờ vào sự tin cậy của khách hàng với ngân hàng.  Thủ tục cho vay: Thủ tục tuân theo đúng quy định, quy chế cho vay đối với doanh nghiệp của ngân hàng được cán bộ tín dụng làm nhanh chóng, chính xác, an toàn cũng góp phần làm tăng chất lượng hoạt động cho vay DNVVN của ngân hàng. 1.1.1.2. Các chỉ tiêu định lượng: a. Vòng quay của vốn: Vòng quay của vốn phản ánh số vòng chu chuyển của vốn tín dụng. Hệ số này càng cao càng chứng tỏ vòng quay nguồn vay của ngân hàng luân chuyển càng nhanh, tham gia càng nhiều vào chu kỳ sản xuất và lưu thông hàng hóa, cho thấy tình hình quản lí vốn tín dụng tốt, chất lượng cho vay cao. Bên cạnh đó còn thể hiện khả năng thu hồi nợ tốt, hiệu quả cho vay của ngân hàng. SVTH: Lê Thị Minh Thi _10004765 8 Vòng quay vốn = doanh số trả nợ trong kì / dư nợ bình quân Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S.Từ Thị Hoàng Lan b. Chỉ tiêu nợ quá hạn c. Chỉ tiêu nợ khó đòi Cả hai chỉ tiêu về nợ quá hạn và nợ khó đòi này đều giúp ngân hàng quản lý rủi ro các khoản cho vay và đều càng nhỏ càng tốt. d. Các doanh nghiệp có nợ quá hạn Nếu số doanh nghiệp nợ quá hạn thấp hơn tỷ lệ nợ quá hạn hay tỷ lệ rủi ro theo thời gian thì dường như các khoản cho vay lớn có vấn đề hơn so với các khoản cho vay nhỏ. e. Hệ số thu nợ Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản cho vay mà ngân hàng đã phát ra cho vay trong một thời gian nào đó, không kể món vay đó đã thu hồi về hay chưa. Doanh số cho vay DNVVN càng cao thì quy mô cho vay càng lớn. f. Tỷ lệ thu lãi từ hoạt động cho vay DNVVN Chỉ tiêu này phản ánh mức thu nhập mà cho vay DNVVN đem lại cho ngân hàng so với các khoản cho vay khác, đánh giá mức hấp dẫn của cho vay DNVVN so với các loại cho vay khác. Ngoài ra còn giúp ngân hàng xây dựng định hướng phát triển cho hoạt động cho vay DNVVN tại ngân hàng. g. Tỷ lệ sử dụng vốn sai mục đích SVTH: Lê Thị Minh Thi _10004765 9 Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn/Tổng dư nợ Tỷ lệ nợ khó đòi = Nợ khó đòi/Nợ quá hạn Tỷ lệ doanh nghiệp có nợ quá hạn = Số doanh nghiệp nợ quá hạn Tổng số khách hàng có dư Hệ số thu nợ = Doanh số thu nợ cho vay DNVVN Doanh số cho vay DNVVN Tỷ lệ thu lãi cho vay DNVVN = Thu lãi cho vay DNVVN /tổng thu lãi Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S.Từ Thị Hoàng Lan Chỉ tiêu này cho biết tỷ lệ khoản cho vay DNVVN mà ngân hàng đã cung cấp cho khách hàng bị sử dụng sai mục đích, qua đó cho thấy được khả năng quản lý của ngân hàng đối với các khoản vay. 1.2.5. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁC DNVVN 1.3.1. Các nhân tố từ phía ngân hàng a. Chiến lược kinh doanh của một ngân hàng: Chiến lược kinh doanh của ngân hàng luôn là sự thể hiện các mục tiêu dài hạn cơ bản của một ngân hàng, là sự lựa chọn đường lối hoạt động và phân bổ các nguồn lực cần thiết để đạt được mục tiêu này. Vì thế nên việc lập chiến lược kinh doanh được các ngân hàng hết sức coi trọng và nó có ảnh hưởng lớn tới hoạt động tín dụng của ngân hàng. b. Chính sách tín dụng: Chính sách tín dụng gồm có chính sách về khách hàng, quy mô và giới hạn tín dụng, lãi suất và phí tín dụng, thời hạn tín dụng và kì hạn nợ, các khoản đảm bảo và chính sách với các tài sản có vấn đề. Xây dựng và thực hiện được một chính sách tín dụng chặt chẽ, phù hợp với tình hình thực tế trong từng giai đoạn của ngân hàng, của đất nước cũng như xu thế chung là điều kiện để đạt được một chất lượng tín dụng tốt với khách hàng. c. Tình hình huy động vốn Các ngân hàng muốn có đủ vốn cung cấp cho doanh nghiệp thì đòi hỏi phải huy động được nguồn vốn tiềm tàng trong nền kinh tế vì thế khả năng huy động vốn của ngân hàng ảnh hưởng đến hoạt động cho vay đối với DNVVN. d. Chất lượng thông tin Thông tin đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong việc đảm bảo kết quả đánh giá là khách quan, chính xác. Từ đó đảm bảo chất lượng công tác thẩm định cũng như chất lượng của khoản vay. Chất lượng thông tin tốt thể hiện: đầy đủ, kịp thời, chính xác. Thông tin được cung cấp từ các nguồn thông tin thu thập từ khách hàng, thông tin lưu trữ tại ngân hàng khác, từ phỏng vấn, điều tra khách hàng, bạn hàng, đối thủ cạnh tranh, từ trung tâm thông tin tín dụng, internet, kênh truyền thông, cơ quan ban ngành có liên quan. e. Năng lực thẩm định dự án Một trong các khâu quan trọng để đảm bảo chất lượng tín dụng là công tác thẩm định trước khi cấp tín dụng. NHTM sẽ tiến hành thẩm định khách hàng cùng dự án, tập SVTH: Lê Thị Minh Thi _10004765 10 Tỷ lệ sử dụng vốn sai mục đích = Vốn sử dụng sai mục đích Dư nợ cho vay DNVVN [...]... trao tặng Bằng khen thành tích trong công tác tuyên truyền, vận động và ủng hộ quỹ “Vì người nghèo” do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tp.HCM trao tặng KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á - PGD VÕ VĂN TẦN Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Đông Á – PGD Võ Văn Tần Năm 1993, Ngân hàng TMCP Đông Á – PGD Võ Văn Tần, trước đây còn gọi là chi nhánh Hậu Giang được thành lập (số 8 Hậu Giang,... 3.1 QUY TRÌNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á -PGD VÕ VĂN TẦN 3.1.1 Những quy định chung về cho vay DNVVN tại Ngân hàng TMCP Đông Á – PGD Võ Văn Tần Theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam, hiện tại chưa có một quy định chính thức của Nhà nước, NHNN riêng về việc cho vay đối với các DNNVV Sự quan tâm nếu có trong việc cho vay đối với DNNVV chỉ nằm trong các chủ trương, chính sách tổng thể của... khẩu; - Cho vay đầu tư dự án bất động sản; - Tài trợ thu mua dự trữ;… 3.3 THỰC TRẠNG CHO VAY DNVVN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á – PGD VÕ VĂN TẦN 3.3.1 Phân tích khái quát hoạt động cho vay DNVVN tại ngân hàng TMCP Đông Á – PGD Võ Văn Tần Những năm qua tình hình kinh tế nước ta có nhiều khó khăn và chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ tình hình kinh tế thế giới Nhiều doanh nghiệp thu hẹp sản xuất mặt khác sự cạnh... 15 Cá nhân Năm 2012 5,8 Dư nợ cho vay Năm 2013 2012 so với 2011 100% 10 100% 25 100% -5 -33% 15 150% (Nguồn: Phòng tín dụng Ngân hàng TMCP Đông Á – PGD Võ Văn Tần) Biểu đồ 3.1 Biểu đồ dư nợ cho vay DNVVN của PGD Võ Văn Tần Cùng với sự biến động của doanh số cho vay và doanh số thu nợ, dư nợ cho vay cá nhân tại PGD Võ Văn Tần trong 3 năm gần đây cũng có sự biến động Cụ thể năm 2011, dư nợ cho vay cá nhân... DNVVN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á – PGD VÕ VĂN TẦN Hiện nay, hoạt động cho vay DNVVN của Ngân hàng TMCP Đông Á – PGD Võ Văn Tần được thực hiện dưới nhiều hình thức rất đa dạng thể hiện bằng các sản phẩm cho vay nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu vay vốn của các DNVVN Sau đây là một số sản phẩm chủ yếu của PGD: 3.2.1 Cho vay bổ sung vốn lưu động Cho vay bổ sung vốn lưu động là sản phẩm vay ngắn hạn đáp ứng nhu cầu... 02/04/2004, Ngân hàng TMCP Đông Á – chi nhánh chuyển trụ sở từ số 8 Hậu Giang, quận 6 đến số 442 Võ Văn Tần, phường 5, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh Nhưng do ở Võ Văn Tần không có bãi giữ xe nên chuyển đổi là Ngân hàng Đông Á – PGD Võ Văn Tần theo quyết định: 500/NHNN-HCM 02 và được sửa đổi vào ngày 06/09/2004 theo số 355/QĐ – EAB 2.2.2 2.2.2.1 Cơ cấu bộ máy tổ chức của Ngân hàng TMCP Đông Á - PGD Võ Văn Tần. .. nhu cầu khách hàng Đây là một giai đoạn bắt đầu một khoản vay, ở giai đoạn này hoặc khách hàng đến ngân hàng yêu cầu vay vốn hoặc ngân hàng chủ động tìm đến khách hàng tiềm năng để mời vay vốn Khách hàng cung cấp cho ngân hàng các thông tin cơ bản ban đầu về mục đích vay vốn, tình hình kinh doanh, năng lực quản lý và thông tin tài chính để ngân hàng đánh giá Bước 2: Thẩm định, đánh giá khoản vay Trên... hoạt động của PGD Võ Văn Tần là khu vực quận 3, tiếp giáp quận 1, là khu vực đô thị phát triển nên giao dịch tại PGD Võ Văn Tần chỉ có các DNVVN trong các ngành về Công nghiệp – Xây dựng và Thương mại – Dịch vụ mà không có ngành Nông – lâm – ngư nghiệp Do đó trong cơ cấu cho vay DNVVN phân theo ngành nghề kinh doanh có thể chia hoạt động cho vay DNVVN tại Ngân hàng TMCP Đông Á -PGD Võ Văn Tần thành 2... sản xuất và xuất nhập khẩu sẽ thuận lợi cho các doanh nghiệp trong chiến lược mở rộng sản xuất kinh doanh và ngược lại SVTH: Lê Thị Minh Thi _10004765 12 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S.Từ Thị Hoàng Lan CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á PGD VÕ VĂN TẦN 2.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á 2.1.1 Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển 2.1.1.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Đông Á • Tên... dụng Ngân hàng TMCP Đông Á – PGD Võ Văn Tần) Nhìn chung ta thấy doanh số cho vay của PGD Võ Văn Tần có sự biến động qua các năm Cụ thể trong năm 2011, PGD đạt doanh số cho vay là 85 tỷ, đến năm 2012, giảm 25 tỷ so với 2011, doanh số cho vay chỉ còn 60 tỷ đồng và năm 2013 tình hình đã được cải thiện đáng kể, doanh số cho vay tăng mạnh, tăng đến 30 tỷ so với năm trước, đạt mức 90 tỷ đồng Đây là mức doanh . ngân hàng TMCP Đông Á-PGD Võ Văn Tần Chương 3: Thực trạng cho vay DNVVN tại Ngân hàng TMCP Đông Á-PGD Võ Văn Tần Chương 4: Một số giải pháp nhằm phát triển cho vay DNVVN tại Ngân hàng TMCP Đông. chọn đề tài “ Cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Đông Á-PGD Võ Văn Tần để làm đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp của mình. SVTH: Lê Thị Minh Thi _10004765 1 Chuyên đề tốt nghiệp. từ ngân hàng sẽ giải ngân cho khách hàng. d. Cho vay luân chuyển: Doanh nghiệp khi mua hàng có thể thiếu vốn, ngân hàng có thể cho vay để mua hàng và sẽ thu nợ khi doanh nghiệp bán hàng. Ngân hàng

Ngày đăng: 28/06/2015, 16:48

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường rất đa dạng và phong phú. Dựa vào quy mô kinh doanh người ta chia doanh nghiệp thành các loại doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và doanh nghiệp nhỏ gọi tắt là DNVVN.

  • Việc quy định thế nào là doanh nghiệp lớn, DNVVN là tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội cụ thể của từng nước và nó cũng thay đổi theo từng thời kỳ, từng giai đoạn phát triển kinh tế.

  • Mặc dù có những khác biệt nhất định giữa các nước về quy định các tiêu thức phân loại DNVVN song khái niệm chung nhất về DNNVV được hiểu là: “DNVVN là những cơ sở sản xuất kinh doanh có tư cách pháp nhân, kinh doanh vì mục đích lợi nhuận, có quy mô doanh nghiệp trong những giới hạn nhất định tính theo các tiêu thức vốn, lao động, doanh thu, giá trị gia tăng thu được trong từng thời kỳ theo quy định của mỗi quốc gia”.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan