luận văn quản trị chiến lược Đẩy mạnh bán hàng nhập khẩu của Công ty cổ phần Tập đoàn Lê Bình

68 307 1
luận văn quản trị chiến lược Đẩy mạnh bán hàng nhập khẩu của Công ty cổ phần Tập đoàn Lê Bình

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp MỤC LỤC III. Đặc điểm của Công ty cổ phần Tập đoàn Lê Bình 19 I. Thực trạng nhập khẩu hàng hóa của Công ty cổ phần Tập đoàn Lê Bình 28 SVTH: Lê Đăng Hưng Líp: QTKDTM K39 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU III. Đặc điểm của Công ty cổ phần Tập đoàn Lê Bình 19 I. Thực trạng nhập khẩu hàng hóa của Công ty cổ phần Tập đoàn Lê Bình 28 SVTH: Lê Đăng Hưng Líp: QTKDTM K39 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Hoạt động bán hàng là một trong những hoạt động cơ bản, trực tiếp thực hiện chức năng lưu thông hàng hoá, phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân; đồng thời nó đúng một vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của doanh nghiệp. Hoạt động bán hàng là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, là khâu cuối cùng trong hoạt động sản xuất và cũng là khâu đầu tiên của quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp, theo đó các doanh nghiệp sau mỗi quá trình sản xuất phải tiến hành việc bán sản phẩm để thu lại những gì đã bỏ ra và có lãi. Mở rộng hội nhập vào thị trường thương mại thế giới, Việt Nam chúng ta đã trở thành thành viên của ASEAN và là thành viên thứ 150 của WTO. Đây là cơ hội và cũng là thách thức đối các doanh nghiệp trong việc tiếp cận với những thị trường lớn trên toàn cầu, trong đó đối thủ cạnh tranh là những nhà chuyên doanh chuyên nghiệp trên toàn thế giới. Việc mở cửa giao thương quốc tế cũng gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa trong nước. Vì vậy, doanh nghiệp nào càng bán được nhiều sản phẩm, hàng hóa thì mới có thể thu được lợi nhuận và phát triển được. Với các doanh nghiệp kinh doanh hàng nhập khẩu, hoạt động bán hàng là cơ hội để đưa Việt nam tiếp cận với các tiến bộ khoa học kỹ thuật của các nước phát triển trên toàn cầu, thông qua hoạt động việc nhập khẩu máy móc thiết bị hiện đại. Công ty cổ phần Tập đoàn Lê Bình ra đời năm 1993, mà tiền thân là Công TNHH TM Lê Bình là một trong những công ty kinh doanh hàng nhập khẩu; chuyên cung cấp các thiết bị, máy móc được nhập khẩu từ những hãng có tên tuổi trên thế giới đáp ứng nhu cầu cúa người tiêu dùng. Với việc cung cấp những sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, công ty sẽ không gây nhiều biến động cho những hàng hoá được sản xuất trong nước; ngược lại là cầu nối để đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật và tới mọi công trình, mọi nhà máy trên toàn quốc. SVTH: Lê Đăng Hưng Líp: QTKDTM K39 1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Từ nhận thức về tình hình thực tế bán hàng nhập khẩu của công ty trong thời gian thực tập, trên cơ sở những kiến thức đã được đào tạo ở trường cùng với sự giúp đỡ của sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị trong công ty và nhất là sự hướng dẫn giúp đỡ tận tình của Thầy giáo: Giáo sư - Tiến sỹ Hồng Đức Thân; em mạnh dạn chọn đề tài: ''Đẩy mạnh bán hàng nhập khẩu của Công ty cổ phần Tập đoàn Lê Bình” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình. Chuyên đề gồm có 3 chương: Chương I: Cơ sở đẩy mạnh bán hàng của Công ty cổ phần Tập đoàn Lê Bình. Chương II: Thực trạng bán hàng nhập khẩu của Công ty cổ phần Tập đoàn Lê Bình, Chương III: Giải pháp hoàn thiện công tác bán hàng nhập khẩu của Công ty cổ phần Tập đoàn Lê Bình. Em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo, Nhà giáo ưu tú GS -TS Hồng Đức Thân và các cán bộ nhân viên văn phòng Công ty cổ phần Tập đoàn Lê Bình đã nhiệt tình giúp đỡ em trong thời gian thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Hà Nội, tháng 8 năm 2010 Sinh viên : Lê Đăng Hưng SVTH: Lê Đăng Hưng Líp: QTKDTM K39 2 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp CHƯƠNG I CƠ SỞ ĐẨY MẠNH BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN LÊ BÌNH I. Lý luận về bán hàng của Doanh nghiệp thương mại 1. Khái niệm, đặc điểm của doanh nghiệp thương mại:  Trong nền kinh tế, do sự phân công lao động xã hội và chuyên môn hoá trong sản xuất gây ra sự tách biệt nhất định giữa sản xuất và tiêu dùng cả về số lượng, thời gian và không gian. Sự tách biệt này đòi hỏi phải có sự trao đổi sản phẩm có thể diễn ra dưới hình thức hiện vật, tiền tệ, phạm vi trao đổi và phương thức trao đổi khác nhau giữa các đơn vị chuyên môn hóa với nhau. Doanh nghiệp thương mại ra đời như một tất yếu khách quan của quá trình trao đổi gián tiếp giữa người sản xuất với người tiêu dùng thông qua người trung gian. Đầu tiên doanh nghiệp thương mại được xem như là doanh nghiệp chủ yếu thực hiện các công việc mua bán hàng hoá (T-H-T); sau đó hoạt động mua bán phát triển và trở nên phức tạp, đa dạng hơn xuất hiện dịch vụ thương mại và xúc tiến thương mại, do đó doanh nghiệp thương mại được hiểu như là doanh nghiệp chủ yếu thực hiện các hoạt động thương mại. Với sự ra đời của doanh nghiệp thương mại làm cho quá trình mua bán hàng hóa thuận lợi và đạt hiệu quả cao hơn. Từ đó ta rút ra:   !"#!" $!%&'()*!%+ ,-. Doanh nghiệp thương mại là tổ chức độc lập, có phân công lao động rõ ràng, được quản lý bằng một Bộ chính thức; đồng thời có thể thực hiện các hoạt động khác như sản xuất, cung ứng dịch vụ, đầu tư tài chính… nhưng tỷ trọng các hoạt động thương mại vẫn là chủ yếu. Doanh nghiệp thương mại SVTH: Lê Đăng Hưng Líp: QTKDTM K39 3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp khác với các hộ tư thương hoặc các cá nhân hoạt động thương mại trên thị trường. Điều đó thể hiện thông qua các đặc điểm dưới đây của doanh nghiệp thương mại. /0123 Doanh nghiệp thương mại là tổ chức kinh tế hợp pháp chuyên kinh doanh để kiếm lời thông qua hoạt động mua - bán hàng hóa, dịch vụ trên thị trường. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại chủ yếu dựa trên yêu cầu có sự tham gia của người trung gian vào việc trao đổi hàng hóa giữa nhà sản xuất và người tiêu thụ nhằm thỏa mãn nhu cầu tốt hơn của hai bên. Như vậy, về thực chất hoạt động của doanh nghiệp thương mại là hoạt động dịch vụ. Thông qua hoạt động mua bán trên thị trường doanh nghiệp thương mại vừa làm dịch vụ cho người bán (nhà sản xuất) vừa làm dịch vụ cho người mua (người tiêu thụ) và đồng thời đáp ứng lợi ích của chính mình là lợi nhuận. Doanh nghiệp thương mại có bốn đặc điểm cơ bản, đó là: Thứ nhất, đối tượng lao động của các doanh nghiệp thương mại là các sản phẩm hàng hóa hoàn chỉnh, nhiệm vụ của các doanh nghiệp thương mại không phải là tạo ra các giá trị sử dụng mà là thực hiện giá trị. Đây được coi là điểm rất khác biệt giữa doanh nghiệp thương mại so với các doanh nghiệp khác. Thứ hai, hoạt động của doanh nghiệp thương mại giống như các doanh nghiệp khác bao gồm các quá trình kinh tế, tổ chức kỹ thuật nhưng mặt kinh tế là chủ yếu. Trong doanh nghiệp thương mại nhân vật trung tâm là khách hàng. Mọi hoạt động của doanh nghiệp thương mại đều tập trung và hướng tới khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho họ thỏa mãn nhu cầu. Thứ ba, do khách hàng là nhân vật trung tâm trong doanh nghiệp thương mại có nhu cầu rất đa dạng và do mọi hoạt động của doanh nghiệp thương mại đều hướng tới khách hàng, nên việc phân công chuyên môn hóa trong nội bộ từng doanh nghiệp cũng như giữa các doanh nghiệp thương mại bị hạn chế hơn nhiều so với các doanh nghiệp sản xuất. SVTH: Lê Đăng Hưng Líp: QTKDTM K39 4 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Thứ tư, doanh nghiệp thương mại có đặc thù liên kết “tất yếu” với nhau hình thành nên ngành kinh tế kỹ thuật, xét trên góc độ kỹ thuật tương đối lỏng lẻo, nhưng lại rất chặt chẽ trên góc độ kinh tế - xã hội và ở đó tồn tại những “luật” (thành văn và bất thành văn) được thừa nhận và tôn trọng: “Buôn có bạn, bán có phường”; “Kinh doanh là phải đảm bảo có lãi”. Đó chính là nói tới tính chất phường hội kinh doanh rất chặt chẽ của hoạt động thương mại. Trong các đặc điểm ở trên, đặc điểm quan trọng nhất của các doanh nghiệp thương mại là đều nhằm cho người tiêu dùng được thoả mãn tối đa nhu cầu của mình, giúp cho họ có ấn tượng tốt đẹp, giữ chân và biến họ thành những khách hàng trung thành. Qua đó, doanh nghiệp thương mại ngày càng có lợi trong công tác cạnh tranh và chiếm lĩnh thị phần. 2. Khái niệm về bán hàng. Bán hàng là một hoạt động vô cùng quan trọng, nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy quan niệm thế nào là bán hàng có ý nghĩa to lớn. Cho đến nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về bán hàng và điều đó sẽ dẫn đến cách mô tả và giải quyết nội dung hoạt động bán hàng khác nhau. Một trong các cách tiếp cận bán hàng được nhiều doanh nghiệp áp dụng là tiếp cận bán hàng với tư cách một khâu quan trọng, một bộ phận hữu cơ của quá trình kinh doanh. Theo cách tiếp cận này thì: “ Bán hàng là một khâu mang tính chất quyết định trong hoạt động kinh doanh, một bộ phận cấu thành thuộc hệ thống tổ chức quản lý kinh doanh của doanh nghiệp chuyên thực hiện các hoạt động nghiệp vụ liên quan đến việc thực hiện chức năng chuyển hoá hình thái giá trị của sản phẩm hàng hoá từ hàng sang tiền của tổ chức đó “. Bán hàng là sự chuyển hoá hình thái giá trị của hàng hoá từ hàng sang tiền (H-T) nhằm thoả mãn nhu cầu của cá nhân hay tập thể, do vậy bán hàng được coi là một phạm trù kinh tế. Mua bán hàng hoá là hành vi thương mại của thương nhân; theo đó người bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở SVTH: Lê Đăng Hưng Líp: QTKDTM K39 5 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp hữu hàng hoá cho người mua và nhận tiền, người mua có nghĩa vụ trả tiền cho người bán và nhận hàng theo thoả thuận của hai bên. Dưới đây là hai mô hình bán hàng phổ biến của doanh nghiệp thương mại sản xuất và doanh nghiệp thương mại không sản xuất: - Mô hình bán hàng của các doanh nghiệp thương mại sản xuất: . - Mĩ hình bán hàng đối với các doanh nghiệp thương mại không sản xuất hàng hoá: . Bán hàng là khâu cơ bản và quan trọng của quá trình sản xuất, kinh doanh. Khâu bán hàng của các doanh nghiệp có tầm quan trọng rất cao, nó quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp; là thước đo mọi nỗ lực của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tồn tại và phát triển thì sẽ kéo theo sự phát triển của cả nền kinh tế đất nước. Vì vậy, bán hàng trong kinh doanh được coi là là hoạt động cơ bản quan trọng của hoạt động kinh doanh có vai trò to lớn với doanh nghiệp và nền kinh tế quốc dân. 3. Vai trò của hoạt động bán hàng . 405!6 Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động bán hàng phản chiếu tình hình SVTH: Lê Đăng Hưng Líp: QTKDTM K39 6 Nghiên cứu nhu cầu thị trường Lựa chọn nguồn hàng để mua Mua hàng và dự trữ Bán hàng Dịch vụ phục vụ khách hàng Nghiên cứu nhu cầu thị trường Thiết kế sản phẩm Chuẩn bị các yếu tố đầu vào Tổ chức sản xuất Tổ chức bán các sp sản xuất ra Dịch vụ phục vụ khách hàng Chuyên đề thực tập tốt nghiệp kinh doanh, là thước đo phản chiếu hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được đánh giá thông qua khối lượng hàng hoá bán ra trên thị trường và lợi nhuận doanh nghiệp thu được qua bán hàng, hàng hoá được chuyển hoá từ hình thái hiện vật sang hình thái giá trị và vòng chu chuyển vốn của doanh nghiệp được hoàn thành. Đối với doanh nghiệp thương mại hoạt động bán hàng có vị trí quan trọng quyết định các nghiệp vụ khác trong quá trình kinh doanh như: Nghiên cứu thị trường, tạo nguồn mua hàng, dịch vụ, dự trữ sau khi bán hàng, không những doanh nghiệp thu được toàn bộ chi phí bỏ ra mà còn thu được lợi nhuận để phát triển hoạt động kinh doanh. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt, nâng cao được khối lượng bán ra tức là doanh nghiệp đã nâng cao được khả năng cạnh tranh trên thị trường và tỏ rõ thế lực của doanh nghiệp trên thị trường. Trong kinh doanh thương mại các doanh nghiệp còn có mục tiêu nữa là không ngừng tăng thế lực của mình. Với nền kinh tế nhiều thành phần, trên thị trường có nhiều người cung ứng hàng hoá. Cạnh tranh trên thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp thu hút ngày càng nhiều khách hàng, phải không ngừng tăng doanh số bán hàng và dịch vụ cùng với sự phát triển và mở rộng thị trường. Mục đích thế lực là mục tiêu phát triển cả về quy mô kinh doanh và cả về thị phần trên thị trường. Điều này chỉ có thể thực hiện được khi doanh nghiệp tổ chức có hiệu quả hoạt động bán hàng. Hoạt động bán hàng được thực hiện theo chiến lược và kế hoạch kinh doanh đã đề ra, hàng hoá của doanh nghiệp được khách hàng chấp nhận, uy tín của doanh nghiệp được nâng lên đưa doanh nghiệp đứng vững trên thương trường. Bán hàng cũng là khâu có quan hệ mật thiết với khách hàng, ảnh hưởng đến niềm tin, uy tín và sự tái tạo nhu cầu của người tiêu dùng đối với các doanh nghiệp. Do đó, nó là vũ khí cạnh tranh mạnh mẽ của doanh nghiệp trên thương trường. Kinh doanh thương mại trong thời buổi ngày nay thì có rất nhiều cơ hội SVTH: Lê Đăng Hưng Líp: QTKDTM K39 7 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp nhưng cũng có rất nhiều rủi ro. Vì vậy dự hoạt động như thế nào thì các doanh nghiệp cũng phải đảm bảo an toàn trong kinh doanh. Để đảm bảo an toàn thì doanh nghiệp phải giữ được mức ổn định trong việc tăng doanh thu qua các năm. Kết quả hoạt động bán hàng phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, phản ánh sự chính xác hay sai lầm của doanh nghiệp trong việc xác định chiến lược kinh doanh của mình; qua đây thể hiện trình độ tổ chức, năng lực điều hành và thế lực của doanh nghiệp trên thương trường. Vì thế, nó giúp cho doanh nghiệp có kế hoạch xây dựng mục tiêu và chiến lược kinh doanh đúng đắn, qua đó góp phần thúc đẩy doanh nghiệp phát triển và đứng vững trên thị trường. 4/05!67*895: Thị trường luôn luôn biến động, thay đổi không ngừng vì thế bán hàng không còn là vấn đề mới mẻ nhưng nó luôn mang tính thời sự cấp bách, và là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp nói riêng và với nền kinh tế đất nước nói chung. Đối với nền kinh tế quốc dân, hoạt động bán hàng là cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng, là nơi gặp gỡ giữa cung và cầu góp phần bảo đảm cân đối giữa sản xuất với tiêu dùng, cân đối giữa cung và cầu, bình ổn giá cả và đời sống nhân dân. Qua đó, tạo thêm nhiều việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Còn đối với các cơ quan nhà nước hoạch định chiến lược và Chính sách thông qua nhịp điệu mua bán trên thị trường có thể dự đoán chính xác hơn nhu cầu xã hội từ đó đề ra quyết sách thích hợp để điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế quốc dân. Hoạt động bán hàng có một vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống các kế hoạch kinh doanh mà doanh nghiệp thương mại và Nhà nước phải quan tâm. Kế hoạch bán hàng nếu được xây dựng đầy đủ, khả thi thì các mục tiêu đề ra cho hoạt động bán hàng trong kỳ kế hoạch của nền kinh tế sẽ được thực hiện. Kết quả bán hàng phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh, phản ánh sự đúng đắn về mục tiêu của chiến lược kinh doanh, phản ánh sự đúng SVTH: Lê Đăng Hưng Líp: QTKDTM K39 8 [...]... tập tốt nghiệp CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN LÊ BÌNH I Thực trạng nhập khẩu hàng hóa của Công ty cổ phần Tập đoàn Lê Bình 1 Phân tích thực trạng kết quả nhập khẩu hàng hoá của Công ty Trên cơ sở nhu cầu cụ thể về mặt hàng, quy cách chủng loại, số lượng, thời gian nhận hàng, giá cả mà khách hàng đã đưa ra và doanh nghiệp đã chấp thuận, doanh nghiệp cân đối lượng hàng tồn kho để quyết định nhập khẩu hàng. .. thành của Công ty cổ phần Tập đoàn Lê Bình Công ty cổ phần Tập đoàn Lê Bình tiền thân mang tân CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI LÊ BÌNH được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0102008982 do Sở Kế hoạch và đầu tư Hà nội cấp ngày 12/6/2003 - Tân công ty hiện nay: CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN LÊ BÌNH - Tên tiếng anh: LEBINH GROUP CORORATIONP SVTH: Lê Đăng Hưng 19 Líp: QTKDTM K39 Chuyên đề thực tập. .. hình nhập khẩu của công ty đang trên đà tiến triển tốt Điều này là do công ty luôn chú trọng tìm hiểu, khai thác và mở rộng thị trường nên doanh thu bán hàng qua mỗi năm lại tăng lên rất nhiều Do đó, công ty không những ngày càng phát triển mạnh mà còn khẳng định và giữ vững vị trí của mình trên thị trường 2 Thị trường nhập khẩu của Công ty Thị trường nhập khẩu của Công ty cổ phần Tập đoàn Lê Bình. .. hàng kinh doanh của công ty rất đa dạng và chất lượng đảm bảo Vì vậy, công ty cung cấp được cho các khách hàng các sản phẩm đáp ứng được mọi yêu cầu và qua đó giữ chân được họ 3 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Tập đoàn Lờ Bỡnh trong 3 năm (2007-2009) 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty CP Tập đoàn Lê Bình Trong những năm qua, Công ty cổ phần Tập đoàn Lê Bình đạt được... lượng hàng nhập khẩu bán ra theo tổng số, chia ra các mặt hàng, khách hàng, thời gian, khu vự bán hàng - Doanh số và doanh thu bán hàng nhập khẩu theo tổng số, các mặt hàng, cho các khách hàng theo thời gian và khu vực - Số lượng (giá trị) hàng hoá còn tồn kho, hàng đang đi trên đường… - Số khách hàng bán được, doanh số trên một khách hàng bình quân - Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch bán hàng nhập khẩu về... đổi, khách hàng muốn dựng sản phẩm nhập khẩu của Châu Âu vì chất lượng của nó tốt hơn so với hàng Châu Á Ngoài ra, năm 2009 công ty đã nhập khẩu ở các nước khác nhiều hơn, tăng 25.923.945 nghìn đồng so với năm 2007 Công ty muốn mở rộng thị trường nhập khẩu của mình và kết hợp đa dạng hóa sản phẩm nhập khẩu Qua đây ta thấy, thị trường nhập khẩu của công ty rất rộng lớn, do đó mà chủng loại mặt hàng kinh... khối lượng và giá trị - Tỷ phần thị trường của doanh nghiệp trong kỳ, tỷ phần tăng thêm (giảm đi) trong kỳ Kết quả của việc phân tích đánh giá quá trình bán hàng sẽ là căn cứ để doanh nghiệp có các biện pháp thúc đẩy các hoạt động bán hàng và hoàn thiện quá trình hoạt động kinh doanh hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp trên mọi phương diện III Đặc điểm của Công ty cổ phần Tập đoàn Lê Bình 1 Quá trình... Tổng lợi nhuận của năm 2009 tăng vượt bậc so với năm 2008 và 2007 cho thấy công ty đang hoạt động rất hiệu quả Để công ty phát triển hơn nữa thì trong tương lai, công ty cần có chiến lược, mục tiêu rõ ràng, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm và bán hàng Các nhà quản lý công ty phải đặc biệt chú trọng vấn đề thúc đẩy và xúc tiến bán được nhiều sản phẩm nhập khẩu Có bán được nhiều sản phẩm thì công ty mới có thể... toàn bộ hệ thống van cho công trình nhà Hội nghị Quốc gia - Mỹ Đình Ngày 02/3/2010 Công ty TNHH Thương Mại Lê Bình chính thức được chuyển đổi thành Công ty cổ phần Tập Đoàn Lê Bình theo chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0101377732 của Sở kế hoạch và đầu tư Thành phố Hà Nội Hiện nay, Tập đoàn Lê Bình đang thực hiện hàng loạt các hợp đồng cung cấp các thiết bị công nghiệp cho các công trình lớn như: Nhà... với nền kinh tế của thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng Là một doanh nghiệp trong nước, Công ty cổ phần Tập đoàn Lê Bình không tránh khỏi ảnh hưởng của sự khủng hoảng kinh tế Tuy thu nhập của các lao động trong công ty tăng trong năm SVTH: Lê Đăng Hưng 33 Líp: QTKDTM K39 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 2009 ít hơn so với các năm khác, nhưng việc công ty vẫn có lãi và thu nhập của nhân viên vẫn . mạnh bán hàng nhập khẩu của Công ty cổ phần Tập đoàn Lê Bình làm chuyên đề tốt nghiệp của mình. Chuyên đề gồm có 3 chương: Chương I: Cơ sở đẩy mạnh bán hàng của Công ty cổ phần Tập đoàn Lê Bình. Chương. Bình. Chương II: Thực trạng bán hàng nhập khẩu của Công ty cổ phần Tập đoàn Lê Bình, Chương III: Giải pháp hoàn thiện công tác bán hàng nhập khẩu của Công ty cổ phần Tập đoàn Lê Bình. Em xin chân thành. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp MỤC LỤC III. Đặc điểm của Công ty cổ phần Tập đoàn Lê Bình 19 I. Thực trạng nhập khẩu hàng hóa của Công ty cổ phần Tập đoàn Lê Bình 28 SVTH: Lê Đăng Hưng Líp:

Ngày đăng: 28/06/2015, 08:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan