tiểu luận quản trị marketing Chuỗi cung ứng và ứng dụng trong tập đoàn Unilver.DOC

30 931 3
tiểu  luận  quản trị marketing Chuỗi cung ứng và ứng dụng trong tập đoàn Unilver.DOC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuỗi cung ứng và ứng dụng tại Unilever Trường đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh VB2K11 – Ngoại thương 1 Đề tài: & Hướng dẫn: GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân Sinh viên: Phạm Dương Anh Tuấn Vũ Thị Kim Nguyên Nguyễn Hoàng Linh Phương Hồ Quang Long Lê Nguyễn Phương Thúy Lớp Ngoại Thương1-VB2K11 Tr.1 Chuỗi cung ứng và ứng dụng tại Unilever Nguyễn Trường Mạnh Lớp Ngoại Thương1-VB2K11 Tr.2 Chuỗi cung ứng và ứng dụng tại Unilever Mục lục 1. Giới thiệu về Unilever Việt Nam: 5 2. Lý thuyết về chuỗi cung ứng: 7 2.1 Khái niệm về quản lý chuỗi cung ứng (SCM): 7 2.1.1 Giai đoạn 1: Phân phối (Distribution) 7 2.1.2 Giai đoạn 2: Hệ thống Logistics 8 2.1.3 Giai đoạn 3: Quản trị dây chuyền cung ứng (SCM) 8 2.2 Vai trò của chuỗi cung ứng: 8 2.3 Cấu trúc chuỗi cung ứng: 9 3. Các thành phần trong chuỗi cung ứng: 10 3.1.1 Hoạch định: 11 3.1.1.1 Hoạch định nhu cầu: 11 3.1.1.2 Hoạch định cung ứng 13 3.1.1.3 Hoạch định sản xuất 14 3.1.1.4 Hoạch định chuỗi cung ứng ngành hàng: 14 3.1.2 Nguồn lực: 17 3.1.3 Sản xuất: 17 3.1.3.1 Quá trình sản xuất 17 3.1.3.2 Đóng gói 17 3.1.4 Phân phối: 17 3.1.4.1 Vận tải 17 3.1.4.2 Nhà kho 19 3.1.4.3 Hệ thống phân phối của Unilever Việt Nam: 20 4. Các hệ thống hỗ trợ chuỗi cung ứng 20 4.1 Hoạch định nguồn lực phân phối (DRP II) 20 4.1.1 Định nghĩa 20 4.1.1.1 Hoạch định nhu cầu phân phối (DRP I) 20 4.1.1.2 Hoạch định nguồn lực phân phối (DRP II) 21 4.1.2 Các thành phần của DRP II 21 4.2 Hoạch định nguồn lực cho doanh nghiệp (ERP) 21 4.2.1 Định nghĩa 21 4.2.2 Tại sao các doanh nghiệp cần có ERP ? 21 4.3 Kỹ thuật dự báo (FT) 23 4.4 Quản lý tồn kho (IM) 24 4.4.1 Tại sao phải quản lý tồn kho? 24 4.4.2 Vai trò tồn kho trong chuỗi cung ứng 24 4.4.3 Các dạng quản lý tồn kho trong chuỗi cung ứng 24 4.4.3.1 Quản lý tồn kho nguyên vật liệu thô : 24 4.4.3.2 Quản lý tồn kho bán thành phẩm : 24 4.4.3.3 Quản lý tồn kho thành phẩm : 25 4.4.3.4 Kết luận cho quản lý tồn kho 25 4.5 Hệ thống sản xuất tinh gọn (LPS) 25 4.5.1 Sản xuất tinh gọn là gì? 25 4.5.2 Mục tiêu của sản xuất tinh gọn 25 4.5.3 Các nguyên tắc chính của sản xuất tinh gọn 26 4.5.4 Trọng tâm của sản xuất tinh gọn 26 Lớp Ngoại Thương1-VB2K11 Tr.3 Chuỗi cung ứng và ứng dụng tại Unilever 4.5.5 Các bước thực hiện và thước đo mức độ thành công trong sản xuất tinh gọn 27 4.5.6 Những doanh nghiệp nào sẽ được lợi từ sản xuất tinh gọn 28 4.6 Hoạch định nhu cầu vật tư (MRP I) 28 4.6.1 Khái niệm 28 4.6.2 Ưu điểm 28 4.7 Hoạch định nguồn lực sản xuất (MRP II) 29 4.7.1 Giới thiệu 29 4.7.2 Các thành phần của MRP II 30 Lớp Ngoại Thương1-VB2K11 Tr.4 Chuỗi cung ứng và ứng dụng tại Unilever 1. Giới thiệu về Unilever Việt Nam: Có mặt tại Việt Nam từ năm 1994, đến nay Unilever - tập đoàn đa quốc gia về ngành hàng thực phẩm và sản phẩm chăm sóc vệ sinh cá nhân, gia đình – đang đầu tư vào hai doanh nghiệp: Lever Việt Nam (liên doanh với Tổng công ty Hóa chất Việt Nam – Vinachem) và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài Unilever Bestfoods & Elida P/S. Unilever Việt Nam nằm trong nhóm 5 công ty đa quốc gia hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng có mức thu nhập bình quân trên đầu người cao nhất trên thị trường. Trụ sở chính của tập đoàn Unilever Việt Nam tọa lạc tại khu C-11 đại lộ Nguyễn Lương Bằng, khu Nam Sài Gòn, có tổng diện tích 10.000 mét vuông. Tòa nhà bốn tầng này sẽ là nơi làm việc cho trên 600 nhân viên văn phòng của Unilever Việt Nam. Unilever đã đầu tư 120 triệu đô-la Mỹ vàoViệt Nam, tạo ra 2.000 việc làm trực tiếp và 6.000 việc làm gián tiếp cho người lao động địa phương. Các nhà máy sản xuất của Unilever Việt Nam tại Thủ Đức và Củ Chi là những cơ sở sản xuất mang tính cạnh tranh nhất trong số các nhà máy của Unilever và đạt tiêu chuẩn về an toàn, chất luợng sản phẩm, năng lực sản xuất và bảo vệ môi trường. Khai thác yếu tố truyền thống, kết hợp với công nghệ hiện đại và kỹ năng tiếp thị, Unilever đã tạo được những thương hiệu mà bất cứ người Việt Nam nào cũng có thể nhận biết và chấp nhận. Giống như mọi công ty khác, con người là tài sản quý báu nhất của Unilever. Chính sách của công ty là luôn tuyển dụng những nhân viên giỏi nhất và dành cho họ một chế độ đãi ngộ xứng đáng cùng những cơ hội được đào tạo ở trong, ngoài nước và một môi trường làm việc thực sự mang tính quốc tế. Ngoài ra trong thời gian qua mọi hoạt động Unilever Việt Nam luôn hướng tới hỗ trợ phát triển cộng đồng. Trong hơn 10 năm qua, Công ty đã dành hơn 200 tỷ đồng cho các hoạt động hỗ trợ phát triển cộng đồng xã hội. Công ty đã kết hợp với Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng các cơ quan ban ngành địa phương thực hiện nhiều chương trình trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Không chỉ dừng ở các chỉ tiêu tăng trưởng và phát triển kinh doanh, Unilever đã thể hiện trách nhiệm của một công ty đa quốc gia khi xác định xu hướng đầu tư lâu dài tại Việt Nam. Công ty đã cam kết và coi việc bảo vệ môi trường và an toàn lao động là một trong những việc ưu tiên hàng đầu. Cam kết này thể hiện rất rõ trong toàn bộ quá trình sản xuất: o Tất cả các nhà máy đều tiến hành hoạt động sản xuất theo nguyên tắc không có nước thải công nghiệp ra môi trường. o Đầu tư và sẵn sàng tiếp tục đầu tư cho những thiết bị và phương tiện hay thiết lập những hệ thống quản lý cần thiết để duy trì những tiêu chuẩn an toàn về môi trường theo quy định của nhà nước Việt Nam và của Công ty. o Liên tục phát triển và liên tục cải tiến các hệ thống quản lý tiêu chuẩn quốc tế đã được áp dụng trong tất cả các cơ sở sản xuất của Unilever như : hệ thống quản lý chất lượng quốc tế ISO 9001-2000, hệ thống quản lý môi trường ISO Lớp Ngoại Thương1-VB2K11 Tr.5 Chuỗi cung ứng và ứng dụng tại Unilever 14001, hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp OHSAS 18001 và đặc biệt là chương trình TPM – Bảo trì năng suất toàn diện. Sơ lược các ngành hàng của Unilever đang tham gia trên thị trường: Với danh mục các sản phẩm trải dài trên nhiều ngành hàng khác nhau từ các sản phẩm chăm sóc tóc, chăm sóc da, chăm sóc răng miệng cho đến các sản phẩm nổi tiếng chăm sóc nhà cửa và cả thực phẩm; Unilever thực sự là một “ông lớn” trong lĩnh vực FMCG tại thị trường Việt nam hiện nay. Việc quản lý hậu cần phải luôn linh động, có độ khả chuyển cao để có thể đáp ứng được mức độ cạnh tranh cao, thay đổi liên tục của thị trường nhưng vẫn phải đảm bảo được mức độ tổn thất (do sự thay đổi nhiều) mức độ tồn kho là thấp nhất, mức độ đáp ứng nhu cầu của khách hàng là cao nhất. Với những thách thức không nhỏ như vậy cho thấy mức độ phức tạp của Chuỗi Cung Ứng mà Unilever đang sở hữu. Trong phạm vi của một bài tập, nhóm chúng tôi cố gắng tìm hiểu và mô tả lại các hoặt động chứ năng chính của chuỗi cung ứng Unilever nhằm rút ra được những điểm hay cần chia sẽ với các doanh nghiệp Việt nam trong thời kỳ hội nhập như hiện nay. Lớp Ngoại Thương1-VB2K11 Food Food Solution Solution Househol Househol d Care d Care Skin Care Skin Care Hair Care Hair Care Oral Care Oral Care Tr.6 Chuỗi cung ứng và ứng dụng tại Unilever 2. Lý thuyết về chuỗi cung ứng: 2.1 Khái niệm về quản lý chuỗi cung ứng (SCM): SCM là sự phối kết hợp nhiều thủ pháp nghệ thuật và khoa học nhằm cải thiện cách thức các công ty tìm kiếm những nguồn nguyên liệu thô cấu thành sản phẩm/dịch vụ, sau đó sản xuất ra sản phẩm/dịch vụ đó và phân phối tới các khách hàng. Điều quan trọng đối với bất kỳ giải pháp SCM nào, dù sản xuất hàng hoá hay dịch vụ, chính là việc làm thế nào để hiểu được sức mạnh của các nguồn tài nguyên và mối tương quan giữa chúng trong toàn bộ dây chuyền cung ứng sản xuất. Về cơ bản, SCM sẽ cung cấp giải pháp cho toàn bộ các hoạt động đầu vào của doanh nghiệp, từ việc đặt mua hàng của nhà cung cấp, cho đến các giải pháp tồn kho an toàn của công ty. Trong hoạt động quản trị nguồn cung ứng, SCM cung cấp những giải pháp mà theo đó, các nhà cung cấp và công ty sản xuất sẽ làm việc trong môi trường cộng tác, giúp cho các bên nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và phân phối sản phẩm/dịch vụ tới khách hàng. SCM tích hợp hệ thống cung ứng mở rộng và phát triển một môi trường sản xuất kinh doanh thực sự, cho phép công ty của bạn giao dịch trực tiếp với khách hàng và nhà cung cấp ở cả hai phương diện mua bán và chia sẻ thông tin. SCM là một giai đoạn phát triển của lĩnh vực Logistic (hậu cần). Trong tiếng Anh, một điều thú vị là từ Logistics này không hề có liên quan gì đến từ “Logistic” trong toán học. Khi dịch sang tiếng Việt, có người dịch là hậu cần, có người dịch là kho vận, dịch vụ cung ứng. Tuy nhiên, tất cả các cách dịch đó đều chưa thoả đáng, không phản ánh đầy đủ và chính xác bản chất của Logistics. Vì vậy, tốt hơn cả là chúng ta hãy giữ nguyên thuật ngữ Logistics và sau đó tìm hiểu tường tận ý nghĩa của nó. SCM là một giai đoạn phát triển của lĩnh vực Logistic (hậu cần). Ban đầu, logistics được sử dụng như một từ chuyên môn trong quân đội, được hiểu với nghĩa là công tác hậu cần. Đến cuối thế kỷ 20, Logistics được ghi nhận như là một chức năng kinh doanh chủ yếu, mang lại thành công cho các công ty cả trong khu vực sản xuất lẫn trong khu vực dịch vụ. Uỷ ban kinh tế và xã hội châu Á Thái Bình Dương (Economic and Social Commission for Asia and the Pacific - ESCAP) ghi nhận Logistics đã phát triển qua 3 giai đoạn: 2.1.1 Giai đoạn 1: Phân phối (Distribution) Đó là quản lý một cách có hệ thống các hoạt động liên quan với nhau nhằm đảm bảo cung cấp sản phẩm, hàng hoá cho khách hàng một cách hiệu quả nhất. Giai đoạn này bao gồm các hoạt động nghiệp vụ sau: -Vận tải, -Phân phối, -Bảo quản hàng hoá, -Quản lý kho bãi, -Bao bì, nhãn mác, đóng gói. Lớp Ngoại Thương1-VB2K11 Tr.7 Chuỗi cung ứng và ứng dụng tại Unilever 2.1.2 Giai đoạn 2: Hệ thống Logistics Giai đoạn này có sự phối kết hợp công tác quản lý của cả hai mặt trên vào cùng một hệ thống có tên là Cung ứng vật tư và Phân phối sản phẩm. 2.1.3 Giai đoạn 3: Quản trị dây chuyền cung ứng (SCM) Đây là khái niệm mang tính chiến lược về quản trị chuỗi quan hệ từ nhà cung cấp nguyên liệu – đơn vị sản xuất - đến người tiêu dùng 2.2 Vai trò của chuỗi cung ứng: SCM giải quyết cả đầu ra lẫn đầu vào của doanh nghiệp một cách hiệu quả nhờ vào thay đổi các nguồn nguyên vật liệu đầu vào hoặc tối ưu hoá quá trình luân chuyển nguyên vật liệu, hàng hoá, dịch vụ ⌠có thể giúp tiết kiệm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp. Có không ít công ty đã gặt hái thành công lớn nhờ biết soạn thảo chiến lược và giải pháp SCM thích hợp, ngược lại, có nhiều công ty gặp khó khăn, thất bại do đưa ra các quyết định sai lầm như chọn sai nguồn cung cấp nguyên vật liệu, chọn sai vị trí kho bãi, tính toán lượng dự trữ không phù hợp, tổ chức vận chuyển rắc rối, chồng chéo SCM hỗ trợ đắc lực cho hoạt động tiếp thị, đặc biệt là tiếp thị hỗn hợp (4P: Product, Price, Promotion, Place). Chính SCM đóng vai trò then chốt trong việc đưa sản phẩm đến đúng nơi cần đến và vào đúng thời điểm thích hợp. Mục tiêu lớn nhất của SCM là cung cấp sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng với tổng chi phí nhỏ nhất. Điểm đáng lưu ý là các chuyên gia kinh tế đã nhìn nhận rằng hệ thống SCM hứa hẹn từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất của công ty và tạo điều kiện cho chiến lược thương mại điện tử phát triển. Đây chính là chìa khoá thành công cho B2B. Tuy nhiên, như không ít các nhà phân tích kinh doanh đã cảnh báo, chiếc chìa khoá này chỉ thực sự phục vụ cho việc nhận biết các chiến lược dựa trên hệ thống sản xuất, khi chúng tạo ra một trong những mối liên kết trọng yếu nhất trong dây chuyền cung ứng. Trong một công ty sản xuất luôn tồn tại ba yếu tố chính của dây chuyền cung ứng: thứ nhất là các bước khởi đầu và chuẩn bị cho quá trình sản xuất, hướng tới những thông tin tập trung vào khách hàng và yêu cầu của họ; thứ hai là bản thân chức năng sản xuất, tập trung vào những phương tiện, thiết bị, nhân lực, nguyên vật liệu và chính quá trình sản xuất; thứ ba là tập trung vào sản phẩm cuối cùng, phân phối và một lần nữa hướng tới những thông tin tập trung vào khách hàng và yêu cầu của họ. Trong dây chuyên cung ứng ba nhân tố này, SCM sẽ điều phối khả năng sản xuất có giới hạn và thực hiện việc lên kế hoạch sản xuất - những công việc đòi hỏi tính dữ liệu chính xác về hoạt động tại các nhà máy, nhằm làm cho kế hoạch sản xuất đạt hiệu quả cao nhất. Khu vực nhà máy sản xuất trong công ty của bạn phải là một môi trường năng động, trong đó sự vật được chuyển hoá liên tục, đồng thời thông tin cần được cập nhật và phổ biến tới tất cả các cấp quản lý công ty để cùng đưa ra quyết định nhanh chóng và chính xác. SCM cung cấp khả năng trực quan hoá đối với các dữ liệu liên quan đến sản xuất và khép kín dây chuyền cung cấp, tạo điều kiện cho việc tối ưu hoá sản xuất đúng lúc bằng các hệ thống sắp xếp và lên kế hoạch. Nó cũng mang lại hiệu quả tối đa cho việc Lớp Ngoại Thương1-VB2K11 Tr.8 Chuỗi cung ứng và ứng dụng tại Unilever dự trù số lượng nguyên vật liệu, quản lý nguồn tài nguyên, lập kế hoạch đầu tư và sắp xếp hoạt động sản xuất của công ty. Một tác dụng khác của việc ứng dụng giải pháp SCM là phân tích dữ liệu thu thập được và lưu trữ hồ sơ với chi phí thấp. Hoạt động này nhằm phục vụ cho những mục đích liên quan đến hoạt động sản xuất (như dữ liệu về thông tin sản phẩm, dữ liệu về nhu cầu thị trường…) để đáp ứng đòi hỏi của khách hàng. Có thể nói, SCM là nền tảng của một chương trình cải tiến và quản lý chất lượng - Bạn không thể cải tiến được những gì bạn không thể nhìn thấy. 2.3 Cấu trúc chuỗi cung ứng: Một dây chuyền cung ứng sản xuất bao gồm tối thiểu ba yếu tố: nhà cung cấp, bản thân đơn vị sản xuất và khách hàng. - Nhà cung cấp: là các công ty bán sản phẩm, dịch vụ là nguyên liệu đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất, kinh doanh. Thông thường, nhà cung cấp được hiểu là đơn vị cung cấp nguyên liệu trực tiếp như vật liệu thô, các chi tiết của sản phẩm, bán thành phẩm. Các công ty cung cấp dịch vụ cho sản xuất, kinh doanh được gọi là nhà cung cấp dịch vụ. - Đơn vị sản xuất: là nơi sử dụng nguyên liệu, dịch vụ đầu vào và áp dụng các quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm cuối cùng. Các nghiệp vụ về quản lý sản xuất được sử dụng tối đa tại đây nhằm tăng hiệu quả, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo nên sự thông suốt của dây chuyền cung ứng. - Khách hàng: là người sử dụng sản phẩm của đơn vị sản xuất. Như vậy, chuỗi cung ứng là một tổng thể giữa nhiều nhà cung ứng và khách hàng được kết nối với nhau; trong đó, mỗi khách hàng, đến lượt mình lại là nhà cung ứng cho tổ chức tiếp theo cho đến khi thành phẩm tới được tay người tiêu dùng. Nói một cách khác, có thể xem chuỗi cung ứng là một mạng lưới bao gồm những đơn vị, công đoạn có liên quan với nhau trong việc khai thác tài nguyên nhằm sản xuất ra sản phẩm phục vụ cho người tiêu dùng, kể cả các công đoạn trung gian như vận tải, kho Lớp Ngoại Thương1-VB2K11 Tr.9 Chuỗi cung ứng và ứng dụng tại Unilever bãi, bán buôn, bán lẻ và bản thân khách hàng. Bản thân mỗi doanh nghiệp cũng là một Bản thân mỗi doanh nghiệp cũng là một chuỗi cung ứng nội bộ thu nhỏ bao gồm các bộ phận sản xuất, các bộ phận chức năng có liên quan đến thỏa mãn nhu cầu của khách hàng như tài chính, công nghệ thông tin, phát triển sản phẩm mới, tiếp thị, bán hàng, phân phối, và dịch vụ khách hàng. Ba dòng luân chuyển sau được xem xét trong bất kì chuỗi cung ứng nào: ∗ Dòng vật liệu là dòng dịch chuyển từ nhà cung cấp đến nhà bán lẻ trong đó nguyên vật liệu được chuyển đổi thành sản phẩm và sau đó chuyển đến khách hàng. ∗ Dòng thông tin bao gồm dữ liệu đựơc lưu trữ và truy xuất mỗi khi trạng thái hệ thống thay đổi. Ví dụ như mỗi lần khách hàng đặt hàng, thông tin được khởi tạo và lưu trữ trong bảng "Customer Order". ∗ Dòng tiền bao gồm dòng chi phí sản xuất, chi phí tồn kho, WIP, 3. Các thành phần trong chuỗi cung ứng: Một chuỗi cung ứng thường gồm có 4 thành phần chính, các thành phần này đều liên kết chặt chẽ với nhau thành một "chuỗi": Ο Hoạch định Ο Nguồn lực Ο Sản xuất Ο Phân phối Lớp Ngoại Thương1-VB2K11 Nguồn lực Sản xuất Phân phối Hoạch định Tr.10 [...]... cân bằng giữa cung ứng và nhu cầu 3.1.1.2 Hoạch định cung ứng 3.1.1.2.1 Khái niệm Hoạch định cung ứng là quy trình nhận dạng, ưu tiên, kết hợp các bộ phận cấu thành trong tổng thể, tất cả các nguồn cung ứng theo yêu cầu và tăng thêm giá trị cho chuỗi cung ứng của một sản phẩm hoặc dịch vụ theo mức độ thích hợp ngang dọc 3.1.1.2.2 Các thành phần trong Hoạch định cung ứng Hoạch định cung ứng gồm có 3... nào phải chờ 3.1.1.1.3 Sự cân bằng giữa cung ứng và nhu cầu: Quan hệ giữa cung ứng và nhu cầu đã hình thành lên một bài toán nan giải, là phải làm sao đáp ứng và thỏa mãn được nhu cầu của khác hàng, nhưng sự cung ứng để đáp ứng các nhu cầu này phải bảo đảm nằm trong giới hạn nguồn lực sẵn có và phải cực tiểu được chi phí đầu tư cho việc cung ứng này Cung ứng và nhu cầu là những khái niệm cơ bản nhất,... Ngoại Thương1-VB2K11 Tr.23 Chuỗi cung ứng và ứng dụng tại Unilever 4.4 Quản lý tồn kho (IM) 4.4.1 Tại sao phải quản lý tồn kho? Cực tiểu đầu tư tồn kho Phục vụ khách hàng tốt nhất Bảo đảm hoạt động hiệu quả ở các bộ phận Chi phí đơn vị thấp Xoay vòng tồn kho cao Quan hệ cung ứng tốt Cung ứng liên tục 4.4.2 Vai trò tồn kho trong chuỗi cung ứng Hàng tồn kho thường chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản của doanh... cung cấp cho các nhà quản lý doanh nghiệp khả năng quản lý và điều hành tài chính - kế toán, quản lý vật tư, quản lý sản xuất, quản lý kinh doanh và phân phối sản phẩm, quản lý dự án, quản lý dịch vụ, quản lý khách hàng, quản lý nhân sự, các công cụ dự báo và lập kế hoạch, báo cáo, v.v Thêm vào đó, như một đặc điểm rất quan trọng mà các giải pháp ERP cung cấp cho các doanh nghiệp, là một hệ thống quản. .. với một giá nhất định; quan hệ giữa giá và lượng sản phẩm được gọi là quan hệ nhu cầu Cung ứng thể hiện lượng sản phẩm tốt được sản xuất để cung ứng cho thị trường với một mức giá chấp nhận Quan hệ giữa giá và lượng sản phẩm được cung ứng cho thị trường gọi là quan hệ cung ứng Do đó, giá là một sự phản ánh giữa cung ứng và nhu cầu Mối quan hệ giữa nhu cầu và cung ứng sẽ liên quan đến sự phân bổ nguồn... đó, việc quản lý tồn kho là một kết quả quan trọng trong hoạt động trong chuỗi cung ứng Tồn kho rất cần thiết khi có sự không đồng bộ giữa cung và cầu cho một công ty hoạt động Tồn kho cho phép sản phẩm sẵn có tức thời hay trong thời gian hợp lý nhằm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng Tồn kho giúp ổn định nguồn lực cho toàn công ty 4.4.3 Các dạng quản lý tồn kho trong chuỗi cung ứng 4.4.3.1 Quản lý tồn... thiếu trong chuỗi cung ứng Vận chuyển bên ngoài chiếm một phần lớn trong toàn bộ chí phí vận tải: Chi phí cho các hoạt động liên quan đến vận tải 3.1.4.1.2 Các loại vận tải  Đường sắt  Đường bộ  Đường thủy  Đường ống  Hàng không Lớp Ngoại Thương1-VB2K11 Tr.18 Chuỗi cung ứng và ứng dụng tại Unilever 3.1.4.2 Nhà kho 3.1.4.2.1 Khái niệm Nhà kho là nơi mà chuỗi cung cấp lưu giữ/chứa nguyên vật liệu và. .. thông trong kho hoạt động một cách hiệu quả và tốt nhất Quản lý nhân lực phân phối: để bảo đảm nhân lực cho toàn bộ hoạt động phân phối từ nhà máy đến nguời tiêu dùng Quản lý trang thiết bị trong kho và phương tiện vận chuyển: quản lý và cung cấp đầy đủ trang thiết bị cơ giới cho hoạt động trong kho cũng như tại các trạm phân phối Quản lý chi phí về lưu kho và vận chuyển: để kiểm soát dòng tiền trong. .. ty với nhà cung cấp và khách hàng Lớp Ngoại Thương1-VB2K11 Tr.17 Chuỗi cung ứng và ứng dụng tại Unilever Vận tải cũng tạo ra giá trí gia tăng bằng cách cung cấp lợi ích về không gian và thời gian cho hàng hóa của công ty Khi mà công ty hoạt động trên phạm vi toàn cầu thì chi phí vận tải thậm chí ngày càng trở nên quan trọng Việc xác định đường đi của các phường tiện vận tải sao cho cực tiểu chi phí... như tránh gian lận nội bộ Công tác quản lý hàng tồn kho được quản lý chính xác, hiệu quả, nhờ đó giảm nhu cầu vốn lưu động cùng lúc làm tăng hiệu quả sản xuất Lớp Ngoại Thương1-VB2K11 Tr.21 Chuỗi cung ứng và ứng dụng tại Unilever Việc quản lý sản xuất nhờ đó cũng nâng cao hiệu quả, loại bỏ được những yếu tố kém trong việc lập lịch, kế hoạch sản xuất, kế hoạch vật tư và dẫn đến giảm được chi phí sản xuất . Care Oral Care Tr.6 Chuỗi cung ứng và ứng dụng tại Unilever 2. Lý thuyết về chuỗi cung ứng: 2.1 Khái niệm về quản lý chuỗi cung ứng (SCM): SCM là sự phối kết hợp nhiều thủ pháp nghệ thuật và khoa học. 8 2.1.3 Giai đoạn 3: Quản trị dây chuyền cung ứng (SCM) 8 2.2 Vai trò của chuỗi cung ứng: 8 2.3 Cấu trúc chuỗi cung ứng: 9 3. Các thành phần trong chuỗi cung ứng: 10 3.1.1 Hoạch định: 11 3.1.1.1. (FT) 23 4.4 Quản lý tồn kho (IM) 24 4.4.1 Tại sao phải quản lý tồn kho? 24 4.4.2 Vai trò tồn kho trong chuỗi cung ứng 24 4.4.3 Các dạng quản lý tồn kho trong chuỗi cung ứng 24 4.4.3.1 Quản lý tồn

Ngày đăng: 27/06/2015, 15:23

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1. Giới thiệu về Unilever Việt Nam:

  • 2. Lý thuyết về chuỗi cung ứng:

    • 2.1 Khái niệm về quản lý chuỗi cung ứng (SCM):

      • 2.1.1 Giai đoạn 1: Phân phối (Distribution)

      • 2.1.2 Giai đoạn 2: Hệ thống Logistics

      • 2.1.3 Giai đoạn 3: Quản trị dây chuyền cung ứng (SCM)

      • 2.2 Vai trò của chuỗi cung ứng:

      • 2.3 Cấu trúc chuỗi cung ứng:

      • 3. Các thành phần trong chuỗi cung ứng:

        • 3.1.1 Hoạch định:

          • 3.1.1.1 Hoạch định nhu cầu:

            • 3.1.1.1.1 Định nghĩa

            • 3.1.1.1.2 Mục tiêu:

            • 3.1.1.1.3 Sự cân bằng giữa cung ứng và nhu cầu:

            • 3.1.1.2 Hoạch định cung ứng

              • 3.1.1.2.1 Khái niệm

              • 3.1.1.2.2 Các thành phần trong Hoạch định cung ứng

              • 3.1.1.3 Hoạch định sản xuất

                • 3.1.1.3.1 Khái niệm

                • 3.1.1.3.2 Các thành phần trong Hoạch định sản xuất

                • 3.1.1.4 Hoạch định chuỗi cung ứng ngành hàng:

                • 3.1.2 Nguồn lực:

                • 3.1.3 Sản xuất:

                  • 3.1.3.1 Quá trình sản xuất

                  • 3.1.3.2 Đóng gói

                  • 3.1.4 Phân phối:

                    • 3.1.4.1 Vận tải

                      • 3.1.4.1.1 Vai trò của vận tải

                      • 3.1.4.1.2 Các loại vận tải

                      • 3.1.4.2 Nhà kho

                        • 3.1.4.2.1 Khái niệm

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan