THỰC TRẠNG VỀ TỘI NHẬN HỐI LỘ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

54 3.4K 26
THỰC TRẠNG VỀ TỘI NHẬN HỐI LỘ Ở VIỆT NAM HIỆN  NAY

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hiện nay đất nước ta đang trong hoàn cảnh đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đang từng bước đẩy mạnh công nghiệp hóa

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT D E LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHÓA 31(2005-2009) Đề tài: TỘI NHẬN HỐI LỘ TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: TS. Phạm Văn Beo Lê Văn Giác Bộ môn: Tư Pháp MSSV: 5054737 Lớp: Luật Tư Pháp 1-K31 Cần Thơ 2008 Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuNHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . /. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . /. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu MỤC LỤC W X LỜI NÓI ĐẦU . 1 1. Tình thế cấp thiết của đề tài . 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài . 3 4. Phương pháp nghiên cứu đề tài . 3 5. Cơ cấu của đề tài . 3 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỘI NHẬN HỐI LỘ 4 1.1 Khái niệm chung tội phạm về chức vụ 4 1.2 Khái niệm về tội nhận hối lộ 5 1.3 Đặc điểm, bản chất pháp lý của tội nhận hối lộ . 5 1.4 Nguyên nhân, điều kiện phạm tội nhận hối lộ 6 1.4.1 Nguyên nhân khách quan của tội nhận hối lộ . 6 1.4.2 Nguyên nhân chủ quan của tội nhận hối lộ . 7 1.5 Ý nghĩa của việc nghiên cứư tội nhận hối lộ . 8 1.6 Sơ lược về lịch sử hình thành các quy định về tội nhận hối lộ trong pháp luật hình sự Việt Nam . 9 1.6.1 Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội nhận hối lộ trước Cách mạng tháng Tám . 9 1.6.2 Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội nhận hối lộ sau Cách mạng tháng Tám . 12 1.6.3 Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội nhận hối lộ trong Bộ luật hình sự năm 1985 13 1.6.4 Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội nhận hối lộ trong Bộ luật hình sự năm 1999 (Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành) . 14 CHƯƠNG 2: CÁC QUY ĐỊNH VỀ TỘI NHẬN HỐI LỘ TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 16 2.1 Các dấu hiệu cấu thành tội nhận hối lộ . 17 2.1.1 Dấu hiệu về mặt chủ thể của tội nhận hối lộ . 17 2.1.2 Dấu hiệu về mặt khách quan của tội nhận hối lộ 20 2.1.2.1 Hành vi khách quan 20 2.1.2.2 Dấu hiệu hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội nhận hối lộ . 23 2.1.3 Dấu hiệu về mặt khách thể của tội nhận hối lộ . 24 2.1.4 Dấu hiệu về mặt chủ quan của tội nhận hối lộ 25 2.2 Các trường hợp phạm tội cụ thể 25 2.2.1 Phạm tội nhận hối lộ thuộc khoản 1 Điều 279 25 2.2.2 Phạm tội nhận hối lộ thuộc khoản 2 Điều 279 27 2.2.3 Phạm tội nhận hối lộ thuộc khoản 3 Điều 279 34 2.2.4 Phạm tội nhận hối lộ thuộc khoản 4 Điều 279 35 2.2.5 Hình phạt bổ sung đối với người phạm tội nhận hối lộ 38 2.3 So sánh tội nhận hối lộ với một số tội phạm về chức vụ khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành . 39 2.3.1 Tội nhận hối lộ với tội tham ô tài sản . 39 2.3.2 Tội nhận hối lộ với tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản . 40 2.3.3 Tội nhận hối lộ với tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đến người khác để trục lợi . 40 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ TỘI NHẬN HỐI LỘVIỆT NAM HIỆN NAY 42 3.3 Tổng quan về tội nhận hối lộ trên thế giới 42 3.2 Thực trạng của tội nhận hối lộ Việt Nam hiện nay . 43 3.3 Những bất cập trong quá trình xử lý tội nhận hối lộ . 47 3.3.1 Những bất cập trong quá trình phát hiện và xử lý tội phạm . 49 3.3.2 Những bất cập trong thực hiện cơ chế kinh tế 51 3.3.3 Những bất cập trong công tác tổ chức cán bộ . 52 3.3.4 Những bất cập trong công tác thanh tra, giám sát . 55 3.4 Giải pháp cho những bất cập trong công tác xử lý tội nhận hối lộ 55 3.4.1 Giải pháp trong công tác phát hiện và xử lý tội phạm . 55 3.4.2 Giải pháp trong thực hiện cơ chế kinh tế 58 3.4.3 Giải pháp về mặt tổ chức cán bộ 59 3.4.4 Giải pháp về mặt thanh tra, giám sát 60 KẾT LUẬN 62 Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận Văn tốt nghiệp Tội nhận hối lộ trong luật hình sự Việt Nam LỜI MỞ ĐẦU 1. Tình thế cấp thiết của đề tài Hiện nay đất nước ta đang trong hoàn cảnh đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đang từng bước đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực hiện dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. Những cán bộ, đảng viên có chức vụ quyền hạn cần phải tu dưỡng rèn luyện phẩm chất, thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ: “Cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư”. Có làm được như thế thì nhiệm vụ đổi mới và phát triển nền kinh tế hàng hóa thị trường đang từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới của một quốc gia mới có thể thực hiện được. Nếu những cán bộ, đảng viên có chức, có quyền hiện nay mà không có đầy đủ phẩm chất đạo đức của nhà cầm quyền thì những gì mà Đảng và Nhà nước đặt ra sẽ không thể thực hiện được, không những thế mà nó còn làm suy giảm lòng tin và sự tín nhiệm của người dân đối với Đảng và Nhà nước, đe dọa đến an ninh, ổn định chính trị - xã hội của một quốc gia. Trên thực tế hiện nay, một trong những vấn đề làm suy thoái về phẩm chất, đạo đức của những cán bộ, đảng viên có chức có quyền đó là nạn tham nhũng, hối lộ. Đó cũng chính là đề tài mà không ít quốc gia trên thế giới đặc biệt quan tâm trong quá trình vận hành đất nước của mình. Tại Việt Nam, trong những năm qua nạn tham nhũng, hối lộ đã nổi lên như một vấn nạn trầm trọng và đang trở thành tâm điểm của công luận. Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ quyền hạn, hối lộ, tham ô, hoặc cố ý làm trái pháp luật vì động cơ vụ lợi. Tham nhũng, hối lộ là một hiện tượng hội tiêu cực xuất hiện từ rất lâu. Hiện tượng này diễn ra ngày càng nghiêm trọng và phổ biến, tính chất phức tạp, thủ đoạn tin vi và có nguy cơ ngày càng lớn. Hậu quả của tham nhũng, hối lộ thể hiện số lượng tài sản của nhà nước bị chiếm đoạt, thất thoát, số đối tượng vi phạm pháp luật trong đó có nhiều cán bộ, công chức là lãnh đạo cấp cao cũng đã có hành vi tham nhũng, hối lộ chiếm đoạt tài sản của nhà nước. Đó là nhân tố ảnh hưởng đến nền kinh tế chính trị, gây mất đoàn kết nội bộ, làm suy giảm uy tín của Đảng và Nhà nước trước nhân dân, làm thoái hoá bản chất của một số cán bộ công chức. Vì vậy, khi nhận thức được tác hại và nguy cơ của tội tham nhũng, hối lộ nên ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VII, Đảng ta đã xác định tham nhũng là một trong bốn nguy cơ đối với chế độ xã hội chủ nghĩa trên thế giới nói chung, và Việt Nam nói riêng. Nghị quyết hội nghị đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng ta đã đánh giá “Tình GVHD: TS Phạm Văn Beo Trang 1 SVTH: Lê Văn Giác Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận Văn tốt nghiệp Tội nhận hối lộ trong luật hình sự Việt Nam trạng tham nhũng, suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên là rất nghiêm trọng. Nạn tham nhũng kéo dài trong hệ thống chính trị và trong nhiều tổ chức kinh tế là một nguy cơ lớn đe dọa đến sự sống còn của chế độ ta”. Trong nhiều văn kiện Hội nghị của Đảng và Nhà nước ta cũng đã thể hiện quyết tâm cao trong cuộc đấu tranh với các hành vi tham nhũng, nhằm đẩy lùi, ngăn chặn, hạn chế đến mức thấp nhất các hậu quả xấu của nạn tham nhũng này. Một trong những hành vi tham nhũng gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội là “Tội nhận hối lộ”, đây là trong những tội phạm tham nhũng gây thiệt hại lớn về tài sản của Nhà nước, tổ chức xã hội, làm thoái hóa bản chất của một bộ phận cán bộ, công chức, làm suy giảm uy tín của Đảng và Nhà nước đối với nhân dân. Với những hậu quả nghiêm trọng của nạn tham nhũng, hối lộ như vậy, nên Đảng và Nhà nước ta rất xem trọng công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, hối lộ. Để thực hiện được nhiệm vụ đó thì đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong nước và giữa các nước cần phải có sự hợp tác quốc tế để cùng nhau đẩy lùi tội tham nhũng, hối lộ. Trong những năm qua, kết quả là đã có nhiều vụ án lớn đã được đưa ra ánh sáng, như vụ: vụ án “con bạc triệu đô” Bùi Tiến Dũng và “tiêu cực lớn Ban quãn lý dự án PMU 18 Bộ Giao thông vận tải (GTVT), vụ án này khiến Bộ trưởng bộ GTVT Đào Đình Bình bị cảnh cáo và phải từ chức, và còn có rất nhiều cá nhân có liên quan Bộ GTVT đã bị xử lý; vụ việc cán bộ lãnh đạo thị xã Đồ Sơn - Hải Phòng mang hàng chục mảnh đất có giá trị hàng tỷ đồng đi chia chác; vụ tiêu cực mua sắm thiết bị 38 Bưu điện tỉnh, thành phố trên toàn quốc, do trùm lừa đảo Nguyễn Lâm Thái cầm đầu, Thái đã hối lộ hơn 1 tỷ đồng cho giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng của chín bưu điện, đổi lại nhiều lãnh đạo bưu điện của 38 tỉnh thành đã ký hợp đồng mua bán thiết bị của bưu điện với các công ty của Nguyễn Lâm Thái gây thiệt hại cho Nhà nước 45 tỷ đồng;… 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Để hoàn thiện sự hiểu biết về pháp luật, cũng như để tìm hiểu kỷ về tội phạm “nhận hối lộ” trong phạm vi của đề tài “Tội nhận hối lộ trong luật hình sự Việt Nam”. Nay người viết sẽ trình bày những vấn đề sau: vấn đề về lý luận chung của tội nhận hối lộ, các dấu hiệu pháp lý, các trường hợp phạm tội cụ thể, so sánh tội nhận hối lộ với một số tội phạm tham nhũng khác, ngoài ra còn xin được trình bày về đặc điểm, tình hình của tội này Việt Nam hiện nay, cũng như các bất cập và biện pháp phòng chống tội nhận hối lộ này. Qua đó, ta có thể nâng cao được sự hiểu biết của mình về tội phạm này, để từ đó mới có thể góp phần đấu tranh phòng chống tội phạm, cũng như tuyên truyền cho mọi người xung quanh tham gia tích cực vào công tác đấu tranh phòng chống “tội tham nhũng” nói chung và “tội nhận hối lộ” nói riêng. GVHD: TS Phạm Văn Beo Trang 2 SVTH: Lê Văn Giác Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận Văn tốt nghiệp Tội nhận hối lộ trong luật hình sự Việt Nam 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Đề tài “Tội nhận hối lộ” này được nghiên cứu trên cơ sở của Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành, tại Điều 279. Và những tài liệu trên phạm quy pháp luật của Việt Nam có liên quan đến tội tham nhũng, hối lộ. 4. Phương pháp nghiên cứu đề tài Do kết cấu của đề tài luận văn nên ngưòi viết dựa vào những phương pháp nghiên cứu như: phương pháp phân tích câu chữ trong luật viết, phương pháp liệt kê, phương pháp quy nạp, diễn dịch, phương pháp chứng minh và so sánh….Trong các phương pháp trên thì phương pháp phân tích câu chữ giữ vai trò quan trọng nhất trong tất cả các phương pháp. 5. Cơ cấu của đề tài Đề tài này gồm có ba phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Trong phần nội dung gồm có ba chương: Chương 1: Lý luận chung về tội nhận hối lộ Chương 2: Các quy định về tội nhận hối lộ trong Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành Chương 3: Thực trạng về tội nhận hối lộViệt Nam hiện nay Mặc dù trong quá trình nghiên cứu đã có sự cố gắng của bản thân, và sự hướng dẫn nhiệt tình của giảng viên, nhưng do trình độ, khả năng nghiên cứu có hạn nên chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót và những khuyết điểm của luận văn. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn TS. Phạm Văn Beo đã hướng dẫn tận tình cho tôi hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Lê Văn Giác GVHD: TS Phạm Văn Beo Trang 3 SVTH: Lê Văn Giác Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận Văn tốt nghiệp Tội nhận hối lộ trong luật hình sự Việt Nam CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỘI NHẬN HỐI LỘ 1.1 Khái niệm chung tội phạm về chức vụ Khái niệm tội phạm về chức vụ là một trong những vấn đề quan trọng của lý luận về tội phạm chức vụ, bởi nó là cơ sở xuất phát để nghiên cứu những vấn đề khác. Mặc khác, việc làm sáng tỏ khái niệm đó còn giúp cho các cơ quan bảo vệ pháp luật áp dụng đúng đắn những qui phạm pháp luật hình sự qui định các tội về chức vụ. Vì vậy việc nghiên cứu làm sáng tỏ khái niệm tội phạm chức vụ chẳng những có ý nghĩa lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn quan trọng. Nghiên cứu những quy định của pháp luật hình sự các tội về tham nhũng cho thấy từ khi thành lập nước cho đến khi Bộ luật hình sự 1985 chính thức thông qua, thì khái niệm tội phạm về chức vụ chưa đựơc quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật hình sự. Nghĩa là trong các văn bản pháp luật hình sự được ban hành trước đây chưa có một quy phạm nào quy định khái niệm tội phạm về chức vụ. Nhưng các hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn cụ thể để làm những việc sai trái đều bị xử lý bằng các biện pháp kỷ luật của Đảng, kỷ luật của Nhà nước hay bằng các biện pháp hành chính. Trong giai đoạn hiện nay quá trình phát triển xã hội đã làm nảy sinh nhu cầu phải tội phạm hóa một hành vi vi phạm pháp luật của người có chức vụ quyền hạn, nhu cầu pháp điểm hóa pháp luật hình sự và điều đó đặt ra yêu cầu khái quát hóa từng loại tội phạm căn cứ vào một cố dấu hiệu nhất định. Trên cơ sở đó, khái niệm tội phạm về chức vụ được hình thành từng bước và ngày càng hoàn chỉnh. Bộ luật hình sự 1999 quy định một cách khái quát về khái niệm tội phạm về chức vụ Điều 277. Đây là khái niệm khái quát được các dấu hiệu chung nhất đặc trưng cho một nhóm tội phạm cụ thể, căn cứ vào các dấu hiệu khách thể, chủ thể và các yếu tố lợi dụng chức vụ, quyền hạn. Theo Điều 277 Bộ luật hình sự 1999 quy định “các tội phạm về chức vụ là những hành vi xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức do người có chức vụ thực hiện trong khi thực hiện công vụ”. Việc quy định tội phạm về chức vụ là cần thiết và hoàn toàn phù hợp với yêu cầu khách quan trong đấu tranh phòng chống các tội phạm về chức vụ. Khái niệm này đánh dấu một bước phát triển mới của luật hình sự và khoa học luật hình sự nước ta. Nó có ý nghĩa lớn về mặt phương pháp luận, là cơ sở cho việc nghiên cứu những vấn đề khác (khách thể, chủ thể, các dấu hiệu khách quan, chủ quan) của tội phạm về chức vụ, những dấu hiệu đặc trưng cho loại tội phạm này. Đồng thời khái niệm này đã góp phần giải quyết được những vấn đề trong luật, giúp cho các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự một GVHD: TS Phạm Văn Beo Trang 4 SVTH: Lê Văn Giác Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận Văn tốt nghiệp Tội nhận hối lộ trong luật hình sự Việt Nam cách đúng đắn, có cơ sở tránh sự nhằm lẫn tội phạm về chức vụ với các hành vi vi phạm pháp luật khác của người có chức vụ, quyền hạn. Như vậy, việc quy định khái niệm tội phạm về chức vụ Điều 277 Bộ luật hình sự có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng 1.2 Khái niệm về tội nhận hối lộ Hiện nay, tham nhũng - hối lộ được xác định là căn bệnh mang tính phổ biến nhất của quyền lực. Nó xuất hiện trong tất cả cơ cấu của tổ chức quyền lực, đó là lợi dụng công quyền nhằm mục đích vụ lợi cá nhân hay cho những nhóm lợi ích cục bộ. Theo quy định tại Điều 279 Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành thì tội nhận hối lộ được định nghĩa như sau: “Nhận hối lộ là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình, trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận tiền hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào, để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.” nước ta luôn coi hối lộ là một trong những “quốc nạn” cần phải chủ động phòng ngừa và kiên quyết trừng trị bằng nhiều biện pháp mạnh mẽ. Vì vậy đấu tranh chống lại nạn hối lộ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Đảng và Nhà nước ta quy định từ rất sớm. Cuộc đấu tranh chống lại tham nhũng, hối lộ là cuộc đấu tranh trên mọi lĩnh vực, trong đó việc xử lý hành vi về nhận hối lộ là một việc rất quan trọng, góp phần ngăn chặn đẩy lùi và từng bước loại trừ nạn hối lộ ra khỏi đời sống xã hội, nhưng không thể ngày một ngày hai, chúng ta có thể loại trừ tệ nạn này được thì phải trãi qua một cuộc đấu tranh lâu dài, gay go và quyết liệt. 1.3 Đặc điểm, bản chất pháp lý của tội nhận hối lộ Về chủ thể: chủ thể của tội nhận hối lộ là chủ thể đặc biệt, là những người có chức vụ, quyền hạn trong bộ máy Nhà nước, tổ chức Đảng và trong các tổ chức kinh tế nhà nước. Chủ thể của tội nhận hối lộ được thể hiện do người có chức vụ, quyền hạn lợi dụng địa vị của mình để làm trái với nguyên tắc, trái với nội dung công việc được giao để nhận tiền, tài sản, hoặc lợi ích vật chất khác từ người đưa hối lộ, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, của nhân dân và thiệt hại đến lợi ích chung của toàn xã hội. Về khách thể: tội nhận hối lộ xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước, làm cho cơ quan Nhà nước bị suy yếu, làm mất lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Về chủ quan: tội nhận hối lộ được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, tức là người nhận hối lộ thấy trước được hậu quả của hành vi đó nhưng vẫn mong muốn và để mặc cho hậu quả đó xảy ra. GVHD: TS Phạm Văn Beo Trang 5 SVTH: Lê Văn Giác Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận Văn tốt nghiệp Tội nhận hối lộ trong luật hình sự Việt Nam Về khách quan: người nhận hối lộ lợi dụng chức vụ, quyền hạn mà mình có để làm một việc có lợi cho người đưa hối lộ và điều kiện để làm việc đó là sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác từ người đưa hối lộ. Tóm lại, nhận hối lộ là hành vi thu lợi bất chính cho bản thân, có sự thỏa thuận trước giữa người nhận hối lộ với người đưa hối lộ hoặc môi giới đưa hối lộ. Và thời điểm hoàn thành tội nhận hối lộ tính từ thời điểm người có chức vụ, quyền hạn đã thỏa thuận và đồng ý sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác. 1.4 Nguyên nhân, điều kiện của tội nhận hối lộ 1.4.1 Nguyên nhân khách quan của tội nhận hối lộ Nguyên nhân chủ quan là những nguyên nhân bên ngoài tác động đến người phạm tội, tạo điều hiện thuận lợi thúc đẩy những chủ thể này thực hiện hành vi phạm tội. Đó là những nguyên nhân và điều kiện kinh tế, xã hội, cơ chế quản lý của Nhà nước. Về kinh tế - Xã hội: Kinh tế bị mất cân đối, nghèo nàn lạc hậu, chưa thoát khỏi hậu quả chiến tranh tàn phá. Vềhội còn nhiều vấn đề cần giải quyết như nạn thất nghiệp ngày càng tăng, sự phân hóa giàu và nghèo trong xã hội ngày càng sâu sắc, cơ sở hạ tầng lạc hậu, chưa có sự phát triển đồng bộ giữa các vùng, hiện tượng mất dân chủ, vi phạm trật tự kỷ cương, pháp chế xã hội chủ nghĩa ngày càng gia tăng…Bên cạnh đó, chúng ta đang đứng trước một nền kinh tế xã hội còn thấp kém cùng nhiều nhược điểm, khuyết tật do xây sựng mô hình xã hội chủ nghĩa cũ. Ngày nay cơ chế quản lý xã hội kiểu cũ đã dần xóa bỏ nhưng cơ chế quản lý mới chưa được hình thành một cách đồng bộ. Với nền kinh tế như hiện nay, thị trường hàng hoá phát triển đa dạng và giá cả tăng vọt, hàng hoá tràn ngập trên thị trường và xã hội phát triển ngày càng cao thì nhu cầu ngày càng tăng. Nhưng chế độ đãi ngộ, mức lương cho cán bộ, công chức còn thấp gây ra những khó khăn về kinh tế cho các gia đình cán bộ, công chức… làm suy giảm mức sống vật chất và tinh thần. Sống trong cảnh thiếu thốn, khó khăn như thế, một bộ phận cán bộ Đảng viên đã sa sút tinh thần, dễ dàng phát sinh những tâm lý tiêu cực, chủ nghĩa cực đoan, sự tha hóa trong lối sống đạo đức, lòng tham mỗi người bắt đầu trỗi dậy, cùng vói sự buông lỏng trong việc quản lý, giáo dục, cùng với nhiều yếu tố khách quan khác tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện tội phạm. Về cơ chế quản lý cán bộ: Đa phần cán bộ nước ta chưa được đào tạo hoặc đã được đào tạo nhưng còn trình độ thấp, chúng ta chưa xây dựng kịp một đội ngũ cán bộ cho phù hợp với nhu cầu đổi mới. Cán bộ của ta vừa là những người của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, vừa lại thực hiện nhiệm vụ quản lý mới khó khăn nên chưa GVHD: TS Phạm Văn Beo Trang 6 SVTH: Lê Văn Giác Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận Văn tốt nghiệp Tội nhận hối lộ trong luật hình sự Việt Nam thoát khỏi những sai lầm và thiếu sót như xưa. Thêm vào đó là lề lối làm việc của một số cán bộ có thái độ quan liêu, hách dịch, cửa quyền bị tha hóa về bản chất, lối sống. Một số cán bộ có bằng cấp nhưng chỉ là hình thức chứ năng lực thật sự thì không có. Công tác đề bạt cán bộ còn mất phải cái nhìn chủ quan, phiến diện, chưa chính xác trong phương pháp đánh giá, lựa chọn cán bộ. Kết quả là những cán bộ không có năng lực, bất tài, vô dụng được bố trí vào những vị trí quan trọng, chỉ biết quan tâm đến lợi ích cá nhân, chà đạp lên lợi ích của người lao động. Chính những yếu kém này là một trong những nguyên nhân quan trọng làm phát sinh tội phạm tham nhũng, hối lộ. 1.4.2 Nguyên nhân chủ quan của tội nhận hối lộ Có thể thấy rằng, hành vi phạm tội không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố khách quan bên ngoài mà còn phụ thuộc vào các yếu tố chủ quan bên trong của người phạm tội với tư cách là những yếu tố bên trong của nhẽng kết cấu phức tạp của tâm sinh lý, ý thức, hệ tư tưởng. Do vậy chúng ta cần xem xét nguyên nhân của hành vi nhận hối lộ trong một tổ hợp thống nhất biện chứng giữa chủ thể hành vi với nguyên nhân khách quan bên ngoài. Nguyên nhân về điều kiện kinh tế - xã hội và cơ chế quản lý là rất quan trọng, nhưng nguyên nhân xuất phát từ tâm sinh lý, ý thức, hệ tư tưởng của con người với tư cách chủ thể thực hiên tội phạm mới là nguyên nhân trực tiếp, nguyên nhân có tính quyết định đến hành vi. Không phải những người có chức vụ, quyền hạn khi có điều kiện họ đều có hành vi tham nhũng, hối lộ mà chỉ có một bộ phận cán bộ thực hiện hành vi phạm tội này. Nếu nói con người là một thực thể xã hội luôn bị tác động và bị phụ thuộc vào hoàn cảnh khách quan, nếu hiểu như vậy thì tại sao hàng nghìn cán bộ mặc dù chịu sự tác động của hoàn cảnh khách quan nhưng họ vẫn giữ được phẩm chất cao đẹp. Chỉ khi nào con người có ý thức sai về con đường thõa mãn nhu cầu mới có thể trở thành nguyên nhân trực tiếp thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Và nhận thức sai lầm chính là do lòng tham, khát vọng làm giàu không chính đáng. Tóm lại, nguyên nhân chủ quan và điều kiện khách quan luôn là điều kiện thúc đẩy phạm tội. Vì vậy để đấu tranh có hiệu quả với loại tội phạm này, đòi hỏi phải tiến hành với nhiều giải pháp và vấn đề trước mắt là cần phải khắc phục được những tình trạng là nguyên nhân dẫn đến việc phạm tội, sao cho chúng không còn tồn tại nữa. 1.5 Ý nghĩa của việc nghiên cứu tội nhận hối lộ Trong những năm qua, đất nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng trong công cuộc đổi mới, kinh tế - xã hội không ngừng phát triển, trật tự an nhinh xã hội được giữ vững, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, chúng ta vẫn đang đứng trước những nguy cơ và thách thức lớn. Tình hình tham nhũng nói GVHD: TS Phạm Văn Beo Trang 7 SVTH: Lê Văn Giác Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận Văn tốt nghiệp Tội nhận hối lộ trong luật hình sự Việt Nam chung và tội nhận hối lộ nói riêng diễn ra ngày một phức tạp nhiều lĩnh vực, các vụ án được phát hiện và đưa ra xử lý ngày càng tăng với tính chất nghiêm trọng, thể hiện số lượng tài sản của Nhà nước bị chiếm đoạt, thất thoát, số lượng vi phạm pháp luật ngày càng nhiều. Trong đó có nhiều cán bộ lãnh đạo đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác bất hợp pháp để bao che cho kẻ phạm tội, làm thất thoát đến tài sản của Nhà nước, của tổ chức xã hội, xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức, làm mất uy tín của Đảng và Nhà nước đối với quần chúng nhân dân. Nếu trước đây các vụ án tham nhũng, hối lộ thường xảy ra với quy mô nhỏ thì trong tình hình hiện nay tội pham này xảy ra với quy mô lớn, mang tính tổ chức, có sự liên kết chặt chẽ. Thủ đoạn phạm tội tham nhũng, hối lộ rất đa dạng và tinh vi. Bọn tội phạm đều lợi dụng những sơ hở trong chính sách pháp luật để phạm tội, gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước, ảnh hưởng đến cơ chế hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước. Nhận thức được sự nguy hiểm của tội nhận hối lộ Đảng, Nhà nước cùng toàn thể nhân dân có nhiều cố gắng trong việc phát hiện, đấu tranh phòng ngừa tội nhận hối lộ. Nhưng tình hình thực tế cho thấy việc xử lý các tội nhận hối lộ chưa được bao nhiêu, vẫn mang tính nhỏ lẽ, chưa thật sự là cuộc đấu tranh tương xứng với mức độ nguy hiểm của tội phạm này. Từ thực tế đó, nghiên cứu tội nhận hối lộ nhằm mục đích đưa ra những giải pháp phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả đối với loại tội phạm này, nhằm góp phần đẩy lùi và hạn chế đến mức thấp nhất các tội phạm về tham nhũng, hối lộ. 1.6 Sơ lược về lịch sử hình thành các quy định về tội nhận hối lộ trong pháp luật hình sự của Việt Nam 1.6.1 Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội nhận hối lộ trước cách mạng tháng Tám Tham nhũng, hối lộ là một hiện tượng xã hội xuất hiện từ rất sớm từ khi có sự phân chia giai cấp và hình thành Nhà nước, từ đó cho thấy tham nhũng, hối lộ cũng [...]... đưa hối lộ, thì người nhận hối lộ vẫn có ý định nhận hối lộ trước khi thực hiện hành vi phạm tội Mục đích của người phạm tội là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm Nếu người phạm tội không có ý định nhận hối lộ thì dù họ có làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ thì cũng không phải nhận hối lộ 2.2 Các trường hợp phạm tội cụ thể 2.2.1 Phạm tội nhận hối lộ. .. đổ Khi so sánh tội nhận hối lộ với một số tội phạm về chức vụ khác trong Bộ luật hình sự, ta nhận thấy chúng có những đặc điểm khác nhau cơ bản nhất định 2.3.1 Tội nhận hối lộ với tội tham ô tài sản - Đối với tội nhận hối lộ thì người nhận hối lộ lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của người đưa hối lộ Thời điểm hoàn thành tội nhận hối lộ được tính từ... cứuLuận Văn tốt nghiệp Tội nhận hối lộ trong luật hình sự Việt Nam 2.3.2 Tội nhận hối lộ với tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản - Đối với tội nhận hối lộ, thì người phạm tội nhận hối lộ chỉ lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để nhận tiền, tài sản chứ không có hành vi “chiếm đoạt” như tội lạm dụng chiếm đoạt tài sản Và tội nhận hối lộ có sự thỏa thuận trước - Đối với tội lạm dụng chức vụ,... của cấu thành tội phạm và nếu chưa nhận hối lộ hoặc đã nhận hối lộ nhưng giá trị của hối lộ dưới mức quy định của điều luật thì chưa cấu thành tội phạm; coi giá trị của hối lộ là hậu quả của tội phạm Đây là sự nhầm lẫn giữa hậu quả của tội phạm với giá trị của hối lộ là dấu hiệu khách quan của tội phạm Đối với tội nhận hối lộ nhà làm luật quy định giá trị của hối lộ từ 500.000 đồng trở lên thì mới... trên dùng ảnh hưởng của mình đối với cấp dưới để gây ảnh hưởng hoặc thúc đẩy cấp dưới làm công việc có lợi cho mình GVHD: TS Phạm Văn Beo Trang 39 SVTH: Lê Văn Giác Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận Văn tốt nghiệp Tội nhận hối lộ trong luật hình sự Việt Nam CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VỀ TỘI NHẬN HỐI LỘ VIỆT NAM HIỆN NAY 3.1Tổng quan về tội phạm tham nhũng, hối lộ trên thế giới... nghiệp Tội nhận hối lộ trong luật hình sự Việt Nam Các dấu hiệu thuộc về chủ thể của tội nhận hối lộ là các dấu hiệu quan trọng nhất để xác định hành vi phạm tội, là dấu hiệu phân biệt sự khác nhau giữa tội hối lộ và các tội phạm khác do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện Cũng như chủ thể của các tội phạm khác, chủ thể của tội nhận hối lộ cũng phải bảo đảm các yếu tố, điều kiện về độ tuổi, về năng lực... các tội quy định tại mục A (Các tội về tham nhũng) trong chương này (các tội về chức vụ), chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì hành vi nhận hối lộ đã cấu thành tội phạm và người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội nhận hối lộ Đã bị kết án về tội được quy định tại Mục A Chương này chưa được xoá án tích mà còn vi phạm là trường hợp trước khi thực hiện hành vi nhận hối lộ người phạm tội. .. khi bị phát giác, thì đựoc coi là không có tội Chính sự phân hoá cao độ đối với những đối tượng thực hiện hành vi nhận hối lộ, đưa hối lộ, môi giới hối lộ có ý nghĩa rất quan trọng nhằm khuyến khích việc phát hiện tội hối lộ để đấu tranh có hiệu quả đối với loại tội phạm thường rất khó phát hiện này 1.6.3 Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội nhận hối lộ trong bộ luật hình sự 1985 Nhân dân ta... nghiên cứuLuận Văn tốt nghiệp Tội nhận hối lộ trong luật hình sự Việt Nam nào được thực hiện do cố ý gián tiếp, vì người phạm tội bao giờ cũng mong muốn nhận được của hối lộ Mặc dù điều luật quy định đã nhận hoặc sẽ nhận, nhưng không vì thế mà cho rằng ý định nhận hối lộ của người phạm tội có sau khi thực hiện hành vi phạm tội, cho dù người phạm tội sẽ nhận của hối lộ sau khi làm hoặc không làm một việc... nghiệp Tội nhận hối lộ trong luật hình sự Việt Nam chống tội hối lộ và các hiện tượng tiêu cực xã hội Pháp lệnh thể hiện tinh thần đấu tranh rất mạnh mẽ và triệt để đối với tội nhận hối lộ, trừng trị tội nhận hối lộ dưới nhiều hình thức, đồng thời thể hiện rõ chính sách phân hóa cao trong xử lý Cũng trong pháp lệnh này, tại Điều 9 quy định một trường hợp đặc biệt: “Người nào bị ép buộc đưa hối lộ, nếu . 2: Các quy định về tội nhận hối lộ trong Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành Chương 3: Thực trạng về tội nhận hối lộ ở Việt Nam hiện nay Mặc dù trong. nghiệp Tội nhận hối lộ trong luật hình sự Việt Nam CHƯƠNG 2 CÁC QUY ĐỊNH VỀ TỘI NHẬN HỐI LỘ TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM Tội nhận hối lộ được quy

Ngày đăng: 10/04/2013, 17:02

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan