Đề 14 - Kiểm tra - Ngữ văn 9

4 1K 6
Đề 14 - Kiểm tra - Ngữ văn 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đề14: Câu1: Xác định các phép liên kết câu trong những đoạn văn sau: a/ -Ba không giống cái hình ba chụp với má -Sao không giống, đi lâu, ba con già hơn trước thôi. -Cũng không phải già, mặt ba con không có cái thẹo trên mặt như vậy. À ra thì vậy, bây giờ bà mới biết. (Nguyễn Quang Sáng) b/ Không một hôm nào bà Hai ở quán về mụ không sấn đến vạch thúng ra xem: -Ái chà! Nhà này có mớ cá ngon gớm, chiều tớ phải xin một bát mấy được. Thế là chiều đến mụ sai con bưng bát đến xin . (Kim Lân) c/ Họa sĩ nào đến Sa Pa ! Ở đấy tha hồ vẽ. Tôi đi đường này ba mươi hai năm. Trước Cách mạng tháng Tám, tôi chở lên chở về mãi nhiều họa sĩ như bác. Họa sĩ Tô Ngọc Vân này, họa sĩ Hoàng Kiệt này (Nguyễn Thành Long) Câu 2: Tìm hàm ý của Lỗ Tấn qua việc ông so sánh “hy vọng” với con đường trong các câu sau: Tôi nghĩ bụng: Đã gọi là hy vọng thì không thr nói đâu là thực, đâu là hư. Cũng giống như những con đường trên mặt đất; kỳ thực trên mặt đất vốn làm gì có đường . Người ta đi mãi thì thành đường thôi. ( Lỗ Tấn , Cố hương Câu 3: Bài “ Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải có những hình ảnh mùa xuân nào ? Phân tích quan hệ giữa các hình ảnh mùa xuân ấy? Câu 4: Cảm nhận về bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên Gợi ý làm bài Câu 1: Nêu được các phép liên kết và dấu hiệu cụ thể: a/-Phép lặp (không (giống), ba ,ba con ) -Phép thế (vậy) b/ -Phép nối (thế là) c/ -Phép lặp: ( tôi, họa sĩ ) -Phép thế (ở đấy ) Câu 2: Thông qua sự so sánh giữa “hy vọng” với “con đường” của Lỗ Tấn, chúng ta có thể hiểu được hàm ý của tác giả là: Tuy hy vọng chưa thể nói là thực hay hư, nhưng nếu cố gắng và kiên trì thực hiện thì vẫn có thể thành công Câu3: -Bài “ Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải có ba hình ảnh mùa xuân : mùa xuân của thiên nhiên (mọc giữa dòng sông xanh tôi đưa tay tôi hứng), mùa xuân của đất nước (Mùa xuân người cầm súng cứ đi lên phía trước), mùa xuân nhỏ của mỗi người ( Ta làm con chim hót dù là khi tóc bạc). -Quan hệ giữa các hình ảnh mùa xuân: từ cảm hứng về mùa xuân thiên nhiên dẫn đến cảm nghĩ về mùa xuân đất nước. Từ mùa xuân lớn cùa thiên nhiên, đất nước mà liên tưởng tới mùa xuân của mỗi cuộc đời – một mùa xuân nho nhỏ , lặng lẽ dâng cho đời (góp vào mùa xuân lớn). Như vậy, hình ảnh mùa xuân trước đã chuẩn bị và gợi ra những hình ảnh mùa xuân tiếp theo. Trong hình ảnh mùa xuân đất nước cũng có hình ảnh mùa xuân thiên nhiên. Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ của mỗi người cũng được thể hiện bằng những chi tiết đã được hiện ra trong hình ảnh mùa xuân thiên nhiên, nhưng có sự biến đổi: “Ta làm con chim hót – Ta làm một cành hoa”. Bài thơ thể hiện cảm xúc trực tiếp, hồn nhiên trong trẻo của nhà thơ trước cảnh xuân thiên nhiên,đất nước, từ đó nguyện góp một”mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân chung. Câu 4: Cảm nhận về bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên Phân tích bài thơ : CON CÒ (Chế Lan Viên) I- Mở bài : ( Giới thiệu bài thơ, nêu khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật) Gợi ý: -Dẫn dắt bằng cách nêu những bài thơ có lời ru của người mẹ: -Viết về con cò trong lời ru của mẹ , nhà thơ Nguyễn Duy có đoạn: Cái cò sung chát đào chua Câu ca mẹ hát gió đưa về trời Ta đi trọn kiếp con người Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru Nguyễn Khoa Điềm có bài “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” -Nêu khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật: (được Trần Hoàn phổ nhạc thành bài ca “Lời ru trên nương”); còn Chế Lan Viên có “Con cò” bay bổng bay cao với đôi cánh cò trong lời ru thấm hơi xuân của mẹ hiền đưa võng ru con những trưa hè nắng lửa. Bài thơ được viết năm 1962, in trong tập “Hoa ngày thường-chim báo bão” (1967). -Bài “Con cò” mang âm điệu đồng dao, nhịp thơ và giọng thơ thấm vào hồn ca dao dân ca một cách đằm thắm, nhẹ nhàng.51 câu thơ tự do, câu ngắn nhất 2 chữ,câu dài nhất 8 chữ, đan xen, kết chuỗi thành lời ru ngân nga, ngọt ngào, biểu hiện tình thương và ước mơ của ngườ mẹ đối với con thơ! II- Thân bài: 1- (nêu kết cấu, mạch cảm xúc, hình tượng ) 2-Phân tích: a/Hình ảnh con cò qua những lời ru của mẹ thời thơ ấu: ý nghĩa 4 câu thơ đầu; giải thích cách viết “trong lời mẹ hát, có cánh cò đang bay”. -Nhận xét cách vận dụng sáng tạo những câu ca dao của tác giả? -Các câu ca dao “ Con cò bay la Đồng Đăng” gợi lên điều gì? - “Con cò mà đi ăn đêm” gợi lên hình ảnh nào? (liên hệ một số câu ca dao khác) 1- Mạch vận động của cảm xúc và tư tưởng trong một bài thơ trữ tình thường gắn với sự vận động, biến đổi của hình tượng trung tâm của bài thơ. Ở bài thơ “ Con cò” hình tượng trung tâm là hình ảnh con cò . Hình tượng ấy vừa thống nhất lại vừa biến đổi trong ý nghĩa của hình ảnh con cò: -Ở đoạn I,con cò hiện qua những câu hát ru để đến với tuổi ấu thơ một cách vô thức qua âm điệu của lời ru, mặc dù đứa bé chưa hề biết con cò, nó chỉ cần được vỗ về trong âm điệu ngọt ngào, dịu dàng của lời ru, đón nhận bằng trực giác tình yêu và sự che chở của mẹ. -Trong đoạn II, hình ảnh con cò gắn bó với mỗi con người trong suốt cuộc đời, từ tuổi ấu thơ rồi tuổi tới trường và cả khi trưởng thành . Con cò trong lời ru đã đi vào tâm thức của mỗi con người, hay cũng là chính những lời ru của mẹ đã theo suốt cuộc đời mỗi người . Hình ảnh con cò đã mang ý nghĩa biểu tượng về lòng mẹ, về sự chở che, bao dung, dìu dắt, nâng đỡ dịu dàng , bền bỉ của mẹ hiền. -Đến đoạn III hình ảnh con cò được nhấn mạnh ở ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng người mẹ luôn theo sát, yêu thương và nâng đỡ cho mỗi con người, dù ở nơi đâu và trong suốt cả cuộc đời. 2- a/Đoạn 1: -Lời vào bài giới thiệu hình ảnh con cò một cách tự nhiên, hợp lý qua những lời ru của mẹ thuở còn nằm nôi: (chép đủ 4 câu thơ) Tác giả muốn thể hiện ý lời ru con gắn với cánh cò bay. Lời ru ấy cứ dần thấm vào tâm hồn của con, tự nhiên âu yếm, như là bắt đầu từ vô thức, bản năng như dòng suối ngọt ngào, như dòng sữa ngọt ngào, con chưa hiểu và chưa cần hiểu nhưng tuổi thơ của con không thể thiếu lời ru với những cánh cò ấy. -Cách vận dụng của nhà thơ rất sáng tạo, ở chỗ, ông không trích nguyên văn mà chỉ trích một phần, một vài từ ngữ rồi đưa vào trng mạch thơ, mạch cảm xúc của mình, trong lời ru của mẹ. -Các câu: “Con cò bay la Đồng đăng” Gợi tả không gian và khung cảnh quen thuộc của cuộc sống êm đềm bình lặng thời xưa từ làng quê đến thành thị. Hình ảnh con cò gợi lên hình ảnh nhịp nhàng, thong thả như nhịp ca dao của cuộc sống và sinh hoạt thời phong kiến Việt Nam. -Còn hình ảnh con cò: “ Con cò xa tổ đi ăn đêm lại tượng trưng hình ảnh con người – người mẹ nhọc nhằn vất vả, lam lũ kiếm ăn nuôi con cái giống như con cò trong thơ Tú Xương: Lặn lội thân cò khi quảng vắng Eo sèo mặt nước buổi đò đông . (Thương vợ) và trong các câu ca dao khác: -Các hình ảnh trên đến với bé thơ như thế nào? b/Hình nhr con cò trong đoạn thơ thứ 2: -Hình ảnh con cò trong đoạn thơ này được phát triển như thế nào trong mối quan hệ với em bé, với tình mẹ? -Cánh cò trong lời ru đã đi vào tiềm thức của tuổi ấu thơ với một động thái thé nào? -Cánh cò từ trong lời ru đã đi vào tiềm thức của con khi con tới trường như thế nào? -Cánh cò từ trong tiềm thức sẽ đi Cái cò lặn lội bờ sông Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non. Cái cò đi đón cơn mưa Tối tăm mù mịt, ai đưa cò về ? -Qua những lời ru của mẹ, hình ảnh con cò đã đến với tâm hồn tuổi ấu thơ một cách vô thức.Tuy chưa hiểu và cũng chưa cần hiểu, chưa thể hiểu nội dung của câu ca dao, lời hát ru, nhưng những điệu hồn dân tộc cứ thấm dần, thấm dần vào tâm hồn của bé, nuôi dưỡng tâm hồn của bé bằng âm điệu dịu dàng, ngân nga của tình mẹ bao la. Mẹ thương con cò trong ca dao lận đận; mẹ dành cho con bao chăm chút yêu thương. Nhìn con thơ: “Con còn bế trên tay Con chưa biết con cò” mà lòng mẹ dạt dào tình thương. Mẹ thương con cò trong ca dao lận đận; mẹ dành cho con bao chăm chút yêu thương.Con được sống yên vui hạnh phúc trong lòng mẹ: Cò một mình cò phải kiếm ăn Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ. Mẹ đã dành cho con thơ tất cả.Cánh tay dịu hiền của mẹ.Lời ru câu hát êm đềm của mẹ.Dòng sữa ngọt ngào của mẹ.Những hoán dụ nghệ thuật ấy đã hình tượng tình mẫu tử bao la. Nhịp thơ cũng là nhịp võng, nhịp cánh nôi nhẹ đưa vỗ về: Ngủ yên! Ngủ yên! Ngủ yên! Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng! Trong lời ru của mẹ thấm hơi xuân! Con chưa biết con cò, con vạc. Con chưa biết những cành mềm mẹ hát Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân. Điệp ngữ “ngủ yên”, “con chưa biết” và “con cò” láy đi láy lại nhiều lần làm cho giọng thơ trở nên đầm ấm, ngọt ngào, thiết tha dìu dịu chan chứa hạnh phúc yêu thương.Đoạn thơ tạm khép bằng đẹp ngữ thanh bình của cuộc sống bình yên : Ngủ yên! Ngủ yên! b/Trong đoạn 2, cánh cò từ trong lời ru đã đi vào tiềm hức tuổi thơ, tạo nên sự gần gũi thân thiết và sẽ theo cùng con người đến suốt cuộc đời. Ở đây hình ảnh con cò trong ca dao đã tiếp tục sự sống của nó trong tâm thức con người .Hình ảnh con cò được xây dựng bằng liên tưởng , tưởng tượng phong phú của nhà thơ, như được bay ra từ những câu ca dao để sống trong tâm hồn con người theo cùng và nâng đỡ con người trong mỗi chặng đường.Như thế, hình ảnh con cò đã gợi ý nghĩa biểu tượng về lòng mẹ, về sự dìu dắt, nâng đỡ dịu dàng và bền bỉ của ngườ mẹ. - Cánh cò đã trở thành bạn đồng hành của con người trên suốt đường đời từ tuổi ấu thơ trong nôi: Cò đứng ở quanh nôi; Rồi cò vào trong tổ, Con ngủ yên thì có cũng ngủ, Cánh của cò,hai đứa đắp chung đôi. Cò đùm bọc tuổi thơ như người mẹ bên con. Con đắp chăn hay con đắp cánh cò? - Khi con tới trường: Mai khôn lớn, con theo cò đi học Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân Cánh cò bay theo chân con tung tăng đến lớp. Cò dìu dắt con vào thế giới tri thức như mẹ sẽ nuôi dạy con. - Và mai sau lớn lên con sẽ làm thi sĩ. Cuộc đời con nhiều sáng tạo, mãi miết chuyên cần “bay hoài không nghỉ”. Hình ảnh cánh cò trắng bay thể hiện ước mơ đẹp của mẹ hiền về cuộc đời tương lai của con. Cò theo con đến tuổi trưởng thành ra sao? -c/Đoạn 3: Hình ảnh con cò đã phát triển thành biểu tượng gì? -Từ thấu hiểu lòng mẹ, nhà thơ đã khái quát lên một qui luật tình cảm gì? -Từ xúc cảm về tình mẹ con, bài thơ đã mở ra các suy tưởng gì? *Nhận xét chung về nghệ thuật bài thơ? KL:Khái quát giá trị bài thơ đưa con vào thế giới nghệ thuật như lòng mẹ mong ước .Con sẽ nối chí cha. Một câu hỏi, khẽ thốt lên trong lòng mẹ hiền: Lớn lên, lớn lên, lớn lên Con làm gì? Con làm thi sĩ! Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ, Trước hiên nhà Và trong hơi mát câu văn c/ Đến đoạn 3thì hình ảnh con cò được nhấn mạnh ở ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng người mẹ, lúc nào cũng ở bên con đến suốt cuộc đời: Dù ở gần con, Dù ở xa con, Lên rừng xuống bể, Cò sẽ tìm con. Cò mãi yêu con Chữ “dù”, chữ “mãi” được điệp lại, ý thơ được khẳng định, tình mẫu tử bền chặt sắt son. Dù lên rừng xuống bể, tác giả khẳng định tấm lòng người mẹ theo sát đứa con. Từ đó , nhà thơ suy ngẫm và khái quát một quy luật của tình mẹ ở hai câu sau: Con dù lớn vẫn là con của mẹ, Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con. Đối với người mẹ , con dù đã trưởng thành thì vẫn còn nhỏ bé vẫn được mẹ chở che, nâng đỡ , lòng mẹ vẫn theo con suốt cuộc đời. Từ thấu hiểu tấm lòng người mẹ , bài thơ đã khái quát lên một qui luậtvề tình mẹ con bền vững, rộng lớn và sâu sắc. Từ xúc cảm mở ra những suy tưởng, khái quát thành triết lý, đó là cách thường gặp trong thơ Chế Lan Viên. -Từ xúc cảm về tình mẹ con, bài thơ đã mở ra các suy tưởng: Một con cò thôi Con cò mẹ hát Cũng là cuộc đời Vỗ cánh qua nôi Đó là suy tưởng về một lời ru về con cò, cũng là lời ru về cuộc đời con người trong sự đùm bọc của mẹ, trong sự vuốt ve, âu yếm của lời ru. Cuộc đời đó lớn lên, trưởng thành từ chiếc nôi và lời ru. *Bài thơ có những câu thơ ngắn, dài bất thường, nhịp thơ biến đổi sinh động có âm hưởng lời ru, sử dụng nhều điệp ngữ tạo nên nhịp ru, giọng thơ vừa là lời ru vừa là suy ngẫm: có thể nói đây là một bài thơ tự do giúp tác giả thể hiện tìnhcảm một cách linh hoạt. Hình ảnh con cò xuất hện cùng với nhịp ru là một sáng tạo độc đáo làm cho bài thơ mang tính dân gian, hình ảnh gợi nhiều liên tưởng. III.Kết luận: Bài thơ “Con cò” là một bài thơ đề tài nhỏ nhưng mang ý nghĩa sâu sắc: ca ngợi tình mẫu tử bao la và những ước mơ về con thơ của mẹ hiền, nói lên tình thương cuộc đời,rất nhân hậu và nhân tình. . Đ 14: Câu1: Xác định các phép liên kết câu trong những đoạn văn sau: a/ -Ba không giống cái hình ba chụp với má -Sao không giống, đi lâu, ba con già hơn trước thôi. -Cũng không. được các phép liên kết và dấu hiệu cụ thể: a/-Phép lặp (không (giống), ba ,ba con ) -Phép thế (vậy) b/ -Phép nối (thế là) c/ -Phép lặp: ( tôi, họa sĩ ) -Phép thế (ở đấy ) Câu 2: Thông qua sự so. hiền đưa võng ru con những trưa hè nắng lửa. Bài thơ được viết năm 196 2, in trong tập “Hoa ngày thường-chim báo bão” ( 196 7). -Bài “Con cò” mang âm điệu đồng dao, nhịp thơ và giọng thơ thấm vào hồn

Ngày đăng: 27/06/2015, 01:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan