đề cương chi tiết học phần kĩ thuật sản xuất chất kết dính

5 389 2
đề cương chi tiết học phần kĩ thuật sản xuất chất kết dính

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN 1. Tên học phần: Kỹ thuật sản xuất Chất kết dính (Cement Manufacturing Technology) - Mã số học phần : CN251 - Số tín chỉ học phần : 02 tín chỉ - Số tiết học phần : 30 tiết lý thuyết và 60 tiết tự học. 2. Đơn vị phụ trách học phần: - Bộ môn : Công nghệ hóa học - Khoa/Viện/Trung tâm/Bộ môn: Khoa Công nghệ 3. Điều kiện tiên quyết: 4. Mục tiêu của học phần: 4.1. Kiến thức: 4.1.1. Phân biệt được các loại chất kết dính có nguồn gốc vô cơ. 4.1.2. Hiểu được công nghệ sản xuất và ứng dụng của các loại chất kết dính có nguồn gốc vô cơ không phải là xi măng Portland. 4.1.3. Hiểu được công nghệ sả n xuất xi măng Portland 4.1.4. Hiểu được các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình sản xuất xi măng Portland 4.1.5. Hiểu được các khái niệm cơ bản trong ngành công nghiệp sản xuất xi măng Portland 4.1.6. Hiểu được các nguồn nguyên liệu dùng để sản xuất xi măng Portland 4.1.7. Hiểu được các phương pháp tính toán các bài toán phối liệu sản xuất xi măng Portland 4.1.8. Hiểu được quá trình và các yếu tố ả nh hưởng tới việc đóng rắn của xi măng Portland và các chất kết dính vô cơ 4.1.9. Hiểu được đặc trưng tính chất của các loại xi măng Portland và chất kết dính để từ đó sản xuất ra các loại chất kết dính phù hợp. 4.1.10. Hiểu được các phương pháp kiểm tra một số tính chất của sản phẩm xi măng Portland như: khối lượng riêng, khối lượng thể tích, l ượng nước tiêu chuẩn, thời gian ninh kết, độ chảy cũng như mác của xi măng 4.1.11. Hiểu được các vấn đề môi trường trong ngành công nghiệp sản xuất xi măng 4.1.12. Hiểu được các bước phát triển quan trọng trong ngàn công nghiệp sản xuất xi măng Portland 4.1.13. Hiểu về bảo hộ và an toàn lao động trong quá trình sản xuất chất kết dính vô cơ 4.2. Kỹ năng: 4.2.1. Có kiến thức về các loại chất kết dính có nguồn gốc vô cơ 4.2.2. Trình bày được sự khác nhau giữa các phương pháp sản xuất ra các loại chất kết dính vô cơ. 4.2.3. Tính toán được các đơn phối liệu để sản xuất ra các sản phẩm xi măng Portland có mác khác nhau 4.2.4. Đưa ra được các phương pháp sản xuất khác nhau phù hợp với từng loại sản phẩ m chất kết dính vô cơ 4.2.5. Nắm bắt được quy trình sản xuất các loại chất kết dính vô cơ 4.2.6. Có khả năng vận hành các quy trình sản xuất các chất kết dính vô cơ và xử lý các tình huống có liên quan trực tiếp đến quy trình trong thực tế cũng như đề ra giải pháp khắc phục sự cố. Đồng thời nắm được các phương pháp kiểm tra các tính chất của sản phẩm kế t dính có nguồn gốc vô cơ. 4.2.7. Phát triển tư duy lập luận, phân tích một vấn đề. 4.2.8. Phát triển kỹ năng trình bày, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tìm kiếm, tổng hợp, phân tích và đánh giá thông tin. 4.3. Thái độ: 4.3.1. Ý thức về sự cần thiết hiểu biết về chất kết dính vô cơ nói chung và xi măng Portland nói riêng để từ đó có sự lựa ch ọn sử dụng phù hợp trong thực tiễn công việc và cả trong cuộc sống. 4.3.2. Nhìn nhận khách quan về vai trò và tầm quan trọng của chất kết dính vô cơ từ đó có sự quan tâm tích cực đến việc tìm hiểu, nghiên cứu và sử dụng các loại chất kết dính vô cơ. 4.3.3. Nhận thức sự ảnh hưởng và tác động của chất kết dính vô cơ đối với môi trường từ đó thấy được trách nhiệm trong việc sử dụng chúng. 4.3.4. Tích cực, chủ động học tập và rèn luyện kỹ năng. 5. Mô tả tóm tắt nội dung học phần: Môn học nhằm giới thiệu các chất kết dính có nguồn gốc vô cơ và công nghệ sản xuất chúng. Trong đó, giới thiệu cụ thể về nguồn nguyên liệu, cách tính toán đơn phối liệu, quy trình sản xuất sản phẩ m xi măng Portland. Đồng thời, môn học còn giới thiệu các phản ứng xảy ra và yếu tố ảnh hưởng khi sản phẩm xi măng Portland thực hiện quá trình đóng rắn. Cuối cùng là cung cấp các phương pháp để kiểm tra một số tính chất quan trọng của sản phẩm xi măng Portland. Môn học này có quan hệ mật thiết với các môn học khác trong chương trình đào tạo đại học cho các ngành hóa vô cơ, hóa silicate, hóa màu, 6. Cấu trúc nội dung học ph ần: Chương Nội dung Số tiết Mục tiêu 1 Phân loại chất kết dính 2 4.1.1, 4.1.11, 4.1.12, 4.1.13 2 Kỹ thuật sản xuất chất kết dính 4 4.1.2, 4.1.11, 4.1.12, 4.1.13 3 Kỹ thuật sản xuất xi măng Portland 17 4.1.3 đến 4.1.7, 4.1.11, 4.1.12, 4.1.13 4 Quá trình đóng rắn 5 4.1.8, 4.1.9 5 Phương pháp kiểm tra một số đặc trưng tính chất 2 4.1.10 7. Phương pháp giảng dạy: - Thuyết giảng kết hợp trình chiếu và thảo luận trong giờ học - Thảo luận với giảng viên - Thảo luận nhóm 8. Nhiệm vụ của sinh viên: Sinh viên phải thực hiện các nhiệm vụ như sau: - Tham dự tối thiểu 80% số tiết học lý thuyết. - Tìm hiểu các nội dung giảng viên yêu cầu. - Tham gia thảo luận trong giờ học lý thuyết và học nhóm. - Tham dự kiể m tra giữa học kỳ. - Tham dự thi kết thúc học phần. - Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học. 9. Đánh giá kết quả học tập của sinh viên: 9.1. Cách đánh giá Sinh viên được đánh giá tích lũy học phần như sau: TT Điểm thành phần Quy định Trọng số Mục tiêu 1 Điểm kiểm tra giữa học kỳ - Thi tự luận (tối đa 60 phút) - Tham dự đủ 80% tiết lý thuyết tính đến thời điểm kiểm tra - Bắt buộc tham dự thi 30% 2 Điểm thi kết thúc học phần - Thi trắc nghiệm (tối đa 60 phút) - Tham dự đủ 80% tiết lý thuyết - Bắt buộc tham dự thi 70% 9.2. Cách tính điểm - Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc học phần được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân. - Điểm học phần là tổng điểm của tất cả các điểm đánh giá thành phần của học phần nhân với trọng số tương ứng. Điểm học phần theo thang điểm 10 làm tròn đến một chữ số thập phân, sau đó được quy đổi sang điểm chữ và điểm số theo thang điểm 4 theo quy định về công tác học vụ của Trường. 10. Tài liệu học tập: Thông tin về tài liệu Số đăng ký cá biệt [1] Ngô Trương Ngọc Mai, Nguyễn Việt Bách, Bài giảng Kỹ thuật sản xuất chất kết dính, Trường Đại học Cần Thơ [2] Bùi Văn Chén, Bài gi ảng Kỹ thuật sản xuất chất kết dính, NXB Đại Học Bách Khoa Hà Nội, 1984 [3] Nguyễn Bá Đô, Sổ tay sử dụng hợp lý xi măng, NXB Khoa học và kỹ thuật, 2006 [4] Đỗ Quang Minh, Trần Bá Việt, Công nghệ sản xuất xi măng Poóc-lăng và các chất kết dính vô cơ, NXB Đại học quốc gia TP.HCM, 2007 [5] Hoàng Văn Phong, 20 chủng loại xi măng và công nghệ sản xuất, NXB Khoa học và K ỹ thuật, 2006 [6] Nguyễn Kim Huân, Bạch Đình Thiên, Thiết bị nhiệt trong sản xuất vật liệu xây dựng, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 1996 [7] Phạm Văn Trí, Dương Đức Hồng, Nguyễn Công Cẩn, Lò công nghiệp, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 1999 11. Hướng dẫn sinh viên tự học: Tuần Nội dung Lý thuyết (tiết) Thực hành (tiết) Nhiệm vụ của sinh viên 1 Chương 1: Phân loại chất kết dính 4 0 Tìm hiểu về các loại chất kết dính vô cơ và cách phân loại chúng 2  3 Chương 2: Kỹ thuật sản xuất chất kết dính 8 0 Tìm hiểu về các loại chất kết dính nguồn gốc vô cơ không phải là xi măng Portland: - Thành phần - Công nghệ sản xuất - Các biện pháp đảm bảo chất lượng - Các lĩnh vực sử dụng 4  9 Chương 3: Kỹ thuật sản xuất xi măng Portland 34 0 - Tìm hiểu về các khái niệm liên quan tới xi măng Portland như: thành phần hóa, thành phần khoáng, các hệ số đặc trưng cho thành phần của clinker - Tìm hiểu cách tính 1 bài toán phối liệu để sản xuất 1 sản phẩm xi măng Portland từ đơn phối liệu 2, 3 và 4 cấu tử - Tìm hiểu về cơ sở kỹ thuật của quá trình sản xuấ t xi măng Portland từ nguồn nguyên liệu, cách phối liệu và công nghệ sản xuất 10  12 Chương 4: Quá trình đóng rắn 10 0 - Tìm hiểu về quá trình đóng rắn của xi măng Portland và yếu tố ảnh hưởng tới quá trình này - Tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng của chất kết dính 13  14 Chương 5: Phương pháp kiểm tra một số đặc trưng tính chất 4 0 - Tìm hiểu các bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng của sản phẩm xi măng Portland: TCVN, ASTM, Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014 TL. HIỆU TRƯỞNG TRƯỞNG KHOA TRƯỞNG BỘ MÔN . ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN 1. Tên học phần: Kỹ thuật sản xuất Chất kết dính (Cement Manufacturing. Technology) - Mã số học phần : CN251 - Số tín chỉ học phần : 02 tín chỉ - Số tiết học phần : 30 tiết lý thuyết và 60 tiết tự học. 2. Đơn vị phụ trách học phần: - Bộ môn : Công nghệ hóa học - Khoa/Viện/Trung. 2: Kỹ thuật sản xuất chất kết dính 8 0 Tìm hiểu về các loại chất kết dính nguồn gốc vô cơ không phải là xi măng Portland: - Thành phần - Công nghệ sản xuất - Các biện pháp đảm bảo chất

Ngày đăng: 26/06/2015, 21:33

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan